Tâm sự

Tâm sự

vendredi 30 septembre 2011

Dây su su - Chouchou - Chayotte


Chayotte – chouchou
Dây su su
Sechium edule (Jacq.) Sw.  
Cucurbitaceae
Đại cương :
Chayote hay chayotte ( Sechium edule ) gọi là su su cũng còn gọi là christophine, chouchou ( Réunion, đảo Maurice ), chouchoute ( Nouvellê Calédonie, Polynésie française ) hay còn gọi mirliton ở Haïti. Là một cây sống đa niên trong gia đình bầu bí ;
Chúng được trồng ở khí hậu nóng như những loại cây rau quả để lấy trái khi lớn và chín. Thuật ngữ này chỉ những trái được dùng như rau cải ( légume ).
Người ta phân ra 4 thứ ( varìétés ) quan trọng của chouchou :
Chouchou musque, nhỏ
Chouchou trắng, to,
Chouchou xanh lá cây, nhỏ,
Chouchou calechasse.
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc : Giống chouchou này có nguồn gốc nguyên thủy ở Mexique ( Oasaca, Puebla, Veracruz ), được trồng rộng rãi ở vùng nóng nhiệt đới, nhất là ở Nam Mỹ, những nơi này có tên gọi là chayote, chayota, tayota…đồng thời được lan rộng tới Mascareignes, nhất là ở đảo Réunion.
Mô tả thực vật :
Dây leo như nho, nhiều nhánh với tua quấn mọc đối diện với lá.
Cây sống đa niên bởi củ gốc do trái nẩy mầm trồng xuống đất, chouchou sống trong vùng khí hậu nhiệt đới. Cho ra thân dài, có thể đạt đến nhiều mét, leo nhờ tua quấn bám vào giàn.
Trái hình xoang tròn nhỏ dần phía cuống, láng, có gai nhỏ, màu xanh lá cây sáng, trái chouchou chứa khoảng 10 – 15 % tinh bột nên ăn được khi còn no, trái già nhiều sơ.
từ 10 đến 20 cm dài, lá nguyên,  gân lá dạng mạng có màng, có 5 thùy nhọn và một thùy dưới hình trái tim.
Hoa nhỏ, màu vàng hay trắng xanh, đơn phái biệt chu, hoa đực họp thành chùm, hoa cái đơn độc, tất cả xuất hiện ở nách lá.
Những hoa đực, phát triển thành chùm mọc ở nách lá 10 đến 30 cm dài, các hoa được phân phối dọc theo theo dây.
Đài hoa rộng 5 mm, hình tam giác 3 đến 6 mm dài.
Cánh hoa hình tam giác, màu xanh trắng, 3 - 4 x 2 – 3 mm. 5 tiểu nhụy, các chỉ có độ dài như nhau tạo thành một cột dính nhau.
Những hoa cái, mọc theo nách lá giống như hoa đực, chúng thường mọc đơn độc thường từng đôi, buồng trứng hình cầu, hình trứng, một buồng, bao hoa như những hoa đực nhưng có kích thước khác nhau, vòi nhụy hợp thành cột thanh mảnh, tuyến mật nói chung ít rõ ràng hơn hoa đực.
Hạt dẹp ở giữa phần dưới trái, một hạt duy nhất.
« đặc tính sinh sản » của chouchou, danh từ này chỉ những sự sinh sản của những sinh vật nảy sinh nảy mầm trong tế bào mẹ và dùng chất dinh dưởng của tế bào mẹ để tăng trưởng.
Chouchou, có hạt trong trái và nảy mầm trong trái dùng chất dinh dưởng trong trái để biến thành chồi con khi còn trên giàn cây.
Trái, lớn khoảng vài chục cm dài tạo thành hình dáng tròn không đều lồi lõm, màu vàng hay xanh nhạt, chứa một hạt ở trong lớn mịn không thể rơi ra ngoài xuống đất và nảy mầm ngay trong trái.
Bộ phận sử dụng :
Trái, đọt non ăn luộc.
Thành phận hóa học và dược chất :
Trong cây chou chou có chứa những chất khác nhau :
- acide ascorbique,
- niacine,
- riboflavine,
- thiamine,
- fer Fe,
- ribosome-inactivating protéine,
 Những acides aminés như cystine, glycine và histidine.
Thành phần cho 100 g
- Năng lượng Calories : 31
- Nước 90,8 g
- Chất đạm Protides : 0,9 g
- Chất béo lipides : 0,2 g
- Chất đường glucides : 7,7 g
- Chất sợi fibres : 0,6 g
- Sắt Fer : 0,6 g
- Vitamine A : 5 µg
- Vitamine B1 : 0,03 mg
- Vitamine B2 : 0,04 mg
- Vitamine B3 (PP) : 0,4 mg
- Vitamine C : 20 mg
Trái chouchou ăn được chứa ít nhất 20 % glucides.
Người ta có thể sử dụng nhiều cách như nấu, luộc, xào…. Và sử dụng nguồn tinh bột amidon.
Lá cây sử dụng non.
Nguồn vitamine C rất tốt, bêta-carotène và calcium.
Chouchou chứa nhiều nước khoảng 90 %; có rất ít calorie và chứa rất nhiều vitamine C, 2 lần lớn hơn đối với các loài cùng họ như courgette hay dưa leo...
Lá và một phần của trái rể ăn được gồm :
● 8 flavonoïdes, bao gồm:
- 3 C-glycosyl
- 5 O-glycosyl flavones.
Người ta phát hiện bằng phương pháp quang phổ cộng hưởng hạt nhân dữ liệu và định lượng trong rể, lá, thân bằng phương pháp LC-photodiode arry-MS. Nhóm aglycone mà đại diện là chất apigenineluteolin trong khi các đơn vị của đường là apiose và rhamnose.
Kết quả cho ta thấy rằng một phần lớn tổng số flavonoïdes có hiện trong lá ( 35,0 mg / 10 g trên trọng lượng khô ), tiếp đến rể ( 30,5 mg/10 g ), và cuối cùng những thân ( 19,3 mg/10g ).
Đặc tính trị liệu :
Cây cũng bao gồm một dung dịch tinh chất hydro-alcoolique, có hoạt tính là:
-  hạ huyết áp.
Một vài thí nghiệm cho thấy chouchou có đặc tính :
- lợi tiểu mạnh nhưng với hiệu ứng phụ đáng kể nhất là nguy cơ là hạ tĩ lượng kalium trong máu nặng ( hypokalémie )
Như vậy chouchou là :
- Rau xanh lợi tiểu giàu nước, potassium, đồng Cu, magnésium và chứa khoảng 11 % vitamine C.
Giá trị năng lượng của chouchou là :
- 17 calories trên 100 gr,
hoặc là :
- 0,82 g protéines,
- 0,13 g lipides,
- 3,90 g glucides.
Chouchou còn có đặc tính :
- giảm béo và tái tạo tế bào.

Sử dụng và giá trị dinh dưởng :

Những bộ phận ăn được của chouchou chứa ít chất sợi, protéines vitamines hơn những cây khác cùng họ. Tuy nhiên , hàm lượng năng lượng calođường glucides lại cao, chủ yếu trong trường hợp ở những thân non, những hạt, trong khi những chất dinh dưởng vi lượng ( micronutriments ) và dinh dưởng số lượng nhiều ( macronutriments ) được cung cấp bởi trái quá đầy đủ.
Những trái và đặc biệt những hạt rất giàu acides amines như :
- aspartique,
- acide glutamique,
- alanine,
- arginine,
- cystéine,
- phénylalanine,
- glycine,
- histidine,
- isoleucine,
- leucine,
-  méthionine (duy nhất trong những trái cây),
- proline,
- sérine,
- tyrosine,
- thréonine
- và valine.
Chouchou cũng đã được sử dụng như thuốc trị bệnh,
● Những phương pháp ngâm lá trong nước sôi dùng làm :
- tan những sạn thận
và hổ trợ trong những trường hợp :
- xơ cứng động mạch
- và huyết áp cao.
Ngâm trái được dùng để cải thiện sự duy trì  nước tiểu.
Những đặc tính tim mạch, sự sử dụng phương pháp ngâm lá đã được thử nghiệm trong những nghiên cứu hiện đại trong khi hiệu quả rất lớn trong những bệnh liên quan đến thận đã được biết từ thời thuộc địa trên bán đảo Yucatan, nơi mà những bệnh này rấy phổ biến.

Nguyễn thanh Vân

samedi 24 septembre 2011

Cây hạnh nhân - Amandier

Amandier
Cây hạnh nhân
Prunus amygdalus Stockes var. dulcis
Rosaceae
Đại cương :
Đồng nghĩa : Prunus dulcis Stokes, Prunus dulcis (Mill.) D. A. Webb, Prunus amygdalus (L.) Batsch var. sativa Focke, Amygdalus communis L. var. dulcis Borkh ex DC, Prunus communis L. var. sativa, Amygdalus dulcis Mill., Prunus dulcis (Mill.) D. A. Webb var. dulcis
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc và sự phân phối :
Cây hạnh nhân có nguồn gốc từ Tiểu Á ( Asie Mineure ) và Lưỡng Hà ( Mésopotamie ), xuất hiện phân tán  trong tất cả nước khu vực Địa trung hải mà không phải nguồn gốc của nó, giống như cây Olive.
Mô tả thực vật :
Cây tiểu mộc, tăng trưởng nhanh, rất đặc biệt trên nhiều khí cạnh :
- Tàn lá có màu xanh đậm và óng ánh kim loại. Mặt khác thì có màu xanh xám đậm. Dáng cây mảnh mai, tàn rộng, ngọn không đều. Các cành nhỏ màu đỏ, tăng trưởng nhanh đầu năm.
- dài 6 - 12 cm, hình mác, nhọn, có răng cưa trên bìa lá.
- Trổ hoa, rất nhiều và  phong phú đặc biệt của họ Rosaceae, vào tháng 3 và tháng 4.
- Hoa lưỡng phái, 5 đài, 5 cánh rộng, bìa cánh không đều, nhiều tiểu nhụy, kích thước khoảng 3 – 5 cm đường kính, màu trắng hồng. Phía dưới đáy cánh hoa màu hồng đậm hơn, có tuyến, đơn độc hay họp thành từng đôi.
Thụ phấn nhờ phong môi hay trùng môi ( ong bướm …)
- Vỏ cây thô và màu xám đậm. Cho những vảy, bởi những mảnh nhỏ ở vùng màu nâu. Tuổi thọ thường khoảng 70 – 80 năm.
- Cuống lá dài có tuyến, chồi hình trứng, nhọn và đỏ nhạt.
Trái là những hạnh nhân ( amandes ), là những quả hột cứng hình trứng, thịt, màu xanh trở thành nâu. Trái không ăn được. Trái cho hột cứng, ngọt và duy nhất.
Thu hoặch trái cây khô vào mùa thu khoảng 2 – 5 kg / cây, có thể cho trái đều đầy đủ kéo dài trên chục năm.
- Cây dáng đẹp, người ta thường gặp trong những nghệ thuật trồng bonsai. Cây hạnh nhân có thể trồng trong vườn với điều kiện đất sâu với hệ thống thoát nưóc tốt. Cây thích hợp vùng đá vôi và chịu đựng sự khô hạn hán.
Bộ phận sử dụng :
- Hột, dầu ép từ hột. 
Thành phần hóa học và dược chất :
- 50 %  lipide, đa số các acides béo :  
- acide oléique (62 đến 86 % )
- acide linoléique (7 đến 30 % )
- acide palmitique (4 đến 9 % )
Cả 2 loại hạnh nhân, người ta phân biệt do sự hiện diện chất amygdaloside, hétéroside cyanogène. 
Prunus amygdalus var amara  Focke. Là hạnh nhân đắng ( amandier amer ), những hạnh nhân đắng này có chứa một amygdaline hay amygdalodide, một glucoside chất này sau khi nhai và qua quá trình tiêu hóa, có chứa một hétéroside, khi tiếp xúc với nước biến thành acide cyanhydrique ( chất tiền cyanure ) chất cực độc khi với liều mạnh., có thể ức chế hệ hô hấp. Người ta cũng tìm thất trong hột của pêche hay habricots…
Prunus amygdalus var dulcis  (L'amande douce) hạnh nhân ngọt, giàu acides béo, đạm chất protéine, calcium, sắt Fe, magnésium, phosphore, potassium, vitamine B1, B2, và E.
Hạnh nhân có giá trị năng lượng cao : 634 Kcal / 100 grammes. Nhưng lại nghèo đường glucides và đạm protéines.
- Magnésium : khoảng 260 mg / 100 gr.  
- Chất béo đơnđa không bảo hòa. Những chất không bảo hòa có thể hạ cholestérol toàn phần và cholestérol xấu.
- Arginine, là một acide amine có hiệu quả lọc tim do tác động giản nở trên hệ thống động mạch.
- Vitamine E, chất chống sự oxy hóa mạnh : 100 gr hạnh nhân cung cấp khoảng 20 đơn vị, tương đương 80 %  cung cấp dinh dưởng hằng ngày cần dùng ( AJR aports journaliers recommandés ).
- Phosphore.
- Chất xơ : 13 gr chất xơ / 100 gr hạnh nhân ( AJR : 25 gr ).
- Và một số chất khác có hiệu quả chống lại gốc tự do.
Đặc tính trị liệu :
Dầu hạnh nhân ngọt ( amande douce ) là :
-  thuốc nhuận trường nhẹ,
- Lành, hóa sẹo vết thương và chống viêm sưng trong lãnh vực thẩm mỹ.
Dung dịch trích hạnh nhân được người ta ép lạnh rất mịn và trong sáng, được dùng trong ngành công nghiệp dược phẫm có đặc tính :
- Chống viêm sưng,
- Làm êm dịu,
- Chất làm mềm,
- Long đờm,
- Giữ ấm,
- là một thuốc bổ đẻ điều trị da khô và một số bệnh viêm nhiễm da  ( vảy nến ( psoriasis ), tả phát ban ( viêm da nổi đỏ đít bébé khi mang tả ẩm lâu ), viêm miệng ( lở loét )…
Từ thuở xưa, thông qua dược-điển truyền thống khác nhau, đã được xúc tiến ghi lại đặc tính của hạnh nhân :
- Chống viêm sưng,
- Trị giun sán,
- Chống thiếu máu ( anti-anémique ),
- Long đờm,
- Nhuận trường
Hạnh nhân được quy định để chữa trị một số rối loạn thần kinh và sử dụng bên ngoài để thúc đẩy hóa sẹo nhanh vết thương như những kẻ nứt chân.( gerçures và crevasses ).
Hạnh nhân ngọt, rất giàu chất acide béo, chất đạm protéine, calcium, sắt, magnésium, phophore, potassium, vitamine B1, B2 và E, được dùng tươi, khô, rang hoặc muối mặn, dùng nguyên hay đập nhỏ hay nghiền thành bột hay bột nhão.
Ứng dụng :
Dùng dưới dạng dầu hạnh nhân :
Da khô góp phần giúp đở để phục hồi hàng rào chất béo dưới da, bởi làm phong phú chất đa- acide béo không bảo hòa ( acides gras polyinsaturés )
Thành phần dầu hạnh nhân :
- Giàu đa-acide béo không bảo hòa,
- Acides linoléique ( 16%),
- Acides oléique ( 75% ),
- Palmitoléique ( 0,5% ),
- và những acides béo bảo hòa ( acide stéarique )
Hiệu quả xấu và rủi ro :
Dầu hạnh nhân đắng, kiêng đối với những phụ nữ mang thay ( chứa nhiều acide cyanhydrique cực độc ).
Những hạt hạnh nhân chứa amygdaline và những glycosides cyanogènes. Nó có thể trải qua nhiều giờ trước khi độc chất có hiệu lực, bởi vỉ những glycosides cyanogènes phải thủy giải trước khi ion cyanure được phóng thích ra .


Nguyễn thanh Vân

mercredi 21 septembre 2011

Dây chùm bao - dây nhản lồng - Marigouya


Marigouya - poc-poc
Dây chùm bao - Dây nhãn lồng
Passiflora foetida L.
Passifloraceae
Đại cương :
Tên khoa học là Passiflora foetida L. Ngoài ra còn có các tên dân gian khác: lạc tiên, hồng tiên (lạc tiên đỏ), dây nhãn lồng (long châu cầu), dây lưới, mắm nêm, dây bầu đường, mỏ pỉ, quánh mon (Tày), cỏ hồng tiên (Thái), tây phiên liên. Gọi là chùm bao vì quả được bọc bởi một vỏ lưới. Cây mọc tự nhiên hàng rào, ở ven rừng, đồi núi ...v...v...
Nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới củ Mỹ. Hiện nay đã được lan tràn khắp nơi vùng nhiệt đới.
Loại này rất đa dạng, gồm khoảng 37 giống
Đồng nghĩa :
▪ Dysosmia foetida (L.) M. Roemer
▪ Granadilla foetida (L.) Gaertner
▪ Passiflora foetida var. hispida (Candolle ex Triana & Planchon) Killip
▪ Passiflora hispida Candolle ex Triana & Planchon
▪ Tripsilina foetida (L.) Rafinesque
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc : Dây nhãn lồng mọc hoang dại khắp các vùng đồi núi, các lùm bụi, leo lên các loại cây khác. Nó cũng được trồng ở các vườn thuốc.
Mô tả thực vật :
Passiflora foetida là một cây ( dây ) thân thảo, thường niên, đôi khi người ta thấy sống nhiều năm, bò hay leo bằng tua quấn. Cây hoàn toàn được bao phủ bởi lông xanh lá cây kế nâu mềm dài 1,5 mm, kết thúc bằng 1 tuyến cho ra mùi và nhớt.
mọc đối, mang bởi một cuống  dài 2 – 6 cm ; có lông tơ, không tuyến, gồm phiến lá hình bầu dục, phần trên rộng hơn phần dưới, 4 – 13 x 4 – 12, phần dưới lá hẹp hơn giống hình trái tim, 3 thùy , thông thường thùy giữa lớn hơn nhiều so với thùy bên.
Mặt dưới có lông mịn với những tuyến mật phần ngoài viền và vài sợi lông tuyến.
Hoa đơn độc, gồm :
- 3 lá đài, tạo thành một lưới bao với những sợi dính nhau.
- 5 đài hoa trắng ở trên.
- 5 cánh hoa 1,5 – 2 cm màu trắng.
Một vòng sợi  tạo thành 2 nhóm phía ngoài 1 cm ( 3 nhóm trong rất nhỏ ), màu trắng và màu xanh tím nhạt.
- Một cuống hoa 5 – 7 mm, mang nhụy đực và bầu noản :
- 5 nhụy đực mang những bao phấn quay phía dưới.
- 1 bầu noản hình bầu dục, trên đầu mang 3 hay 4 vòi nhụy cái.
Hoa nở vào buổi sáng và khép lại buổi tối sau đó mờ dần nhanh chóng.
Trái :  nạt màu vàng hay màu đỏ cam, hình trứng, 2 – 3 cm đường kính, bọc bởi một lớp lưới, bên trong chứa nhiều hạt. Trái chứa một bột nạt trong mờ có hương vị thơm, không chua, ăn được.
Bộ phận sử dụng :
Thân, lá, trái
Thành phận hóa học và dược chất :
Những thành phần với lượng lớn gồm ;
- alcaloïdes,
- phénols,
- hétérosides của flavonoïdes,
- hợp chất cyanogènes.
- flavonoïdes4,
- Pachypodol,
- 7,4'-dimethoxyapigénine,
-  ermanine,
- chrysoeriol,
- apigénine,
- vitexine,
- isovitexine,
- luteolin-7-glucoside,
- kaempférol,
- glucoside cyanogènes,
- Tétraphylline A và B,
- sulfate de tétraphylline B,
- déidacline,
- volkenine
- acides béo
- acide linoléique và acide linolénique,
- alpha-pyrones gọi là passifloricines.
Đặc tính trị liệu :
Ở Việt Nam, y học dân gian thường sử dụng dây chùm bao để trị :
- Chứng mất ngủ hay mơ,
- Phụ nữ hành kinh sớm,
Dung dịch trích từ dây chùm bao có tác dụng :
- an thần,
- chống sự căn thẳng tinh thần,
- giúp cho những người lao động trí óc bớt căn thẳng thần kinh,
- có thể đưa đến hậu quả suy nhược tim mạch và cơ thể.
Kinh nghiệm dân gian :
- Dân gian biến chế thành trà chùm bao để trị mất ngủ.
● Ở Brésil, dây chùm bao được sử dụng dưới dạng nước ( lotion ) và phấn thạch cao để chữa :
- Viêm quầng ( da bị nhiễm trùng streptococcus- b- hémolytique ) tạo thành một quầng đỏ tươi .
- Viêm sưng da ,
Lá ngâm vào nước sôi để trị :
- Bệnh hystérie còn gọi là ý bệnh,
- Mất ngủ.
● Ở Ấn Độ, nơi mà cây chùm bao được trồng rất rộng lớn, lá được áp dụng để trị bệnh đầu :
- Chống mặt,
- Nhức đầu,
- Cây được nấu sắc dùng để trị bệnh suyễn.
● Ở Réunion, cây được dùng như :
- Thuốc trấn thống,
- dịu đau điều kinh
- và chứng hystérie (ý bệnh, bệnh thần kinh ).
Ứng dụng :
Cách bảo quản và sử dụng :
▪ Theo y học dân gian, người ta hái đọt non ( cả lá, dây và quả ) nầu canh với cá thịt … để trị :
- bệnh mất ngủ,
- giúp hạ nồng độ cholestérol tăng bất thường.
- Ăn ngon
- và ổn định tinh thần.
▪ Dân quê thường lấy đọt non luộc ăn trước khi ngủ độ vài giờ xem như liều :
- thuốc an thần thiên nhiên.
▪ Có thể thu hoặch đem về phơi khô thái nhuyễn bảo quản dùng làm trà uống lâu dài và liên tục.
▪ Trị ho : dùng dưới dạng thuốc sắc 3 – 15 gr / ngày.
Dùng lá chùm bao nấu nước tắm, giả cành lá tươi để đắp trị phù thủng, viêm mủ ở da, ngứa, loét ở chân.
Thực phẩm và biến chế :
Chùm bao nấu canh tôm cá ( chép theo món ăn gia chánh Việt Nam )
Nguyên liệu (Cho một tô vừa)
● 100g dây, lá, đọt non chùm bao rửa sạch để ráo.
● 50g tôm đất tươi lột vỏ.
● 100g cá rô làm sạch, ướp trộn với 1/3 muỗng cà phê muối tiêu, hai tép hành tím băm, hấp chín, để nguội, gỡ lấy nạc, rỉa bỏ xương.
● Gia vị.
Cách làm :
* Làm nóng một muỗng xúp dầu ăn, cho cá vào xào nhẹ tay, để riêng.
* Phi thơm một muỗng xúp dầu ăn với một củ hành tím đập dập, cho tôm vào xào sơ rồi châm vào khoảng 1,2 lít nước, nêm 1/2 muỗng cà phê muối. Khi nước sôi, thả chùm bao vào, đảo đều rau, để sôi qua hai - ba phút, nghe dậy mùi thơm là trút phần cá vào, để sôi lại và nêm tùy ý.
* Mùi chùm bao rất thơm và thích hợp với vị cá rô. Tùy ý dùng lượng rau nhiều hơn, nhưng canh sẽ đắng.


Nguyễn thanh Vân

mardi 20 septembre 2011

Cây nghể chim - rau đắng đất - Renouée des oiseaux -

 Renouée des oiseaux
Cây nghể chim - Rau đắng đất
Polygonum aviculare L
Polygonaceae
Đại cương :
Rau đắng đất tên gọi là renouée des oiseaux hay trainasse hay cỏ trăm đốt hoặc nghể chim, là một loại cỏ thuộc họ polygonaceae.
Loại cỏ dại lan tràn xâm chiếm đất không canh tác, vườn tược, những hạt của renouée được đánh giá cao cho những loài chim.
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc và phân phối : Cỏ hằng niên trên những vùng cỏ hoang không canh tác độ cao khoảng 2000 m,
Mô tả thực vật :
- Thân thảo thường niên. Cây thay đổi từ 10 đến 16 cm cao
- Thân yếu mềm, nhiều, thường lan rộng, màu vàng, phân nhánh.
- Lá hình bầu dục thon mũi mác, mọc xen, lá bắc mở chẻ ra ở đỉnh ngọn, cuống lá ngắn.
Chồi mầm phát triển sớm thành lá mầm và chồi nách.
- Hoa : màu trắng nhạt hay hồng, không cuống, đơn độc hay họp thành nhóm 2-4 hoa ở nách lá hoa. 7 nhụy đực và 3 vòi nhụy rời.
- Trái có 3 cạnh, nâu, xám, dấu vạch theo chiều dọc. Không vượt quá lá đài lúc trưởng thành và không quá 2,5 mm dài.
- Hoa nở từ tháng 5 đến tháng 11.
Bộ phận sử dụng :
Toàn cây và bộ phận trên không với hoa xấy khô..
Thành phần hóa học và dược chất :
- Tanins,
- flavonoïdes,
- polyphénols,
- acide silicique (khoảng 1%)
- mucilage.
● Flavonoïdes (0,2 đến 1 %) : dẩn chất của :
- kaempférol,
- quercétol,
- myricétine,
- avicularine (= quercétine-3-arabinoside)
Mucilages dẩn chất của :
- glucose,
- galactose,
- arabinose,
- rhamnose,
- acide galacturonique
Acide silicique (1 %) và silicates hòa tan
- Acides phénolcarboxyliques
- Tanins
● Coumarines : ombelliférone, scopolétine, aviculine (lignane)
Đặc tính trị liệu :
Trường hợp sử dụng :
- Viêm nhẹ đường hô hấp
- và niêm mạc miệng-yết hầu.
- Giảm co thắc và lợi tiểu;
- Cây đắng đất được sử dụng để chữa trị tiêu chảy và những bệnh trĩ.
- Làm dịu cơn khát của bệnh tiểu đường.
- Thuốc bổ, tăng sức đề kháng của cơ thể.
Dung dịch trích từ « cây nghể chim » ức chế phân hóa tố chuyển đổi angiotensine ( bởi chất tanins ) ( gồm angiotensine I và II là những peptide tham gia duy trì huyết áp động mạch ) và ức chế sự kết tập các tiểu cầu ( thrombocytes ) bởi flavonoïdes.
Tại Âu Châu, người ta sử dụng « cây nghể chim » để :
- giảm co thắc,
- lợi tiểu,
- để trị tiêu chảy
- và những bệnh trỉ,
- trục giun sán,
- ngăn chận chảy máu vết thương,
- điều hòa kinh nguyệt
- và ngưng chảy máu cam.
Cây được sử dụng chống lại những bệnh phổi : thật vậy, chất acide silicique cũng cố tăng cường màng tế bào liên kết của phổi.
Ở Trung quốc, người ta dùng như thuốc trục giun sán, chữa chứng tiêu chảy và bệnh kiết lỵ, hoàn hảo vấn đề đi tiểu không gây đau đớn.
Ứng dụng :
Sử dụng ngoài cơ thể :
Nghiền nát lá đắp vào vết thương để ngăn chảy máu và thúc đẩy mau lành vết thương ( nhờ chất tanins và acide silicique ).
Áp dụng ngọn tươi hay khô ( ngâm trước khi dùng ) đắp trên vết thương mở ra. Tác dụng như  trên .
Sử dụng bên trong cơ thể :
 ► Đun ngâm : ngâm 1 muổng cà phê / tách nước sôi, ngâm trong 20 phút. Uống 2 đến 4 tách / ngày.
1 muổng cà phê = khoảng 1,4 g
- Trị ho, tiêu chảy, bần niệu (đi tiểu ít ), bổ trợ cho bệnh tiểu đường .
► Nấu sắc 40 gr / lít nước trong 15 phút. Uống 4 tách giữa bữa ăn.
- Tốt cho sự tuần hoàn máu ( giản tĩnh mạch varices, viêm đỏ da ( couperose ).
Dùng nấu sắc 50 gr / lít nước , đun trong 10 phút sau đó pha infuser
Hiệu quả xấu và rủi ro : 
Không



Nguyễn thanh Vân

lundi 19 septembre 2011

Nghể Nhật, Nghể lá nhọn - Renouée du Japon


Renouée du Japon-Itadori
Nghể Nhật - Nghể lá nhọn
Fallopia japonica (Houtt.) Ronse Decr.
Polygonaceae
Đại cương :
Gọi là nghể Nhật.
Chúng ta có thể nhìn thấy bên cạnh dòng nước chảy hay những vùng ẩm ướt, không còn nghi ngờ sự phát triển quá tàn bạo của cây này. Cây renouée Nhật Bản hay fallopia japonica ( cũng còn mang tên polygonum cuspidatum ) đã chen vào như một thức ăn, một vật trang trí ở Âu Châu vào giữa thế kỹ thứ XIX ème với người Chị của nó là Fallopia sachalinensis.
Renouée đến với Pháp vào năm 1939 và với đặc tính tăng trưởng rất nhanh và rất lớn xâm chiếm môi trường, ngay cã những điều kiện khắc nghiệt kể đến với cây xâm lấn này.
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc và phân phối :
Cây nghể lá nhọn có nguốn gốc ở Đông Á, cây đã chịu đựng khí hậu môi trường sống nhờ sự thích ứng tuyệt vời của nó chống lại với sự ô nhiễm của không khí và đất đai. Dáng cây kỳ lạ đã nhanh chống trở nên phổ biến ở một số người làm vườn.
Mô tả thực vật :
Thân cây cứng vũng chắc, rỗng, thẳng đứng, màu hơi đỏ, giống như những vây mía lau hay cây tre trúc, 1 đến 3 m cao.
Sự tăng trưởng nhanh có thể nhiều cm / ngày ( 21 – 8 cm theo Brock ). Thân trên không sẽ chết vào mùa đông và nụ chổi ở dưới đất sống và tồn tại mới tồn tại qua mùa xuân phát triển thành cây ( hémicryptophyte ).
Những phía dưới rộng hình tam giác tròn dài 15 – 20 cm dài, bằng ngang phía dưới lá, mũi lá nhọn, lá mọc xen.
Hoa trắng nhỏ, lưỡng phái, trổ từ tháng 9 – 10, chùm hoa hình chùy mọc ở nách lá ( nơi vỏ bọc ngoài dưới cuống )..
Hoa : 5 vành hoa liên tục , 8 tiểu nhụy, 3 vòi nhụy .
Trái : Bế quả, 2 – 4 mm dài.
Thụ phấn nhờ côn trùng ( trùng môi ) và phong môi.
Hoa Itadori là một nguồn mật hoa rất tốt trong những năm nơi mà hoa trở nên hiếm. Ở Pháp những hạt trở nên vô sinh và sự sinh sản trở nên yếu và không sống được, tất cả sự phát triển cây là do sự sinh sản vô phái trung gian bởi những căn hành dài, những đốt căn hành lan rộng nảy sinh những chồi phát triển thành cây.
Ngay sau khi nảy sinh trong môi trường thích hợp, cây Fallopia phát triển rất nhanh và người ta phải khó khăn mới loại trừ cây ra khỏi vùng đất đang sống.
Những thân ngầm dưới đất phát triển mọi hướng và mang nhiều chồi mấm với tất cả cơ quan cần thiết để tự phát triển khi bị chia cắt từng đơn vị nhỏ ( có thể tồn tại khoảng 10 năm ), những đơn vị này sẽ tái tạo ra cây mới.
Chỉ có phương pháp là đào hết rể ngầm hoàn toàn thì mới làm tuyệt giống được ( rất khó ).
Cây thường sống nơi đất ẩm và rể đâm xuống rất sâu hơn 3 m trong lòng đất nên sự tiêu diệt chúng là một vấn đề .
Bộ phận sử dụng :
Chồi non, lá và rể ngầm
Thành phận hóa học và dược chất :
Anthraquinones :
- Emodol (émodine)
- những glucosides, glucoside d’émodine-8-O-(6′-O-malonyl), physcione
Stilbènes :
- Resvératrol,
- glucoside của galloyl resvératrol,
- picéide
Flavonoïdes :
- Catéchine và những dẫn xuất,
-  gallate của nhị phân ( 2 phân tử ) procyanidol
Thành phần phénoliques :
- Acide gallique,
- acide benzoïque
Đặc tính trị liệu :
Sử dụng trong y học truyền thống Trung Quốc :
Căn hành xấy khô và những lá non ( tên TQ gọi là huzhang 虎杖 ) được sử dụng như dược thảo Trung Quốc.
Căn hành dùng chữa trị :
- Giảm đau ( analgésique ) ,
- Hạ sốt ( antipyrétique ),
- Lợi tiểu,
- Long đờm,
- Điều trị viêm phế quản mãn tính,
- Viêm gan ( hépatique ),
- Tiêu chảy,
- Ung thư,
- Huyết áp cao,
- Xơ vữa động mạch ( Athérosclérose ),
- Bạch đới khí hư,
- Phỏng.
Anthraquinones, với liều chữa bệnh thông thường tác dụng :
- kích thích nhuận trường.
Émodol cũng có đặc tính trị liệu liên quan dến kích thích tố Œstrogène.
Flavonoïdes tác dụng chống oxy hóa mạnh.
Thực phẩm và biến chế :
Chồi non của Fallopia japonica :
Chồi non được sử dụng ăn sống hay nấu chín.
Mùa xuân, những chồi bắt đầu mọc, xem giống như măng tre nhỏ, người ta hái trước khi thân và lá non tách rời nhau ( có nghĩa là thật non ). Người ta lột bỏ lớp vỏ bên ngoài và ăn sống, vị chua.
Những trẻ em học sinh Nhật Bản thường hái bên vệ đường vừa đi vừa nhai đọt Fallopia .
▪ Đọt cây có hương vị chua, lý do là sự hiện diện những:
- acide hữu cơ
- và đặc biệt là acide oxalique, chất này đôi khi cho ra những vị chát đắng.
▪ Tiêu thụ ăn nhiều với số lượng lớn ở trạng thái tươi thiên nhiên có thể có những hiệu quả xấu cho sức khỏe.
▪ Sử dụng thích hợp nhất là đun sôi chín sau đó trụn qua nước lạnh. Cây sẽ mất đi vị chát đắng và còn lại một hương vị chua dể chịu.
● Mùa đông khi thân cây bắt đầu chết, người ta đào lấy căn hành và người ta xấy khô để dành.
Người Nhật gọi là kojôkon (虎杖 Rể thân mía ). Được dùng trong y học cổ truyền Nhật Bản như :
- Làm mềm phân, nhuận trường,
- Dể dàng thải nước tiểu, lợi tiểu,
Lá non, chà xác trên vết trầy xước làm ngưng chảy máu và giảm đau. Do đó cây có tên là itadori

Nguyễn thanh Vân

vendredi 16 septembre 2011

Cây lược vàng - Ria mép vàng - Callisia odorant

Callisia odorant – parfumées Kalliziya
Cây lược vàng - Ria mép vàng
Callisia fragrans (Lindl.)
Commelinaceae
Đại cương :
Đồng nghĩa còn gọi : Moustache d'or, Ria mép vàng, Callisia thơm, Callisie thơm, Spinonema thơm được đặc tên bởi những  ngừời nói tiếng Anh « Basketplant ».
Callisia fragrans (Lindl) Woods, đã được những nhà thực vật học biết nhiều dưới tên gọi Spironema fragrans Lindl., và tên khác đồng nghĩa Tradescantia dracaenoides ( C.B.Clarke ex DC ) Greenn. Và Rectanthera fragrans (Lindl.) O.deg.
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc :
Gặp trong vùng nhiệt đới ẩm Trung Mỹ miền Bắc Mexico trong tiểu bang État de Nuevo Léon, bang San Luis Potosi và trong vịnh Californie ở bang Sinaloa, Panama, Costa Rica, từ Nam Mỹ đến Chili và Pérou, Nam Mỹ ( Floride và Louisiana ), Hawai và Puerto Rico.
Mô tả thực vật :
Thân ngắn, dựng lên, lan rộng, phân nhánh, hơi ưởng ẹo cong, từ nách lá mọc ra những nhánh thân ngang bên.
Tăng trưởng nhanh.
Lá : bền dai màu xanh tươi đến màu xanh đỏ nhạt, tùy thuộc vào cường độ ánh sáng lá chuyển thành màu đỏ tím. Trên những thân màu tía, xoắn xen kẻ, hẹp và lá dài 15 – 25 cm x 2,5 – 5 cm ) không cuống, bầu dục đến mũi giáo rất nhọn ở một điểm.
Phát hoa : mau tàn, lẻ tẻ vào đầu mùa xuân đến mùa thu tùy theo khí hậu, thân nách lá xanh tím khoảng 10 cm, lá bắc bầu dục, bó hoa nhỏ.
Hoa lưỡng phái 3 cánh và 3 đài, 6 nhụy đực 2 bao phấn và 1 chỉ nhuyển mang cụm lông ở đầu.
Những hoa nhỏ, họp thành cụm 3 ở nách lá, màu trắng hồng, mùi thơm, thường nở .
Trái : Viên nang nhỏ, tự khai, 3 mảnh chứa những hạt rất nhỏ khoảng 1 mm.
Bộ phận sử dụng :
Toàn cây, thân lá rể làm thuốc
Thành phận hóa học và dược chất :

CHEMICAL COMPOSITION OF CALLISIA FRAGRANS WOOD. JUICE AND ITS ANTIOXIDATIVE ACTIVITY (IN VITRO)
© D.N. Olennikov *1, I.N. Zilfikarov 2, A.A. Toropova 1, T.A. Ibragimov 3
1 Institute of General and Experimental Biology SB RAS, Sakhyanovoy 6, Ulan-Ude 670047 (Russia)
e-mail:oldaniil@rambler.ru
2 Closed Joint Stock Company "Vifiteh" on board, SSC PMB # 84, pos. Obolensk, Moscow Region, 142279 (Russia) e-mail:dagfarm@mail.ru
3 GOU VPO "Pyatigorsk State Chemical-Pharmaceutical Academy", Kalinina 11, Pyatigorsk, 35753 (Russia)
 e-mail:aloefarm@mail.ru
Dung dịch được phân tích thành phần gồm :
- carbohydrates (polysaccharides và glucose tự do),
- ascorbic acid,
- amino acids,
- phenolic acids (gallic, caffeic, chicoric, ferulic),
- flavonoids (quercetin, kaempferol, kvartsetin),
- coumarins (umbelliferon, scopoletin),
- antraquinons (aloe-emodine),
- triterpenic hợp chất (β-sitosterol)
- choline.
- coumarins,
- phenolic acids
- ascorbic acid,
Dung dịch trích Callisia fragrans có khả năng liên kết ion Fe2+, NO phân tử có gốc tự do 12-
Đặc tính trị liệu :
Trong y học dược thảo, không có cây nào có tác dụng trị bách bệnh, nếu không tôn trọng liều lượng và đặc tính trị liệu của nó. Cây lược vàng cũng không ngoại lệ nếu dùng không đúng bệnh sẽ là cây độc gây thêm bệnh có thể đưa đến tử vong.
Trong y học dân gian ở Nga :
Hoạt chất sinh học trong Callissia fragrans có thể chữa trị :
- Chống với tất cả mọi hình thức bệnh nhiễm.
- Kích thích những quá trình trao đổi của sự biến dưởng.
- Tăng cường sự miễn dịch và hệ tuần hoàn.
- Ảnh hưởng tích cực vào sự tăng trưởng.
- Giai điệu âm thanh bình thường, ( hiệu quả khan cổ, ho …) ,
- Giảm tính thẩm thấu những mạch máu,
- Cầm máu, và vấn đề liên hê  ….
- Cải thiện hoàn hảo sự dinh dưởng,
- Cải thiện sự hô hấp của tất cả tế bào trong cơ thể,
- Đẩy mạnh sự loại bỏ những độc chất trong nội tế bào,
- Ngăn chận những tác động tiêu cực của gốc tự do, đây là tuyến phòng thủ lớn của bệnh ung thư và những thay đổi liên quan đến sự già yếu trong nội cơ quan và da.
Ngoài ra để nâng cao khả năng miễn dịch chung, những dung dịch cây lược vàng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tác nhân gây bệnh, cho phép sử dụng dược thảo này trong những bệnh nhiễm khác và chứng viêm sưng .
Cũng như tất cả loài thực vật có sự hiện diện các chất sinh học thuộc nhóm flavonoïdes và stéroïdes. Trong cây lược vàng Callissia fragrans có sự hiện diện của 2 chất flavonoïdes là kaempferol và kvartsetin trong cùng một cây. Kaempferol có tác dụng tăng độ bền của mạch máu, an thần chống viêm và lợi tiểu mạnh giúp cơ thể bài tiết những chất thải độc hại. Các chất trong nhóm những stéroïdes chứa trong Callissia fragrans cho những hiệu ứng tuyệt hảo.
Ứng dụng :
Theo truyền thống cây lược vàng được ứng dụng trong y học dân gian hiện nay để chữa trị :
- Viêm khớp,
- Viêm da, ( kết quả lành loét hút mủ ).
- Ngứa
Những bệnh ngoài da dùng như thuốc mỡ ( pommade ) hay dầu ( huile ) để thoa ngoài.
Những dung dịch trích trong alcool truyền thống dùng trong y học dân gian để :
- Tăng cường miễn dịch ,
- hạ huyết áp,
- giãm đau,
- Bệnh tuyến giáp trạng,
- Thuốc bổ gan
- Đau đầu,
-Tăng cường những quá trình trao đổi biến dưởng ( métabolisme ),
- Tạo sự khoan khoái thoải mái.
Trong y học dân gian :
- Dung dịch lá tươi được 3 tuần được dự trù dùng trong dầu olive hoặc thuốc mỡ chứa trong một chai đậm màu,
- Những lá tươiđọt nghiền nát ( bằng máy xay sinh tố ) với tĩ lệ 2 : 3 trộn với vaseline hay mỡ và lạnh, bảo quản trong nơi bóng tối.
Theo phương pháp y học dân gian Việt Nam :
- Có thể dùng lá tươi nhai, nấu uống. Dùng thân thái mỏng ngâm rượu khoảng 1 tháng. Ngay 3 chung nhỏ, uống trước bữa ăn.
- Lá và thân có thể phơi khô uống thế trà.
Giai thoại :
Theo hiện tượng hô hấp, tất cả các loài thực vật xanh đều hấp thu oxy và thải CO2 và hiện tượng lục hóa ngược lại hấp thu CO2 và thải O2. Nhưng sự hiểu biết trái với những ý tưởng  nhận được ở những thực vật sản xuất ra lượng quan trọng oxygène mà cây lược vàng không thải khí carbonique, như vậy người ta có thể đặt cây lược vàng trong phòng. Nhưng điều quan trọng cây lược vàng thường xuyên làm thoáng khí trong phòng.

Nguyễn thanh Vân