Tâm sự

Tâm sự

mardi 31 janvier 2012

Cần nước-Cần cơm-Cần ống - Chinesse celery- Japanese parsley

Japanese parsley - Chinese celery
Rau Cần nước-Cần cơm-Cần ống
Oenanthe javanica (Blume) DC.
Oenanthe stolonifera Wall.
Apiaceae
Đại cương :
Japon) Hokkaido, Honshu, Shikoku, Kyushu, Okinawa
(Nước khác) Russie, Chine, Coree, Philippines, Đài Loan, Việt Nam, Thaïlande, Lào, Malaisie, Indonésie, Nouvelle Guinée, Australie, Myanmar, Nepal, Inde, Pakistan
Tại Việt Nam, có 2 loại cần: một loài sống dưới nước ẩm và một loại sống trên cạn.
Rau cần nước Oenanthe javanica là một cây của giống thủy sinh nguồn gốc ở Đông Á. Cả hai đều có dược tính như nhau.
Trong khi những loài khác của cây cần nước rất độc , Cây cần nước Oenanthe javanica ăn được, và được trồng trong những nước như Việt Nam, Trung hoa, Thái Lan, Nhật Bản, Mả Lai, Đại Hàn ....., cũng như ở Ý, người ta trồng và phát triển vào mùa xuân ở Nhật Bản gọi là Seri セリ, ở Đại Hàn gọi Minari 미나리) được thưởng thức như rau xanh. Đây là một thành phần món ăn tượng trưng trong những lễ hội ở Nhật Bản, Nanakura-no-sekku.
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực vật :
Cỏ đa niên, cao đến 1 m, có chồi bò to,
Thân nằm, bọng tròn, không lông.
, mọc ở thân, phần trên cao, nhỏ lần, 1 – 2 lần kép, thơm, dạng có thể thay đổi, phiến lá răng cưa, không lông, bẹ ôm thân,
Cuống lá dài 5 – 10 cm, phiến hình trứng thuôn dài. Các đốt hình trứng hay quả trám 5 - 50 x 5-20 cm, có răng cưa.
Cụm hoa gồm những tán kép 3-5 cm, cuống tán 2-16 cm, ở ngọn rồi đối diện với lá, tia tán 6 - 16 ( không quá 30 ).
Hoa: cuống hoa 1,5 – 4 cm  hoa không tổng bao, cánh hoa 5, trắng hoặc màu hồng nhạt, hình bầu dục, xếp vào trong nên có dạng có thùy, tiểu nhụy 5.
Rể dạng sợi. Những rể có thể phát triển đạt đến 30 cm dài trong nước.
Trái tròn dài, cao 2 – 3 mm
Bộ phận sử dụng :
Thân lá và rể
Thành phận hóa học và dược chất :
Đơn vị tính bằng g hay mg / 100g chất dinh dưởng :
Lá rau cần là nguồn giàu những chất vitamines và những muối khoáng
Lá ( trọng lượng khô ) 
- 298 calories cho 100g
- Nước  0%
- Đạm Protéines: 19.9g;
- Chất béo Lipides: 3,2 g;
- Đường Glucides: 62.8g;
- Chất xơ Fibres: 12,8 g;
- Tro 14.9g;
Muối khoáng :
- Calcium: 1202mg;
- Phosphore: 585mg;
- Fer: 32mg;
- Magnésium: 0mg;
- Sodium: 192mg;
- Potassium: 4713mg;
- Zinc: 0mg;
Vitamines
- Vitamine A: 24mg;
- Thiamine (B1): 0.64mg;
- Riboflavine (B2): 2.34mg;
- Niacine: 10.6mg;
- Vit B6: 0mg;
- Vit C: 149mg;
- Phellandrene
Đặc tính trị liệu :
Toàn cây Rau cần nước :
- Lọc máu dépurative,
- Hạ sốt fébrifuge
- và cầm máu chỉ huyết hémostatique.
Phương cách nấu sắc dùng để chữa trị :
- Dịch cúm épidémie de grippe,
- Sốt fièvre
- và trạng thái khó chịu inconfort,
- Bệnh vàng da jaunisse,
- Tiểu ra máu hématurie
- và chảy máu métrorragies.
Hạt cần ta có chứa 3,5% tinh dầu .
Phương cách này, được pha loãng có hiệu quả chống lại những nấm gây bệnh.
Ngoài ra rau cần ta cò dùng để chữa trị :
- Viêm nhiễm đường tiểu,
- Rong kinh  menorrhagia
- và bạch đới leucorrhée.
Ở Thái Lan, quả được dùng làm thuốc trị ho.
Phương cách thuốc sắc ngày dùng 16-20g. Dùng ngoài tuỳ lượng giã tươi đắp.
Theo y học phương đông, rau cần ta có tính bình, có công dụng :
- Thanh nhiệt,
- Bổ máu,
- Thông đường ruột,
- Ho.
- Trị chứng xanh sao mất máu.
- Trị chứng tiểu đường
- Trị chứng huyết áp cao.
Trường hợp huyết áp cao hay ho lâu ngày theo phương thuốc hiện nay ở dân gian :
- Rau cần ta rữa sạch, giả nát vắt lấy nước uống, ngày 2 lần (sáng và chiều) trong 5-7 ngày,
hoặc uống với mật ong.
- Chữa đi cầu phân lỏng ở trẻ em :
Rau cần ta 40 g bỏ rễ, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống 2 lần trong ngày.
Chữa tiểu buốt, tiểu ra máu:
Rau cần ta cả rễ, để tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống hằng ngày, càng nhiều càng tốt.
Thực phẩm và biến chế :
Phần ăn được :
Dùng làm gia vị : Lá, rể, hạt.
Những lá non và những thân sử dụng sống hay chín.
Những lá cũng được dùng như một gia vị trong những món súp, canh, hay xào hoặc làm dưa ..v…v…Hương vị không phải không gợi lại hương vị của carotte và ngò persil.
Rể nấu chín được đánh giá cao ở Nhật bản.


Nguyễn thanh Vân

Rau Cần Tây - Célerie

Céleri - persil des marais
Rau Cần tây
Apium graveolens L.
Apiaceae
Đại cương :
Môi trường và nuôi trồng : Người ta tìm thấy rau cần tây ở trạng thái hoang dại, trên những bờ biển và trong các đầm lấy Tây Âu. Rau cần tây được trồng như rau xanh mùa đông : người ta gieo hạt vào mùa xuân và người ta thu hoặch giữa mùa hè đến mùa thu.
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực vật :
Cây thân thảo, hai năm ( bisannuelle), lưỡng tính, láng không lông, sáng bóng, đôi khi màu đỏ nhạt, mùi rất nồng, cây cao khoảng 30 – 80 cm.
Thân, bền vững, thẳng, rất phân nhánh, rỗng sốp, có rảnh sâu góc cạnh.
Lá mọc xen, cuống lá có bẹ to, có nhiều sóng, màu trắng, phiến lá xẻ thành hình tam giác có răng , không lông.
Cụm hoa chùm hình tán kép, mang 8 – 12 tán, mỗi tán mang 10 – 12 hoa, gắn ở ngọn hay bên, có cuống hay không cuống, không đều.
Hoa trắng, không tổng bao, cánh hoa 5, màu trắng, dài 1 mm, tiểu nhụy 5.
Trái, tròn, hình trứng, dài 1,5 – 2 mm, màu nâu, có 5 cạnh bên sườn nổ gồ lên.
Bộ phận sử dụng :
Hạt rau cần tây và đôi khi nhánh cần tây, rể và lá hay trái.
Thành phận hóa học và dược chất :
Thành phần sinh hóa chánh :
Dùng sắc ký khí Chromatographie phase gaz du lot ME085
Monoterpènes :
- limonène (73.14%),
- myrcène (1.14%),
- béta-pinène (0.79%),
- béta-caryophyllène (0.54%)
Sesquiterpènes :
- béta-sélinène (10.15%),
- alpha-sélinène (1.67%)
Phtalides :
- 4,5-dihydro-3-butyl-phtalide (5.72%),
- butyl-phtalide (2.09%)
Thành phần hóa học chánh :
- Tinh dầu ( 1,5 - 3 %) chứa  limonène ( 60 - 70 %),
- những phtalides
- và bêta-selinène,
- coumarines,
- furanocoumarines (bergaptène),
- flavonoïdes (apiine).
Thành phần hóa học trong lá rau cần :
- một hétéroside flavonique,
- một tinh dầu,
- bergaptène,
- mannitol.
Cây cần tây céleri chứa nhiều :
- vitamines : A, B, C và PP,
- cũng như những muối khoáng : brome Br, calcium Ca, đồng Cu, sắt Fe, iode, magnésium, manganèse, phosphore, potassium và sodium... và những tinh dầu cần thiết .
Rể rau cần có chứa một lượng nhỏ tinh dầu ..
Đặc tính trị liệu :
- Phấn kích,
- Trấn kinh
- Thuốc bổ tiêu hóa Tonique digestive,
- Làm dể tiêu hóa, làm nhuận trường,
- Khai vị ( kích thích sự thèm ăn tiết ra dịch vị và tiêu hóa )
- Kích thích và thoát thông những chất dư thừa tế bào gan và thận (kích thích, thoát thông và tan máu gan và thận )
- Thuốc an thần Sédative,
- Êm dịu, 
- Chống sự nhiễm sắc tố da
- Anti-pigmentaire : xóa những vết trên da, 
- Chống xung huyết tĩnh mạch.
- Ngộ độc thực phẩm và thuốc,
- Thống phong bệnh goutte,
- Giải độc thận ,
- Sự suy gan nhỏ,
- Xung huyết gan congestion hépatique,
- Đầy hơi flatulence,
- Hơi thở hôi,
- Vết ở da,
- Nốt ruồi taches de vin  
- Mất ngủ insomnies,
- Rối loạn thấn kinh, mệt,
- Trầm cảm état dépressif,
- Lo âu angoisse
- Suy tĩnh mạch varices,
- Trĩ ,
- Chống bệnh thấp khớp,
- Kích thích tình dục aphrodisiaques,
- Thuốc tống hơi carminatives,
- Lợi tiểu,
- Tái tạo muối khoáng cho cơ thể reminéralisantes,
- Thuốc bổ toniques...
Một khía cạnh khác ít được đề cập đến là đặc tính của cây rau cần « nhạy cảm ánh sáng » với tia bức xạ cực tím.
Lá rau cần tây có chứa chất furanocoumarins photoxique ( gồm chất psoralène và những dạng méthoxylées xanthotoxinebergaptène ). Một sự tiếp xúc lâu dài với cây tiếp theo sau đó phơi ngoài ánh mặt trời có thể gây ra tổn thương da.
Những chứng viêm da cấp tính tất cả đều được quan sát trên những người canh nông hay những người làm việc trong nghành công nghiệp chế biến.
Nguy cơ « nhiễm độc ánh sáng » sau khi uống thì có giới hạn. Tuy nhiên, đôi khi nguy hiễm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sau khi ăn rau cần tây célerie. Nguy cơ có thể bị phỏng nặng .
Mức độ nguy hiễm tùy thuộc vào lượng célerie tiêu thụ và chỉ số UV thời điểm lúc đó.
Célerie giàu chất nitrates, được chuyển  đổi thành nitrites nhờ những vi khuẩn trong miệng.
Sau cuộc thí nghiệm năm 2010, những nitrite này có liên quan đến sự giản mạch vasodilatation và loảng máu, giúp cải thiện lưu lượng máu trong một vài vùng nhất định trong nảo bộ, với thời gian.
Một liều lượng vùa đủ mỗi ngày có thể ngăn ngừa :
- chứng mất trí
- và suy giảm nhận thức bằng cách gia tăng lưu lượng máu trong vùng nảo.
Đặc tính lọc máu : Ngày nay người ta dùng hạt rau cần tây để chữa trị :
- bệnh thống phong goutte và một vài chứng thấp khớp,
- Loại bỏ những chất thải của thận và giảm độ acide trong cơ thể.
- Những hạt cũng chữa trị bệnh viêm khớp, giải độc cơ thể,
- và cải thiện sự lưu thông máu huyết trong bắp cơ và những khớp xương.
Tác nhân lợi tiểu : Hạt rau cần tây có tác dụng :
- nhẹ lợi tiểu
- và có hiệu quả lớn sát trùng,
- chống viêm bàng quang,
- khử trùng bàng quang và những đường ống tiểu tiện .
Thức uống bổ dưởng : Trộn, nước ép rau cần  và nước ép carotte, giúp chống nhiều bệnh mãn tính.
Những ứng dụng khác : Hạt chữa những bệnh phổi như hen suyễn, viêm phế quản và kết hợp với những cây khác giúp giảm chứng cao huyết áp.
Hiệu quả xấu và rủi ro :
- Đàn bà có thai
- và có vấn đề đường tiểu không nên dùng .

Nguyễn thanh Vân

dimanche 29 janvier 2012

rau răm - Renoué odorante

Reno odorante
Rau Răm
Polygonum odoratum Lour .
Polygonaceae
Đại cương :
Rau răm là một loài thực vật bò lan ở Đông Dương, những lá non ở ngọn được dùng trong nấu ăn và trong y học Châu Á.
Hương vị của rau răm gợi cho ta nghĩ đến những rau mùi như ngò và sả, đặc biệt nhất là khi người ta ăn sống. Thân có vị cay hơn lá. Nấu chín, rau răm có vị thơm cay kèm với thịt hoặc gà như nấu canh « canh gà rau răm ».
Trong tiếng Pháp, người ta tìm thấy danh từ “ bạc hà việt nam, menthe vietnamienne ”, húng quế trung quốc, hay renoué odorante.
Nhưng danh từ “ rau răm ” có nghĩa cỏ bạc hà việt nam ( phát âm như “jao jam” hay “zao zam” v…v…thông dụng như ở Anh chẳng hạn.
Rau răm mọc và phát triển trong mặt đất vườn, trong chậu ..v…v.., rau răm chịu đất ướt nhiều nước, mầu mỡ và chịu bóng râm.
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực vật :
Rau răm là một loại rau mùi sống lâu năm, nhưng trong những vùng lạnh giá băng thì người ta trồng hằng năm. Người ta nhân giống bằng cách giâm cành, thân bò rồi đứng, lá nhọn có vị cay và thơm, ( chất polygonom ), phát triển ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trong điều kiện khí hậu ấm và ẩm ướt. Trong những điều kiện thuận lợi, rau răm có thể phát triển lớn từ 15 đến 30 cm.
Vào mùa đông hay khí hậu quá cao rau có thể bị tàn rụi.
Lá, có phiến thon, lá rau răm, lá nguyên đơn, hình mũi giáo, được mang trên cuống hình chữ V hay chữ U ngược, không lông, phía trên chót lá có màu xanh đậm, có những bớt đậm đỏ nhạt ở giữa phiến, phía dưới cuống lá bao lấy thân tạo thành đốt.
Phát hoa , gié yếu, màu hường nhạt, lá đài 5, tiểu nhụy 3, noản sào không lông, vòi nhụy 3.
Quả, bế quả cao 1,5 mm.
Không nên lầm lẫn với “ sceau de Solomon hôi ” ( Polygonatum odorum ) thơm nhưng độc.
Bộ phận sử dụng :
Lá và thân
Thành phận hóa học và dược chất :
(J. of Essential Oil Research, 9, 603, 1997)
Tinh dầu của lá rau răm chứa:
Những aldehyde như:
- decanal (28%)
- và dodecanol (44%),
- cũng như alcohol decanol (11%).
- undécanal,
-  Z-3-Hexenal
Sesquiterpenes như:
- α-humulene
- và β-caryophyllene bao gồm khoảng 15% tổng lượng dầu.
Đặc tính trị liệu :
Theo các nhà nghiên cứu Việt Nam và y học dân gian, rau răm có vị đắng cay, không độc và có thể dùng làm thuốc giải độc thực phẩm.
Rau răm có thể được sử dụng để điều trị :
- viêm sưng,
- mụn trứng cá,
- chứng khó tiêu,
- đầy hơi,
- và đau bụng.
Hiệu quả trên sức khoẻ :
Cũng như trong nhiều dược thảo Việt Nam, rau răm được sử dụng để ức chế, đè nén sự ham muốn tình dục.
Trong ca dao Việt nam có câu « rau răm, giá sống », có nghĩa rau răm có khả năng làm giảm sự ham muốn tình dục trong khi giá sống có hiệu quả tác dụng ngược lại.
Nhiều tu sỉ Phật giáo, trồng và phát triển rau răm chung quanh khu vườn riêng của mình và ăn thường xuyên cũng là một bước hữu ích cho cuộc sống độc thân diệt dục của họ.
Hiệu quả xấu và rủi ro :
Làm tê liệt ruột và tử cung trụy thai, ức chế sự ham muốn tình dục.
Ứng dụng :
Cây rau răm, nhất là lá đã được xác định và công nhận với các món ăn đặc biệt việt nam không thể thiếu như :
- ăn sống với những món rau cải salade ( bao gồm salade thịt gà, thịt heo luộc ),
- món ăn mùa hè như gỏi cuốn,
- cũng như những món canh, canh chua gà …, bún thang,
- các món hầm, món kho như cá kho.
- cũng nên kể đến món ăn của người việt nam “ hột vịt lộn rau răm ”.
Trong món ăn của người Cambodge, lá rau răm được gọi là krasang tomhom và được sử dụng trong món súp, món ăn hầm, salade và những món tươi mát mùa hè như “ naem ”.
Ở Singapore và Mả lai, lá rau răm được cắt nhỏ là một gia vị thiết yếu của món “ laksa ”, một món súp cay vì có rất nhiều lá tên gọi “ Malay daun laksa ” gọi là “ lá laksa ”.
Tại Lào và một vài nơi ở Thái Lan lá rau răm được ăn với bò sống.
Ở Úc, cây rau răm được nghiên cứu điều tra như là một nguồn tinh dầu ( dầu kesom )

Nguyễn thanh Vân

mercredi 25 janvier 2012

Rau giấp cá hay diếp cá - Houttuynie

Hottonie, Houttuynie
Rau giấp cá – rau diếp cá
Houttuynia cordata Thunb.
Saururaceae
Đại cương :
- Houttunya , tên dùng để tặng cho nhà y sỉ tự nhiên học người Hòa Lan ở thế kỷ thứ XVIII è : Mr Houttuyn.
- Cordata : có nghĩa là lá có hình trái tim.
Cây Giấp cá Houttuynia cordata Thunb hay cây Caméléon đã được nổi tiếng ở Á Châu như là một dược thảo.
Dùng trong y học truyền thống Trung quốc và y học Ayurvédique khoảng 2500 năm, với nhiều hiệu quả và rất nhiều thí nghiệm khoa học hiện đại, dược tính của nó cũng đã được hỗ trợ bởi những thữ nghiệm lâm sàng khác nhau, được công bố trong những năm gần đây.
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc :
Rau diếp cá có nguồn gốc ở Nhật Bản, miền nam Trung Quốc và Đông Nam Á, rau diếp cá được du nhập vào Âu Châu vào khoảng 1920 trong bộ thảo tập Vườn Thực Vật Quốc Gia Anh Quốc. Kew garden.
Mô tả thực vật :
Cỏ đa niên, bao phủ trên đất môi trường ẩm ướt và lan rộng ra.
Thân cao 5 – 50 cm, không lông, có vị chua, mùi đặc biệt.Trong thời gian trổ hoa vào khoảng tháng 6, cây rau diếp có thể đạt đến 20-30 cm.
Lá  cuống lá có bẹ khoảng 1 – 4 cm, gân lá phát xuất từ đáy 5.
Gié hoa đối diện với lá, tập họp thành gié nhỏ gọn 1 – 3 cm với phía dưới 4 lá hoa dạng cánh hoa, màu vàng xanh. Những hoa rất nhiều được tập họp thành gié hình chóp, phía dưới có 4 lá hoa tựa như cánh hoa màu trắng ngà. Một tổng bao của hoa được hình thành bởi những lá nhỏ gọi là lá hoa, tạo thành như cắt ngang hoa.
Hoa đều, hoa trần, lưỡng phái, tiểu nhụy 3, noản sào thương, 1 buồng, 3-4 tiểu noản, đính phôi trắc mô.
Nang nhỏ, cho nhiều hột khi trưởng thành, nhỏ
 Sự phát tán nhờ hạt và bằng cách phân chia vô phái bởi những rể ngầm dưới đất.
Bộ phận sử dụng :
Thân, rể, lá.
Thành phận hóa học và dược chất :
- quercetin,
- isoquercetin
Hàm lượng hợp chất dể bay hơi trong rể , thân, và lá rau diếp cá ở Guiyang, Trung Quốc đã được nghiên cứu. Những thành phần bay hơi được dùng phương pháp « head space » phương pháp trích mùi thơm, bằng cách pha « microextraction SPME-HS và được phân tích bằng sắc ký hơi / quang phổ kế khối lượng GC/MS.
30 đã chất được xác định :
Từ rể rau diếp cá H. cordata : Những chất chánh là :
- ®-pinène (6,07%),
- Sabinène (4,01%),
- ¯-pinène (12,22 %),
- ¯- myrcène (9,19%),
- le D-limonène (4,92%),
- 2-Undécanone (33,11%).
- Acétate de bornyle (3,41%),
-  n-décanoïque (9,51%),
- và pentadécanoïque
- acide (6,70%), respectivement.
21 chất từ thân diếp cá H. cordata đã được xác định, những chất chánh thành phần là ::
- 2-undécanone (65,09%),
- acétate de bornyle (2,69%),
- n-décanoïque (12,26%),
- acide pentadécanoïque (1,73%),
- và acide hexadécanoïque (4,44%).
26 chất từ lá diếp cá H. cordata đã được xác định :
- sabinène
- ¯-myrcène
- 2-undécanone sont des composés importants avec 2,44%, 12,49% et 69,34%
Thành phần hoá học giữa thân, rể, lá của H cordata cho ta một nhận định rõ ràng là khác nhau.
Thành phần tinh dầu rau diếp cá cần thiết :
◦Kiểu mẩu Nhật Bản japonais : décanal, dodecanal et 2-hendecanone.
◦Kiểu mẩu Trung Quốc chinois : myrcène, 2-hendecanone, limonène et decanoyl acétaldéhyde
Đặc tính trị liệu :
Cây rau diếp cá Houttuynia Cordata Thunb đã được biết những đặc tính trị liệu sau :
- Lọc huyết dépurative : Làm sạch máu
- Lợi tiểu diurétique : Làm thoát tiểu dể dàng nhiều,
- Thông kinh emménagogue : Tạo điều kiện dể dàng thoát kinh,
- Hạ sốt,
- Hạ đường máu hypoglycémiante,
- Nhuận trường laxative.
Lá rau diếp cá được sử dụng trong những trường hợp sau : 
- Ho toux
- Kiết lỵ dysenterie (Viêm niêm mạc ruột)
- Việm ruột Entérites,
- Ung thư cancers
- Sốt,
- Những bệnh đàn bà, maladies féminines
- Loét dạ dày ulcères d’estomac
- Những bệnh về máu, maladies du sang
- Phổi và hệ hô hấp Poumons et Respiratoires
- hệ miễn dịch Immunité
- Vi khuẩn có hại đường ruột Bactéries néfastes des intestins
- Ngứa, kích thích da hay viêm da,
- Những vấn đề hệ sinh dục và niệu tiết,
- Bệnh trĩ Hémorroïdes
- Những vấn đề về da Problèmes de peaux
- Chứng bệnh béo phì Obésité
Và có những đặc tính trị liệu sau :
- Tăng cường hệ miễn dịch,
- Chăm sóc da,
- Giải độc antidote
- Là se da astringent ( se thắt những mô sống )
- Lợi tiểu diurétique,
- Kích thích những chất kháng sinh tự nhiên,
- Thuốc bổ tonifiant
- Sản xuát kháng thể production d’anticorps
- Tạo sinh khí cho cơ thể.
- Kháng khuẩn,
- Kháng khuẩn antibactérien
- Chất kháng viêm, tiêu viêm antiphlogistique
- Lọc máu dépurative
- mắt ophtalmique (được sử dụng ở Vietnam)
Toàn cây có những đặc tính :
- Lọc máu dépurative,
- Lợi tiểu diurétique,
- Thông kinh emménagogue,
- Hạ sốt fébrifuge,
- Hạ đường huyết hypoglycémiante,
- Nhuận trường laxative.
Bằng phương cách nấu sắc sử dụng trong nội cơ thể để chữa trị một số bệnh bao gồm :
- Ho,
- Kiết lỵ,
- Hạ đường huyết,
- Viêm ruột,
- Ung thư,
- và để chống lại chứng sốt.
Nước ép lá rau diếp cá là một dung dịch rất tốt để giải độc antidote và tác dụng se thắc. Người ta cũng dùng lá diếp cá tươi để nấu sắc décoction.
Dung dịch trích từ rể diếp cá  có tác dụng lợi tiểu và người ta dùng để bào chế một vài loại thuốc chữa trị cho các chứng bệnh đàn bà. (« Plantes Médicinales du Népal », Département de Médecine, 1993).
Rể rau diếp cá sản xuất các kích thích tố tư nhiên stérols, kích thích những chất kháng sinh tự nhiên .
Một hoạt chất được chiết xuất từ cây rau diếp cá để chữa trị viêm loét dạ dày (Chopra. R.N., Nayar. S.L. & Chopra. I.C. dans le « Glossaire des Plantes médicinales de l’Inde », Conseil Scientifique & de Recherche Industrielle, New Delhi, 1986).
Ứng dụng :
- Nói chung rau diếp cá là một thuốc bổ rất tốt.
- Hoạt động mạnh trên những chứng đau của hệ hô hấp, tất cả các loại vi trùng, vi khuẩn, nấm, và những loài ký sinh.
- Giúp đở gia tăng sản xuất kháng thể, những chất súc tác catalyse l’interféron.( Những  interférons (IFN) là những chất protéines (glycoprotéines của gia đình những cytokines) là một chất thiên nhiên của tế bào hệ thống miễn dịch ).
- Cải thiện sinh lý cơ thể bằng cách ức chế những mầm sản xuất ra chất độc.
- Gia tăng sinh khí cho cơ thể,
- Cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường cơ thể trước những tác nhân bên ngoài,
- Tham gia kiển soát những vi khuẩn có hại của đường ruột,
- Giảm kích thích ngứa hoặc đau hay viêm những mô, nhất là đường tiêu hóa,
- Đề nghị trong những rối loạn hệ sinh dục - tiểu tiện ( niếu sinh dục )
- Bảo vệ những màng nhày hệ tiêu hóa và hệ niếu sinh dục.
- Cải thiện trên bình diện sinh học trong trưòng hợp nhạy cảm với dị ứng.
- Đề nghị trong những vấn đề liên quan đến da và bệnh trĩ,
- Giảm chứng hôi miệng ( hơi thở hôi ).
Theo đông y, giấp cá vị cay, hơi lạnh, hơi độc, vào phế kinh. Có tác dụng tán nhiệt, tiêu ung thũng, dùng chữa phế ung, ngoài dùng chữa ung thũng, trĩ, vết lở loét.
Các hoạt chất trong giấp cá là quercetin, isoquercetin có tác dụng lợi tiểu mạnh, đồng thời có tác dụng làm vững bền mao mạch. TInh dầu dấp cá có tác dụng kháng viêm, khánh khuẩn mạnh.
Chữa trĩ:
Rau diếp cá 6-12 g, sắc lấy nước xông và rửa vùng bị trĩ. Kết hợp ăn sống lá giấp cá trong bữa ăn. Đặc biệt khi kết hợp với Mg (có tác dụng nhuận tràng) sẽ giúp hạn chế táo bón là căn nguyên của căn bệnh trĩ. Rất hiệu quả trong bệnh Trĩ, có thể dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Trĩ sưng đau:
Lá diếp cá nấu nước xông, khi nước chỉ còn ấm thì dùng để rửa, rồi lấy bã đắp vào chỗ đau. Nếu trĩ ra máu, lấy lá diếp cá, bạch cập phơi khô, tán bột. Ngày uống 6 - 12 gr, chia làm 2 - 3 lần.
Chữa sưng tắc tia sữa:
Rau giấp cá 20g, táo đỏ 10g, sắc với 600ml nước còn lại 200ml, thuốc chia 3 phần uống hết trong ngày.
Chữa đái buốt:
Rau giấp cá 50g, rau má tươi 50g, rau mã đề tươi 50g vò nát trong nước, sau gạn lấy nước trong uống, ngày 1-2 lần.
Chữa sốt xuất huyết:
Rau giấp cá,rau ngót, lá cỏ mực mỗi thứ 100g, sắc lấy nước đặc uống trong ngày.
Chữa viêm tuyến sữa:
Rau giấp cá và rau cải trời mỗi thứ 30g, giã nát thêm chút nước, vắt lấy nước cốt uống, còn bã chưng nóng với giấm rịt vào chỗ vú sưng đau. Ngày 1-2 lần.
Đái rắt, đái buốt:
Diếp cá 20 gr, rau má 20 gr, mã đề 10 gr. Dùng tươi giã nát, gạn uống.
Sốt nóng ở trẻ em:
Lá diếp cá 8 gr, củ sả 6 gr, quả xuyên tiêu 2 gr. Tất cả giã nát, thêm nước, gạn uống, bã đắp vào thái dương.
Chữa sởi:
Diếp cá 16 gr, rau đậu 16 gr, đậu chiều 12 gr, cam thảo đất 12 gr. Tất cả phơi khô, thái nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày. Thuốc chủ yếu làm cho sởi phát ra ngoài.
Trung Quốc, người ta nhổ cây giấp cá vào mùa hè và thu hoạch rửa sạch rồi phơi khô. Nó là mát (theo Hu), tán ứ (Kariyone & Kimure).
- Dùng bên ngoài trị ung nhọt, sưng, vết thương da lở (Roi),
- đắp bó làm xương gãy mau lành (Cheo).
- Nấu giấp cá với thịt heo uống vào mùa xuân để xổ lãi (Hu).
- Lá giấp cá sắc nước rẩy để cây bông vải, lúa kiều mạch khỏi bị dòn úa (Trung Quốc thổ nông dược chí).
Giấp cá theo dân Đông Dương tin tưởng và kinh nghiệm dùng nhiều thế kỷ là có tính dược mát, tán khí, trị kiết lị, sởi.
- Nghiền nhỏ lá đắp vào các chỗ bầm dập và trên mí mắt trị đỏ mắt (Faucaud),
- lá còn trị mề đay (Pételot).
- Hoa giấp cá dùng để trục hài nhi chết trong bụng (Loureirs, Crevast và Pételot).
Hiệu ứng xấu :
- Những người nguyên khí hư, có chứng đau chân không nên dùng.
- Những người không phải thấp nhiệt và sang độc cũng không nên dùng.
Thực phẩm và biến chế :
Cây rau diếp cá, nổi tiếng trong những món ăn Á Đông, và đặc biệt hơn lá rau diếp với lá có dạnh hình trái tim, một hương vị thơm hơi cay với một chút hương chanh.
Lá rau diếp Houttuynia cordata được dùng với salade, với cá, món ăn chiên, cuốn…..và một số món ăn chế biến Á Đông.
Mặc dù hương vị đặc biệt của lá diếp cá có thể làm khó chịu, hương vị của diếp cá cung cấp không rau nào sánh kịp. Ngoài ra rau diếp cá có thể ăn sống rất tốt, chung với tất cả các loại rau cỏ khác mà người ta gọi « cỏ cuốn rau ».
Ở Việt Nam, rau diếp cá là loại rau không thể thiếu trong những món ăn đặc biệt theo từng mùa, như mùa xuân, những thức ăn tươi mát như gỏi cuốn, bánh xèo hay chả giò, nếu thiếu thì món ăn mất đi hhương vị đặc biệt của món ăn.


Nguyễn thanh Vân