Tâm sự

Tâm sự

jeudi 29 novembre 2012

Cây Bông dừa - Pervenche de Madagascar


Pervenche de Madagascar
Rose periwinkle
Cây Bông dừa - dừa cạn
Catharanthus roseus (L.) G. Don
Apocynaceae
Đại cương :
Catharanthus roseus, thông thường được biết dưới tên như Pervenche de Madagascar, là một loài của giống Catharanthus bản địa và đặc hữu của Madagascar.
Những tên khác thỉnh thoảng cũng được sử dụng như Cape pervenche, rose pervenche, pervenche, và «vieille fille». Việt Nam tên gọi cây bông dừa hay dừa cạn.
Loài này đặc hữu của Madagascar, phát triển tốt trên những vùng ngập nước, vủng khô cằn, hầu như từ mực nước biển lên đến 1500 m. Cây được tìm thấy ở vùng đồng bằng, cây trồng, trong rừng, bên ven đường ….
Hiện nay người ta trồng canh tác và tịch hóa trong vùng nhiệt đới.
Catharanthus roseus được dùng trong y học truyền thống ở các khu vực trên thế giới nơi đây đã có một lịch sử phát triển.
Pervenche de Madagascar, tên thông thường dược thảo hay cây cảnh, đã chỉ rỏ nơinguồn gốc loài của cây.
Cây bông dừa có một lịch sử sử dụng trong y học truyền thống ayurvédique Ấn Độ, y học cổ truyền Trung hoa và những hệ thống chữa bệnh khác.
Khoa học y học phương Tây, bắt đầu nghiên cứu Catharanthus roseus và trích xuất của cây từ thế kỷ 20 è, đã tìm thấy nhiều hợp chất lợi ích trong phép chữa trị bện ung thư.
Tất cả những bộ phận của cây đều được sử dụng trong dược thảo liệu pháp trong khu vực, bao gồm rể sấy khô, lá, hoa và thân.
Chất alcaloïdes dùng trong y học hiện đại là những trích xuất của cây nguyên được sấy khô.
Để giúp bảo vệ thực vật trong thiên nhiên, cây bông dừa được trồng để sử dụng làm thuốc tại nhiều vùng trên thế giới.
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc : Madagascar
Mô tả thực vật :
Cây thân tiểu mộc nhỏ hay là thân thảo, thường xanh, có mùi khó chịu, có thể đạt đến 1 m cao.
, nguyên, xếp từng cặp mọc đối, hình bầu dục hay hình trứng thuôn dài, 2,5 đến 9 cm dài và 1 -3,5 cm rộng, màu xanh lá cây sáng, không lông, với hệ thống gân lá xanh lợt và một cuống lá ngắn khoảng 1 đến 2 cm.
Hoa, màu trắng, màu hồng đậm với trung tâm sậm tối, mọc thành cặp ở nách lá, vành đỏ hay trắng có đóm hay không, với một ống ở phần dưới 2,5 đến 3 chiều dài và một vành hoa, phần ống rất hẹp khoảng 20 đến 30 mm, 2 đến 5 cm đường kính, với 5 thùy mở rộng, dạng cánh hoa. Tiểu nhụy gắn ở phần trên của ống vành, tâm bì rời ở noản sào
Phát hoa kéo dài trong năm.
Trái từng cặp manh nang 2 (đặc tính của họ Apocynaceae ), có lông, dài từ 2 đến 4 cm và rộng 3 mm.
Hạt, nhiều đen, không lông mào.
Bộ phận sử dụng :
Lá, hoa và rể
Thành phần hóa học và dược chất :
● Những bộ phận trên không của cây bông dừa Catharanthus roseus  chứa :
- 0,2 đến 1 % chất alcaloïdes.
Những hợp chất lợi ích cho những dược sỉ là những chất alcaloïdes được hình thành bởi ghép  2 alcaloïdes đơn phần monomères :
- un indole
- và một dihydroindole.
Người ta đã phân lập khoảng 71 alcaloïdes khác nhau như là :
● Vỏ rể:
- vincaline I & II;
● Rể :
- vinblastine hay vinleukoblastine (VLB),
- vincristine hay vinleurocristine (VCR),
( vincristine, được dùng trong hoá trị liệu pháp cho bệnh ung thư ).
- ursolic acid,
- oleanolic acid,
- ajmalicine,
- alstonine;
● Thân cây:
- vinca rodine,
- vincoline,
- vinamidine,
- leurocolombine,
- vincathicine,
- vincubine;
● Lá Catharanthus roseus :
- leurosine,
- vindoline,
- catharanthine,
- lochnerine,
- tetrahydroalstonine,
- roseoside,
● Tinh dầu hạt :
- vincedine,
- vincedicine,
- tabersonine.
Ngoài ra còn có những chất :
- leurosidine,
- leurisidine
- réserpine,
- Ibogaïne,
- yohimbine,
- raubasine,
- serpentine
Rosinidin là một anthocyanidin, một chất màu được tìm thấy trong hoa của catharanthus roseus.
Vinca-alcaloïdes là những chất :
- chống sự phân bào anti-mitotique ,
- và là yếu tố chống thành hình vi quản anti-microtubules. ( Những “ ống rất nhỏ vi quản ” là những sợi, thành phần cấu tạo của tế bào xương, đồng nghĩa với vi sợi microfilaments actine và vi sợi trung gian filament intermédiaires.
Vi quản có đường kính klhoảng 25 µm và một chiều dài biến đồi do sự năng động của nó ( liên quan đến chức năng của tế bào ). Vi quản có liên quan đến sự hình thành của tấm xích đạo ( biểu thị bộ nhìễm sắc thể xếp trên một mặt phẳng xích đạo trong giai đoạn métaphase ) và chuyển cực nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào. ).
▪ Hiện tại, người ta đang chế tạo tổng hợp những hợp chất và sử dụng như :
- thuốc trị bệnh ung thư.
- và những thuốc ức chế miễn nhiễm immunosuppresseurs.
▪ Những hợp chất là :
- vinblastine,
- vincristine,
- vindésine
- và vinorelbine.
Chiết xuất từ cây bông dừa Catharanthus roseus  và dẩn xuất của nó, như là :
- vinpocetine, cũng được sử dụng như thuốc nootropiques.
● Trong lá cây bông dừa Catharanthus roseus chứa đến 6% yohimbine .
Mặt khác trong lá cũng rất giàu chất :
- acide-phénols (96 % d’acide caffeoylquinique)
- và flavonoïdes.
● Rể khô có chứa chất ajmalicine, là phân tử chống lại huyết áp anti-hypertensive, dùng cải thiện chức năng nào cho những người cao tuổi.
Đặc tính trị liệu :
► Thân cây bông dừa sản xuất chất nhựa sữa, là nguồn gốc của hơn 70 chất alcaloïdes khác nhau.
▪ Hai trong số các loại thuốc chống ung thư được phổ biến đi từ cây bông dừa là chất  vincristinevinblastine.
- vincristine được dùng trong chế độ hóa trị liệu pháp chimiothérapeutique cho bệnh ung thư hạch Hodgkin,
- trong khi vinblastine dùng cho bệnh bạch huyết trẻ em.
► Trong dược điển truyền thống, rể cây bông dừa Catharanthus roseus và lá được dùng như thuốc :
- trừ giun sán vermifuge,
- lợi tiểu diurétique,
- chống sốt rét antipaludique,
- bệnh tiểu đường diabète,
- suyễn asthme,
▪ Dùng bên ngoài cơ thể để chữa trị những vấn đề về da như là :
- vết bầm ở da contusions,
- ứ máu dưới da ecchymoses,
- vết thương plaies,
- lác hắc lào dartres
- và loét ulcères,
- cầm máu stopper les hémorragies.
- và làm dịu những vết cắn của côn trùng như là con ong guêpes.
▪ Lá của cây bông dừa  Catharanthus roseus có đặc tính cho tâm thần psychotropes được dùng để chữa trị :
- bệnh trầm cảm dépressions
- và suy nhược thấn kinh neurasthénies.
● Vào năm 1952, đã khám phá những đặc tính như :
- giãn mạch vasodilatatrices ( do những chất ajmalicine, lochnerine và serpentine ),
Ngày nay những phân từ tổng hợp đã được bào chế để chữa trị một số những rối loạn liện quan đến :
- quá trình lão hóa não sénescence cérébrale
- chủ yếu là thuốc như giãn mạch cho động mạch vành vasodilatateurs pour les coronaires.
● Khoảng năm 1974, khám phá alcaloïdes có đặc tính như  :
- chống sự phân bào antimitotiques
- và chống khối u antitumorales,
Người ra tái tạo ( phân tử tổng hợp ) bởi những ngành công nghệ dược phẩm để tham gia trong thành phần thuốc để chữa trị :
- chống ung thư anticancéreux ( ung thư tế bào máu, ung thư vú, và ung thư phổi )
- để chống bệnh bạch huyết ( do chất vincristine, leurosine leurisidine )
- và chữa trị bệnh Hodgkin ( chất vinblastine).( bệnh Hodgkin là một ung thư hệ bạch huyết, một dạng của ung thư hạch đặc trưng bởi sự hiện của những tế bào lớn không như những tế bào điển hình )
Hoa bông dừa Catharanthus roseus cũng được dùng để chữa trị :
- bệnh suyễn asthme
- và lượng hơi khí trong người dư thừa gaz en excès.
▪ Trong phép chữa trị truyền thống khác, căn bản là cây catharanthus roseus được sử dụng để :
- đau bụng kinh nguyệt règles douloureuses,
- bệnh lao tuberculose,
- và bệnh thấp khớp rhumatismes.
Mặc dù cây bông dừa chứa một số hợp chất độc hại, cây vẫn được sử dụng do :
- tác dụng chống ung thư effets anticancéreux,
► Catharanthus roseus đã sử dụng nhiều năm như là thuốc dân gian, nhưng đã được công nhận bởi các bác sỉ phương Tây vào năm 1950 và đạt được sự quan tâm của công nghệ dược phẩm, những alcaloïdes vincristinevinblastine từ nhựa cây đã cho thấy một chữa trị có hiệu quả đối với những bệnh :
- bện ung thư hạch cancer lymphome,
- bệnh bạch huyềt leucémie,
- bệnh vú sein
- bệnh phổi poumon,
- bệnh ung thư hạch Hodgkin,
- tiẻu đường diabète,
- bệnh thấp khớp rhumatisme,
- rong kinh ménorragie,
- và huyết áp yếu faible la pression artérielle.
- bệnh ung thư bạch huyết cầu  leucémies lymphoblastiques
- và néphroblastomes. ( hoặc khối u Wilms là một khối u ác tính của thận phát triển từ các mô theo cấu trúc phôi. Đây là ung thư thận phổ biến nhất ở trẻ em )
► Hoạt động dược lý :
- hoạt động chống đường máu cao Activité Antihyperglycemic,
- hoạt động chống giun sán Activité Antiascariasis,
- chống viêm sưng Anti-inflammatoire,
- chống sốt rét Antipaludique,
- chống phân bào Antimitotique,
- kháng khuẩn Antibactérien,
- chống đường máu cao Antihyperglycémiant,
- chống huyết áp cao Antihypertenseur,
- Chống cholestérol cao Antihypercholestérolémiques,
- chống sự đột biến Antimutagène,
- chống lợi tiểu Antidiurétique,
- kháng nấm Antifongique,
- chống co thắt Antispasmodique,
- chống khối u Antitumorale,
- gây độc tế bào Cytotoxique,
- Thuốc chống ung thư Médicament contre le cancer.
Kinh nghiệm dân gian :
Cây bông dừa là cây thuốc hiếm đã tìm thấy trong dược điển dân gian trước Jésus-Christ 2è
● Trong y học truyền thống ayurvédique, và những hệ thống y học khác, những lá, hạt, hoa và rể Catharanthus roseus được dùng để chữa trị :
- bệnh bạch huyết leucémie,
- bệnh tiểu đường  diabète,
- và bệnh rong kinh nguyệt ménorragies.
● Tại Ấn Độ, dung dịch của những lá  dùng chữa trị :
- những vết thương bên ngoài blessures externes.
● Trong y học truyền thống Trung hoa, dung dịch trích của cây bông dừa Catharanthus roseus được dùng để chữa trị nhiều bệnh, bao gồm :
- bệnh tiểu đường diabète,
- bệnh sốt rét paludisme,
- và bệnh Hodgkin.
- những vết cắn côn trùng, giảm đau nhờ dùng dung dịch ép từ lá.
● Trong Caraïbes sử dụng thảo dược bao gồm nước ép của hoa cây bông dừa như là thuốc nhỏ mắt cho trẻ em sơ sinh ( cẫn thận dùng cho mắt rất nguy hiễm ).
Hiệu quả xấu và rủi ro :
● Cây bông dừa catharanthus roseus có thể nguy hiễm nếu người ta dùng bằng đường miệng cho vào cơ thể. Nó có thể cho một :
- ảo giác hallucinogène,
- vì hầu hết những phân tử có một hoạt động chống ung bướu antitumorale, những alcaloïdes binaires của cây bông dừa có một chất độc cao.
Những chiết xuất của cây không phải là không có tác dụng phụ, tuy nhiên, trong đó bao gồm chứng rụng tóc.
Ứng dụng :
vinblastine và vincristine, là những hoạt chất chánh, chiết xuất từ cây  bông dừa tác dụng chữa trị :
- bệnh bạch huyết cấp tính leucémies aiguës
Cũng có những đặc tính :
- yên tĩnh tranquillisants,
- và an thần sédatifs.
- chống sự phân bào còn gọi chống sự phân hữu ty anti- mitotiques,
- để chế tạo những thuốc chống ung thư,
- nhất là ung thư hạch ( hodgkiniens và không hodgkiniens)
● Hoa : Chất vincristine là một alcaloïde trích từ hoa bông dừa.
được dùng trong giới hạn lý do là tác dụng độc tính, trong số đó bao gồm ảnh hưởng gây độc  vào hệ thần kinh.
● Vỏ của rể chứa chất alstonine alcaloïde, dùng truyền thống có tác dụng :
- êm dịu
- và có khả năng giảm áp suất động mạch .pression artérielle.
● Gần đây hơn, dung dịch trích cây bông dừa đã cho thấy có thể có hiệu quả trong chữa trị những loại khác :
- bệnh ung thư bạch cầu cấp tính leucémie aiguë lymphoblastique,
- bưới nham tế bào mềm sarcomes des tissus mous,
- ung thư dạng tủy myélome multiple,
- khối u thần kinh neuro blastome,
- ung thư da  cancer de la peau,
- ung thư bạch huyết cancer de la lymphe,
- ung thư vú cancer du sein
- và bệnh ung thư hạch Hodgkin.
- bệnh tiểu đường diabète
- và bệnh sốt rét paludisme.
- huyết áp động mạch cao haute pression artérielle,
- bệnh suyễn asthme,
- táo bón constipation,
- và những rối loạn kinh nguyệt troubles menstruels.
Thật vậy, cây bông dừa Catharanthus roseus có một lịch sử cận đại, thành công trong vấn đề nghiên cứu y học chống ung thư nguồn gốc từ thiên nhiên.
► Chất vinblastine và vincristine là những alcaloïdes cũng được áp dụng bằng phương pháp trị liệu tiêm thuốc  vào mạch máu, bào chế dưới dạng sulfate. Dung dịch này sẻ gây “ tử vong ” nếu dùng dưới bất cứ dạng nào khác và có thể là nguyên nhân kích ứng nhiều dưới mô khi bị rỉ ra ngoài mạch máu.
Mặc dù những hợp chất rất giống nhau trong cấu trúc và cùng một hành động căn bản, chúng có những tác động rõ ràng khác nhau trên cơ thể.
● Rất thường sử dụng trong chữa trị các loại ung thư sau :
● Cây bông dừa Pervenche de Madagascar chứa dồi dào những chất độc thực sự và có ích :
Những lá đôi khi người ta dùng để hút ( nhưng nguy hiễm ) do hiệu ứng ma túy của nó.


Nguyễn thanh Vân

dimanche 25 novembre 2012

Cây kế sữa - Chardon-Marie - Milk thistle


Milk thistle - Chardon-Marie
Cây kế sữa
Silybum marianum (L.) Gaertn
Asteraceae
Đại cương :
Cây Chardon-Marie (Silybum marianum) là một cây toàn thân lá hoa có gai thuộc họ Asteraceae, chỉ biết hiện diện với một loài ( có tác giả khác cho một loài thứ hai Silybum eburneum ). Cây kế sữa rất dể nhận nhờ ở lá màu xanh nhạt, tươi và có nhiều gai như cẩm thạch trắng. Đặc biệt cây thường mọc nơi khô và nắng, tính chất đất acide. Cây kế sữa rất phổ biến trong vùng Địa trung hải, hầu như cây không thấy ở phía bắc của sông Loire ( ngoại trừ bờ biển Đại tây dương ), nhưng không quá 700 m độ cao.
Tên đồng nghĩa khác : Cirsium maculatum Scop., Silybum marianum var. longispinum Lamotte, Carthamus maculatus (Scop.) Lam., Carduus mariae Crantz, Silybum maculatum Moench, Silybum mariae (Crantz) Gray, Mariana maculata Samp., Mariana lactea Hill, Mariacantha maculosa Bubani, Carduus versicolor Salisb., Carduus marianus L., Carduus lactifolius Stokes, Việt Nam tên gọi Cây kế sữa, do đặc tính thân cây cắt ngang tươm chất mủ trắng như sữa và hoa đầu như chùm tóc ( kế = theo hán việt tự điển Đào duy Anh, tạm giải thích ), có gai ( thuật ngữ Chardon và Thistle chỉ cây có nhiều gai ) thành tên cây Chardon-Marie.
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực vật :
Cây sống 2 năm, đôi khi hằng năm ở những xứ lạnh, thân bụi, kích thước lớn, thường vượt quá 1 m, khoảng 50 cm đến 2 m, thẳng, thân không cánh .
, lớn, màu xanh vàng lợt, bóng láng, lá có thùy chân vịt và dợn sóng, bìa lá có răng gai cứng nhọn vàng. 
Những lá ở dưới có cuống, xếp dạng hoa hồng, rất lớn (đến 40 cm ). Lá phía trên nhỏ và hẹp hơn, bẹ bao lấy thân. Tất cả hiện diện ở mặt chính có nhiều gân trắng, cho ta một ấn tượng lá có màu sữa.
Hoa, hoa đầu, 4 đến 8 cm, thường đơn độc, có thể tập hợp thành nhóm hoa, ở ngọn cây. Bao chung quanh bởi những lá bắc, uốn cong, đỉnh ngọn lá bắc có gai nhọn, mỗi lá bắc, chính bìa lá có gai nhỏ.
Những hoa nhỏ, hình ống, 5 thùy, màu tím tím.
Hạt, bế quả , sáng bóng, màu đen hoặc có vằng màu vàng.
Hoa nở vào cuối mùa xuân.
Bộ phận sử dụng :
Thân, rể, lá, hoa
Thành phần hóa học và dược chất :
► Vào năm 1968, người ta phân lập từ cây :
Flavonolignanes trách nhiệm về những hoạt động y dược ( hỗn hợp những dẫn suất của flavanoniques gọi là silymarine, 1,5 đến 3 % chât thuốc ), những hợp chất phần lớn là :
- silybine,
- silychristine
- silydianine,
- và một số dẫn suất của nó.
Được cho một tên  silymarine và từ đó được xem như là một hoạt chất trách nhiệm của những hiệu quả chữa bệnh của cây kế sữa  Chardon-Marie .
Người ta tìm được chất silymarine trong tất cả các bộ phận của cây, nhưng đặc biệt tập trung nhiều trong hạt trưởng thành.
Trong hầu hết các thử nghiệm lâm sàng, người ta dùng chiết xuất tiêu chuẩn có nồng độ 70% đến 80% chất silymarine.
Những chiết xuất của Chardon-Marie là một đề tài nghiên cứu lâm sàng, nhất là những sản phẩm Legalon®, được bào chế bởi công ty Đức .
Flavonoïdes :
- Quercétol
- Taxifoline
- Dihydrokaempférol
- Apigénine
- Naringine
- Eriodyctiol
- Chrysoériol
- dẫn xuất phénoliques
Tocophérolstérols :
- campestérol,
- sitostérol,
- stigmastérol
- 20 à 30 % chất béo lipides,
-chất đạm protéines,
- đường sucres
▪ Người ta cũng tìm thấy những vi lượng oligo-éléments :
- lưu huỳnh souffre S,
- sắt Fe,
- những acides aminés
- cũng như những vết của albumines
- và chất béo lipides.
▪ Chardon-Marie giàu các hoạt chất sinh học :
- lượng cao những acides béo cần thiết ( như acides linoléique và linolénique, …),
- caroténoïdes,
- những vitamines (A, B, E, K),
- và chất chống oxy hóa anti-oxydants.
► Trong những hạt  akènes người ta tìm thấy :
▪ chất béo lipides (20 đến 30%) những acides béo là :
- oléique,
- palmitique,
- myristique,
- stéarique
▪ đường sucres
▪ và chất đạm protéines
▪ đặc biệt là chất flavonoïdes (flavolignanes) : những dược sĩ đã phân lập :
- silymarine, một hỗn hợp những thành phần mà chất quan trọng nhất dường như là silybine
▪ những flavonoïdes đơn giản :
- quercétol,
- taxifoline
▪ người ta đôi khi cũng kể đến dẫn xuất của chất bétaine.
► Tinh dầu chardon-Marie Các đặc tính trị liệu và tính dự phòng cao của hạt chardon liên quan đến những chất hiện có :
- chất diệp lục tố chlorophylle,
- caroténoïdes,
- tocophérols,
- một hợp chất phức tạp acides béo polyinsaturés (vitamine F).
Đặc tính trị liệu :
Cây kế sữa chardon-marie là một cây chữa bệnh trong trường hợp :
- đau nhẹ douleurs légères,
- rối loạn hệ tiêu hóa troubles digestives,
- rối loạn mật trouble biliaire,
- và chữa lành nhiều bệnh.
● Những flavonolignanes là chất :
▪ Bảo vệ gan đối diện với những độc hại cho gan, ngăn ngừa và chữa trị gan bị nhiễm độc bởi chất :
- tétrachlorure de carbone,
- galactosamine,
- và chất phalloïdine.
● Chất silymarine hoạt động bởi cơ chế :
- Silymarine là một chất làm ổn định màng tế bào ( ức chế những hệ thống vận chuyển của màng tế bào gan hépatocyste ).
- tạo sự khó khăn hơn cho sự hấp thu những chất độc hại.
- ức chế chất peroxydation của chất béo lipides,
- và gia tăng sự hấp thu những gốc tự do được sản xuất bởi những chất độc gan hépatotoxique .
- Silymarine góp phần duy trì lượng gluthation, trách nhiệm giải độc cho gan.
- giảm sự gia tăng men gan transaminasesphosphatases alcalines,
- kích thích hoạt động của phân hóa tố polymérase A, do đó gia tăng tổng hợp những acides nucléiques ribosomaux và số lượng của các ribosomes ( là một hợp chất phức tạp ribonucléoprotéine, để nó hợp chất protéin với nhiễm thể DNA trong nhân tế bào ) trong những tế bào gan.
- Cây chardon- marie nhiều chất galactogène hơn và chống trầm cảm hơn.
● Trong phòng thí nghiệm in-vitro chất silymarine và thành phần của nó hoạt động hơn chất silybine :
▪ bảo vệ tế bào gan chống lại những chất độc cho gan hépatotoxique thí dụ như :
- tétrachlorure de carbone,
- acétaminophène,
- toluène,
- xylène,
- những chất độc của nấm Amanites ( nhất là amanites phalloïde ),
- aflatoxines,
▪ chống oxy hóa, nhặt rát những gốc tự do, ức chế chất peroxydation của những chất béo lipide, tác dụng bảo vệ cho màng tế bào có nhiều chất lipide.
▪ đồng thời người ta kể đến, cũng có thể bảo vệ tế bào nhu mô thận parenchyme rénal.
● Trong cơ thể , ở động vật và ở người :
▪ người ta tìm thấy tác dụng “ bào vệ gan ”.
▪ có thể ngừa chống với các chất gây ung thư carcinogènes ( chất gây sự xuất hiện của ung thư hay bệnh bạch huyết ) bao gồm những chất aflatoxines ( là mycotoxine, chất độc sản xuất bởi những nấm và gây ra những bệnh ung thư khác của gan )
▪ một tác dụng chống anti-lipidémique trung bình : với giảm hạ sự tổng hợp chất cholestérol nội sinh ( endogène ) của gan.
▪ một sự giảm nhẹ ảnh hưởng của bức xạ ion hóa ( radiations ionisantes )  phát ra bởi những chất phóng xạ radioactives ( như chiếu xạ, chữa bệnh ung thư ) hay những bức xạ rayons ( thí dụ như tia X và tia cực tím UV )
 Toàn cây kế sữa chardon-marie có tính chất :
- làm se thắt astringent,
- vị đắng amer,
- thuốc lợi mật cholagogue,
- làm đổ mồ hôi sudorifique,
- lợi tiểu diurétique,
- làm cho mửa để rửa ruột émétique,
- dịu đau trấn thống emménagogue,
- trị gan hépatique,
- chất kích thích stimulant,
- thuốc dể tiêu stomachique,
- thuốc bổ tonique .
● Cây kế sữa chardon-marie được dùng trong nội cơ thể để chữa trị :
- bệnh về bàng quang vessie,
- bệnh gan foie,
- và bệnh về túi mật,
- bệnh vàng da jaunisse,
- bệnh xơ gan cirrhose,
- viêm gan hépatite,
- bị nhiễm độc intoxication.
Cây kế sữa Chardon-marie được thu hoặch hoa và sấy khô, để sử dụng về sau.
● Silymarine, chiết xuất của hạt.
▪ hoạt động trên những màng của tế bào gan để ngăn chận :
- sự xâm nhập độc tố siêu vi khuẩn virus.
- và những thành phần hợp chất độc hại khác.
- và ngăn chận những thiệt hại cho các tế bào.
▪ Silymarine cũng cải thiện đáng kể sự tái sinh gan trong những trường hợp :
- viêm gan hépatite,
- xơ gan cirrhose,
- bị ngộ độc bởi độc tố nấm empoisonnement aux champignons,
- và những bệnh gan khác .

Sử dụng điều trị :

Cây kế sữa : là một cây tuyệt diệu trong lãnh vực chữa trị những bệnh về gan. Ngay cã những trường hợp nghiêm trọng.
Có lẽ không có cây nào được biết đến hiện nay có đặc tính và bất kỳ loại thuốc hiện tại có thể có được kết quả cho bởi một sự chữa trị với cây kế sữa chardon-marie.
● Những nghiên cứu gần đây cho phép xác định hiệu quả của cây trong những trường hợp :
- ngộ độc gan bởi alcool,
- và những chất độc khác.
● Chardon-marie thúc đẩy :
- sự bài tiết mật sécrétion biliaire, cũng như hệ thống thoát của túi mật vésicule biliaire.
● Những nghiên cứu cho thấy rằng Chardon-marie cũng có thể tác dụng có lợi trên :
- ung thư da cancers de la peau.
● Chardon-Marie cũng giúp đở :
- sự tiêu hóa chất béo digestion des graisses,
- điều hòa tĩ lượng đường trong máu và cholestérol.
- giảm viêm đường ruột inflammation intestinale,
- và kích thích sản xuất một số kích thích tố hormones.
● Chardon-Marie cho phép kiểm soát :
- buồn nôn nausées,
- và là một đơn thuốc phụ trợ hữu ích để ngăn chận những tác dụng phụ của sự chữa trị bệnh Alzheimer.
● Chất silymarine là một chất chứa trong cây và cung cấp :
- một hành động bảo vệ gan chống lại những tác hại của một số sản phẩm.
● Chất silymarine cho một hành động rất mạnh mà đôi khi còn dùng dưới dạng thuốc tiêm ở các bệnh viện để chống lại các ảnh hưởng độc hại cho gan của một số nấm độc.
Cây Chardon-Marie là một cây tham dự trong chữa trị nhiều bệnh như là :
- những rối loạn hệ tiêu hoá và hệ mật,
- viêm gan mãn tính hépatites chroniques,
- nhiễm siêu vi khuẩn virales,
- xơ gan cirrhose du foie
Tuy nhiên ở cấp độ tế bào, chất silybinine đã cho những kết quả tích cực trên dòng tế bào ung thư mặc dù cơ chế hoạt động của nó chưa được biết rõ lắm, biểu hiện thậm chí về mặt hiệu quả. Người ta không biết rõ ràng trong trường hợp nào và liều nào chất silybinine có hiệu quả nhất.
- và những bệnh khác .
Cây kế sữa này :
- thúc đẩy bài tiết mật sécrétion biliaire,
- và ổn định nồng độ glucose và cholestérol trong máu .
Cây chữa lành :
- ung thư da cancer de la peau,
- ung thư vú cancer du sein,
- ung thư cổ tử cung cancer du col de l’utérus,
- và tuyến tiền liệt prostate.
Chardon-Marie chống lại :
-  hạ huyết áp hypotension,
-  huyết áp động mạch tensions artérielles,
- những rối loạn kinh nguyệt troubles menstruelles,
- đau nửa đầu migraine và chống mặt vertiges.
Cây Chardon-Marie là một cây hoang rất phổ biến trong lảnh vực phía nam Âu Châu.
Những trái của kế sũa còn gọi là “ artichaut hoang ” được dùng trong y học truyền thống để chữa trị :
- bệnh vàng da jaunisses,
- và ngộ độc do nấm Amanite phalloïde.
Từ một quan điểm khoa học, những dữ kiện an toàn và chấp nhận cây Chardon-Marie, lạc quan trong tất cả các trường hợp
● Trong vấn đề này Dr Ke-Qin Hu, Đại học Californie, và đồng nghiệp, đã làm việc .
Họ nhấn mạnh trong đặc san rằng Các nghiên cứu đã cho thấy tác dụng ức chế của Silybinine trên nhiều loại tế bào ung thư :
- ung thư tuyến tiền liệt,
- đại tràng côlon,
- ung thư da peau,
- ung thư bàng quang vessie
- và ung thư phổi poumons, (...)
Tuy nhiên các nghiên cứu sâu rộng hơn là điều cần thiết để xác định tác dụng này, cũng như các cơ chế của hành động trên những tế bào ung thư gan ”.
● Người ta nhận thấy rằng chất silybinine giảm rỏ sự tăng trưởng của những tế bào ung thư gan, những nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng Silybinine hoạt động 3 phương cách :
▪ giảm sự tăng sinh tế bào prolifération cellulaire,
▪ thúc đẩy cái chết tự hũy của những tế bào ung thư, gọi là “ apoptose quá trình tự chết ”.
▪ làm thay đổi cấu trúc của nhiễm sắc thể chromosome trong tế bào ung thư, nhiễm sắc chất chromatine, trong đó kết hợp với nhiễm thể ADN một cấu trúc protéine.
► Mủ trắng latex :
 hay gọi là sữa cho nhiều yếu tố trị liệu, nhưng nổi bậc nhất là tinh dầu cây kế sữa chardon-marie đặc biệt là có giá trị hơn hết.
Trên 200 thành phần hoạt tính sinh học hiện diện trên cây Chardon-Marie, đặc biệt chính xác là 12 loại của silymarine, tác dụng tăng cường :
- những màng tế bào, đặc biệt là tế bào gan.
Sức khỏe của cơ thể tùy thuộc vào sức khỏe của màng tế bào. Sau quá trình trao đổi chất biến dưởng, nếu không thể đi xuyên qua màng tế bào đi ra, tế bào sẽ bị chết ngạt trong chất thải của nó. Tuy nhiên nếu khả năng trao đổi của tế bào máu không thể xuyên qua màng một cách hoàn toàn. Tế bào trở nên dơ và đói, vậy cơ quan nào chịu ảnh hưởng ?
▪ Cú đánh đầu tiên dơ bẩn môi trường này sẽ rơi vào gan, chức năng của gan tùy thuốc vào sự tinh khiết của cơ thể.
● Sữa Chardon-Marie không những củng cố màng tế bào gan hépatocystes mà còn :
- nuôi dưởng chúng,
- có một hành động tiết mật hay lợi mật cholérétique.
► Tinh dầu chardon-Marie : là một hình thức có giá trị nhất và hiệu quả nhất, được sử dụng trong và ngoài cơ thể cho một số bệnh :
▪ thúc đẩy một thai kỳ khỏe và mạnh grossesse saine et active,
▪ một đặc tính chống viêm anti-inflammatoires;
▪ trong môn bệnh ngoài da dermatologie cho một số bệnh về da bao gồm những người bị bệnh dị ứng allergiques của da :
- bệnh rụng tóc alopécie,
- bệnh lang ben vitiligo,
- bệnh vẩy nến psoriasis,
- bệnh đài tiển phẳng lichen plan,
- mụn trứng cá thô nhám acné vulgaire,
- và những bệnh khác ….
▪ cho tất cả những chức năng của gan và đường mật voies biliaires;
   ▪ tác dụng bình thường trên hệ tiêu hóa dạ dày ruột.
   ▪ cải thiện độ bền và độ đàn hồi của những mao quản, cải thiện tính thấm,
   ▪ hiệu quả trong việc điều trị bệnh trĩ hémorroïdes,
▪ những vết nứt ở hậu môn fissures anales;
   ▪ chữa trị phụ khoa gynécologiques, với những bệnh nhân bị xói mòn cổ tử cung érosion cervicale,
   ▪ chữa trị hiệu quả những bệnh tiền ung thư maladies précancéreuses;
   ▪ giúp đở loại trừ những chất độc hại trong cơ quan.
   ▪ tác dụng thuốc bổ, tăng cường cho tĩnh mạch,
   ▪ sau một quá trình hoá trị liệu pháp chimiothérapie hay xạ trị liệu radiothérapie,
   ▪ giảm những nguy cơ các bệnh về tim mạch maladies cardio-vasculaires;
   ▪ giảm tĩ lượng cholestérol trong máu,
   ▪ giảm những phản ứng dị ứng réactions allergiques;
   ▪ thúc đẩy sự sinh tinh trùng spermatogenèse;
   ▪ sự suy giảm tầm nhìn détérioration de la vision,
   ▪ điều chỉnh khẩu vị bữa ăn,
   ▪ và sự thiếu máu anémie.
● Tinh dầu chardon-Marie : là một thực phẩm sức khỏe có giá trị và một loại thuốc được sử dụng trong y học truyền thống.
Mức độ cao về đặc tính trị liệu và tính dự phòng của hạt chardon liên quan đến những chất hiện có :
- chất diệp lục tố chlorophylle,
- caroténoïdes,
- tocophérols,
- một hợp chất phức tạp acides béo polyinsaturés (vitamine F).
▪ Hợp chất phức tạp acides béo polyinsaturés (vitamine F) :
- liên kết với cholestérol dưới một dạng dễ dàng khấu trừ loại bỏ từ dạng của cơ thể.
- ngăn chận sự gắn dính vào trên thành vách những mạch máu vaisseaux sanguins,
- kích thích sự trao đổi chất biến dưởng tổng quát của hạt bằng cách kích hoạt kho dự trữ của hạt.
▪ Chlorophylle :
- kích hoạt quá trình trao đổi biến dưởng trong những tế bào.
- và trẻ hóa những mô tế bào,
- kích thích quá trình tái tạo régénération.
Điều này giải thích những đặc tính hóa sẹo làm lành vết thương khi áp dụng tại chỗ bị thương,
- kích thích tạo máu trong hiệu quả tồng quát trên cơ thể
▪ Những caroténoïdes :
- hoạt động chống dị ứng antihistaminique (allergie) l'activité,
- kích thích trao đổi chất biến dưởng trong gan và cơ tim muscle cardiaque.
- Tham gia vào võng mô của mắt và cơ thể cần như là một yếu tố tăng trưởng .
- Tích cực tham gia trong phản ứng oxy hóa khử oxydo-réduction trong những tế bào.
- Carotène có khả năng lưu trữ oxy trong trường hợp thiếu oxy và một phần bù đắp cung cấp cho oxy nghèo ( bao gồm xơ vữa động mạch ).
▪ Tocophérols :
- hiệu quả bảo vệ cơ quan chống lại sự tác dụng bởi những yếu tố hóa học và vật lý nguyên nhân do sự phát triễn của khối u, với một sức mạnh chống oxy hóa  và chống sự đột biến anti-oxydant et anti-mutagène,
- ngăn ngừa sự lão hóa tự nhiên của cơ thể.
- hỗ trợ chức năng của sự tái tạo sinh sản.
- và sự co bóp của các bắp cơ.
Tocophérole có một sự chống co thắt nhẹ và phân chia hiệu quả có giá trị trong sự chữa bệnh xơ vữa động mạch athérosclérose.
Tác dụng tích cực của cây kế sữa Chardon-Marie không chỉ cho gan, dầu Chardon-Marie cũng có lợi ích trong :
- cả toàn bộ hệ thống tiêu hóa gastro-intestinal,
- loét dạ dầy.
▪ Avicenne, ghi lại trong tác phẩm của Ông ta, Chardon như :
- Chất giải độc cho những vết rắn cắn.
( Trong thí nghiệm ở động vật được tiến hành :
Chó được nuôi bởi một chén thuốc độc làm chết ( chất độc rất mạnh cho gan )
- Những con chó được nuôi bằng chất trích xuất từ Chardon-Marie thì sống sót, còn những con khác không nuôi bằng Chardon, kết quả chết )
▪ Tinh dầu Chardon-Marie được dùng trong những bệnh :
- viêm nhiễm phụ khoa, ( dưới hình thức thuốc nhét vào âm đạo ) .
- trường hợp đặc biệt âm đạo teo atrophyque trong thời kỳ mãn kinh. Trường hợp này phối hợp với những dược thảo khác như dầu cây trà : Théier Camellia sinensis thuộc họ Théaceae, theo tỹ lệ 100 ml dầu Chardon và 6 ml dầu cây trà .
Hỗn hợp pha trộn này dùng thành công cho những bệnh :
- viêm mũi mãn tính ( thuốc nhỏ mũi ),
- viêm tai giữa mãn tính ( thuốc nhỏ tai ),
- những vết nứt ở trực tràng hậu môn fissures rectales,
- những bệnh trĩ hémorroïdes,
Chardon-Marie được chứng minh một cách hoàn hảo trong điều trị :
- vết phỏng brûlures, đặc biệt là phỏng nắng .
Ở những nhà dược thảo, họ sử dụng trong những trường hợp :
- bệnh gan maladies du foie (xơ gan cirrhose, viêm gan hépatite và vàng da ictère),
- bệnh về túi mật vésicule biliaire,
- và để bảo vệ gan chống lại với những chất độc.
▪ Silibinine (đồng nghĩa. silybine, sylimarin I)  :
- một chất chống oxy hóa antioxydant,
- bảo vệ gan hépatoprotecteur ( chống nhiễm độc gan antihépatotoxique),
- chống những gốc tự do (antiradicalaire agent),
- làm ổn định stabiliser,
- và bảo vệ những chất béo của màng tế bào gan (hépatocytes).
▪ Silicristin ức chế :
- những phân hóa tố peroxydase,
- và phân hóa tố lipoxygénase.
▪ Silidianine là :
- một tác nhân điều hòa sự tăng trường của cây régulateur de croissance des plantes.
- Silibinine được dùng để chống ngộ độc bởi độc tố của nấm độc amanites, như nấm amanita phalloides, cũng như chữa trị :
- bệnh phù não oedème cérébral.
- và bệnh viêm não cấp tính hépatite aiguë.
▪ Cây Chardon-Marie Silybum marianum, dung dịch trích có hiệu quả :
- kháng nấm antifongiques,
- ngăn chận sự tăng trưởng của những loại nấm thuộc nghành dermatophytes hơn là những nấm thuộc saprophytes ( dermatophytes là những nấm ăn da, tóc, móng tay ….còn saprophytes là những cơ cấu có khả năng nuôi sống bằng chất hữu cơ không sống thông qua màng, tiếp theo là một phản ứng thảy ra chất dinh dưởng trong vật liệu dùng )
Nghiên cứu :
● Những nghiên cứu Đức, cho thấy rằng chất silybine (một thành phần flavonoïdes của hạt ) là một phương pháp chẩn bệnh hiệu quả trong việc điều trị :
- nhiễm độ nặng bởi nấm độc Amanita.
● Chiết xuất của hạt chardon-marie, là sản phẩm được thương mại hóa ở Âu Châu.
Sự tái sinh gan là đặc biệt quan trọng trong chữa trị ung thư, kể từ khi bệnh này luôn là đặc thù bởi một lá gan bị tổn thương nghiêm trọng và thường bị phá hủy một phần.
▪ Một đơn thuốc vi lượng đồng căn homéopathique, thu được từ rể và hạt với vỏ vẫn còn, được sử dụng để chữa trị :
- những rối loạn gan,
- và bụng abdomen.
● Viêm gan virus :
Mặc dù trên thực tế cây Chardon-Marie được dùng rộng rãi trong việc chữa trị :
- bệnh viêm gan ( nhất là viêm gan hepatite C ),
những kết quả của 4 nghiên cứu về viêm gan cho thấy có sự mâu thuẩn. Một số thấy cải tiến trong hoạt động của men gan enzyme du foie, trong khi những người khác thì thất bại không phát hiện một lợi ích nào trong sử dụng này.
Không có một nghiên cứu nào so sánh cây Chardon-Marie với interferon ( là một protéin được sản xuất bởi tế bào hệ thống miễn dịch để bảo vệ cơ thể khỏi bị các tác nhân gây bệnh  như virus, vi khuẩn …. ) hay những thuốc khác cho bệnh viêm gan siêu vi khuẩn.
● Hiện nay cây Chardon-Marie luôn nghĩ rằng có một tác dụng thật sự trong chữa trị :
- các bệnh về gan.
Không chỉ thấy được silymarine bảo vệ gan chống lại với những hư hại do :
- độc tố,
- virus, rượu,
- và một số loại thuốc như acétaminophène,
Còn cũng được tìm thấy silimarine tăng cường sự tái tạo những tế bào mô gan bị hư hỏng (Pradhan & Girish 2006).
● Trong những năm gần đây, đã chứng minh được 2 chất silymarinesilybinine, cả hai rất hữu ích trong chữa trị nhiều loại ung thư, nhất là :
- ung thư tuyến tiền liệt prostate,
- ung thư vú,
- ung thư buồng trứng,
- trực tràng,
- phổi,
- ung thư da
- và ung thư bàng quang (Agarwal, et. Al. 2006) .
● Những trích xuất từ Chardon-Marine đang được tập trung nghiên cứu trong các phương pháp điều trị thử nghiệm, ngừa bệnh hóa học chimioprévention và cải thiện các tác dụng phụ của hóa trị liệu pháp chimiothérapie  (Kroll, et. Al. 2007).
● Ung thư : 
Những nhà nghiên cứu và những Bác sỉ rất quan tâm đến những hiệu quả lợi ích của Chardon-Marie trong trường hợp bệnh ung thư.
Cây kế sữa Chardon-Marie cho phép, bảo vệ gan khỏi bị hư hại nguyên nhân bởi phương pháp hóa trị liệu chimiothérapie.
Chardon cũng cải thiện của các phương pháp điều trị chống ung thư. Tuy nhiên, hiện nay, người ta chỉ mới thực hiện thí nghiệm trong phòng thí nghiệm in-vitro, trên động vật và trên một số nghiên cứu lâm sàng sơ bộ.
Ứng dụng :
● Ở thế kỷ XIX, những nhà y học của trường chiết trung école éclectique Mỹ đã sử dụng để điều trị :
- bệnh suy tĩnh mạch varices,
- những rối loạn kinh nguyệt troubles menstruels,
- và những tình trạng tắc nghẽn của gan congestions du foie,
- túi mật và thận.
● Ở Âu Châu, người ta tìm thấy ngày nay Chardon- Marie trong nhiều chế phẩm dược để chữa trị :
- những rối loạn hệ gan khác nhau,
- và mật biliaire.
Chardon-Marie được thánh hóa có một lịch sữ dài ở phương Tây như là một đơn thuốc chống lại :
- bệnh trầm cảm dépreson nerveuse,
- và những sự rối loạn về gan hépatiques.
Những nghiên cứu gần đây đã xác định rằng cây kế sữa chardon marie có khả năng :
- bảo vệ gan chống lại những thiệt hại do rượu  và sự ngộ độc khác.
● Viêm gan và bệnh gan tiềm ẩn, gan nhiễm mỡ stéatose, xơ gan cirrhoses..
● kích thích bài tiết sữa stimulation de la lactation
● Rể dùng sống hoặc nấu chín.
Rể có một kết cấu hkương vị nhẹ, và một chút nhờn.
Khi người đun sôi, rể giống như salsifis (Tragopogon hispanicus) .
● Lá dùng sống hay chín.
Lá có gai nhiều và cứng, việc đầu tiên phải tước loại bỏ gai ( bằng dao ) đây là một công việc hơi tẻ nhạt không thích thú cho lắm.
Lá hơi dày và có một hương vị ngọt nhẹ khi còn non, tại thời điểm này, cây hoàn toàn chấp nhận được dùng như salade hỗn hợp, nhưng vị có thể trở nên đắng khi thời tiết nóng và khô.
Khi nấu chín, có thể dùng thay thế rau dền hay épinards. Có thể có lá liên tục quanh năm do sự gieo trồng liên tục.
● Nụ hoa nấu chín .
Thay thế artichaut, được sử dụng những hoa trước khi nở. Hương vị nhẹ và dễ chịu, nhưng những nụ hơi nhỏ và thậm chí còn khó sử dụng  hơn artichaut.
Thân cây dùng chín hay sống .
Tốt nhất nên bóc vỏ và có thể ngâm để giảm vị cay đắng amertume. 
Thân cây sử dụng ngon miệng và bổ, có thể sử dụng như asperge hay rhubarbe hoặc thêm vào salade.
Cây kế sữa Chardon-marie được sử dụng tốt nhất vào mùa xuân khi chúng còn non nhỏ
Một tinh dầu tốt được trích từ hạt. Những hạt rang sử dụng như cà phê.
Hiệu quả xấu và rủi ro : 

Chú ý :

● Mặc dù cây Chardon-Marie, được theo sử dụng y học truyền thống dùng cho phụ nữ mang thai, cho con bú để kích thích sự tạo sữa, một vài tác giả cho rằng, nguyên nhân do thiếu sự nghiên cứu về độc tính đầy đủ, cho nên những phụ nữ trong thời kỳ cho con bú và phụ nữ mang thai tránh dùng cây kế sữa.
Tuy nhiên theo báo cáo y học, không thấy có tác động có hại.
Ngoài ra, những phụ nữ mang thai tham gia vào thử nghiệm, không thấy phúc trình gì về vấn đề này .

Phản ứng bất lợi :

● Rất hiếm thấy, có những rối loạn hệ dạ dày ruột nhẹ như ( buồn nôn, tiêu chảy )..
● Việc tiêu dùng Chardon-Marie có thể gây ra một phản ứng cho người bị dị ứng những cây trong họ asteraceae như là marguerites, asters hay camomille v…v… )


Nguyễn thanh Vân