Cây hạnh nhân
Prunus amygdalus Stockes var. dulcis
Rosaceae
Đại cương :
Đồng nghĩa : Prunus dulcis Stokes, Prunus dulcis (Mill.) D. A. Webb, Prunus amygdalus (L.) Batsch var. sativa Focke, Amygdalus communis L. var. dulcis Borkh ex DC, Prunus communis L. var. sativa, Amygdalus dulcis Mill., Prunus dulcis (Mill.) D. A. Webb var. dulcis
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc và sự phân phối :
Cây hạnh nhân có nguồn gốc từ Tiểu Á ( Asie Mineure ) và Lưỡng Hà ( Mésopotamie ), xuất hiện phân tán trong tất cả nước khu vực Địa trung hải mà không phải nguồn gốc của nó, giống như cây Olive.
Mô tả thực vật :
Cây tiểu mộc, tăng trưởng nhanh, rất đặc biệt trên nhiều khí cạnh :
- Tàn lá có màu xanh đậm và óng ánh kim loại. Mặt khác thì có màu xanh xám đậm. Dáng cây mảnh mai, tàn rộng, ngọn không đều. Các cành nhỏ màu đỏ, tăng trưởng nhanh đầu năm.
- Lá dài 6 - 12 cm, hình mác, nhọn, có răng cưa trên bìa lá.
- Trổ hoa, rất nhiều và phong phú đặc biệt của họ Rosaceae, vào tháng 3 và tháng 4.
- Hoa lưỡng phái, 5 đài, 5 cánh rộng, bìa cánh không đều, nhiều tiểu nhụy, kích thước khoảng 3 – 5 cm đường kính, màu trắng hồng. Phía dưới đáy cánh hoa màu hồng đậm hơn, có tuyến, đơn độc hay họp thành từng đôi.
Thụ phấn nhờ phong môi hay trùng môi ( ong bướm …)
- Vỏ cây thô và màu xám đậm. Cho những vảy, bởi những mảnh nhỏ ở vùng màu nâu. Tuổi thọ thường khoảng 70 – 80 năm.
- Cuống lá dài có tuyến, chồi hình trứng, nhọn và đỏ nhạt.
Trái là những hạnh nhân ( amandes ), là những quả hột cứng hình trứng, thịt, màu xanh trở thành nâu. Trái không ăn được. Trái cho hột cứng, ngọt và duy nhất.
Thu hoặch trái cây khô vào mùa thu khoảng 2 – 5 kg / cây, có thể cho trái đều đầy đủ kéo dài trên chục năm.
- Cây dáng đẹp, người ta thường gặp trong những nghệ thuật trồng bonsai. Cây hạnh nhân có thể trồng trong vườn với điều kiện đất sâu với hệ thống thoát nưóc tốt. Cây thích hợp vùng đá vôi và chịu đựng sự khô hạn hán.
Bộ phận sử dụng :
- Hột, dầu ép từ hột.
Thành phần hóa học và dược chất :
- 50 % lipide, đa số các acides béo :
- acide oléique (62 đến 86 % )
- acide linoléique (7 đến 30 % )
- acide palmitique (4 đến 9 % )
Cả 2 loại hạnh nhân, người ta phân biệt do sự hiện diện chất amygdaloside, hétéroside cyanogène.
Prunus amygdalus var amara Focke. Là hạnh nhân đắng ( amandier amer ), những hạnh nhân đắng này có chứa một amygdaline hay amygdalodide, một glucoside chất này sau khi nhai và qua quá trình tiêu hóa, có chứa một hétéroside, khi tiếp xúc với nước biến thành acide cyanhydrique ( chất tiền cyanure ) chất cực độc khi với liều mạnh., có thể ức chế hệ hô hấp. Người ta cũng tìm thất trong hột của pêche hay habricots…
Prunus amygdalus var dulcis (L'amande douce) hạnh nhân ngọt, giàu acides béo, đạm chất protéine, calcium, sắt Fe, magnésium, phosphore, potassium, vitamine B1, B2, và E.
Hạnh nhân có giá trị năng lượng cao : 634 Kcal / 100 grammes. Nhưng lại nghèo đường glucides và đạm protéines.
- Magnésium : khoảng 260 mg / 100 gr.
- Chất béo đơn và đa không bảo hòa. Những chất không bảo hòa có thể hạ cholestérol toàn phần và cholestérol xấu.
- Arginine, là một acide amine có hiệu quả lọc tim do tác động giản nở trên hệ thống động mạch.
- Vitamine E, chất chống sự oxy hóa mạnh : 100 gr hạnh nhân cung cấp khoảng 20 đơn vị, tương đương 80 % cung cấp dinh dưởng hằng ngày cần dùng ( AJR aports journaliers recommandés ).
- Phosphore.
- Chất xơ : 13 gr chất xơ / 100 gr hạnh nhân ( AJR : 25 gr ).
- Và một số chất khác có hiệu quả chống lại gốc tự do.
Đặc tính trị liệu :
Dầu hạnh nhân ngọt ( amande douce ) là :
- thuốc nhuận trường nhẹ,
- Lành, hóa sẹo vết thương và chống viêm sưng trong lãnh vực thẩm mỹ.
Dung dịch trích hạnh nhân được người ta ép lạnh rất mịn và trong sáng, được dùng trong ngành công nghiệp dược phẫm có đặc tính :
- Chống viêm sưng,
- Làm êm dịu,
- Chất làm mềm,
- Long đờm,
- Giữ ấm,
- là một thuốc bổ đẻ điều trị da khô và một số bệnh viêm nhiễm da ( vảy nến ( psoriasis ), tả phát ban ( viêm da nổi đỏ đít bébé khi mang tả ẩm lâu ), viêm miệng ( lở loét )…
Từ thuở xưa, thông qua dược-điển truyền thống khác nhau, đã được xúc tiến ghi lại đặc tính của hạnh nhân :
- Chống viêm sưng,
- Trị giun sán,
- Chống thiếu máu ( anti-anémique ),
- Long đờm,
- Nhuận trường
Hạnh nhân được quy định để chữa trị một số rối loạn thần kinh và sử dụng bên ngoài để thúc đẩy hóa sẹo nhanh vết thương như những kẻ nứt chân.( gerçures và crevasses ).
Hạnh nhân ngọt, rất giàu chất acide béo, chất đạm protéine, calcium, sắt, magnésium, phophore, potassium, vitamine B1, B2 và E, được dùng tươi, khô, rang hoặc muối mặn, dùng nguyên hay đập nhỏ hay nghiền thành bột hay bột nhão.
Ứng dụng :
Dùng dưới dạng dầu hạnh nhân :
Da khô góp phần giúp đở để phục hồi hàng rào chất béo dưới da, bởi làm phong phú chất đa- acide béo không bảo hòa ( acides gras polyinsaturés )
Thành phần dầu hạnh nhân :
- Giàu đa-acide béo không bảo hòa,
- Acides linoléique ( 16%),
- Acides oléique ( 75% ),
- Palmitoléique ( 0,5% ),
- và những acides béo bảo hòa ( acide stéarique )
Hiệu quả xấu và rủi ro :
Dầu hạnh nhân đắng, kiêng đối với những phụ nữ mang thay ( chứa nhiều acide cyanhydrique cực độc ).
Những hạt hạnh nhân chứa amygdaline và những glycosides cyanogènes. Nó có thể trải qua nhiều giờ trước khi độc chất có hiệu lực, bởi vỉ những glycosides cyanogènes phải thủy giải trước khi ion cyanure được phóng thích ra .
Nguyễn thanh Vân