Tâm sự

Tâm sự

mercredi 30 mai 2012

Cây Câu kỷ - Baie de goji


Baie de goji
Cây Câu kỷ
Lycium barbarum L.
Solanaceae
Đại cương :
Ở Trung Quốc người ta ăn quả câu kỷ goji kể từ ít nhất cũng 2000 năm. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, trái câu kỷ có đặc tính « nuôi dưởng gan và thận », « làm ẫm Phổi » và « bổ sung Âm Yin ». Những nhà Thảo mộc Trung Quốc sử dụng cây câu kỷ để phối hợp với những dược thảo khác để điều trị “ vô sinh của đàn Ông ” và sự rối loạn hệ hô hấp và chống lại sự mệt mõi. Để phòng ngừa, người ta dùng câu kỷ để bảo vệ GAN và THẬN, cũng như dùng như là thuốc bổ để kích thích hệ miễn nhiễm, duy trì tính toàn vẹn của chức năng hệ thần kinh và những cơ quan thị giác chống lại ảnh huởng của sự lão hóa.
Goji hay baie de goji là tên thương mại gọi chung cả hai loại câu kỷ câu kỷ thông thường ( Lycium barbarum ) và câu kỷ trung hoa ( Lycium chinense ).
Câu kỷ hiện diện dưới dạng “ trái nạc ” nhỏ màu da cam, thuông dài, hương vị ngọt. Người ta đã đồng ý ở Á Châu là vị thuốc đặc biệt liên quan đến Đạo Lão Taoiste cho sự trường sinh bất tử và thường được thương mại hóa dưới dạng hạt sấy khô hay dưới dạng nước ép ( thông thường pha trộn với nước trái cây khác )
Từ “ Goji ” đến từ Trung Quốc do chữ “ Gou-gi-zi ” có nghĩa là hạnh phúc. Wolfberry Barbary là một trong 7 loại variété của giống Lycium, đã được dùng hàng ngàn năm và để lại nhiều phẩm chất dược liệu. Lycium barbarum là loài duy nhất được công nhận chánh thức. Khi mà Lycium chinense, được phát triển rộng ở Trung Quốc, ngoại trừ Tây tạng Tibet.
Câu kỷ chỉ mọc ở Ninh hạ Ningxia, Cam túc Gansu, Bắc Hà Bắc Nord Hebei, Nội Mông Mongolie Intérieure, Thanh Hải Qinghai, Bắc Sơn Tây Nord Shanxi, Tứ Xuyên  Sichuan và Tân Cương  Xinjiang ( Châu Á và dảy Hy Mã Lạp Sơn ).
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc :
Lycium barbarum có nguồn gốc ở Trung Quốc, khu vực Tây Tạng và Nội Mông.
Mô tả thực vật :
Cây tiểu mộc, bụi rậm từ 0,80 đến 3 m cao, rất phân nhánh, nhánh câu kỷ ở tư thế cong, có một ít gai.
đơn độc hay thành chùm, hình mũi giáo hoặc ellip 2 đến 3 cm chiều dài và 3,6 cm rộng.
Hoa màu tím mang bởi một cuống, đài hoa hình chuông 4 – 5 mm, thường có 2 thùy và một tràng hoa với một ống 8 – 10 mm, thùy ngắn hơn. Tiểu nhụy và vòi nhụy hơi nhô ra ngoài.
Trổ hoa vào tháng 6 đến tháng 9.
Quả nạc đỏ, giống trái cerise kéo dài thon, hơi ngọt và ít chua, thường người ta sử dụng quả sấy khô giống như nho khô.
Quả trưởng thành chín vào tháng 8 và tháng 10.  
Là một trái có đặc tính chống oxy hóa mạnh nhất thế giới.
Hai loài được bán trên thị trường :
● Lycium barbarum
● Lycium chinense.
Cây sống chịu dựng được môi trường khí hậu – 20°C.
Bộ phận sử dụng :
Lá, trái, vỏ rể
Thành phận hóa học và dược chất :
Từ hàng ngàn năm, trái câu kỷ goji được tiêu thụ ở Á Châu và đã được biết với đặc tính y học của nó. Câu kỷ được cho là kích thích hoàn hảo và tăng cường sinh khí ( năng lượng quan trọng )
● Câu kỷ tương đối giàu :
- vitamine,
- nguyên tố khoáng,
- và nguyên tố vi lượng, quả nạc thường hiện diện như là một “ siêu trái cây ”.
Câu kỷ cũng là nguồn chất chống oxy hóa :
- với một tĩ lệ lớn chất caroténoïde,
- với 4 polysaccharides ( đa đường ), được xem là những hợp chất hoạt động trách nhiệm những hiệu quả lợi ích.
► Những quả nạc câu kỷ chứa :
● 18 loại acides amines ( thành phần cấu tạo khối protéine ), với số lượng 8 lần lớn hơn so với lượng tìm thấy trong phấn hoa.
● Quả câu kỷ chứa 8 acides amine thiết yếu, acide amine này không thể tổng hợp trong cơ thể, trong đó có :
- tryptophane
- và isoleucine.
● 21 Oligo-éléments ( lượng rất nhỏ như vết ) như : Kẽm Zn, sắt Fe, géranium, sélénium, đồng Cu, Phospore P….
● Đầy đủ các caroténoïdes bao gồm :
- nhiều bêta-carotène ( tiền vitamine A ) nhiều hơn carottes, 8,4 mg / 6,6 mg,
- Lutéin,
- Zeaxanthin. ( chủ yếu bảo vệ thị lực )
● lượng calcium tương đương với sữa ( 112,5 mg ),
● nhiều chất đạm protéine hơn so với lúa mì ( 12,10 mg / 10,59 mg ).
● Vitamine, bao gồm :
- nhóm B : B1, B2, B6,
- vitamine C ( acide ascorbique ),
- và vitamine  E ( tocophérole )
● Những acides béo thiết yếu : oméga 3
● bétaïne ( tiền chất choline và điều hòa chất homocystéine, tĩ lượng máu là một điềm chỉ viên tuyệt hảo cho trường hợp nguy cơ tim mạch )
● 22 phân tử polysaccharidiques phức tạp, bao gồm 4 đặc biệt, có hoạt động chủ yếu chống lão hóa, yếu tố kích thích bảo vệ tự nhiên.
● chất bêta-sitostérole, chất điều chỉnh huyết áp động mạch và quá trình trao đổi chất glucose và cholestérole, chống viêm.
● chất solavétivone, hoạt động chống khuẩn và kháng nấm.
cypérone ( sesquiterpène nhắm vào tim mạch cardiovasculaire)
● và chất physaline ( bảo vệ tự nhiên và hệ thống máu huyết ) .
Câu kỷ Lycium chinense là một loài gần với lycium barbarum, nhưng ít được nghiên cứu hơn.
Thành phần hoá học của cả 2 gần nhau.
► Thành phần dinh dưởng của từng bộ phận câu kỷ :
● Lá :
Lá câu kỷ giàu chất :
- vitamines chống oxy hoá như những vitamines C và E.
▪ Thành phần hợp chất như :
- fructose (0,58-1,54 %),
- glucose (0,33-1,33 %),
- saccharose (0,23-0,68 %),
- maltose (0,60-0,98 %).
▪ Những acides hửu cơ không bay hơi được phát hiện :
- acide citrique,
- oxalique,
- malonique,
- malique,
- succinique,
- fumarique
- và lactique.
▪ 18 acides amine khác nhau được phát hiện :
- proline,
- histidine,
- alanine,
- leucine v...v... với tĩ lệ thay đổi theo mùa .
▪ bétaine, một alcaloïde, được tìm thấy rất nhiều, với tĩ lệ 1,50 % trong lá sấy khô.
▪ Trong số alcaloïdes được phân lập, rutine với tĩ lệ 1,1 – 2,7 % trọng khượng lá khô.
▪ Hàm lượng toàn phần của tanin tăng cao 0,90-2,10 %, với tĩ lệ cao nhầt vào khoảng tháng 10.  
▪ Cuối cùng 55 hợp chất bay hơi, góp phần vào tạo mùi hương, đã được xác định :
 - 4 acides,
 - 15 alcools,
 - 7 aldéhydes,
 - 2 esters,
 - 3 furanes,
 - 9 hydrocarbures,
 - 2 ionones.
● Trái :
- bétaïne, một alcaloîde, tìm thấy trong trái khô với tĩ lệ 0,15 - 0,21 %. Như là thành phần hợp chất bay hơi.
Người ta tìm thấy :
- một sesquiterpène, (-)-1,2-dehydro-alpha-cyperone
- và solavetivone (Sannai 1982).
● Người ta có thể chiết xuất trong nước lạnh, 3 phân đoạn chánh (Cp-1, -2 và -3) chứa những chất đạm arabinogalactanes (AGP).
Trong lần thứ nhất, người ta tìm thấy :
- một arabinoxylane (Cp-1-A),
- một arabinane (Cp-1-B),
- và những arabinogalactanes Cp-1-C et -D.
Trong lần thứ hai :
- arabinogalactane Cp-2-B.
● Trong chiết xuất trong nước nóng chất arabinogalactane Hp-2-C đã được định .
Những polysaccharides ở dạng arabinogalactanes phân phối rộng trong giới thực vật. Người ta có thể tìm thấy trong nho raisin, colza, caphê, măng tây v…v….
● Rể :
- kukoamine A và B,
- những alcaloïdes có gốc từ spermine đã được phân lập ở vỏ của rể ..
Người ta tìm thấy những alcaloïdes sau :
- những calystégines A3, A5, A6, A7 B2, B3, B4, B5 C1, C2 N1
Đặc tính trị liệu :
Trong y học truyền thống Trung hoa có tác dụng :
- bảo vệ gan foie,
- thận reins
- và những cơ quan thị giác,
- kích thích hệ thống miễn nhiễm;
- chữa trị bệnh vô sinh ở đàn ông,  
- và những rối loạn đường hô hấp,
- làm chậm lại sự lão hóa hệ thần kinh;
- đấu tranh với sự mệt mõi và sức yếu.
● Câu kỷ cho phép :
▪ tăng cường những sự phòng thủ hệ thống miễn nhiễm (đặc tính chống viêm sưng anti inflammatoire do đặc tính của bêta isostérole ),
▪ điều chỉnh một số chức năng để làm hạ huyết áp động mạch,
▪ tĩ lượng cholestérole,
▪ và đường trong máu,
▪ cải thiện sự hấp thu nguyên tố calcium,
▪ và làm giảm đau gan.
● Câu kỷ, sự hiện diện như là lợi ích trong những trường hợp :
▪ mệt,
▪ hệ thống miễn nhiễm yếu,
▪ huyết áp cao,
▪ bệnh nhiễm hệ đường tiểu,
▪ cholestérole vượt cao,
▪ ngăn ngừa những rối loạn thị giác.
Một số nhà nghiên cứu Trung quốc cho rằng, trái nạc Câu kỷ là một phần của thức ăn, nó có thể làm chậm đi sự lão hóa những tế bào trong cơ thể.
Ngoài ra Câu kỷ còn có lợi ích :
▪ cải thiện lượng tinh trùng của đàn ông ,
▪ và năng lượng tình dục.
Hiệu quả xấu và rủi ro : 
Cây câu kỷ Lycium barbarum hay lycium chinense cùng một họ với những cây như là Cà đen solanum nigrum, khoai tây và cà chua, họ Solanaceae. Trong họ này thường có chứa một alcaloïde độc atropine ( khác nhau ở nồng độ nhiều hay ít ), mặc dù lượng atropine trong trái câu kỷ có thể ít hơn so với những trái khác như trái cà đen (đã được mô tả trong bài trước ), điều tốt nhất người ta nên cẫn thận để tránh những hiệu quả không như ý.
● Trường hợp có thai hay thời kỳ cho con bú : những dữ kiện tuy không đủ để thiết lập một sự an toàn tuyệt đối cho Câu kỷ trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Hiệu quả có thể kích thích tử cung.
● Trường hợp bị dị ứng hoặc không dung nạp ( không hấp thu ) ở trái Câu kỷ hoặc các loại thức ăn khác của họ Cà solanaceae ( như cà chua, khoai tây, ớt, cà tím,…..
Ứng dụng :
● Những lá tươi câu kỷ được tiêu dùng như rau xanh légume,
● Vỏ của rể :
Vỏ của rể sấy khô của lycium barbarumlycium chinense là một dược liệu y học cổ truyền Trung Quốc được biết đến với tên Trung hoa là digupi 地骨皮.
Những chủ trị truyển thống của cây là :
- suyễn asthme,
- ho toux,
- sốt fièvre do nguyên nhân thiếu âm yin.
● Trái câu kỷ :
Trái câu kỷ được biết đến dưới tên thương mại “ baie de goji ” và dưới tên Trung hoa là  gouqizi 枸杞子,
Trái của cả 2 loài lycium barbarum và chines có củng một chủ trị và phép trị liệu truyển thống.
Trái cây cũng được dùng trong phép nấu ăn Trung hoa cũng như Việt Nam và được sử dụng ngâm trong nước đun sôi để dùng.


Nguyễn thanh Vân

lundi 28 mai 2012

Cây Dâu miền dưới - Burmese grape

Burmese grape
Cây Dâu miền dưới - Dâu hạ Châu
Baccaurea ramiflora Lour.
Phyllantthaceae
Đại cương :
Burmese grape (English); mafai setambun, tajam molek (Indonesia); pupor, tampoi and tempui (Malaysia); kanazo (Myanmar); phnhiew (Cambodia); f'ai (Laos); mafai (Thailand in general) somfai (southern Peninsular), hamkang (Phetchabun), phayiu (Surin), và sae-khruea-sae (Mae Hong Son); giâu gia đất, giâu tiên,dâu miền dưới, dâu hạ châu (Việt Nam).
The Burmese grape (Baccaurea ramiflora, thuộc họ : Phyllanthaceae ) là một cây mọc chậm có lá không rụng khoảng 25 m cao, với những táng rộng và lớp vỏ mịn.
Người ta tìm thấy sự phân phối ở vùng Á Châu, thường hay trồng ở Ấn Độ và Mả Lai. Cây sống trong rừng già không thay lá trong một phạm vi diện tích rộng, đặc tính cây chịu bóng râm, chịu ẫm, mọc hoang trên độ cao trong  khoảng 100 đến 1300 m
Trái được thu hoạch tại địa phương, được sử dụng để ăn, hoặc lên men biến chế thành rượu, đồng thời cũng được dùng trong y học để chữa trị những bệnh về da. Những bộ phận của cây đều được sử dụng như dược thảo.
Ra hoa tháng 2 - 3 và có quả chín tháng 6 - 8.
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực vật :
Cây thường xanh, khoảng 10 – 15 m cao, cành cây phát triển cộng trụ tức nhánh phát triển bên hong nụ bên, nhánh non mảnh, không lông.
đơn, thường tập hợp ở ngọn nhánh, mọc cách và thành hình xoắn ốc. Cuống lá phù lên ở dưới gốc và ở trên, kích thước 9 – 25 x 3 – 9 cm, xếp theo vòng xoắn đều dọc theo chiều dài cành cây, hẹp dạng ellip, nhọn ở đỉnh, bìa lá nguyên hay hơi gợn sống, màu đỏ nhạt lúc còn non, phủ lớp lông màu nâu, trở nên xanh lá cây đậm và sáng ở mặt trên, mịn khi trưởng thành.
Gân lá phẳng ở mặt trên, nổi rỏ ở mặt dưới, gân lá thứ cấp xếp nghiên so với gân chánh ở trung tâm, rộng và song song. 
Lá kèm có lông ở mặt lưng rụng sớm.
Phát hoa hay hoa, nhỏ họp lại thành chùm, mọc trên nhánh thân, trên các sẹo lá, biệt chu, hoa đực và hoa cái trên những cây khác nhau.
Hoa đực rất nhỏ gắn trên chùm nhỏ yếu ở ngọn nhánh, khoảng 10 cm, dài, đài hoa  4 – 5 hình chữ nhật 5 đến 6 mm, có lông ít bên ngoài, có cuống ngắn, 4 – 8 tiểu nhụy, nhụy cái hình ống thoái hóa vô sinh.
Hoa cái, hơi lớn hơn, chùm hoa 35 cm dài, hợp thành chùm gắn trên nhánh già và trên thân chính, có lông bên ngoài, bầu noản hình trứng hoặc hình cầu, 3 buồng, vòi nhụy rất ngắn 0,5 mm, nướm nứt đôi ở đỉnh ngọn.
Trái : Quả mọng có 3 ngăn, mỗi ngăn có một hạt, bao quanh một lớp nạc nhiều thịt 2,5 – 3,5 cm đường kính, dạng bầu dục hay ellip treo dài trên những nhánh và thân cây chánh và già. Màu vàng nhạt, khi trưởng thành biến thành đỏ hay tím nhạt. Đối với trái dâu miền dước đặc biệt có phần dưới nhọn, có vị thơm và nhọt, ở Miền Nam tính từ Bến tre trở xuống nhất là ở tỉnh Cần-Thơ Phong-Điền, nơi sản xuất nổi tiếng “ dâu miền dưới ” hiện nay có tên là “ dâu hạ châu ” danh từ châu đây có nghĩa là “ châu thổ ” để chỉ “ miền dưới ” châu thổ sông Cửu long.
Các loại trái tử y có hương vị chua ngọt và thơm.
Ở những nước như Ấn Độ, Đông Himalaya, Mianma, Nam Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Nam Dương và Phi luật Tân. Cũng thường được trồng ở nhiều nơi để lấy trái.
Bộ phận sử dụng :
Thân, lá, rể và trái
Thành phận hóa học và dược chất :
Phần lớn trái dâu chứa :
- acide ascorbique,
- phân hóa tố enzymes,
- bioflavonoïdes.
Trái cây chứa nhiều :
- chrome Cr,
- potassium K
- và magnésium Mg , v…v…
- cũng như vitamine B
- acides aminés.
- Một số lượng lớn sắt Fe, 5,34 mg/100 g đã được quan sát ở cây dâu miền dưới (birman de raisin Baccaurea ramiflora).
Những tinh dầu, cây dâu Baccaurea ramiflora Lour :
Rể, lá, và những trái được ly trích và thành phần hóa học đã được phân tích bởi GC-MS lần đầu tiên .
► Tổng cộng 37 hợp chất trong Trái dâu Baccaurea ramiflora Lour.
Tinh dầu nguyên chất đã được ly trích từ rể và 34 trong số đó đã được xác định và hiện diện hơn 98,46 % trong tinh dầu nguyên chất.
Những kết quả cho thấy rằng :
- 10 hợp chất của các loại tinh dầu của lá và rể cây dâu Baccaurea ramiflora giống nhau, có hàm lượng tương đối là 76,66 %.
- 7 hợp chất các loại tinh dầu của trái và rể cây dâu Baccaurea ramiflora giống nhau, có hàm lượng tương đối là 69,82 %.
► Hai chất mới là :
- phénols 6'-O-vanilloylisotachioside,
- và 6'-O-vanilloyltachioside,
Cùng với 9 hợp chất đã biết, đã được phân lập từ lá Baccaurea ramiflora họ Euphorbiaceae.
● Những cấu trúc của những hợp chất mới này đã được làm sáng tỏ, chánh yếu bởi sự phân tích các dữ kiện vật lýquang phổ.
▪ Các hợp chất 1 – 10 đã được thữ nghiệm cho các hoạt động chống oxy hóa bằng cách dùng thữ nghiệm MTT và DPPH ( những gốc tự do DPPH ( 1,1-diphényl-2-pycril-hydrazyl ).
▪ 7 hợp chất , 1, 2, và 4 đến 8, được công bố những hoạt động chống oxy hóa mạnh chống H2O2 gây ra bởi sự suy yếu của tế bào PC12, và cho thấy sự quan trọng của DPPH hoạt động chống oxy hóa với IC 50, có giá trị theo thứ tự 1, 2, 4 đến 8 : 86,9, 142,9, 15,2, 37,6, 35,9, 30,2, và 79,8. ( theo Xian-Wen Yang1, 2, juin-Chanson Wang1, Yan-Lin Ma3, Hai-Tao Xiao4, Yi-Qing Zuo3, Hua Lin3, Hong-Ping He1, Ling Li3, Xiao-Jiang Hao1 ).
Đặc tính trị liệu :
● Vỏ cây được sử dụng :
- trong trường hợp lở loét miệng trẻ em và trẻ sơ sinh.
- trị chứng táo bón.
● Trong y học được dùng :
- chữa trị bệnh về da
Rể, vỏ cây và gổ được thu hoạch để dùng vào lãnh vực y học và như phẩm nhuộm nâu-đỏ.
▪ Rể, vỏ và gổ được sấy khô và nghiền nát trước khi đun sôi trong nước. để dùng vào y học.
● Dinh dưởng của trái dâu hạ châu hay dâu miền dưới .
Theo hệ thống y học cổ truyền Ayurvédique, trái dâu Baccaurea ramiflora được xem như :
- căn bản bổ sung dinh dưởng, những nguyên liệu phân tử tiêu chuẩn của cây và trái được ly trích.
Tiến sỉ Abhay Kumar Pati là một Bác sỉ, nhà doanh nghiệp công nghiệp có phát biểu :
Nhiều vấn đề sức khỏe và bệnh tật của chúng ta có thể được ngăn chận tránh khỏi, nếu chúng ta hành xử tốt lối sống của chúng ta như ăn uống và dinh dưởng bổ sung.
Hầu hết các loại trái cây có chứa nhiều acide ascorbique, chất men, bioflavonoïdes, giàu nguyên tố khoáng như kalium, crome, magnésium cũng như các vitamine B và acide amine, là những dinh dưởng bổ sung
Hiệu quả xấu và rủi ro : 
Ăn trái cây dâu ta quá nhiều có thể gây ra một rối loạn dạ dày.
Ứng dụng :
Ở Malaixia, quả được dùng ăn xem như có :
- tác dụng lợi tiêu hóa
- và cũng có tác dụng trị giun sán công hiệu.
Còn ở Vân Nam ( Trung Quốc ) :
● Quả được dùng ngoài trị :
- sưng chân
- và viêm da.
● Lá giã nát trộn giấm dùng bôi chữa :
- chống sưng,
- mụn nhọt,
- lở loét
- và dị ứng.
Ở Vân Nam ( Trung Quốc ),
- vỏ được dùng trị sản hậu gầy mòn,
- không muốn ăn uống.
● Vỏ và rể cây, gổ, lá là tất cả cả vị thuốc sử dụng cho:
- bệnh gan,
- các vấn đề về lưỡi của trẻ em,
- các khối u,
- và những lở loét
Thực phẩm và biến chế :
Trái dâu miền dưới có một hương vị ngọt chua và người ta thường ăn sống, sử dụng trong những món hầm hoặc lên men chế tạo rượu.
Quả của dâu miền dưới có một hương vị ngọt ngào để chua và ăn sống hoặc được sử dụng trong các món ngào đường hoặc để làm rượu.


Nguyễn thanh Vân

samedi 26 mai 2012

Cây Bòn Bon - Lanzones - Langsep - Lansium

Langsep-Lansium-Lanzones
Cây Bòn bon
Lansium domesticum Corrêa.
Meliaceae
Đại cương :
Cây bòn bon lansium domesticum, được trồng chủ yếu để lấy trái, người ta có thể ăn sống, làm sirop đóng hộp, gổ cây bòn bon cứng, nặng, đàn hồi được dùng để xây nhà ở thôn quê.
Các nhà sản xuất lớn nhất của bòn bon lansium domesticum là Malaysia, Thái Lan, Phi luật Tân, Nam Dương và Việt Nam nhưng sự sản xuất này chủ yếu tiêu dùng nội bộ trong nước, mặc dù có một số sản xuất được xuất cảng sang Hồng Kông và Singapore.
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực vật :
Cây thân mộc, có kích thước trung bình đạt được 30 m chiều cao và 75 cm đường kính. Thân cây phát triển dáng dóc bất thường, với hệ thống rể lộ ra trên mặt đất.
Vỏ cây có màu xám với những đốm sáng và sậm tối. Nhựa cây có màu như sữa.
kép lẽ, hình chân vịt, 3 đến 7 cứng, không lông to 8 đến 13 x 7 – 12 cm, gân phụ 12 đến 14 cập, cuống lá phụ dài 1 cm.
Phát hoa chùm tụ tán, ở chót nhánh, phát triển và gắn trên những cành hay trên thân lớn, Những chùm có thể lên đến 5 gắn cùng một chổ. Chúng thường phân nhánh ở gốc, đạt đến kích thước  10 – 30 cm nhìn xa giống như một bộ lông ngắn.
Hoa nhỏ thường đơn tính, với một thân ngắn, hoặc biệt chu hoa đực và cái ở cây khác nhau hoặc đồng chu, hai hoa đực và hoa cái trên cùng một cây.
Sự hiện diện của staminode ( nhụy hoa không thụ, phát triển giống như nhụy thật ), nên thấy xuất hiện hoa có phái tính như một hoa lưỡng phái.
Cánh hoa 3 – 7, dày nhiều thịt, thẳng đứng hình bầu dục 2,3 x 4,5 mm, màu trắng hay vàng nhạt. Lá đài 4 - 5, nhỏ không lông, tiểu nhụy 8 đến 10 hợp dính lại thành hình ống nên có nhiều tác giả xem như 1, đầu tiểu nhụy tròn, bầu noản thường 2 đến 6 buồng, có màu vàng xanh lá cây,  có mục, vòi nhụy ngắn và dày, cắt ngang.
Trái, tròn hay hình bầu dục, khoảng 2 đến 7 cm hay 1,5 đến 5 cm kích thước, được bao phủ bởi một lớp vỏ màu vàng lợt, mịn, và lá đài tìếp tục còn lại không rụng, thường có 5 múi, có vách ngang mỏng, hột có tử y trong suốt bao lấy hột, vó hương vị ngọt chua, thịt ngon nhọt chứa nhiều sucrose, fructose và glucose. Đối với người tiêu thụ những trái hạt nhỏ không phát triển và lớp vỏ ngoài dày được ưa chuộng..
Bộ phận sử dụng :
Trái
Thành phận hóa học và dược chất :
● Vỏ cây :
- Vỏ cây cho chất acide lansium 6 % là chất độc.
- Lớp vỏ ngoài cho tinh dầu dể bay hơi, chất nhựa.
- Chất nhựa được coi như không độc hại và xem như là bảo vệ dạ dày chống tác dụng của rượu.
● Trái :
- lớp vỏ bên ngoài của trái giàu chất tanin,
- Từ những hạt, hiện diện 2 chất độc hại, vị cay và có dấu vết của một alcaloïde.
- Nạc của trái hay tử y có chứa nhiều đường sucrose, saccharose, fructose và glucose.
- Vỏ của trái tác dụng là se.
- Nghiên cứu người ta trích được một chất mới : tetranortriterpenoid.
- Nghiên cứu cũng đem lại năm (5) tetraterpénoide, những domesticulide A – E ( 1-5 ) của hạt. Dung dịch trích từ hạt giàu chất luimonoides.
- Sản lượng lansiolides triterpénoides với hoạt động chống bệnh sốt rét.
Thành phần hóa học :
Phần ăn được chiếm 68 % trọng lượng của trái bòn bon.
● Thành phần dinh dưởng phần ăn được cho 100 g chứa :
- nước 84 g,
- một ít chất đạm protein và chất béo,
- carbohydrate g 14,2 g
- cơ bản lượng đường khử, chủ yếu là glucose, (đường khử là loại đường hoặc là một nhóm aldéhyde hoặc có khà năng tạo thành một dung dịch qua các đồng phân isomère…. Một đường được xếp vào nhóm đường khử nếu nó có dạng một chuổi với một nhóm aldéhyde hay nhóm hémiacétal tự do )
- chất xơ thực phẩm  0,8 g,
- tro 0,6 g,
- Calcium Ca 19 mg,
- Kalium K 275 mg,
- một số vitamin B1
- vitamine ​​B2 nhưng ít vitamin C.
- Giá trị năng lượng là 238 kJ/100g.
Vỏ trái tươi chứa :
- 0,2 % tinh dầu dể bay hơi, màu vàng sáng,
- một chất nhựa résine màu nâu,
- và một tác nhân giảm acide (acides réducteurs).
● Từ vỏ cây bòn bon khô, người ta thu được một chất màu thẩm, chất nhựa, bán chất lỏng oléorésine với hợp chất :
- dầu dể bay hơi 0,17 %,
- và chất nhựa résine 22 % ( Heyne, 1987, Verheij, 1992 )
Ngoài ra người ta còn ly trích :
● Cinq tetranorterpenoid, domesticulide AE ​​(1-5), đã được phân lập từ hạt của Lansium domesticum Corr.
● cùng với 11 triterpénoïdes được biết là (6-16). Chúng không có giá trị trong chiết xuất hạt L. domesticum
● 6 nhóm Limonids đã được phân lập, nhất là :
- những dẫn chất andirobin (1-2),
- một nhóm méthyle angolensates (3, 4, 8, 9 et 10),
- mexicanolides (5-7),
- một azadiradione (11),
- onoceranoids (12-13)
- và dukunolides ( 14-16).
Những hợp chất 2, 3, 4, 7, 8, 10, 11, và 15 đã cho thấy một hoạt động :
- chống bệnh sốt rét antipaludique đối với ký sinh trùng Plasmodium falciparum (Saewan, 2006).
► Giá trị dinh dưởng :
Đặc tính trị liệu :
Sử dụng y học :
● Vỏ bòn bon lansium domesticum, giàu chất oléorésine, được dùng :
- chống bệnh tiêu chảy,
Chất résine này không độc nên được uống để :
- ngưng đi tiêu chảy,
- và ngăn chận sự co thắt hệ đường ruột.
Tuy nhiên, Morton (1987) cho thấy rằng, có thể có sự co thắc ở ruột thỏ trong phòng thí nghiệm.  
● Những bộ phận khác của cây : được sử dụng trong y học bao gồm :
▪ những hạt nghiền nát dùng để chữa trị :
- sốt.
▪ vỏ cây có tác dụng :
- làm se,
- bệnh kiết lỵ dysenterie,
- và bệnh số rét paludisme.
▪ Bột vỏ cây được sử dụng biến chế dạng pâte chống lại bò cạp chích ( Verheij, 1992 )
Vỏ được xem như có đặc tính :
- hạ sốt antipyrétique ,
- và trừ giun sán vermifuge.
Ứng dụng :
Y học dân gian :
● Nấu sắc vỏ cây và lá được dùng :
- chữa trị bệnh kiết lỵ.
Vỏ giàu chất oléorésine, dùng trong trường hợp giảm co thắt tiêu chảy và hệ đường ruột.
▪ hạt nghiền nát dùng hạ sốt,
▪ Vỏ làm se dùng để chữa trị bệnh kiết lỵ,
▪ và bệnh sốt rét,
▪ Bột vỏ nghiền nát dùng trường hợp bị bò cạp chích,
▪ chất nhựa résine của vỏ dùng cho :
- chứng đầy hơi
- và chứng đau bụng dạ dày ruột,
- sưng
- và xem như chống sự co thắt antispasmodique.
▪ Dung dịch điều chế từ vỏ khô ngâm trong alcool được dùng :
- chống tiêu chảy
- và đau bụng dưới colique abdominales.
▪ Ở Java, hạt được sử dụng như thuốc trục giun sán và thuốc hạ sốt.
▪ Ở Nam dương dùng cho chữa trị bệnh sốt rét paludisme.
Những sử dụng khác :
- Vỏ quả phơi khô, đốt lấy khói có mùi thơm nhẹ, dùng để đuổi muỗi và làm nhang xông trong các phòng người bệnh.
- Thân bòn bon làm gỗ có màu nâu nhạt rất đẹp, độ cứng trung bình, thớ thịt cây mịn, dai, khá bền, dùng làm cột nhà và đồ gia dụng.
► Nghiên cứu :
● Chống bệnh sốt rét Anti-Malarial :
Da vỏ của trái và các chiết xuất từ lá của cây lansium domesticum tác đông làm gián doạn chu kỳ sinh sống của loài ký sinh trùng Plasmodium fasciparum và đang hoạt động hướng tới một chủng kháng chloroquine của ký sinh trùng ( T9 ) trong phòng thí nghiệm :
Nghiên cứu cho thấy chiết xuất của Lansium domesticum là một nguồn tiềm năng hợp chất có hoạt động chống những chủng kháng chloroquine của Plasmodium fasciparum.
Nghiên cứu đã công bố chất :
- năm (5) tetratriterpenoide,
- domesticulide AE
từ hạt lansium domesticum với 11 triterpénoides được biết 8 hợp chất cho thấy có một hoạt động chống bệnh sốt rét đối với ký sinh trùng Plasmodium fasciparum.
● Chống oxy hóa Antioxidant:
Chiết xuất của Lansium domesticum cho thấy có hoạt động chống oxy hóa chống lại hoạt động những gốc tự do DPPH (1,1-diphényl-2-pycril-hydrazyl) và chống lại tyrosinase tự do.
  Giữ da ẫm và tác dụng tươi sáng :
Chiết xuất cho thấy Lansium domesticum có thể làm tăng độ ẫm của da, làm da không khô, làm giảm chỉ số mélanine của da không làm da sậm màu.
● Antimelanogenesis:
Chiết xuất Lansium domesticum trong méthanole là một trong các chiết xuất nghiên cứu cho thấy có tác dụng ức chế mạnh mẽ trên sự sản xuất của mélanine của những tế bào mélanome B16, không có khả năng gây độc cho nhân tế bào, sự hiện diện như một thành phần có tiềm năng làm trắng da trong mỹ phẩm, sự an toàn có thể được xác nhận.
● Kháng khuẩn :
▪ Vỏ trái cây sấy khô trong không khí ( sèchés à l’aie ) Lansium domesticum, ly trích được :
- 5 triterpènes onoceroides.
▪ Những hạt sấy khô trong không khí cho ra : Một (1) Triterpène onoceroide là  acide lansonique và germacrène D.
● Nghiên cứu hợp chất cho thấy mức độ khác nhau của hoạt động đối với Pseudomonas aeruginosa, Bacillus subtilis, Candida albicans, Aspergillus niger, ….
● Chống khối u ở da :
Nghiên cứu phân lập được một triterpène cycloartanoide mới từ lá của lansium domesticum. Một số dẫn chất thiên nhiên cho thấy hoạt động ức chế đáng kể trên khối u ở da ( peau tumorale ), cơ sở sự phát huy, kích hoạt của vi khuẩn Epstein Barr.
● Gây độc tế bào Cytotoxicity:
Nghiên cứu phân lập được 3 chất mới triterpènes onoceranoides thiên nhiên ở da vỏ trái lansium domesticum cùng lúc với 2 triterpénoides đã biết. Những triterpénoides hiện diện này có tính độc toxique nhẹ đối với loại tôm nước mặn Artemia salina, một loại tôm rất nhỏ ( phiêu sinh động ) sống trong những vũng nước mặn . 
● Onoceranoid-type Triterpenoids / Antibacterial:
Nghiên cứu mang lại một lớp hiếm của onoceranoide kiểu mẩu là triterpénoide, những lamesticumine:
- lamesticumin a,
- lamesticumins B-F,
- lansic acid 3-ethyl ester
- và ethyl lansiolate
- và 4 được biết tương tự ở cành cây lansium domesticum.
Những hợp chất 1-9 nêu ra có hoạt tính vừa phải kháng khuẩn chống lại các vi trùng gram +
Thực phẩm và biến chế :
Sử dụng trong thực phẩm :
Vỏ của bòn bon Lansium domesticum, dể dàng tách rời khỏi nạc tử y để ăn tươi, dùng tay để lột hoặc dùng trong thức ăn tráng miệng.
- Nạc hay tử y trái bòn bon , mọng nước và thơm ngon và có thể ngào đường hoặc ngâm trong sirop.


Nguyễn thanh Vân

mercredi 23 mai 2012

Cây So đũa - Sesban - Agati


Sesban-agati
Cây So đũa
Sesbania grandiflora (L.) Poiret
Fabaceae
Đại cương :
Sesbania grandiflora ( còn được gọi là Agati, đồng nghĩa với Aeschynomène grandiflora )
Việt Nam tên gọi là cây so đũa, có những đặc tính và sự tích liên hệ với cây xem ra cũng rất thú vị.
Giống sesbania, gổm khoảng 50 loài thân mộc hoặc tiểu mộc hay những loài thảo mộc sống lâu năm, phân bố trong những nước vùng nhiệt đới hay cận nhiệt đới trên thế giới. Giống này gần với cây Robinia pseudoacacia, nguồn gốc ở Âu Châu, được biết nhiều dưới một tên  “giả Acacia ” .
Những hoa, lá non và những quả được gọi là Hoa Agati trắng Sesbania grandiflora var Grandiflora, là giống cây ăn được và được bán trong những chợ ở địa phương.
Những hoa này được ăn như rau xanh, hoa ăn không hay trộn với những thứ khác như salade.
Hoa so đũa đỏ Sesbania grandiflora var coccinea, cũng ăn được nhưng vị hơi đắng nên không được ưa thích lắm. Người ta chỉ ăn hoa so đũa trắng var Grandiflora.
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực vật :
Cây so đũa, tiểu mộc, trưởng thành rất nhanh có thể cao 3 đến 8 m.
Vỏ tiết ra  mủ đỏ, gổ trắng mềm.
kép, 30 cm dài, các lá chét đều nhau, hình xoan tròn đầu, có khoảng 30 đôi lá chét tròn  dài 3 cm, không lông.
Rể cây so đũa sesbania grandiflora có những nốt u sần sùi, cũng như họ đậu ( đậu phọng ), sự hiện diện của vi khuẩn trong nốt Rhizobia japonicum có thể đóng vai trò chuyễn hóa trong cây.
Phát hoa, chùm thòng, 3 đến 4 hoa to, hoa trắng var Grandiflora và màu đỏ var coccinea, họ đậu nhưng rất đặc trưng cho cây so đũa. Hoa hợp lại thành những nhóm nhỏ, hoa lớn, 7 đến 9 cm, đài hoa chẻ đôi khoảng 2,5 cm dài. Cánh hoa 5, cánh hoa được phân biệt bởi cùng một dạng, thẳng đứng trải rộng 2 bên hoa, giống như lườn tàu. Chùm hoa không phân nhánh, rủ xuống, đáy ống tiểu nhụy tiết nhiều mật.
Trái thòng, trái so đũa trong giống như trái đậu xanh, nhưng dài và lớn hơn, thẳng, dẹp và mỏng, 30 – 50 cm, nỏ ra làm 2 mảnh .
Hột nhiều khoảng 15 – 50 hột, hình thận màu nâu.
Cây phát triển mạnh dưới ánh sáng trực tiếp của mặt trời và rất nhạy cảm với độ lạnh đóng băng rét.
Bộ phận sử dụng :
Thân, lá, hoa và hạt.
Thành phận hóa học và dược chất :
► Thành phần hóa học của Lá cho 100 g :
- Nước 73.1 g,
- Chất đạm protéine 8.4 g,
- Chất béo lipide 1.4 g,
- Chất xơ thực phẩm  2.2 g,
- Tro 3.1 g ,
- Calcium 1,130 mg ,
- Phosphore  80 mg ,
- Sắt Fe 3.9 mg ,
- Vitamine A  9,000 IU,
- Thiamine  0.21 mg,
- Riboflavine 0.09 mg ,
- Niacine 1.2 mg ,
- Và acide ascorbique 169 mg .
► Thành phần dinh dưởng Lá, cho 100 g
( ZMB độ ẫm 0, Zero-Moisture Basis )
- Năng lượng 321 calories,
- Chất đạm protéine 36.3 g
- Chất béo lipides  7.5 g
- Đường glucides  47.1 g
- Chất xơ thực phẩm 9.2 g
- Tro  9.2 g
- Calcium  1684 mg
- Phosphore  258 mg
- Sodium Na  21 mg
- Kalium K  2,005 mg
- b-carotene tương đương  25,679 mg,
- Thiamine 1.00 mg
- Riboflavin  1.04 mg
- Niacine  9.17 mg 
- Ascorbique acide  242 mg 
► Thành phần dinh dưởng Hoa, cho 100 g :
( ZMB độ ẫm 0, Zero-Moisture Basis)
- Năng lượng  345 calories
- Chất đạm protéine  14.5 g
- Chất béo lipides  3.6 g
- Đường glucides  77.3 g
- Chất xơ thực phẩm  10.9 g
- Tro  4.5 g
- Calcium Ca  145 mg
- Phosphore  290 mg
- Sắt Fe  5.4 mg
- Sodium Na  291 mg
- Kalium K  1,400 mg
- b-carotene tương đương  636 mg,
- Thiamine 0.91 mg
- Riboflavine  0.72 mg
- Niacine  14.54 mg
- Ascorbique acide  473 mg .
► Hạt chứa :
- Chất béo lipide 7.4% ,
- Đường glucide toàn phần 51.6%,
- và tro 4.5% .
► Tinh dầu So đũa chứa :
- Palmitique  12.3% ,
- Stearique  5.2%,
- Oleique  26.2%,
- và linoleique acide 53.4%.
Chất đường invertase lớp ngoại bì của  vi khuẩn Rhizobia japonicum và vai trò của chúng trong quá trình chuyển hóa đường trong các nốt sần của rể.
Sự sản xuất đường invertase thấp khi những đường glucose, galactose, mannose, fructose và farrinose đã được sử dụng như nguồn của carbon trong môi trường tăng trưởng.
● Hàm lượng đường fructose yếu so với đường glucose trước khi vào tế bào vi khuần. Hàm lượng glucose được đồng hóa với mô hình của sự thay đổi theo hoạt động đường invertase trong nốt sần ( Singh và al, 1980 )
Đặc tính trị liệu :

- Tạo khẩu vị bữa ăn recours à apéritif,

- Lợi tiểu diurétique,

- émétique,

- emménagogue,

- hả sốt fébrifuge,

- nhuận trường laxatif,

- và là thuốc bổ tonique,

Agati hay so đũa là một đơn thuốc bình dân để :

- sạy sát tổn thương contusions,

- chứng viêm nước catarrhe,

- kiết lỵ dysenterie,

- mắt yeux,

- sốt fièvres,

- đau đầu,

- bệnh đậu mùa variole,

- vết thương plaies,

- đau cổ họng

- và viêm miệng (Duke et Wain, 1981 ).

Vỏ cây so đũa, lá, chất nhựa, và hoa so đũa được xem như một vị thuốc.
● Vỏ, là chất làm se được dùng để trị :
- bệnh đậu mùa variole
- và bệnh sốt fièvrse éruptives.
● Nước ép của hoa được dùng chữa trị bệnh :
- đau nhức đầu,
- sung huyết đầu congestion tête,
- hay nghẹt mũi.
Như “ thuốc lá bộttabac à priser, nước ép so đũa được dùng thông xoang mũi viêm sinus nasal.
● Lá so đũa được bào chế thành thuốc dán đắp lên những vết đau tím bầm.
Trường hợp bị sưng thấp khớp dùng thuốc dán lá so đũa hay chà lên với dung dịch nước nấu sắc dạng bột của hoa loại đỏ ( var . coccinea ).
● Ở Ấn Độ, Hoa được xem như một “ Hoa thiêng liêng Siva ”, tượng trưng cho cơ quan sinh dục nam và nữ, và người ta không tìm thấy vấn đề, đề cập đến việc sử dụng chúng như là thuốc kích thích tình dục.
Theo y học truyền thống Ayurvédique của Ấn Độ, người ta tin rằng :
► Trái so đũa :
- những trái so đũa có tác dụng chống lại các bệnh truyền nhiễm và nhiễm trùng và ảnh hưởng bởi các độc chất nói chung alexiteric
- thuốc nhuận trường,
- kích thích trí tuệ,
- đơn thuốc cho bệnh thiếu máu,
- viêm phế quản,
- giảm sốt,
- đau nhức,
- khát,
- ung bướu tumeurs,
- tạo khẩu vị bữa ăn apéritif,
- làm lạnh réfrigérants,
- trội dư mật biliousness,
- bệnh thống phong goutte
- chứng quáng gà hay trú manh nyctalopia
- sốt định kỳ ( 4 ngày / lần )
► Rể :
- chống viêm sưng
► Vỏ :
- như chất là se,
► Lá :
- chống lại những tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và độc chất alexiteric.
- trục giun sán,
- chứng động kinh épilepsie,
- ghẻ ngứa gale
- thống phong goutte,
- phong cùi lèpe,
- chứng trú manh hay chứng quáng gà nyctalopia,
- và bệnh đau mắt.
● Người Ấn Độ, áp dụng :
● Rể cây so đũa sesbania grndiflora trong các bệnh :
- phong thấp,
● Nước ép của lá và hoa cho những bệnh :
- đau nhức đầu,
- chứng viêm nước mũi catarrhe nasal.
Người ta trộn rể với Cà độc dược Datura stramonium, bào chế thành thuốc dán, đắp vào chổ sưng đau
● Tại Amboina,
- dung dịch nước ép của hoa được nhỏ vào mắt để điều chỉnh thị lực bị lu mờ.
- Vỏ được ngâm trong nước đun sôi để chữa trị bệnh đậu mùa variole.
● Ở Cam Bốt,
- hoa được xem như chất làm mềm và thuốc nhuận trường,
- vỏ so đũa trị tiêu chảy, bệnh kiết lỵ và bệnh sốt rét paludisme.
● Tại Mả Lai,
- dùng lá nghiền nát trong trường hợp bong gân entorse hay sây sát tổn thương.
- dùng dung dịch nước ép lá so đũa súc miệng, để tẩy sạch miệng và cổ họng.
▪ với một liều lượng nhỏ, vỏ so đũa dùng để chữa trị bệnh kiết lỵ dyssenterie và bệnh tã nhiệt đới sprue.
▪ dùng một liều mạnh là thuốc nhuận trường
▪ nếu liều lớn hơn nhiều, có thể trở nên quan trọng gây nôn mữa.
Vỏ cây so đũa được dùng chữa bệnh ghẻ ngứa gale.
● ở Phi luật Tân, dùng vỏ cây so đũa đập nát trị bệnh ho ra máu hémotypsie.
- Bột vỏ cũng được dùng chữa loét miệng và loét ống tiêu hóa.
● Ở Nam Dương, vỏ cây so đũa dùng trong trường hợp :
- rối loạn tiêu hóa trẻ em
- và chứng tưa miệng muguet.
Lá so đũa được nhai tác dụng sát trùng miệng và cổ họng.
Thực phẩm và biến chế :
Hoa của cây so đũa sesbania grandiflora được ăn như rau trong khu vực Đông Nam Á, như Lào, Việt Nam, Thái Lan, Java của Nam Dương và vùng Ilocos của Phi luật Tân.
Trong ngôn ngử Thái Lan được gọi là Dok khae được sử dụng trong nấu ăn như món cà ri, chẳng hạn như món “ Kaeng som ” và những nguyên liệu với “ nam phrik ”, ( nam phrik là thuật ngử Thái Lan với thành phần thông thường : ớt tươi hay khô, tỏi, hẹ tây, nước cốt chanh, và thường xuyên với một số loại cá tôm……..).
- Quả và lá non ăn được.
► Ở Việt Nam, miền quê, tại Vĩnh Long độc đáo với món canh chua bông so đũa, đặc biệt vì nơi đây bông so đũa lớn và tươi. Bông so đũa nấu canh chua có mùi vị thơm ngon kỳ lạ. Bông so đũa luộc chấm tôm kho Tàu rất ngon.
Giai thoại :
So đũa không những cho người ăn, loài dê cũng thích không kém. Dê thích ăn đủ thứ lá đặc biệt là lá so đũa nên có những huyền thoại thú vi liên hệ giữa dê và lá so đũa, nên người ta tưởng lá so đũa dùng để cho dê ăn, nhưng trong chuyện “ dương xa ” xe dê, thời Tần thủy Hoàng trong sử Trung Hoa :
“ Tần Thủy Hoàng có mấy ngàn cung phi mỹ nữ, nên sau buổi chầu mệt mỏi lên ngồi xe dê, mặc cho nó kéo đi đâu thì đi. Có nàng Tăng Diệp xuất thân con nhà nông, biết ý dê thích ăn so đủa, nên nàng rải nó tới tận phòng mình. Thế là dê ta cứ vừa đi, vừa ăn lần lần tới phòng nàng mà thôi. Thế là nàng tha hồ được ơn mưa móc ”.
Từ đó mới có câu chuyện « nơi nào có so dũa có dê tới » nên có câu hỏi của một cô gái nói với Bà  Mẹ: “ Má sao nhà mình không trồng so đũa mà dê đến nhiều quá vậy Má ”……..kể ra cũng hay hay! ! ! !


Nguyễn thanh Vân