Chayotte –
chouchou
Dây su su
Sechium edule (Jacq.) Sw.
Cucurbitaceae
Đại cương :
Chayote hay chayotte ( Sechium
edule ) gọi là su su cũng còn gọi là christophine, chouchou ( Réunion,
đảo Maurice ), chouchoute ( Nouvellê Calédonie, Polynésie française ) hay còn
gọi mirliton ở Haïti. Là một cây sống đa niên
trong gia đình bầu bí ;
Chúng
được trồng ở khí hậu nóng như những loại cây rau quả để lấy trái khi lớn và
chín. Thuật ngữ này chỉ những trái được dùng như rau cải ( légume ).
Người
ta phân ra 4 thứ ( varìétés ) quan trọng của chouchou :
Chouchou
musque, nhỏ
Chouchou
trắng, to,
Chouchou
xanh lá cây, nhỏ,
Chouchou
calechasse.
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc : Giống chouchou này có nguồn
gốc nguyên thủy ở Mexique ( Oasaca, Puebla, Veracruz ), được trồng rộng rãi ở
vùng nóng nhiệt đới, nhất là ở Nam Mỹ, những nơi này có tên gọi là chayote,
chayota, tayota…đồng thời được lan rộng tới Mascareignes, nhất là ở đảo
Réunion.
Mô tả thực vật :
Dây leo như nho, nhiều nhánh với tua
quấn mọc đối diện với lá.
Cây sống đa niên bởi củ gốc do trái nẩy mầm trồng xuống đất, chouchou
sống trong vùng khí hậu nhiệt đới. Cho ra thân dài, có thể đạt đến nhiều mét,
leo nhờ tua quấn bám vào giàn.
Trái hình xoang tròn nhỏ dần phía cuống, láng, có gai nhỏ, màu
xanh lá cây sáng, trái chouchou chứa khoảng 10 – 15 % tinh bột nên ăn được khi
còn no, trái già nhiều sơ.
Lá từ 10 đến 20 cm dài, lá nguyên, gân lá dạng mạng có màng, có 5 thùy nhọn và
một thùy dưới hình trái tim.
Hoa nhỏ, màu vàng hay trắng xanh, đơn phái biệt chu, hoa đực
họp thành chùm, hoa cái đơn độc, tất cả xuất hiện ở nách lá.
Những hoa đực,
phát triển thành chùm mọc ở nách lá 10 đến 30 cm dài, các hoa được phân phối
dọc theo theo dây.
Đài hoa rộng 5 mm, hình tam giác 3 đến 6 mm dài.
Cánh hoa hình tam giác, màu xanh trắng, 3 - 4 x 2 – 3 mm. 5
tiểu nhụy, các chỉ có độ dài như nhau tạo thành một cột dính nhau.
Những hoa cái, mọc
theo nách lá giống như hoa đực, chúng thường mọc đơn độc thường từng đôi, buồng
trứng hình cầu, hình trứng, một buồng, bao hoa như những hoa đực nhưng có kích
thước khác nhau, vòi nhụy hợp thành cột thanh mảnh, tuyến mật nói chung ít rõ
ràng hơn hoa đực.
Hạt dẹp ở giữa phần dưới trái, một hạt duy nhất.
« đặc tính sinh sản » của chouchou,
danh từ này chỉ những sự sinh sản của những sinh vật nảy sinh nảy mầm trong tế
bào mẹ và dùng chất dinh dưởng của tế bào mẹ để tăng trưởng.
Chouchou, có hạt trong trái và nảy mầm trong trái dùng chất
dinh dưởng trong trái để biến thành chồi con khi còn trên giàn cây.
Trái, lớn khoảng vài chục cm dài tạo thành hình dáng tròn không
đều lồi lõm, màu vàng hay xanh nhạt, chứa một
hạt ở trong lớn mịn không thể rơi ra ngoài xuống đất và nảy mầm ngay trong
trái.
Bộ phận sử dụng :
Trái,
đọt non ăn luộc.
Thành phận hóa học và dược
chất :
Trong cây chou chou có chứa những chất khác
nhau :
- acide ascorbique,
- niacine,
- riboflavine,
- thiamine,
- fer Fe,
- ribosome-inactivating
protéine,
Những acides aminés như cystine, glycine và histidine.
Thành phần cho 100 g
- Năng lượng Calories : 31
- Nước 90,8 g
- Chất đạm Protides : 0,9 g
- Chất béo lipides : 0,2 g
- Chất đường glucides : 7,7 g
- Chất sợi fibres : 0,6 g
- Sắt Fer : 0,6 g
- Vitamine A : 5 µg
- Vitamine B1 : 0,03 mg
- Vitamine B2 : 0,04 mg
- Vitamine B3 (PP) : 0,4 mg
- Vitamine C : 20 mg
Trái chouchou ăn được chứa ít nhất 20 % glucides.
Người ta có thể sử dụng nhiều cách
như nấu, luộc, xào…. Và sử dụng nguồn tinh
bột amidon.
Lá cây sử dụng non.
Nguồn vitamine C rất tốt, bêta-carotène và calcium.
Chouchou chứa nhiều nước khoảng 90
%; có rất ít calorie và chứa rất nhiều vitamine C, 2 lần lớn hơn đối với các
loài cùng họ như courgette hay dưa leo...
Lá và một phần của trái rể ăn được
gồm :
● 8 flavonoïdes, bao gồm:
- 3 C-glycosyl
- và 5 O-glycosyl flavones.
Người ta phát hiện bằng phương pháp
quang phổ cộng hưởng hạt nhân dữ liệu và định lượng trong rể, lá, thân bằng
phương pháp LC-photodiode arry-MS. Nhóm
aglycone mà đại diện là chất apigenine
và luteolin trong khi các đơn vị của
đường là apiose và rhamnose.
Kết quả cho ta thấy rằng một phần
lớn tổng số flavonoïdes có hiện trong lá ( 35,0 mg / 10 g trên trọng lượng khô
), tiếp đến rể ( 30,5 mg/10 g ), và cuối cùng những thân ( 19,3 mg/10g ).
Đặc tính trị liệu :
Cây cũng bao gồm một
dung dịch tinh chất hydro-alcoolique, có hoạt tính là:
- hạ huyết áp.
Một vài thí nghiệm cho
thấy chouchou có đặc tính :
- lợi tiểu mạnh
nhưng với hiệu ứng phụ đáng kể nhất là nguy cơ là hạ tĩ lượng kalium trong máu
nặng ( hypokalémie )
Như vậy chouchou
là :
- Rau xanh lợi tiểu giàu nước, potassium, đồng Cu,
magnésium và chứa khoảng 11 % vitamine C.
Giá trị năng lượng của chouchou là :
- 17 calories
trên 100 gr,
hoặc là :
- 0,82 g protéines,
- 0,13 g lipides,
- 3,90 g glucides.
Chouchou còn có đặc tính :
- giảm béo và tái tạo tế bào.
Sử dụng và giá trị dinh dưởng :
Những
bộ phận ăn được của chouchou chứa ít chất
sợi, protéines và vitamines hơn những cây khác cùng họ.
Tuy nhiên , hàm lượng năng lượng calo
và đường glucides lại cao, chủ yếu
trong trường hợp ở những thân non, những hạt, trong khi những chất dinh dưởng
vi lượng ( micronutriments ) và dinh dưởng số lượng nhiều ( macronutriments )
được cung cấp bởi trái quá đầy đủ.
Những trái và đặc biệt những hạt rất giàu acides amines như :
- aspartique,
- acide
glutamique,
- alanine,
- arginine,
- cystéine,
- phénylalanine,
- glycine,
- histidine,
- isoleucine,
- leucine,
- méthionine (duy nhất trong những trái cây),
- proline,
- sérine,
- tyrosine,
- thréonine
- và valine.
Chouchou
cũng đã được sử dụng như thuốc trị bệnh,
● Những
phương pháp ngâm lá trong nước sôi
dùng làm :
- tan những sạn thận
và hổ
trợ trong những trường hợp :
- xơ cứng động mạch
- và huyết áp cao.
● Ngâm trái được dùng để cải thiện sự duy
trì nước tiểu.
Những
đặc tính tim mạch, sự sử dụng phương pháp ngâm lá đã được thử nghiệm trong
những nghiên cứu hiện đại trong khi hiệu quả rất lớn trong những bệnh liên quan
đến thận đã được biết từ thời thuộc địa trên bán đảo Yucatan, nơi mà những bệnh
này rấy phổ biến.
Nguyễn
thanh Vân