Renouée du Japon-Itadori
Nghể Nhật - Nghể lá nhọn
Fallopia japonica (Houtt.) Ronse Decr.
Polygonaceae
Đại cương :
Gọi là nghể Nhật.
Chúng ta có thể nhìn thấy bên cạnh
dòng nước chảy hay những vùng ẩm ướt, không còn nghi ngờ sự phát triển quá tàn
bạo của cây này. Cây renouée Nhật Bản hay fallopia japonica ( cũng còn mang tên
polygonum cuspidatum ) đã chen vào như một thức ăn, một vật trang trí ở Âu Châu
vào giữa thế kỹ thứ XIX ème với người Chị của nó là Fallopia sachalinensis.
Renouée
đến với Pháp vào năm 1939 và với đặc tính tăng trưởng rất nhanh và rất lớn xâm
chiếm môi trường, ngay cã những điều kiện khắc nghiệt kể đến với cây xâm lấn
này.
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc và phân phối :
Cây
nghể lá nhọn có nguốn gốc ở Đông Á, cây đã chịu đựng khí hậu môi trường sống
nhờ sự thích ứng tuyệt vời của nó chống lại với sự ô nhiễm của không khí và đất
đai. Dáng cây kỳ lạ đã nhanh chống trở nên phổ biến ở một số người làm vườn.
Mô tả thực vật :
Thân cây cứng vũng chắc, rỗng, thẳng đứng, màu hơi đỏ, giống
như những vây mía lau hay cây tre trúc, 1 đến 3 m cao.
Sự tăng trưởng nhanh có thể nhiều cm / ngày ( 21 – 8 cm
theo Brock ). Thân trên không sẽ chết vào mùa đông và nụ chổi ở dưới đất sống
và tồn tại mới tồn tại qua mùa xuân phát triển thành cây ( hémicryptophyte ).
Những lá phía
dưới rộng hình tam giác tròn dài 15 – 20 cm dài, bằng ngang phía dưới lá, mũi
lá nhọn, lá mọc xen.
Hoa trắng nhỏ, lưỡng phái, trổ từ tháng 9 – 10, chùm hoa hình
chùy mọc ở nách lá ( nơi vỏ bọc ngoài dưới cuống )..
Hoa : 5
vành hoa liên tục , 8 tiểu nhụy, 3 vòi nhụy .
Trái : Bế quả, 2 – 4 mm dài.
Thụ phấn nhờ côn trùng ( trùng môi ) và phong môi.
Hoa Itadori là một nguồn mật hoa rất tốt trong những năm nơi mà hoa trở nên hiếm. Ở Pháp những
hạt trở nên vô sinh và sự sinh sản trở nên yếu và không sống được, tất cả sự
phát triển cây là do sự sinh sản vô phái trung gian bởi những căn hành dài,
những đốt căn hành lan rộng nảy sinh những chồi phát triển thành cây.
Ngay
sau khi nảy sinh trong môi trường thích hợp, cây Fallopia phát triển rất nhanh
và người ta phải khó khăn mới loại trừ cây ra khỏi vùng đất đang sống.
Những
thân ngầm dưới đất phát triển mọi hướng và mang nhiều chồi mấm với tất cả cơ
quan cần thiết để tự phát triển khi bị chia cắt từng đơn vị nhỏ ( có thể tồn
tại khoảng 10 năm ), những đơn vị này sẽ tái tạo ra cây mới.
Chỉ có
phương pháp là đào hết rể ngầm hoàn toàn thì mới làm tuyệt giống được ( rất khó
).
Cây
thường sống nơi đất ẩm và rể đâm xuống rất sâu hơn 3 m trong lòng đất nên sự
tiêu diệt chúng là một vấn đề .
Bộ phận sử dụng :
Chồi non, lá và rể ngầm
Thành phận hóa học và dược chất :
Anthraquinones :
- Emodol (émodine)
- những glucosides, glucoside d’émodine-8-O-(6′-O-malonyl),
physcione
Stilbènes :
- Resvératrol,
- glucoside của galloyl resvératrol,
- picéide
Flavonoïdes :
- Catéchine và những dẫn xuất,
- gallate của nhị
phân ( 2 phân tử ) procyanidol
Thành phần phénoliques :
- Acide gallique,
- acide benzoïque
Đặc tính trị liệu :
Sử dụng
trong y học truyền thống Trung Quốc :
Căn
hành xấy khô và những lá non ( tên TQ gọi là huzhang 虎杖 ) được sử dụng như dược thảo Trung Quốc.
Căn hành dùng chữa trị :
- Giảm đau ( analgésique ) ,
- Hạ sốt ( antipyrétique ),
- Lợi tiểu,
- Long đờm,
- Điều trị viêm phế quản mãn tính,
- Viêm gan ( hépatique ),
- Tiêu chảy,
- Ung thư,
- Huyết áp cao,
- Xơ vữa động mạch ( Athérosclérose ),
- Bạch đới khí hư,
- Phỏng.
Anthraquinones, với liều chữa bệnh thông thường tác dụng :
- kích thích nhuận trường.
Émodol
cũng có đặc tính trị liệu liên quan dến kích thích tố Œstrogène.
Flavonoïdes tác dụng chống oxy hóa mạnh.
Thực phẩm và biến chế :
Chồi non của
Fallopia japonica :
Chồi non được sử dụng ăn sống hay nấu chín.
Mùa xuân, những chồi bắt đầu mọc, xem giống như măng tre
nhỏ, người ta hái trước khi thân và lá non tách rời nhau ( có nghĩa là thật non
). Người ta lột bỏ lớp vỏ bên ngoài và ăn sống, vị chua.
Những trẻ em học sinh Nhật Bản thường hái bên vệ đường
vừa đi vừa nhai đọt Fallopia .
▪ Đọt cây có hương vị chua, lý do là sự hiện diện những:
- acide hữu cơ
- và đặc biệt là acide
oxalique, chất này đôi khi cho ra những vị chát đắng.
▪ Tiêu thụ ăn nhiều với số lượng lớn ở trạng thái tươi
thiên nhiên có thể có những hiệu quả xấu cho sức khỏe.
▪ Sử dụng thích hợp nhất là đun sôi chín sau đó trụn qua
nước lạnh. Cây sẽ mất đi vị chát đắng và còn lại một hương vị chua dể chịu.
● Mùa đông khi thân cây bắt đầu chết, người ta đào lấy
căn hành và người ta xấy khô để dành.
Người Nhật gọi là kojôkon (虎杖 Rể thân mía ). Được dùng trong
y học cổ truyền Nhật Bản như :
- Làm mềm phân, nhuận trường,
- Dể dàng thải nước tiểu, lợi tiểu,
Lá non, chà xác trên vết trầy xước làm ngưng chảy máu và
giảm đau. Do đó cây có tên là itadori
Nguyễn
thanh Vân