Tâm sự

Tâm sự

mardi 6 septembre 2011

Cây tre - Bambou

Bambou
Cây tre
Bambusa arundinacea (Retz.) Willd
Poaceae
Đại cương :
Loài tre hiện có rất nhiều loài, khoảng trên ngàn loài tất cả, ngày nay chưa hệ thống hoá hết. Tre được dùng là một dược thảo vời những đặc tính trị liệu dân gian trong vùng châu Á nhất là ở Trung Hoa và Ấn Độ và Việt Nam.
Tre có thể đạt đến 30 m chiều cao và phần lớn cây tre chỉ trổ hoa một lần tất cả 50 năm đến 100 năm. ( theo sự quan sát của dân gian )
Như thế, giống như các loại tre khác, hoa tre có thể trổ trong khoảng thời gian rất nhiều năm để tạo hạt, sự trổ hoa có thể làm suy yếu toàn bộ cây đưa đến kết quả là cây chết nên tre chỉ trổ 1 lần.
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc :
Tre bambou có nguồn gốc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, Tre là một nhóm thuộc họ Hoà Thảo ( Poaceae ), rể chùm ngắn, sự tăng trưởng rất nhanh (đôi khi đạt tới 30 cm / ngày ).
Một điều chủ ý là cây tre có một sức chịu đựng mạnh mẽ và rất thích ứng, một loài thực vật phát triển trên hầu như tất cả các nơi trên quả địa cầu. Ngày nay, người ta tính ra khoảng 80 giống và hơn 1200 loài ( Một số loài có thể đạt tới 30 m chiều cao ).
Loại tre được dùng nhiều nhất cho mục đích y học là loại tre gai.  
Người ta tin rằng nguồn gốc của tre ở Trung Quốc, bởi vì số lượng các loài hiện có nhiều hơn các nơi khác trên thế giới.
Trong thiên nhiên, cây tre hiện diện khắp mọi nơi trên địa cầu ngoại trừ Âu Châu ( có nơi người ta trồng ) và trên cực.
Mô tả thực vật :
Tre bambou là một giống hòa thảo Poaceae, có căn hành và rể chùm. Thân thẳng, chia lóng cứng ngấm chất lignin, rỗng, 25 – 40 cm đường kính, màu xanh, vàng nhất là ở măng. Chót đỉnh nhọn cong.
Lá tre bambou :
Cũng như tất cả những lá cũa loài họ hòa thảo graminae, lá ở măng có bẹ dày, vàng, có lông vàng dày, tai giún có phiến nhỏ, phiến lá 2 mẳt một màu, rộng khoảng 1-1,5 cm, hiện ở đỉnh lá một lưỡi, phiến phát triển nhiều hay ít, cuống lá ngắn, gân lá song song.
Thành phần cấu tạo cắt ngang của phiến lá cho thấy cơ cấu là đơn tử diệp họ Poaceae. Tre bambou không là cây thân thảo như cỏ, thân cứng và không phân nhánh. Một số người gọi « nhánh » tre sự thật đó là một lá của tre tạo ra.
Lá không thấm nước. Những lá thường xanh, lá phát sinh từ mắt lóng thân tạo thành chùm như lông chim phần trên của lóng tre. 
Măng tre lớn.
Thân chánh là một thẳng đứng không phân nhánh, cứng ngấm lignin, rổng hình ống, chia thành lóng phân chia bởi mắt. Nơi mắt mọc những nhánh lá.
Gổ thân tre, giàu chất silic, rất cứng và rất bền. Kích thước tre tùy theo loài có thể ít nhất 1 m và đạt đến 10 – 30 m.
Tốc độ tăng trưởng của tre rất nhanh có thể đo được 1 m / ngày.
Thân tre dẻo và bền nên có thể đu đưa theo sức gió mạnh và uốn cong dưới sức nặng của một vật, tre bị gảy rất hiếm. Đặc tính này do ở cấu trúc rổng và đốt mắt của tre.
Rể :
Người ta phân biệt 2 loại lớn của hệ thống căn hành tức thân rể ngầm.
- Một là những căn hành pachymorphes thì ngắn và dầy và thấy gặp ở những tre có rể chùm. ( cespiteuse ) (Bambusa glaucescens, Bambusa vulgaris, Fargesia murielæ, Fargesia nitida) .
- Loại khác rhizomes leptomorphes, dài và mịn. Được tìm thấy ở tre nhỏ thanh (traçants) (Semiarundaria, Sasa, Pleioblastus) .
Phát hoa :
Tre trổ hoa rất hiếm, do tính chất đặc biệt, không thể xác định và giải thích được :
● Tre trổ hoa không bình thường và định kỳ và thường tính khoảng nhiều thập niên.
● Có những loài phát hiện khoảng trăm năm. Khi trổ hoa không trổ tính theo đơn vị mà quan sát thấy trổ một lượt cả vùng hay rộng hơn.
● Những loài tre sau khi trổ hoa sẽ chết vì thế tre được xếp vào nhóm « nhất kỳ hoa » cây chỉ trổ hoa một lần rồi chết, có thể do sự mất dinh dưởng khi trổ hoa sau nhiều năm.
Sự đặc biệt đồng loạt trổ hoa này chưa được sự giải thích của những nhà khoa học. Theo những giả thuyết cho rằng đây là do bộ nhớ di truyền, một tín hiệu có trong nhiễm thể ADN của tre bambou và tín hiệu di truyền này khác nhau cho mỗi loài .
Những hoa hiếm này thấy xuất hiện ở nách lá, trấu trên có rìa lông ngay thân trẻ lẫn thân già tập họp thành gié dài và rủ xuống.
Quả :
Dĩnh quả, tròn dài 5-8 mm.
▪ Ngày  11 tháng 3 năm 2016, có nhận được một hình của «  trái Tre » từ vùng quê Việt Nam gởi, tôi xin đem lên trang bài Cây tre để phổ biến cho tất cả để thưởng thức.
Thật là một chuyện lạ, hoa trổ đã hiếm phải có chu kỳ trên 100 năm, nay xuất hiện trái, càng thêm lạ, theo tài liệu phân loại thì trái là một dĩnh quả đặc trưng của họ Hoà bản Poaceae như Cây lúa, những loại cỏ…., nhưng đây không có dạng « dĩnh quả » bình thường, theo quan sát những hoa thụ kế cận có thể là do bầu noãn tăng trưởng lớn ra mà thành dạng như trái lê và  tất cả những trấu rơi rụng chỉ còn lại trơ trụi bầu noãn biến thành trái láng, thật không hiểu nổi, nên không dám quyết đoán, dành phần quyết đoán cho mọi người. ( ).
Kết quả sau khi kiểm chứng ở những vùng khác trên thế giới
▪ Sau khi kiểm chứng ở những vùng khác trên thế giới chúng ta thấy rằng trái tre tùy theo loài mà có hình dạng khác nhau nhưng nói chung thì cùng một hình tương tự nhau, hình bầu hoặc thuôn dài có râu ở bên dưới.
▪ Vào tháng 7 năm 2007 tại khu vực Sajek trên đồi Rangamati, nhìn từ xa có những rặng tre già trong một khu vực rộng lớn sẽ tàn héo đi sau khi ra hoa và kết trái và thấy xuất hiện những trái (được đăng trên Daily Star 07 tháng 5 2007 trên trang web « Báo động hệ thống môi trường  eco-système
http://www.sos-arsenic.net/english/homegarden/bamboo.html )
đã làm cho những dân bản địa lo ngại. Những vị trưởng lảo trong vùng lo ngại “ một dấu hiệu nói trước sẽ có một thiên tai xảy ra  cho ngọn đồi mất mùa đói kém ”. Những người lớn tuổi nơi đây cho biết những khu rừng tre lớn lên và biến mất sau khi chúng được ra hoa và kết trái, chu kỳ có thể xảy ra khoảng từ 40 đến 50 năm, tại những nới khác như Việt Nam ông bà nói chu kỳ khoảng 100 năm.
▪ Một hình ảnh khác gởi lên vào ngày 06 tháng 11 2006 do Tamaka ).
Qua những kết quả trên ta thấy có sự tương đồng hình dạng của trái, ngày nay đã trổ và thấy ở VN làm cho mọi người lo ngại tương tự như những Trưởng lão ở Rangamati.
Bộ phận sử dụng :
Trúc diệp, Trúc lịch, Trúc nhự (tinh tre), thiên trúc hoàng, Búp tre (phần ngọn của cành tre non),
Tất cả các bộ phận của tre đều có đặc tính trị liệu :
- Trúc diệp : lá tre bánh tẻ hoặc lá non của cây tre
- Hạt tre
- Rể tre
- Trúc lịch :Dung dịch nước lấy từ tre là vị thuốc thu lấy bằng cách chặt tre tươi, cắt thành từng đoạn, nướng lên và vắt lấy nước. Hoặc uốn cong cây tre non ngay tại bụi tre, phạt ngọn, buộc cọc ghìm vào miệng bình, lấy đuốc lửa đốt phần giữa, nước cốt - trúc lịch sẽ chảy dần vào bình
- Trúc nhự ( tinh tre ) : Phần mô liber ( phần vỏ trong trắng sợi khi cạo bỏ lớp xanh ), là vị thuốc chế bằng cách cạo bỏ vỏ xanh bên ngoài của cây tre, sau đó cạo lớp thân bên trong thành từng mảnh hay sợi mỏng.
- Búp tre (phần ngọn của cành tre non)
- Thiên trúc hoàng (những cục bột màu trắng hoặc màu vàng do dịch phân tiết ra bên trong lóng cây tre già )
- Mo nang tre (những mảnh vỏ già, khô bọc ngoài cây tre non),
Jeune pousse de bambou géant
Thành phận hóa học và dược chất :
Thân tre hầu như cấu tạo hoàn toàn bởi chất cellulosehémicellulose ( xylans, arabans, polyuronides,…v…v…) và chất lignin với một số lượng nhỏ chất résine.
Xấy khô thân tre phân tích gồm :
- 3.3% tro,
- 1.8% silicium,
- 6.0% nước nóng hòa tan,
- 19.6% pentosans,
- 30.1% lignin, và
- 57.6% cellulose.
Như vậy thành phần hóa học và dược chất chánh của tre gồm :
   - 90% silice,
   - Silicium,
   - Potassium,
   - Vôi,
   - Alumine,
   - Choline,
   - bétaine,
   - hydrate,
   - acide silicique,
   - nucléase,
   - uréase,
   - phân hóa tố thủy giải chất đạm protéine
   - Glucoside cyanogentic,
   - và một alcaloïde,
Măng tre chứa hơn 50 acides amine và vitamine A
Đặc tính trị liệu :
   - Giảm co thắc,
   - Trục giun sán,
   - Tái tạo khoáng chất ( reminéralisant ),
   - Chống viêm sưng,
   - Lợi tiểu,
   - sát trùng.
Hiệu ứng và sử dụng dược thảo tre bambou :
Các bộ phận khác nhau được sử dụng theo y học truyền thống ayurvédique và Ấn Độ :
Rể : được dùng giảm sự co thắc và làm mát trị đau khớp xương và viêm khớp.
Lá : thúc đẩy điều hòa kinh nguyệt và giảm đau khi hành kinh. Lá cũng được dùng làm cường kiện dạ dày và đặc tính tẩy trục sán lãi và người ta cũng cho rằng lá có tác dụng kích thích tình dục.
Măng tre : trị buồn nôn mữa, khó tiêu và no hơi đầy bụng ;
Sử dụng biến chế thành thuốc cao đắp lên làm khô thoát nước vết thương nhiễm trùng.
 Dung dịch gọi là trúc lịch rất giàu khoáng silic, củng cố tăng cường những mô sụn trong trường hợp :
-  viêm xương khớp
- chứng loãng xương.
- Đồng thời trong trường hợp có sự tăng trưởng chậm và bị chữa trị gãy xương.
- Thấp khớp.
Tóm lại trong tất cả các trường hợp trong tình trạng thất thoát khoáng chất (déminéralisation)
Những lảnh vực khác :
- Lão hóa sớm ;
- Tóc hay móng tay gảy vì thiếu khoáng chất.
- Tái tạo khoáng chất ( reminéralisation )
- Kích thích tổng hợp chất nhờn thể keo, với hiệu quả gia tăng sức đề kháng mô liên kết và ngăn chận hay giãm quá trình thoái hóa khớp sinh ra chứng thấp khớp.
Silice là một nguyên tố cần thiết để tổng hợp chất keo collagène trong mô xương và mô liên kết. Giúp tái tạo mô sụn đã bị hũy trong thời gian rối loạn khớp xương.
Bởi hiệu quả của sự tái tạo khoáng chất, đồng thời cũng ngăn ngừa sự thất thoát khoáng chất liên tục trong thời kỳ mãn kinh.
Tác dụng chánh là sự đóng góp khoáng chất thiên nhiên cho cơ thể, đặc biệt là khoáng silice.
Trúc lịch dịch rỉ ra từ cây tre theo truyền thống được sử dụng thông thường để thúc đẩy tái tạo khóang chất. Củng cố lại những xương bị gảy, như chữa bệnh viêm gân và để mềm những khớp xương.
Dịch này cũng có thể được sử dụng chống lại các hình thức trong quá trình thoái hóa xương hay khớp ( trường hợp thấp khớp và chứng loãng xương )
Việc sử dụng dịch tiết ra từ tre cho đến nay chưa có trường hợp bất lợi hay xấu nào được biết.
Chủ trị :
- Suy nhược
- Đau khớp
- Đau trong thời gian hành kinh.
- Chứng đầy hơi.
- Phong thấp.
   ► Chủ trị dùng trong cơ thể :
- Thất thoát khoáng chất trong cơ thể và xương dòn gãy.
- Chứng loãng xương, thấp khớp, viêm gân.
- Móng tay chân và tóc dể gãy.
- Có vấn đề khớp xương .
   ► Chủ trị dùng ngoài cơ thể :
- Viêm gân
- Đau khớp .
► Giàu silic nên những mụt măng tre, giúp cải thiện sự :
- Hấp thu phosphore,
- Loại bỏ chất thải bả trong nội tế bào,
- Giảm lượng cholestérole.
► Tre bambou cũng đặc biệt cho phép cải thiện trong trường hợp :
- thấp khớp cấp tính hay mãn tính,
- tóc dể gảy,
- móng tay, móng chân dể gảy,
- mệt và xơ cứng động mạch.
Hiệu quả xấu và rủi ro : 
Toxique :
Dùng tre bambou như một dược thảo chữa bệnh, trên nguyên tắc chúng không có tác dụng phụ. Tất cả mọi khi chỉ là bổ túc dinh dưởng, nhưng tốt nhất là nên để qua một bên :
- Đàn bà có thai và đang thời kỳ cho con bú .
Trong an toàn, không tác dụng phụ người ta có thể dùng tre sử dụng lâu dài không có vấn đề.
Trong phương pháp sử dụng nếu dùng không cẫn thận vẫn xảy ra những tai nạn rủi ro .
► 8 gr măng sống hoặc không nấu chín có thể là nguyên nhân gây chết người.
Những măng non chứa HCN 3,03 % ( Hydrogen cyanide ) (CSIR, 1948-1976). Những lông măng khác và những nấm sống trên măng, có thể là nguyên nhân những bệnh ngoài da (Mitchell và Rook,1979)
Acide benzoïque và những vết của cyanogenic glucoside hiện diện trong măng tre có hiệu lực gây chết người trên những ấu trùng của muỗi.
Ứng dụng :
Hiện nay tre bambou được sử dụng làm thuốc trong dân gian và Đông y từ rất lâu đời. Tác dụng làm thuốc của cây tre được ghi lại sớm nhất trong sách "Danh y biệt lục", cách nay khoảng 1500 năm.
Cây tre cho ta các vị thuốc:
1- Trúc diệp: Có tác dụng thanh nhiệt trừ phiền, sinh tân dịch, lợi niệu. Thường dùng chữa nhiệt tà gây tổn thương tân dịch, phiền táo, khát nước, miệng lưỡi lở loét, tiểu tiện sẻn đỏ. Tác dụng của lá bánh tẻ và lá non còn cuộn tròn (búp tre) tương tự như nhau, nhưng khi chữa các bệnh nhiệt ở phủ vị thường dùng lá, còn khi chữa bệnh nhiệt ở tạng tâm thường dùng búp.
2- Trúc lịch: Có tác dụng thanh nhiệt, trừ đờm, định suyễn. Dùng chữa đàm nhiệt khái suyễn (hen suyễn do đờm nhiệt), trúng phong hôn mê, kinh giản, điên cuồng.
3- Trúc nhự (tinh tre): Có tác dụng thanh hóa nhiệt đàm, trừ phiền chỉ ẩu (chống nôn). Dùng chữa ho đờm vàng đặc, bồn chồn mất ngủ, nôn mửa ...
Ngoài ra, măng tre, cặn đọng trong đốt tre (thiên trúc hoàng) cũng có thể sử dụng làm thuốc.
Thông thường tre được dùng để :
- Giảm đau,
- Long đờm,
- Trẻ hoá cơ quan,
Đẩy mạnh sự lưu thông máu và giảm đau :
- Lá tre dùng chống lại giun sán,
- Tăng sự ham muốn tình dục,
- Kích thích chu kỳ kinh nguyệt,
- Giảm sốt và tiếp sinh lực cho cơ thể .
Ngoài ra tre còn được dùng cho những trường hợp sau :
- Nôn mửa,
- viêm loét,
- bệnh ngoài da,
- hồi hộp đánh trống ngực,
- ho,
- ốm sụt cân,
- mất nước,
- suyễn
- và lo lắng.
Cây còn kích thích chức năng của gan, tim và làm dịu hệ thần kinh.
Đề nghị dùng :
► Ngâm 2 gr thân tre bambou trong 250 ml nước sôi trong 15 phút. Lọc kế uống 2 – 4 tách / ngày để thu được lợi ích tối ưu trong vấn đề của mình.

Nguyễn thanh Vân

Aucun commentaire: