Chance pierre
Cây Chó đẻ - Diệp hạ châu
Phyllanthus niruri L.
Phylanthus
amarus Schum&Thonn
Euphorbiaceae
Đại cương :
Tên thông
dụng : Casse-pierre, Bhuamalaki, Phyllanthe niruri, Bhuy amalaki,
Bhulamla, Nela usirika, Niruri, bhuiamla, Bhuyavali, bahupatra, Kilanelli,
Bhuiavala, Kirunelli, Jaramla, Herbe du chagrin, Bhumyaamlaki, Kizhkay nelli,
Bhuta- dhatri
Tên Việt Nam : Chó đẻ, Chó đẻ trái xanh, Diệp hạ châu đắng ( Ngọc dưới lá
).
Phyllanthus là một vị thuốc rất hiệu quả đã được dùng trong
y học truyền thống Ấn Độ trong suốt 2000 năm với những mục đích khác nhau.
- Dùng trong cơ thể,
cây diệp hạ châu làm bình thường hóa kinh nguyệt, chữa trị bệnh lậu (gonorrhée),
bệnh vàng da và bệnh tiểu đường.
- Dùng bên ngoài cơ
thể : Cây chó đẻ được áp dụng ( đắp ) để trị da bị kích thích ngứa…,
trị thũng trướng phù ( tuméfactions ), những vết thương, lỡ loét và những vấn
đề khác liên quan đến da.
- Dưới dạng đun
ngâm, cây chó đẻ dùng để trị bệnh kiết lỵ
mãn tính (dyssenterie chronique)
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc :
Nguồn gốc từ Tích Lan, Ấn Độ Địa miền Nam và Trung, cây chó
đẻ được sử dụng rất rộng trong y học cổ truyền Ấn Độ ( Ayurvédique ). Ngoài ra
Cây còn lan truyền đến đảo Guam, Nigeria, Cuba, Phi luật Tân và Trung Quốc.
Mô tả thực vật :
Cỏ nhất niên cao đến 30 - 60 cm, thân tròn láng, nhánh ngắn
dài 5 – 6 cm, mang lá nhỏ.
Lá có phiến tròn dài, to 5 – 11 x 3 – 6 mm, tà hai đầu, gân
phụ mảnh , 4 cập, lá bẹ hẹp, nhọn.
Hoa đơn phái với nhiều hoa đực. Hoa ở nách lá, thuộc hoa cái,
lá đài 5, tuyến mật, tiểu nhụy 3, chỉ dính nhau.
Hoa cái có đỉa mật nhiều thùy.
Nang tròn, rất nhỏ mịn, to khoảng 3 mm, hột có sọc dọc ở lưng.
N = 13. Nang nằm ở mặt dưới lá kép nên có tên là Diệp hạ Châu.
Thời gian trổ hoa tùy theo khí hậu, ở Ấn Độ khoảng tháng 7
và tháng 8. Việt Nam khoảng tốt nhất thu hoặch vào mùa hè.
Bộ phận sử dụng :
Tất cả
bộ phận dùng được cho y dược.
Phần
trên không hay toàn cây.
Thành phận hóa học và dược
chất :
● Thành phần chánh
của diệp hạ châu là những :
- bioflavonoïdes ( quercétine ),
- những alcaloïdes
- và những lignanes ( như phyllanthine và hypophyllanthine
).
Mặc dù người ta chưa xác định dược chất nào trách nhiệm chủ
yếu chống lại những viêm nhiễm, là thuốc xác nhận dùng chữa trị gan trước tiên.
Chính vì lý do này, cây diệp hạ thảo được dùng để trị bệnh vàng da lâu dài.
- Kaempférol-4-o-alpha-L-rhamnoside,
0,9%,
- Limonine, 4,5%,
- acide ascorbique, 0,41%,
-
Cymène, 11%,
- Hypophyllanthin, 0.05
à 0.17%
- Geranin, 0,23%,
- acide linoléique, 21% ,
- acide linolénique, 51,4%
- acide
Ricinoleic, 1,2% ,
- Phyltetralin,
0,14% C24H34O6 &
Phyllanthin, C24H34O6
● Hiện diện hóa chất trong cây :
- Nor-secrurinine,
- hydroxy-sésamine,
- Corilagine,
- L'acide ellagique,
- Estradiol,
- Fisetin-41-O-beta-D-dlucoside,
- Hinokinin,
- Iso-lintetralin,
- Nirurin,
- Nirurinetin,
- Phyllanthus,
-
Trans-phytol,
- Repandusinic acide A,
● Hiện diện hóa chất trong rể:
- Catéchine,
- Gallocatéchine,
- Epi-catéchine,
- Catéchine Epi--3-gallate,
- Epi-gallocatéchine,
- acide gallique,
- Epi-gallocatéchine-3-O-gallate,
- Ériodictyol-7-O-alpha-L-rhamnoside,
- Fisetin-41-O-alpha-L-rhamoniside,
- Acétate
de Lupeol,
-
Lupeol,
-
Nor-securinine,
● Hiện diện hóa chất trong lá :
- 4-hydroxy-lintetralin,
- 2,3-diméthoxy-iso-lintertralin,
- Astragalin,
- Bêta sitostérol,
- Demethylenedioxy niranthin,
-
Hydroxy niranthin,
- Hypophyllanthin
C24H30O7,
-
Iso-quercitine,
- Linnanthin,
- Lintetralin,
- Niranthin,C24H32O7,
- Quercitrin,
- Salicylic ester méthylique d'acide,
- Seco-4-hydroxy-lintetralin,
● Hiện diện hóa
chất có trong bộ phận trên không :
- 24-isopropyl Cholestrol,
- Dotriacontanoic acide,
- Nirphyllin,
- Nirurine,
- Phyllanthenol,
- Phyllantheol,
- Phyllester,
- Phyllinurin,
- Phylltetrin,
- Triacontan-1-al, Triancontan-1-ol,
● Những chất có
chung trong cả lá, thân phần trên không và rể :
- Nirtetralin,
- 4-méthoxy-ni-securinine,
- Rutin,
- Phyllanthine,
- Phyllochrysine,
- Quercétine,
Những
thành phần hoạt chất phyllanthin và hypophyllanthin đã được ly trích từ lá.
Gần
đây,
- lignansniranthin,
- nirtetralin
- và phyltetralin cũng đã được cô lập ly trích từ lá (
Rastogi và Mehrotra 1991 )
Đặc tính trị liệu :
- Giảm tiêu trừ hơi gaz trong dạ dày ( Carminatif )
- Lợi tiểu ( Diurétique )
- Hạ sốt ( Fébrifuge )
- Nhuận trường ( Laxatif )
- Lọc máu ( Dépurative )
- Chống bệnh tiểu đường ( Antidiabétique )
Rể, lá, trái, nhũ
chất ( mủ cây ), và nguyên cây, đều được dùng như những vị thuốc.
Theo hệ thống y học
truyền thống Ấn Độ ( Ayurvédique ), diệp hạ châu có vị chát, mát, là một phương
thuốc :
- giải độc trong cơ thể
- và dùng khi khát,
- viêm phổi,
- bệnh phong ( lèpre ),
- thiếu máu,
- tiểu thải không kiểm soát nước tiểu,
- bần niệu,
- hệ tiêu hóa không tốt như, đau bao tử, bón gaz … ( biliousness
),
- hen suyễn,
- nấc cụt ( hoquets ),
- và như thuốc lợi tiểu.
Theo unani, hệ thống y học dược thảo ( unani là hệ thống y học cổ truyền hy lạp
được truyều sang Ấn Độ, theo hệ thống này sự chữa trị hết bệnh là chủ yếu dùng
toàn thảo dược và khoáng chất. Căn bản dùng đường để cho bệnh nhân dể uống
) chữa trị :
- Bổ bao tử , kiện vị.
- Vết thương và
- Bệnh kiết lỵ mản tính.
Trái : được dùng chữa trị những chứng lao loét ( ulcères
tuberculeux ), những vết thương ( blessure ), vết loét ( plaies ), ghẻ ( gale )
và ver anneau ??? ( Agharkar 1991 ; Krishnmurty 1993 )
Rể tươi : Được xem như một phương thuốc tuyệt diệu để chữa bệnh vàng
da. Cao được chế biến :
- Những lá với muối chữa trị hết bệnh
ghẻ và
- Thuốc cao không muối đắp trên những
vết thương và vết bầm ứ máu dưới da ( ecchymoses ).
Chất mủ được sử dụng rất tốt cho những vết loét đau, khó chịu
nhiều .
Vỏ cây : chứa chất chánh phyllanthin có vị đắng.
Sử dụng : Cây diệp hạ châu hay cây chó đẻ được biết đến do khả
năng kích thích hệ tiêu hóa. Cây tác dụng hiệu quả thực sự trên dạ dày,
làm tốt cho sự tiểu tiện và chống lại sự táo bón và tiêu chảy.
Kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học đã xác định trong
lá của diệp hạ châu đắng có chứa nhiều nhóm hoạt chất. Trong đó, đáng chú ý có
hợp chất hypophyllanthin, phyllantin… là các lignan có tác dụng ức chế DNA polymerase
của virus viêm gan B và các chủng virus khác.
Cũng theo sự nghiên cứu lâm sàng trên những người mắc bệnh
gan hépatite B, 59% bệnh nhân đã
thành công khi được chữa bằng cây chó đẻ. Phương pháp trị liệu này thật sự đã
thay đổi hệ thống trị liệu sau 1 tháng áp dụng.
Mặc dù người ta đã áp dụng nhiều loài khác nhau của giống
phyllanthus nhưng nhận xét chỉ có loài Phyllanthus
niruri và phyllanthus urinaria là
có hiệu quả nhiều hơn những loài khác .
Chủ trị :
- Tiểu đường
- Sạn thận, giảm lượng acid urique
trong máu và làm tan sạn thận
- Sốt
- Cúm
- Táo bón
- Bệnh viêm đường tiểu
Ứng dụng :
● Cây chó đẻ có những đặc tính chữa trị :
- Ức chế ADN polymérase
( ADN sao chép ) virus viêm gan B.
- Ức chế sự tiết những
diếu tố cần thiết để virus Hépatite B sinh sản.
- Đồng thời ngăn cản
chứng vàng da .
- Chứng tiểu đường.
- Chứng khó tiêu.
- Những chứng loét.
- Vết thương
- Những chổ phù thủng
sưng ( enflures )
- Viêm mắt
- và bệnh kiết lỵ mãn
tính .
● Toàn cây
Diệp hạ châu được dùng để chữa trị các hình thức nhất định :
- Bệnh lậu ( gonorrhée )
- Kinh nguyệt quá nhiều
hay rong kinh ( ménorragìe )
- Phù thủng nước hay
sủng nước ( hydropisie )
- Rong kinh nhiều và các
bệnh về niếu-sinh dục khác cùng loại tương tự
● Dùng thuốc cao lá đắp, trộn thêm
muối chữa trị :
- Da bị kích thích ngứa
và viêm da.
- Vị đáng, giảm co thắc,
tính hàn
- Chống viêm sưng.
Diệp hạ châu có thể giúp
giảm số lượng virus Hépatite B trong máu.
Chức năng bảo vệ gan ( hépatôprotecteur ) và dùng trong
những rối loạn hoạt động gan.
Ho, Suyễn, vàng da,
những rối loạn tỳ tạng ( lá lách ).
- Dùng cách đun ngâm trong nước sôi rể và những lá là một thuiốc bổ
tốt và lợi tiểu khi dùng lạnh với liều lượng lập đi lập lại.
- Trong cách nấu sắc, toàn cây dùng để chữa trị bệnh vàng da. Người
ta cũng dùng để chữa trị kinh nguyệt nhiều, bệnh lậu và một vài loại phủ nước,
cũng như những chứng bệnh khác vể cơ quan đường tiểu.
- Thuốc cao căn bản là lá dùng để chữa trị rất hiệu quả những chứng
viêm sưng da. Ngoài ra người ta còn dùng để chữa trị đau mắt và chứng khó tiêu.
- Trường hợp đau gan và sạn thận :
Nấu sắc 30 gr cây diệp
hạ châu hay cây chó đẻ trong 1 lít nước, uống trong ngày.
Hiệu quả xấu và rủi ro : :
Vì sự hiện diện của những chất alcaloïdes, nên khi dùng phải
tuyệt đối cẩn thận tôn trọng liều dùng.
Nguyễn
thanh Vân