Tâm sự

Tâm sự

mercredi 4 avril 2012

Cà dại đen - Morelle noir

Morelle noire
Cà dại đen
Solanum nigrum L
Solanaceae

Đại cương :

Cà dại đen, còn có tên tue-chien ( cây giết chó ), raisin de loup, herbe aux magiciens, ….
Người ta thường gặp trên bờ đường, vùng đất hoang, nơi đổ nát, trong vườn nhà và nơi trồng trọt bị bỏ hoang, độ cao khoảng 1700 m. Cây thích ánh sáng mặt trời hoặc phần bóng râm.
Solanum nigrum, là cây sống thường niên, đa hình đa dạng, có hoa nhỏ trắng cho trái nhỏ, đen.

Thực vật và môi trường :

Mô tả thực vật :
Cây cà dại đen, là một cây rất là phổ biến, cây nhỏ sống thường niên có đời sống ngắn, được tìm thấy nhiều trong những vùng rừng rậm hoặc trảng thưa, cũng như ở những môi trường sống bị xáo trộn.
Cây cà dại đen morelle noir có thể đạt đến 30 – 120 cm cao và có lá 4 – 7,5 cm dài và 2,5 cm rộng. Có dạng hình trứng hay bầu dục, bìa lá dợn sóng hay có răng lớn, hai mặt trên dưới đều có lông, cuống lá dài 1,3 cm với phần trên có cánh.
Hoa, cánh hoa màu xanh lục pha màu trắng, gắn thành chùm, có cuống, cánh hoa uống cong lại khi già và lộ bao phấn màu vàng sáng.
Trái, tròn, phần lớn 6 – 8 mm màu đen hay màu đen đỏ.
Đôi khi người ta nhầm lẫn với giống « belladone (Atropa belladonna » cùng họ Solanaceae nhưng rất độc.), 2 loài solanaceae này hoàn toàn khác nhau.
Quả, tròn, hình cầu, đen khi chín, vẫn còn trên cây rất lâu.

Bộ phận sử dụng :

Người ta dùng lá xấy khô và vỏ cây tươi.

Thành phần hóa học và dược chất :

Chất solanine có công thức C45 H73 NO15 ; MW = 868,04  ( molecular weight )                     
Solanine một hỗn hợp của hai nhóm glycosides,
- solanine
- chaconines.
Các hợp chất này căn bản các chất alkamine aglycone, solanidine, giống nhau nhưng khác nhau ở chuổi đường.
- Alpha-solanine là thành phần chính.
- stéroidal glycosides.
● Những đặc tính lý hoá khác :
-  Solanine tan được trong nước và bị hủy bởi nhiệt độ nấu sôi nhưng không tan bởi phương cách nướng.
- Solanine dể dàng tan trong rượu nóng, thực tế solanine không tan trong nước, trong éther, trong chloroforme ( Merck,1989 ). 
Solanine có thể phân tích bằng sắc ký thành 6 thành phần :
- alpha chaconines,
- beta chaconines
- gamma chaconines,
- alpha solanines ,
- beta solanines,
- gamma solanines (Merck, 1989).
Solanidine : (C27 H43 NO ; MW = 397,62) ( molecular weight )         
Thu được sau khi thủy phân chất solanine, ít độc hơn.
- những nitrat và nitric cũng xảy ra với số lượng biến đổi trong cây cà đen và có thể góp phần vào hiệu ứng độc  của nó ( Cooper và Johnson,1984 ).
Độc tố chủ yếu là chất gluco-alcaloïdes của solanine đặc biệt trong lá  ( 2% ), trái cây màu xanh lá cây ( 1,3% ), quả chín thì không .
Bảng 1: Thành phần nguyên tố muối khoáng của Solanum nigrum L var virginicum lá và hạt
Bảng 2: Thành phần Vitamine của Solanum nigrum . Var virginicum. Lá và hạt.
Bảng 3 Thành phần hoá thực vật Phytochemical của Solanum nigrum L Var virginicum. Lá và hạt .

Đặc tính trị liệu :

Cây cà dại đen có đặc tính :

- an thần sédative ( phần trên không ).

Tại Á Châu, người ta chế biến dùng cho :

- lợi tiểu, dự trù trong trường hợp cơ thể giữ nước.

Trở lại một lịch sử lâu dài của sự sử dụng thưốc ở cây cà dại đen solanum nigrum trong thời Cổ đại Hy lạp :
«…. Trong thế kỷ thứ 14, người ta nghe nói cây cà đen dưới tên Petty Morel đã dùng để trị bệnh :
- hạ cam chancre,
- và phối hợp với Marrube Marrubium vulgare thuộc họ lamiaceae, nguồn gốc ở Âu châu và Phi Châu mọc hoang bờ đường, đồng cỏ khô….  Và với rượu để trị bệnh phù thũng sũng nước hydropisie » .
Trong y học truyền thồng Âu Châu, cà dại đen được sử dụng như thuốc :
- đổ mồ hôi nhiều ( phát hản sudorifique ),
- giảm đau analgésique,
- và là thuốc an thần với đặc tính mạnh của ma túy. Nhưng được xem như là một « đơn thuốc có phần nguy hiểm » nên đã giảm được sự ưa chuộng lý do là chất hóa học biến đổicó tính độc.
Solanum nigrum là một thành phần quan trọng trong các loài thuốc của Ấn Độ.
● Ngâm trong nước đun sôi infusion, được sử dụng trong những :
- vết thương,
- kiết lỵ,
- dạ dày
- và sốt.
● Dung dịch nước ép của cây được dùng trị :
- bệnh loét
- và những bệnh ngoài da.
● Trái cà dại đen dùng như :
- thuốc bổ,
- nhuận trường,
- kích thích bữa ăn ngon
- cũng được dùng để trị bệnh hen suyễn
- và chứng « khát quá nhiều ».
● Theo y học truyền thống, cây cà dại đen được dùng để điều trị bệnh lao. Cây được biết dưới tên Peddakasha pandla Koora trong vùng Telangana.

● Lá của cây cà dại đen được sử dụng trị bệnh :

- loét miệng, thường xảy ra trong mùa đông của xứ Tamil Nadu Ấn Độ.

● Trong miền Bắc Ấn Độ, dung dịch trích của lá cà dại đen luộc và trái cũng được dùng để giảm :

- những bệnh liên quan đến gan,

- bao gồm bệnh vàng da.

● Cà dại đen solanum nigrum là một cây được dùng rộng rãi trong y học phương Đông. Có đặc tính chữa trị :

- chống ung bướu antitumorigenic,

- chống oxy hóa,

- chống viêm sưng,

- bảo vệ gan hépatoprotecteur,

- lợi tiểu,

- và hạ sốt antipyrétique.

- chống co thắc antispasmodique,

- giảm đau,

- và an thần sédative.

● Những thí nghiệm của Trung Quốc, xác nhận là cây có tác dụng ức chế sự tăng trưởng ung thư cổ tử cung.

Lá tươi đôi khi áp dụng ngoài để trị giảm đau.

Toàn cây cà dại đen solanum nigrum là chất độc nhưng những trái thường chịu trách nhiệm của sự nhiễm độc này.

Các độc tính chủ yếu là do chất alcaloïdes stéroïdiques nhưng cũng do chất saponoïdes hiện diện với số lượng nhỏ.

- Những rối loạn tiêu hóa xảy ra tức thì kế tiếp là đến thần kinh dinh dưởng neurovégétatifs.

Sự rối loạn có thể :

- nhiễm độc hệ tiêu hóa,

- buồn nôn,

- đau bụng,

- giản đồng tử,

- Khô màng nhày,

- sung huyết ở mặt,

- nhịp tim đập nhanh.

● Trái cà đen, đôi khi còn tìm thấy trong những hộp đậu Hà Lan ( do sự thu hoặch bằng cơ khí ), khi nấu chín thì solanine bị phân hủy một phần lớn.

Hiệu quả xấu và rủi ro :

Độc tính của cà dại đen solanum nigrum rất khác nhau tùy thuộc vào loại variété và những chuyên gia nghiên cứu chất độc cho lời khuyên « …. trừ phi nếu bạn chắc chắn rằng những trái là ăn được lấy từ một giống, bạn hảy giử riêng một mình nó » 
Tất cả các bộ phận của cây có thể có độc, có chứa glycoalcaloïdes ( 0,524 % trọng lượng khô.
Những chất độc tập trung cô đọng trong những trái xanh chưa chín.
Chất solanine alcaloïde hiện diện trong trái cà dại đen solanum nigrum cực kỳ độc và có khả năng gây tử vong, những triệu chứng ngộ độc thường bị trì hoản kéo dài khoảng 6 đến 12 giờ sau khi ăn uống vào.
Các triệu chứng ban đầu khi ngộ độc bao gồm :
- sốt,
- đổ mồ hôi,
- nôn mữa,
- đau bụng ,
- rối loạn tiêu chảy ,
- và buồn ngủ.
Tử vong là vì ăn phải bộ phận những cây, từ những kết quả :
- rối loạn tim mạch,
- và suy hô hấp.
Những trẻ em thường chết vì ăn phải trái cà dại đen chưa chín, và sự tiêu thụ này cũng là nguyên nhân gây tử vong cho gia súc.
Solanine trong cà dại đen, không bị hủy bởi nhiệt độ bình thường, vì nhiệt độ để phân hủy của nó phải khoảng 243 ° C.

Quan sát :

Những trái chỉ độc khi trái còn xanh chưa chín. Còn những trái chuyển màu từ xanh sang đen, sắp sửa chín, có thể gây tai nạn nhiễm độc, nhưng cường độ độc hại không quá nghiêm trọng.  


Nguyễn thanh Vân

Aucun commentaire: