Ialian Aster - Œil du Christ
Thạch Thảo
Cúc Cánh mối
Aster amellus L.
Asteraceae
Đại cương :
Danh pháp Aster, đi từ tiếng Hy lạp và có nghĩa là « dạng ngôi sao » . Tên
loài amellus, được sử dụng lần đầu
trong Géorgique ( Book IV, 271-280), của nhà
thi sỉ Latin Publius Vergilius Maro (70 BC - 19 BC), nhưng nguyên ngữ học là
mơ hồ và không chắc chắn.
Danh pháp Việt Nam được gọi là Cúc
cánh mối ( vì dạng của cánh hoa ) hay còn gọi là Cây Thạch thảo hay Cúc thạch
thảo.
Môi trường sống là những vùng đá vôi, bên cạnh những là những
nhóm bụi nhỏ và không rậm nhưng cũng gặp trên những đồng cò nơi đầm lầy và cạnh
bên hồ.
Cây thích sống ở vị trí có ánh nắng
nhiều.
Cây thích sống trên nền đá vôi và
hơi khô với độ pH kiềm và có giá trị thấp về dinh dưởng, với một độ cao điển
hình từ 0 đến 800 m trên mực nước biển, gần như có trên hầu hết nước Pháp trừ phía
tây và phía bắc.
▪ Thực vật bảo vệ :
Aster amelle nằm trong danh sách của những Loài Thực vật Bảo vệ trên
toàn lảnh thổ nước Pháp français
métropolitain. Được liệt kê trong phụ lục I hoặc II của danh sách các loài được bảo vệ trên toàn
quốc. Cấm phá hoại, bán rong hoặc bán trên tất cả lảnh thổ nước Pháp của bất cứ
bộ phận nào của Cây.
▪ Nguồn gốc danh pháp
Tên Thạch thảo có thể là do ảnh hưởng của
nhà thơ Bùi Giáng khi dịch bài thơ «
L’Adieu » « Lời vĩnh biệt » của nhà thi sĩ Guillaume Apollinaire, trong
dịp đi thăm mộ của người con gái của nhà văn hào Victor Hugo, đã chết đuối cùng
với chồng.
Nguyên tác của Guillaume
Apollinaire (1880-1918) như sau.
L'Adieu
« J'ai cueilli ce brin de bruyère
L'automne est morte souviens-t'en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t'attends ».
● Bài
thơ năm câu trên đây đã đuợc nhà thơ Bùi Giáng dịch, điều đáng chú ý là Cây mà
thi sỉ Guillaume đề cập đến là Cây bụi « Bruyère
», tên khoa học là Erica arborea hoặc Cây Erica vulgaris, thuộc họ Đổ Quyên Ericaceae ), nhà thơ Bùi Giáng cảm
hứng với tên Thạch thảo, nhưng Thạch thảo lại có tên khác của Cúc Cánh mối họ
Cúc Asteraceae là một loài cây thân thảo..
Có thể
Cây Bruyère này có tên Thạch thảo của nhà thơ Bùi Giáng,
và trong tự điển Pháp Việt của Thanh Nghị có nói Bruyère tên là Thạnh Thảo xuất Bản năm 1961 tức soạn
trước cũng nhiều năm so với Bài thơ Bùi Giáng trong tập thơ “ Đi vào cỏi thu ” 1969.
Trong “
Lời vĩnh biệt ” Thạch Thảo là do Thạch = đá và Thảo = cỏ tức là loại cỏ mọc
trên những đất có nhiều granite và silic của Bruyère và sau đó Phạm Duy phổ
nhạc “ Mùa thu chết
Điều có
thể nói là khi Bùi Giáng dịch, không nghĩ đến Aster, bởi vì Bùi Giáng biết
Bruyère tên là Thạch thảo ( đơn giản Thạnh thảo, không biết đến thân mộc hay
thân thảo ).
Như vậy
người ta có 2 Thạch thảo :
- Một
Thạch thảo của thi hào Guillaume Açollinaire, thông qua bản dịch của Nhà thơ
Bùi Giáng , với Cây Bruyère, bụi Cây lớn
cứng có gai, có thể mọc trong nghĩa trang khi nhà thi hào Guillaume thăm mộ mà
câu chuyện là vợ chồng con gái của Victor Hugo chết đuối dưới sông..
- Một
Thạch thảo, do dân gian, một thạch thảo thân thảo Aster, đẹp, mọc trên triền dóc núi, với một huyền thọai nam nữ yêu nhau.
●
Nguyên tác bản dịch của Bùi Giáng như sau :
Lời vĩnh biệt
Ta đã hái nhành lá cây thạch thảo
Em nhớ cho, mùa thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ không tao phùng đựợc nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó ..
Chẳng
những thế nhà thơ Bùi Giáng đã triển
khai tiếp lần 2 :
Đã hái nhành kia một buổi nào
Ngậm ngùi thạch thảo chết từ bao
Thu còn sống sót đâu chăng nữa
Người sẽ xa nhau suốt điệu chào
Anh nhớ em quên và em cũng
Quên rồi khoảnh khắc rộng xuân xanh
Thời gian đất nhạt mờ năm tháng
Tuế nguyệt hoa đà nhị hoán tam.
và tiếp
thục thoáy ý lần 3 :
Mùa thu chiết liễu nhớ chăng em?
Đã chết xuân xanh suốt bóng thềm
Đất lạnh qui hồi thôi hết dịp
Chờ nhau trong Vĩnh Viễn Nguôi Quên
Thấp thoáng thiều quang mỏng mảnh dường
Nhành hoang thạch thảo ngậm mùi vương
Chờ nhau chín kiếp tam sinh tại
Thạch thượng khuê đầu nguyệt diểu mang.
Bùi
Giáng (1925-1998) dịch
("Đi
vào cõi thơ". Bùi Giáng, trang 80-82, nhà xuất bản Ca Dao, Sàigon, Việt
Nam.1969)
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực
vật :
Aster amellus thân thảo cao khoảng
1-1,5 m, thẳng đơn hay phân nhánh ít ở ngọn, có lông trong một thởi gian ngắn. Thân ngầm dưới đất cứng, ít phân nhánh.
Lá, bên
dưới hình bầu dục, thường nguyên, mọc sát vào thân, bên dưới nhỏ lại thành như
một cuống, những lá kế tiếp bên trên không cuống, mọc cách, càng ngày càng thu
hẹp và hình mũi dáo, có lông, thô trên cả 2 mặt, 3 gân chánh
Hoa,
lưỡng phái ( có cơ quan sinh dục đực và cái ) tự thụ phấn, hoa đầu khoảng 3 cm
đường kính, số hoa đầu khoảng từ 2 đến 6 thành một tản phòng corymbe ngắn và ít khi chỉ 1 ở ngọn.
Hoa
hình tia lưỡi chung quanh có màu xanh dương hoặc lam tím, hoa ở trung tâm hình
ống, sếp sát nhau màu vàng .
Hoa, tự
thụ phấn hay nhờ những cô trùng (entomologie).
Trái, bế
quả, có lông mào mịn, màu vàng.
Bộ phận sử dụng :
Rễ, và
nước ép jus của rễ.
Thành phần hóa học và dược
chất :
Những con số tính bằng grammes (g) hoặc
milligrammes (mg) bởi 100 g thực phẩm ăn
được.
▪ Lá ( trọng lượng khô )
- 305 calories pour 100g
- nước 0%
- chất đạm pProtéines 32.8g;
- chất béo lipides 5,5 g,
- đường glucides 50
g,
- chất xơ thực phẩm
8,6 g,
- tro 11,7 g;
▪ Nguyên
tố khoáng Minéraux :
- Calcium 328 mg,
- Phosphore 594mg,
- Fer 31 mg,
- Magnésium 0 mg,
- Sodium 0 mg,
- Potassium 4,164 mg,
- Zinc 0 mg.
▪ Vitamines :
- vitamine A 26 mg,
- Thiamine (B1) 1.41mg,
- Riboflavine (B2) 2.81mg,
- Niacine 8.59mg,
- vitamine B6 0 mg,
- vitamine C 688 mg.
Đặc tính trị liệu :
▪ Những
rễ Cây Cúc Cánh mối Aster amellus
là :
- chống viêm anti-inflammatoires,
- chống ho antitussifs,
- lọc máu dépuratif,
- cầm máu hémostatique,
- và những bệnh liên quan ngực pectoral.
▪ Nó
được sử dụng trong chữa tri :
- bệnh ho toux,
- những bệnh phổi pulmonaires,
- và bệnh sốt rét paludisme.
Kinh nghiệm dân gian :
▪ Nước ép jus của rễ được sử
dụng :
bên trong cơ thể ở Népal để chữa trị :
- khó tiêu indigestion
và bên ngoài cơ thể để chữa trị :
- những mụn nhọt furoncles .
Giai thoại :
Ngày xưa ở một làng vùng ngoại ô có
một đôi trai gái, nàng tên lá Ami người con trai tên là Edible, 2 người ở cạnh
nhà nhau và cùng chơi rất thân từ thuở nhỏ.
Đến khi Ami và Edible đến tuổi
trưởng thành. Edible khôi ngô tuấn tú và Ami là một thiếu nữ xinh đẹp dễ
thương. Edible đem lòng thương cô bạn gái Ami. Nhưng Ami nói rằng chỉ bằng lòng
đồng ý lấy một người nếu người ấy mang lại cho nàng một đóa hoa đẹp mà nàng
thích. Edible không biết cô bạn của mình thích hoa nào.
Một hôm cả hai đi dạo chơi trong
rừng, Edible săn thú còn Ami hái nấm, đến hoàng hôn cả hai cùng về nhà, trên
đường đi bổng Ami chỉ trên một vách núi cao
một đóa hoa màu xanh tím rất đẹp, Ami chỉ tay và kêu lên
Edible : « Loài hoa ấy, đẹp, Ami
thích lắm rất thích ».
Edible bất chấp nguy hiểm, tìm đủ
mọi cách leo lên vách núi hái hoa cho Ami. Nhưng khi hái thả hoa xuống Edible
trọt chân té xuống vách núi, Edible gắng gượng quay lại nói với Ami :
« Xin đừng quên tôi »
rồi mãn nguyện từ từ nhắm mắt vĩnh
viễn ra đi, đi xa mãi .
Ami ngồi đó, ngồi bên bờ vực thẳm,
ngồi như người mất hồn, không nói không cười, cầm lấy đóa hoa tim tím mà nâng niu.
Từ đó Ami không khóc, không ăn,
uống suốt ngày chỉ ngồi lặng lẽ ngồi trong vườn chăm sóc bụi hoa tím. Cho đến
một ngày Ami lặng lẽ ra đi vào cõi xa hợp mặt với Edible.
Sai khi Ami chết, dân trong làng
chăm sóc cẫn thận đóa hoa màu tím. Ai ai
cũng thương tiếc cho đôi tình nhân trẻ. Loài hoa này ngày nay gọi là « For get
me not » « Xin đừng quên tôi » Trong dân gian Việt Nam gọi là Hoa Thạch thảo.
Nguyễn thanh Vân
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire