Tâm sự

Tâm sự

lundi 7 mai 2012

Củ Ấu - Water Chestnut - Châtain d'eau

Châtain d’eau - Water Chestnut
Mâcre nageante
Củ Ấu
Trapa natans L
Trapa bispinosa Roxb.
Trapaceae
Đại cương :
Cây ấu có rất nhiều tên khác nhau, trong phạm vi bài này chúng ta đề cập đến tên thông thường nhất như:
Việt Nam tên gọi trái Ấu, Pháp gọi Châtaigne d’eau hay Macre, người Anh gọi Corne écrou, hay Water Chesnut, do sự gọi trùng tên của người Anh và người Pháp nên có sự lầm lẫn nhưng giữa 2 cây Trappa bispinosa cây Ấu và Eleocharis dulcis Cỏ năng, mặc dù chúng không có liên hệ gì về cơ quan học lẫn phân loại học chỉ tương tợ nhau chút về tinh bột và hương vị ....
Và người Trung hoa gọi Ling hay ling chio, thuộc họ Trapaceae.
Cỏ năng Eléocharis dulcis, cùng loài thủy sinh nê thực vật và có nạc giống nhau nên người Pháp gọi tên giống nhau là Châtaigne d’eau chinoise, thuộc họ Lác Cyperaceae, dù cho tên giống nhau chúng ta không nên lầm lẫn vì chúng không liên hệ gì với nhau cũng không cùng họ hàng.
Cây Ấu, trappa natan có lẽ có nguồn gốc trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng và paléotropical của Eurasie. Trong phạm vi lan truyền tự nhiên của sự tăng trưởng bao gồm các địa phận của Nam Âu, Châu Phi và Châu Á. Cây Ấu được phát triển ở Châu Âu kể từ thời đồ đá néolithique và được sử dụng rộng rãi như là thức ăn bởi những người Âu Châu cổ xưa.
Cây Ấu rất dể sống và tăng trưởng, nó trở nên thực phẩm của bản xứ của một vài vùng ở Hoa Kỳ kể từ khi nó được du nhập vào Bắc Mỹ từ năm 1874.
Những cây này mọc trong những suối, những đầm, những hồ nước cạn, chẳng hạn như những cửa sông nước ngọt và trên những bãi bùn rộng lớn.
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực vật :
Cây sống dưới nước, nhóm nê thực vật,  thân ngắn, có lông, thu hoặch mỗi năm.
Có hai thứ lá:
Lá nổi có phao ở cuống, hình quả trám, gấn như vuông,  mép trên có răng cưa, dài 4 - 5cm, rộng 6-7cm, cuống dài 6-15cm, xốp ruột, phình ra có tác dụng như cái phao ở giữa, mặt trên lá thì nhẵn, màu lục thẫm, mặt dưới lá màu hung đỏ, có lông tơ.
Lá chìm thì phiến lá giảm, phiến xẻ lông chim nhưng rất nhỏ nên trông chỉ còn có các đường gân, gần giống như rể. Những lá mọc xoay chùm chung quanh gốc ở dưới nước.
Hoa trắng mọc đơn độc hay ở kẽ lá; 4 lá đài, 4 cánh hoa, 4 nhị đực, bầu noản có 2 ô, mỗi ô chứa một noãn.
Rể là những sợi mịn dài và nhiều.
Quả thường gọi là “củ” có hai sừng, quả cao 35 mm, rộng 5 cm, sừng dài 2 cm, đầu sừng hình mũi tên, sừng do các lá đài phát triển thành. Trong quả chứa một hạt ăn được.
Sự nhân giống chủ yếu do hạt, một hạt có thể cho ra 10 đến 15 bụi ấu trong giống những bụi có dạng bông hồng ở dưới nước.
Trapa natans là một nê thực vật thường niên hình dáng hoa hồng nổi, kết lá chung quanh một trục ở trung tâm, bắt nguồn từ trong đất bùn nước. Cuống lá xốp phồng lên thường xuyên giúp cho những đóa hoa hồng nước nổi trên mặt nước. Cây Ấu sản xuất những lá mới từ những phân sinh mô ở trung tâm hoa hồng gần mặt nước.
Những hoa ấu được nảy sinh từ nách lá, hoa 4 cánh trắng.
Những lá non mọc ở trên mặt nước. Do những phân sinh mô kéo dài và sản xuất những lá non mới, những lá quá già và những cữ động của trái ấu phát triển, tất cả nằm ở phần phía dưới của thân và dưới nước.
Trái ấu trưởng thành ngấm lignine nên cứng như gổ và có 4 sừng nhọn.
Khi trưởng thành chín, trái rơi xuồng  và gắn dướí đáy nước. Một thời gian trái ấu sống tiềm sinh gọi là “ngủ” khoảng 4 tháng và đã được tìm thấy ( Cozza và al 1994 ). Những sừng ấu có thể hoạt động như một mỏ neo để giới hạn sự di chuyển của hạt, giữ cho chúng ở độ sâu thích hợp của nước.
Qua mùa đông, những hạt dưới đáy nước và nẩy mầm trong suốt nhiều mùa nóng ấm để sản xuất những chồi mầm, chồi này phát triển trên mặt nước, nơi đây những đóa bông hồng nước được thành lập.
Những hạt có thể giữ được khả năng nẩy mầm đến 12 năm nhưng phần lớn sự nẩy mầm tốt hoàn toàn xảy ra ở 2 năm đầu.
Ở Viêt Nam thường gặp ở miền Nam Việt Nam. Cây ấu có thể đạt tới 3 đến 4 m nưóc và tạo nên một thảm thực vật dày đặc thường đến 2 đến 3 lớp.
Với những trái có gai nhọn cứng gấy bất lợi cho con người có thể đâm vào chân vào giày. Với mật độ dày đặc bất lợi cho những sinh vật sống cùng một môi trường, chúng ngăn cản ánh sáng hạn chế sự trao đổi và giảm hàm lượng oxygène do thiếu hiện tượng quang tổng hợp đối với thảm thực vật cùng một môi trường.
Bộ phận sử dụng :
Trái ấu.
Thành phận hóa học và dược chất :
Trái ấu  có chứa những thành phần sau :
- chất đạm protéine,
- chất béo,
- tinh bột,
- đường glucides,
- và manganèse Mn.
Lá cây Ấu chứa :
- nhiều chất chát tanin.
Thân và rể ấu chứa lượng rất cao nồng độ nguyên tố :
- Manganèse Mn,
- sắt  Fe,
- đồng Cu,
- và Chrome Cr.
Toàn cây cũng chứa những chất :
- azote ( theo Ghani, 2003 ), Nitrogène ký hiệu N, Azote có ký hiệu phân từ là N2, lượng đáng kể trong không khí. Trong nước và trong đất người ta tìm thấy dưới dạng nitrat và nitrit.
Trong hạt ấu có :
- tinh bột chừng 49%
- và khoảng 10,3% protide.
Theo tài liệu Trung Quốc, trong 100g trái ấu chín có :
- 4,5g albumin,
- 0,1g chất béo,
- 19,7g chất đường các loại,
- 0,19g vitamin B1,
- 0,06g B2,
- 1,5mg PP,
- 13mg C,
- 7mg Ca,
- 0,7mg sắt,
- 19mg Mn,
- 93mg P.
Ấu chứa hàm lượng lớn :
- tinh bột,
- đường,
- protéine,
- vitamine B, C,
- ergotstérole,
- và stérole.
Đặc tính trị liệu :
Đối với sức khỏe, trái ấu mang nhiều lợi ích cho :
- lá lách rat,
- và giúp ngưng tiêu chảy.
Trái ấu được sử dụng và có những tính chất như :
- ngọt,
- chất làm se thắt astringent,
- chất cầm máu hémostatique,
- tạo khẩu vị apéritif
- và là thuốc bổ tonique.
- Trái ấu có lợi ích trong những điều kiện về nhiệt lượng vitiated de pitta theo y học ayurvédique Ấn Độ,
- cảm giác phỏng sensation de brûlure,
- cảm giác khát ở miệng và cổ họng liên quan với sự mong muốn uống nưóc dipsia,
- khó tiêu dyspepsie.
Trái ấu cũng dùng trong những trường hợp :
- bị sốt liên tục fièvres intermittentes,
- mệt mõi,
- viêm sưng inflammation,
- viêm phế quản bronchites,
- và sự suy nhược nó chung .
Trái của cây ấu được sử dụng để bào chế thuốc cao xoa bóp và chữa bệnh :
- chứng tượng bì hay da voi éléphantiasis,
- thấp khớp rhumatismes,
- những vết thương,
- và bị phỏng nắng coups de soleil.
Người ta còn cho rằng trái ấu có những đặc tính ngăn ngửa bệnh ung thư.
Trong dược điển Ấn Độ và Á đông, củ ấu được sử dụng bên ngoài cơ thể điều trị :
- những vết thương
- và bệnh thấp khớp.
Đặc tính y học của cây ấu Trapa theo y học truyền thống Ayurvédique :
- Ấu làm hạ hạ nhiệt trong trường hợp bị sốt hay cảm giác nóng Pitta vitiated,
- cảm giác phỏng,
- xuất huyết,
- tiêu chảy,
- bệnh ngoài da ,
- viêm sưng,
- nói chung là suy nhược.
Trong nghành nghệ dệt, bột trái ấu được thích ứng và trong thực phẩm bột ấu được thay thế bột bắp trong sự sản xuất kem.
Ứng dụng :
Trong y học cây ấu được dùng để áp dụng để chữa trị :
► Tiêu chảy, nguyên nhân do “ lá lách ” yếu :
● Dùng 90 g trái ấu tươi, bỏ vỏ bên ngoài lấy nạc thịt. Thêm 2 miếng “ đường chà là ”, thêm một ít nước. Nghiền nhuyễn thành pâte. Hấp hơi nước lửa nhỏ đến khi chín và ăn.
- Dùng tất cả mọi ngày, 3 lần / ngày.
► Trường hợp nôn nao trong lòng :
Dùng 250 gr trái ấu tươi, bao gồm cả vỏ và nạc và nghiền nát nhuyễn. Thêm 60 gr đường. Đun sôi với nước, sôi một thời gian, kế đó lọc và lấy phần nước lỏng.
- Uống 1 lần.
► Trường hợp kinh nguyệt quá nhiều ménorragie :
Dùng 250 gr trái ấu tươi, đun sôi lửa nhỏ với nước, để sôi trong 1 giờ. Lọc và lấy nước, thêm vào một lượng đường nâu thích hợp.
Uống ½ sáng và ½ tối.
► Trường hợp bệnh trĩ, xuất huyết và đau hay cảm thấy đau, nhức nhối :
Dùng 90 gr trái ấu tươi, nghiền nát và đun với lửa nhỏ trong nước kế sử dụng .
Người ta còn dùng than biến chế từ vỏ ấu, và nghiền nát. Thêm vào dầu thực vật vừa đủ để có một dạng bột nhảo pâte, đắp vào nơi bị ảnh hưởng (đau… ).
► Trường hợp bệnh kiết lỵ :
Dùng 120 gr vỏ ấu và đun lửa nhỏ trong nước sau đó lọc lấy nước uống. Làm uống buổi sáng và làm mẻ mới uống buổi tối.
► Trường hợp tiêu chảy ở trẻ em :
Lấy 30 gr vỏ của trái ấu, đun với lửa nhỏ, lọc lấy nước. Thêm 30 gr “rể sen lotus” dạng bột và trộn đều thành bột nhảo pâte. Để lửa nhỏ đến khi chín, kế dùng 3 lần / ngày.
► Loét bao tử, dạ dày :
Dùng 120 gr vỏ trái ấu và 1000 gr nước ( 1 lít ), đun sôi tất cả trong ½ giờ. Lọc lấy nước. Dùng một ít dung dịch nấu với nước nóng. Uống 1 đến 2 tách hỗn hợp đầu vào buổi sáng và pha trộn mới vào buổi tối. Trong 1 tháng.
► Trường hợp ung thư thực quản, ung thư vú và tử cung :
Cần thiết đi khám Bác sĩ chuyên môn.
Đây được xem như điều trị bổ sung : dùng 60 đến 90 gr vỏ trái ấu và 30 gr hạt bo bo ( Coix lacryma-Jobi ). Đun với lửa nhỏ với nước và uống như trà. Tiếp tục uống vài tháng.
► Trái ấu là một thực vật dinh dưởng và làm mát, hữu ích đối với :
- bệnh tiêu chảy
- và bệnh nhiễm đường mật.
Sử dụng chung với sửa trong trường hợp :
- sự suy nhược thần kinh, nói chung,
- yếu sinh lý ở người đàn ông
- và huyết trắng ở đàn bà.
Trái tươi ăn được, cả hai hoặc sống hoặc nấu chín. Người cũng nướng để ăn, hương vị thơm ngon.
► Trái ấu thường chế biến thành bột trộn với mật ong hay đường làm bánh.
Trái áu nguyên sao cháy chữa trị nhức đầu, choáng váng và cảm sốt.
Ngày dùng 3 đến 4 quả dưới dạng nấu sắc.
► Vỏ trái ấu sao cho thơm, sắc uống chữa :
- sốt,
- mệt nhọc khi bị sốt rét,
- còn dùng chữa trị loét dạ dày loét cổ tử cung.
Ngày dùng 3-4 quả dưới dạng thuốc sắc.
►Toàn cây chữa trẻ con sài đầu, giải độc rượu, làm cho sáng mắt.
Ngày dùng từ 10 -16g dưới dạng thuốc sắc. 
Dùng ngoài cơ thể không kể liều lượng.
Theo y học dân gian Việt Nam, trái Ấu được sử dụng để trị những bệnh sau:
● Chữa nhức đầu, choáng váng, cảm sốt :
lấy 3 - 4 củ ấu sao cháy, sắc uống, ngày 1 thang.
Sốt, sốt rét, loét dạ dày :
 vỏ trái ấu sao thơm, sắc uống.
Giải độc rượu, làm sáng mắt, chữa sài đầu trẻ:
 lấy 10-16g toàn cây, sắc uống.
Rôm sảy, da khô sạm:
 dùng trái ấu tươi, giã nát, xoa lên da.
- Trị say rượu:
nạt trái ấu tươi 250g, nhai nuốt.
Ngoài ra trái Ấu còn được phối hợp với những dược thảo khác để chữa trị những bệnh khác nhau.
►Theo Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân.
Trái ấu vị ngọt chát, tính bình.
● Công dụng thoát tả, giải độc, tiêu thũng.
Dùng chữa :
- tiêu chảy,
- kiết lỵ,
- đại tiện ra máu,
- bệnh dạ dày.
Mỗi lần dùng 30-60g sắc uống.
● Trái ấu đốt tồn tính, tán bột trộn dầu vừng :
- bôi chữa trĩ,
- mụn nước,
- viêm nhiễm ngoài da;
● Nấu vỏ lấy nước rửa hậu môn chữa sa trực tràng (lòi dom).
Cần lưu ý, tuy củ ấu là vị thuốc, ăn ngon, nhưng ăn nhiều sẽ gây trệ khí, do đó những người có u cục ở ngực bụng không dùng.
Thực phẩm và biến chế :
● Trái ấu được sử dụng sống hoặc chín, đun sôi hay rang .
● Người ta còn chế biến xấy khô, nghiền nhuyễn thành bột có thể thay thế bột huỳnh tinh.
Trái ấu là nguồn thực phẩm với lượng tinh bột 16 % và chất đạm proténe 2 %. Lúc ban đầu, trái ấu nhiều nhựagiòn, khi được nấu chín, thịt trái ấu mềm nhưng vẫn còn giòn. Những loài khác cùng giống Trappa, được nuôi trồng khắp thế giới.
● Ở Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn, loài bicornis của giống Trappa được nấu ăn và chế biến nhiều món ăn cho bản xứ. Đồng thời cũng được ngâm trong mật ong và trong đường.
● Ở Ấn Độ và Pakistan, bột trái Ấu Trappa bispinosa, đã được biết đến do nguời dân Cachomire như “ Singhara écrou ”, và hiện nay dân Ấn độ khai thác giống trái cây này.
● Ẩm thực Việt Nam có một số món dùng trái ấu. Phổ thông nhất là trái ấu luộc, thường dùng làm món quà ăn chơi,
Một số loại chè cũng dùng trái ấu nấu với hạt sen, đường phèn, v.v….


Nguyễn thanh Vân