Burmese grape
Cây Dâu miền dưới
- Dâu hạ Châu
Baccaurea ramiflora Lour.
Phyllantthaceae
Đại cương :
Burmese grape (English); mafai
setambun, tajam molek (Indonesia); pupor, tampoi and tempui
(Malaysia); kanazo (Myanmar); phnhiew (Cambodia); f'ai
(Laos); mafai (Thailand in general) somfai (southern Peninsular),
hamkang (Phetchabun), phayiu (Surin), và sae-khruea-sae
(Mae Hong Son); giâu gia đất,
giâu tiên, và dâu miền dưới, dâu hạ châu (Việt
Nam).
The Burmese grape (Baccaurea
ramiflora, thuộc họ : Phyllanthaceae ) là một cây mọc chậm có lá không rụng
khoảng 25 m cao, với những táng rộng và lớp vỏ mịn.
Người ta tìm thấy sự phân phối ở
vùng Á Châu, thường hay trồng ở Ấn Độ và Mả Lai. Cây sống trong rừng già không
thay lá trong một phạm vi diện tích rộng, đặc tính cây chịu bóng râm, chịu ẫm,
mọc hoang trên độ cao trong khoảng 100
đến 1300 m
Trái được thu hoạch tại địa phương,
được sử dụng để ăn, hoặc lên men biến chế thành rượu, đồng thời cũng được dùng
trong y học để chữa trị những bệnh về da. Những bộ phận của cây đều được sử
dụng như dược thảo.
Ra hoa tháng 2 - 3 và có quả chín
tháng 6 - 8.
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực
vật :
Cây thường xanh, khoảng 10 – 15 m cao,
cành cây phát triển cộng trụ tức nhánh phát triển bên hong nụ bên, nhánh non
mảnh, không lông.
Lá đơn, thường tập hợp ở ngọn nhánh, mọc cách và thành hình
xoắn ốc. Cuống lá phù lên ở dưới gốc và ở trên, kích thước 9 – 25 x 3 – 9 cm, xếp
theo vòng xoắn đều dọc theo chiều dài cành cây, hẹp dạng ellip, nhọn ở đỉnh,
bìa lá nguyên hay hơi gợn sống, màu đỏ nhạt lúc còn non, phủ lớp lông màu nâu,
trở nên xanh lá cây đậm và sáng ở mặt trên, mịn khi trưởng thành.
Gân lá phẳng ở mặt trên, nổi rỏ ở mặt dưới, gân lá thứ cấp
xếp nghiên so với gân chánh ở trung tâm, rộng và song song.
Lá kèm có lông ở mặt lưng rụng sớm.
Phát hoa hay hoa, nhỏ
họp lại thành chùm, mọc trên nhánh thân, trên các sẹo lá, biệt chu, hoa đực và
hoa cái trên những cây khác nhau.
Hoa đực rất nhỏ gắn
trên chùm nhỏ yếu ở ngọn nhánh, khoảng 10 cm, dài, đài
hoa 4 – 5 hình chữ nhật 5 đến 6 mm, có lông ít bên
ngoài, có cuống ngắn, 4 – 8 tiểu nhụy, nhụy cái hình ống thoái
hóa vô sinh.
Hoa cái, hơi lớn hơn, chùm hoa 35 cm dài, hợp thành chùm gắn
trên nhánh già và trên thân chính, có lông bên ngoài, bầu noản hình trứng hoặc
hình cầu, 3 buồng, vòi nhụy rất ngắn 0,5 mm, nướm nứt đôi ở đỉnh ngọn.
Trái : Quả mọng có 3 ngăn, mỗi ngăn có một hạt, bao quanh một
lớp nạc nhiều thịt 2,5 – 3,5 cm đường kính, dạng bầu dục hay ellip treo dài
trên những nhánh và thân cây chánh và già. Màu vàng nhạt, khi trưởng thành biến
thành đỏ hay tím nhạt. Đối với trái dâu miền dước đặc biệt có phần dưới nhọn,
có vị thơm và nhọt, ở Miền Nam tính từ Bến tre trở xuống nhất là ở tỉnh Cần-Thơ
Phong-Điền, nơi sản xuất nổi tiếng “ dâu miền dưới ” hiện nay có tên là “ dâu
hạ châu ” danh từ châu đây có nghĩa
là “ châu thổ ” để chỉ “ miền dưới ”
châu thổ sông Cửu long.
Các loại trái tử y có hương vị chua
ngọt và thơm.
Ở những nước như Ấn Độ, Đông Himalaya, Mianma,
Nam Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Nam Dương và Phi luật Tân. Cũng thường được trồng ở
nhiều nơi để lấy trái.
Bộ phận sử dụng :
Thân, lá, rể và trái
Thành phận hóa học và dược
chất :
Phần
lớn trái dâu chứa :
- acide ascorbique,
- phân hóa tố enzymes,
- bioflavonoïdes.
Trái cây chứa nhiều :
- chrome Cr,
- potassium K
- và magnésium Mg , v…v…
- cũng như vitamine B
- acides aminés.
- Một số lượng lớn sắt Fe, 5,34 mg/100 g đã được quan sát ở
cây dâu miền dưới (birman de raisin Baccaurea
ramiflora).
Những tinh dầu, cây dâu Baccaurea ramiflora
Lour :
Rể, lá, và những trái được ly trích
và thành phần hóa học đã được phân tích bởi GC-MS lần đầu tiên .
► Tổng
cộng 37
hợp chất trong Trái dâu Baccaurea ramiflora Lour.
Tinh
dầu nguyên chất đã được ly trích từ rể và 34
trong số đó đã được xác định và hiện diện hơn 98,46 % trong tinh dầu nguyên
chất.
Những
kết quả cho thấy rằng :
- 10 hợp chất của các loại tinh dầu của
lá và rể cây dâu Baccaurea ramiflora giống nhau, có hàm lượng tương đối là
76,66 %.
- 7 hợp chất các loại tinh dầu của trái
và rể cây dâu Baccaurea ramiflora giống nhau, có hàm lượng tương đối là 69,82
%.
► Hai chất mới là :
- phénols 6'-O-vanilloylisotachioside,
- và 6'-O-vanilloyltachioside,
Cùng với 9
hợp chất đã biết, đã được phân lập từ lá Baccaurea ramiflora họ Euphorbiaceae.
● Những
cấu trúc của những hợp chất mới này đã được làm sáng tỏ, chánh yếu bởi sự phân
tích các dữ kiện vật lý và quang phổ.
▪ Các
hợp chất 1 – 10 đã được thữ nghiệm
cho các hoạt động chống oxy hóa bằng cách dùng thữ nghiệm MTT và DPPH ( những
gốc tự do DPPH ( 1,1-diphényl-2-pycril-hydrazyl ).
▪ 7 hợp
chất , 1, 2, và 4 đến 8, được công bố những hoạt động chống oxy hóa mạnh chống
H2O2 gây ra bởi sự suy yếu của tế bào PC12, và cho thấy
sự quan trọng của DPPH hoạt động chống oxy hóa với IC 50, có giá trị theo thứ
tự 1, 2, 4 đến 8 : 86,9, 142,9, 15,2, 37,6, 35,9, 30,2, và 79,8. ( theo Xian-Wen Yang1, 2,
juin-Chanson Wang1, Yan-Lin Ma3, Hai-Tao Xiao4, Yi-Qing Zuo3, Hua Lin3,
Hong-Ping He1, Ling Li3, Xiao-Jiang Hao1 ).
Đặc tính trị liệu :
● Vỏ cây được sử dụng :
- trong trường hợp lở loét miệng trẻ em và trẻ sơ sinh.
- trị chứng táo bón.
● Trong
y học được dùng :
- chữa trị bệnh về da
Rể, vỏ
cây và gổ được thu hoạch để dùng vào lãnh vực y học và như phẩm nhuộm nâu-đỏ.
▪ Rể,
vỏ và gổ được sấy khô và nghiền nát trước khi đun sôi trong nước. để dùng vào y
học.
● Dinh
dưởng của trái dâu hạ châu hay dâu miền dưới .
Theo hệ thống y học cổ truyền Ayurvédique, trái dâu Baccaurea
ramiflora được xem như :
- căn bản bổ sung dinh dưởng, những
nguyên liệu phân tử tiêu chuẩn của cây và trái được ly trích.
Tiến sỉ Abhay Kumar Pati là một Bác sỉ, nhà doanh nghiệp
công nghiệp có phát biểu :
Nhiều vấn đề sức khỏe và bệnh tật của chúng ta có thể được
ngăn chận tránh khỏi, nếu chúng ta hành xử tốt lối sống của chúng ta như ăn
uống và dinh dưởng bổ sung.
Hầu hết các loại trái cây có chứa nhiều acide ascorbique,
chất men, bioflavonoïdes, giàu nguyên tố khoáng như kalium, crome, magnésium
cũng như các vitamine B và acide amine, là những
dinh dưởng bổ sung
Hiệu quả xấu và rủi
ro :
Ăn trái cây dâu ta quá nhiều có thể gây ra một rối loạn dạ dày.
Ứng dụng :
Ở
Malaixia, quả được dùng ăn xem như có :
- tác dụng lợi tiêu hóa
- và cũng có tác dụng trị giun sán công hiệu.
Còn ở Vân Nam ( Trung Quốc ) :
● Quả được dùng ngoài trị :
- sưng chân
- và viêm da.
● Lá giã nát trộn giấm dùng bôi
chữa :
- chống sưng,
- mụn nhọt,
- lở loét
- và dị ứng.
Ở Vân Nam ( Trung Quốc ),
- vỏ được dùng trị sản
hậu gầy mòn,
- không muốn ăn uống.
● Vỏ và rể cây, gổ, lá là tất cả cả
vị thuốc sử dụng cho:
- bệnh gan,
- các vấn đề về lưỡi của
trẻ em,
- các khối u,
- và những lở loét
Thực phẩm và biến chế :
Trái
dâu miền dưới có một hương vị ngọt chua và người ta thường ăn sống, sử dụng
trong những món hầm hoặc lên men chế tạo rượu.
Quả của dâu miền dưới có một hương vị ngọt ngào để chua và ăn sống hoặc được
sử dụng trong các món ngào đường hoặc để làm rượu.
Nguyễn thanh Vân