Tâm sự

Tâm sự

mardi 31 janvier 2012

Rau Cần Tây - Célerie

Céleri - persil des marais
Rau Cần tây
Apium graveolens L.
Apiaceae
Đại cương :
Môi trường và nuôi trồng : Người ta tìm thấy rau cần tây ở trạng thái hoang dại, trên những bờ biển và trong các đầm lấy Tây Âu. Rau cần tây được trồng như rau xanh mùa đông : người ta gieo hạt vào mùa xuân và người ta thu hoặch giữa mùa hè đến mùa thu.
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực vật :
Cây thân thảo, hai năm ( bisannuelle), lưỡng tính, láng không lông, sáng bóng, đôi khi màu đỏ nhạt, mùi rất nồng, cây cao khoảng 30 – 80 cm.
Thân, bền vững, thẳng, rất phân nhánh, rỗng sốp, có rảnh sâu góc cạnh.
Lá mọc xen, cuống lá có bẹ to, có nhiều sóng, màu trắng, phiến lá xẻ thành hình tam giác có răng , không lông.
Cụm hoa chùm hình tán kép, mang 8 – 12 tán, mỗi tán mang 10 – 12 hoa, gắn ở ngọn hay bên, có cuống hay không cuống, không đều.
Hoa trắng, không tổng bao, cánh hoa 5, màu trắng, dài 1 mm, tiểu nhụy 5.
Trái, tròn, hình trứng, dài 1,5 – 2 mm, màu nâu, có 5 cạnh bên sườn nổ gồ lên.
Bộ phận sử dụng :
Hạt rau cần tây và đôi khi nhánh cần tây, rể và lá hay trái.
Thành phận hóa học và dược chất :
Thành phần sinh hóa chánh :
Dùng sắc ký khí Chromatographie phase gaz du lot ME085
Monoterpènes :
- limonène (73.14%),
- myrcène (1.14%),
- béta-pinène (0.79%),
- béta-caryophyllène (0.54%)
Sesquiterpènes :
- béta-sélinène (10.15%),
- alpha-sélinène (1.67%)
Phtalides :
- 4,5-dihydro-3-butyl-phtalide (5.72%),
- butyl-phtalide (2.09%)
Thành phần hóa học chánh :
- Tinh dầu ( 1,5 - 3 %) chứa  limonène ( 60 - 70 %),
- những phtalides
- và bêta-selinène,
- coumarines,
- furanocoumarines (bergaptène),
- flavonoïdes (apiine).
Thành phần hóa học trong lá rau cần :
- một hétéroside flavonique,
- một tinh dầu,
- bergaptène,
- mannitol.
Cây cần tây céleri chứa nhiều :
- vitamines : A, B, C và PP,
- cũng như những muối khoáng : brome Br, calcium Ca, đồng Cu, sắt Fe, iode, magnésium, manganèse, phosphore, potassium và sodium... và những tinh dầu cần thiết .
Rể rau cần có chứa một lượng nhỏ tinh dầu ..
Đặc tính trị liệu :
- Phấn kích,
- Trấn kinh
- Thuốc bổ tiêu hóa Tonique digestive,
- Làm dể tiêu hóa, làm nhuận trường,
- Khai vị ( kích thích sự thèm ăn tiết ra dịch vị và tiêu hóa )
- Kích thích và thoát thông những chất dư thừa tế bào gan và thận (kích thích, thoát thông và tan máu gan và thận )
- Thuốc an thần Sédative,
- Êm dịu, 
- Chống sự nhiễm sắc tố da
- Anti-pigmentaire : xóa những vết trên da, 
- Chống xung huyết tĩnh mạch.
- Ngộ độc thực phẩm và thuốc,
- Thống phong bệnh goutte,
- Giải độc thận ,
- Sự suy gan nhỏ,
- Xung huyết gan congestion hépatique,
- Đầy hơi flatulence,
- Hơi thở hôi,
- Vết ở da,
- Nốt ruồi taches de vin  
- Mất ngủ insomnies,
- Rối loạn thấn kinh, mệt,
- Trầm cảm état dépressif,
- Lo âu angoisse
- Suy tĩnh mạch varices,
- Trĩ ,
- Chống bệnh thấp khớp,
- Kích thích tình dục aphrodisiaques,
- Thuốc tống hơi carminatives,
- Lợi tiểu,
- Tái tạo muối khoáng cho cơ thể reminéralisantes,
- Thuốc bổ toniques...
Một khía cạnh khác ít được đề cập đến là đặc tính của cây rau cần « nhạy cảm ánh sáng » với tia bức xạ cực tím.
Lá rau cần tây có chứa chất furanocoumarins photoxique ( gồm chất psoralène và những dạng méthoxylées xanthotoxinebergaptène ). Một sự tiếp xúc lâu dài với cây tiếp theo sau đó phơi ngoài ánh mặt trời có thể gây ra tổn thương da.
Những chứng viêm da cấp tính tất cả đều được quan sát trên những người canh nông hay những người làm việc trong nghành công nghiệp chế biến.
Nguy cơ « nhiễm độc ánh sáng » sau khi uống thì có giới hạn. Tuy nhiên, đôi khi nguy hiễm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sau khi ăn rau cần tây célerie. Nguy cơ có thể bị phỏng nặng .
Mức độ nguy hiễm tùy thuộc vào lượng célerie tiêu thụ và chỉ số UV thời điểm lúc đó.
Célerie giàu chất nitrates, được chuyển  đổi thành nitrites nhờ những vi khuẩn trong miệng.
Sau cuộc thí nghiệm năm 2010, những nitrite này có liên quan đến sự giản mạch vasodilatation và loảng máu, giúp cải thiện lưu lượng máu trong một vài vùng nhất định trong nảo bộ, với thời gian.
Một liều lượng vùa đủ mỗi ngày có thể ngăn ngừa :
- chứng mất trí
- và suy giảm nhận thức bằng cách gia tăng lưu lượng máu trong vùng nảo.
Đặc tính lọc máu : Ngày nay người ta dùng hạt rau cần tây để chữa trị :
- bệnh thống phong goutte và một vài chứng thấp khớp,
- Loại bỏ những chất thải của thận và giảm độ acide trong cơ thể.
- Những hạt cũng chữa trị bệnh viêm khớp, giải độc cơ thể,
- và cải thiện sự lưu thông máu huyết trong bắp cơ và những khớp xương.
Tác nhân lợi tiểu : Hạt rau cần tây có tác dụng :
- nhẹ lợi tiểu
- và có hiệu quả lớn sát trùng,
- chống viêm bàng quang,
- khử trùng bàng quang và những đường ống tiểu tiện .
Thức uống bổ dưởng : Trộn, nước ép rau cần  và nước ép carotte, giúp chống nhiều bệnh mãn tính.
Những ứng dụng khác : Hạt chữa những bệnh phổi như hen suyễn, viêm phế quản và kết hợp với những cây khác giúp giảm chứng cao huyết áp.
Hiệu quả xấu và rủi ro :
- Đàn bà có thai
- và có vấn đề đường tiểu không nên dùng .

Nguyễn thanh Vân

Aucun commentaire: