Japanese parsley - Chinese celery
Rau Cần nước-Cần cơm-Cần ống
Oenanthe javanica (Blume) DC.
Oenanthe stolonifera Wall.
Apiaceae
Đại cương :
Japon) Hokkaido, Honshu, Shikoku, Kyushu, Okinawa
(Nước khác) Russie, Chine, Coree, Philippines, Đài Loan, Việt Nam, Thaïlande, Lào, Malaisie, Indonésie, Nouvelle Guinée, Australie, Myanmar, Nepal, Inde, Pakistan
Tại Việt Nam, có 2 loại cần: một loài sống dưới nước ẩm và một loại sống trên cạn.
Rau cần nước Oenanthe javanica là một cây của giống thủy sinh nguồn gốc ở Đông Á. Cả hai đều có dược tính như nhau.
Trong khi những loài khác của cây cần nước rất độc , Cây cần nước Oenanthe javanica ăn được, và được trồng trong những nước như Việt Nam, Trung hoa, Thái Lan, Nhật Bản, Mả Lai, Đại Hàn ....., cũng như ở Ý, người ta trồng và phát triển vào mùa xuân ở Nhật Bản gọi là Seri セリ, ở Đại Hàn gọi Minari 미나리) được thưởng thức như rau xanh. Đây là một thành phần món ăn tượng trưng trong những lễ hội ở Nhật Bản, Nanakura-no-sekku.
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực vật :
Cỏ đa niên, cao đến 1 m, có chồi bò to,
Thân nằm, bọng tròn, không lông.
Lá, mọc ở thân, phần trên cao, nhỏ lần, 1 – 2 lần kép, thơm, dạng có thể thay đổi, phiến lá răng cưa, không lông, bẹ ôm thân,
Cuống lá dài 5 – 10 cm, phiến hình trứng thuôn dài. Các đốt hình trứng hay quả trám 5 - 50 x 5-20 cm, có răng cưa.
Cụm hoa gồm những tán kép 3-5 cm, cuống tán 2-16 cm, ở ngọn rồi đối diện với lá, tia tán 6 - 16 ( không quá 30 ).
Hoa: cuống hoa 1,5 – 4 cm hoa không tổng bao, cánh hoa 5, trắng hoặc màu hồng nhạt, hình bầu dục, xếp vào trong nên có dạng có thùy, tiểu nhụy 5.
Rể dạng sợi. Những rể có thể phát triển đạt đến 30 cm dài trong nước.
Trái tròn dài, cao 2 – 3 mm
Bộ phận sử dụng :
Thân lá và rể
Thành phận hóa học và dược chất :
Đơn vị tính bằng g hay mg / 100g chất dinh dưởng :
Lá rau cần là nguồn giàu những chất vitamines và những muối khoáng
Lá ( trọng lượng khô )
- 298 calories cho 100g
- Nước 0%
- Đạm Protéines: 19.9g;
- Chất béo Lipides: 3,2 g;
- Đường Glucides: 62.8g;
- Chất xơ Fibres: 12,8 g;
- Tro 14.9g;
Muối khoáng :
- Calcium: 1202mg;
- Phosphore: 585mg;
- Fer: 32mg;
- Magnésium: 0mg;
- Sodium: 192mg;
- Potassium: 4713mg;
- Zinc: 0mg;
Vitamines
- Vitamine A: 24mg;
- Thiamine (B1): 0.64mg;
- Riboflavine (B2): 2.34mg;
- Niacine: 10.6mg;
- Vit B6: 0mg;
- Vit C: 149mg;
- Phellandrene
Đặc tính trị liệu :
Toàn cây Rau cần nước :
- Lọc máu dépurative,
- Hạ sốt fébrifuge
- và cầm máu chỉ huyết hémostatique.
Phương cách nấu sắc dùng để chữa trị :
- Dịch cúm épidémie de grippe,
- Sốt fièvre
- và trạng thái khó chịu inconfort,
- Bệnh vàng da jaunisse,
- Tiểu ra máu hématurie
- và chảy máu métrorragies.
Hạt cần ta có chứa 3,5% tinh dầu .
Phương cách này, được pha loãng có hiệu quả chống lại những nấm gây bệnh.
Ngoài ra rau cần ta cò dùng để chữa trị :
- Cao huyết áp,
- Viêm nhiễm đường tiểu,
- Rong kinh menorrhagia
- và bạch đới leucorrhée.
Ở Thái Lan, quả được dùng làm thuốc trị ho.
Phương cách thuốc sắc ngày dùng 16-20g. Dùng ngoài tuỳ lượng giã tươi đắp.
Theo y học phương đông, rau cần ta có tính bình, có công dụng :
- Thanh nhiệt,
- Bổ máu,
- Thông đường ruột,
- Ho.
- Trị chứng xanh sao mất máu.
- Trị chứng tiểu đường
- Trị chứng huyết áp cao.
Trường hợp huyết áp cao hay ho lâu ngày theo phương thuốc hiện nay ở dân gian :
- Rau cần ta rữa sạch, giả nát vắt lấy nước uống, ngày 2 lần (sáng và chiều) trong 5-7 ngày,
hoặc uống với mật ong.
- Chữa đi cầu phân lỏng ở trẻ em :
Rau cần ta 40 g bỏ rễ, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống 2 lần trong ngày.
Chữa tiểu buốt, tiểu ra máu:
Rau cần ta cả rễ, để tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống hằng ngày, càng nhiều càng tốt.
Thực phẩm và biến chế :
Phần ăn được :
Dùng làm gia vị : Lá, rể, hạt.
Những lá non và những thân sử dụng sống hay chín.
Những lá cũng được dùng như một gia vị trong những món súp, canh, hay xào hoặc làm dưa ..v…v…Hương vị không phải không gợi lại hương vị của carotte và ngò persil.
Rể nấu chín được đánh giá cao ở Nhật bản.
Nguyễn thanh Vân
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire