Mangrove Crabapple
Cây bần chua
Sonneratia caseolaris (L.) Engl
Sonneratiaceae
Đại cương :
Bần là một trái vùng nhiệt đới. Bấn có thể tìm gặp khắp mọi nơi, từ Nam Phi đến Úc Châu, nơi có vùng nước ngập.Cây bần này không đi vào nước Mỹ nhiệt đới .
Cây bần chủ yếu mọc vùng nước lợ, bên bờ sông có thủy triều lên xuống, ở rừng sát thủy triều ngập nước.
Sonneratia caseolaris, được biết dưới tên gọi Táo rừng sát ( Apple Mangrave hay Crabapple Mangrove tên Thái ) là một giống cây thuộc họ Sonneratiaceae.
Những tên khác như : Berembang Mangrove pomme…..
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc : Bangladesh, Sri Lanka, Nam Á Châu, Phi luật Tân và Úc Châu. Tại Ấn độ những rừng ngập nước chạy dọc theo bớ biển của bán đảo Ấn độ và trong đảo Andaman và Nicobar. Ở Tích Lan, được gặp trong vùng Tây Nam.
Ở Việt Nam , thường gặp ở rừng ngập nước Cần Giờ và ven cửa sông miền nam còn chút nưóc lợ.
Mô tả thực vật :
Đại mộc trung, cao khoảng 15 – 20 m, nhánh non có 4 cạnh nhọn, phế căn đứng ( tên bình dân gọi cặc bần ) 50 – 90 cm cao, đường kính 30 cm, nhiều. vỏ màu xám, thô, phát sinh từ rể ngang, vượt lên trên mặt bùn khoảng 20 cm.
Vì sống trong môi trường bùn mềm, nhiều acide mùn nên để thích ứng với môi trường đứng vững bám vào bùn giử phù sa và cần oxigène nên cây phát triển tạo ra hệ thống rể nạng lan rộng với diện tích khá rộng .
Lá mọc đối, phiến lá dai, dòn, không lông, không lá bẹ, gần như không cuống, hình bầu dục, hay hình trứng, dài 5-13 cm, rộng 2-5 cm, với phần dưới rộng hay thon nhọn hay tròn, phiến lá nguyên , 8 đến 12 gân mở rộng ra mỗi bên.
Hoa, lưỡng tính, 1-3 ở chót nhánh, nụ hoa tròn, đế hoa với 6-8 thùy của lá đài, cánh hoa, màu đỏ đậm, 1,5-3,5 cm rộng, nhụy hoa với 16-21 buồng với nhiều noản, vòi nhụy dài, tiểu nhụy nhiều, đáy chỉ màu đỏ tím.
Trái, phì quả, bẹp, kích thước lớn 4 cm, xanh, quả bì dày, nạc vị chua chua với phần dưới như hình ngôi sao.
Bộ phận sử dụng :
Thân, lá như cỏ khô, hoa quả dùng như rau, rể cặc bần dùng thế nút chai và phao câu cá .
Thành phận hóa học và dược chất :
Thành phần chất gồm có 2 flavonoïdes được phân lập :
- lutéoline
- lutéoline 7-O-glucoside,
Hai hợp chất cho những hoạt động chống oxy hóa.
Sản lượng trái bần :
- 11% pectine (GAB).
Sản lượng của gổ bần :
- 52,7% bột nhảo nâu,
- (8,5% chất lignine,
- 17,6% pentosane.
- Émodine
- và acide chrysophanique
Có thể các chất màu trong thuốc nhuộm thô (Perry, 1980).
Vỏ bần ở Phi Châu được phân tích :
- tanin 17,1%,
- lớp pyrogallol.
Vỏ thân bần ở Ấn Độ được thử nghiệm 9-17%, 11-12% vỏ của cành lá.
Sản lượng gổ bần của 2 hóa chất màu :
- Archin (C 15 H 10 O 5 )
- và archinin (C 15 H 14 O 12 ) (CSIR, 1948 à 1976).
Đặc tính trị liệu :
Đã được ghi nhận là có tính chất cầm máu.
Rừng sát mặn ngập nước là một phương thuốc dân gian để chữa trị :
- bong gân,
- những chổ sưng, u lên enflures
- trừ những sâu (vers).
Ở Miến Điện, người dân dùng trái bần nghiền nát thành thuốc dán hay bột nhảo đắp lên gọi là thuốc dán Đông Phương, trộn với muối, đắp lên những :
- vết cắt
- và những vết bầm (ứ máu) tím.
Ở Mả Lai, dùng:
- những trái chín cũ cho những trùng ký sinh trong ruột, giun vers,
- ½ trái chín dùng trị ho
và những lá nghiền nát cho bệnh :
- tiểu máu hématurie
- và bệnh đậu mùa.variole ( Perry, 1980).
Trái bần chín có thể dùng sống hay chín.
Nước ép bần lên men đã có thể dùng để cầm máu.
Đồng thời hoa bần, thành một hợp chất để điều trị chảy máu trong nước tiểu.
Thực phẩm và biến chế :
Gổ Bần thuộc loại gổ nặng ( 800kg/m3 ), được dùng trong kỹ nghệ đóng tàu vì gổ có đặc tính kháng loài hà sâu đục thuyền ờ biển.
Tuy nhiên gổ cũng có tính ăn mòn kim loại, có lẽ trong gổ bần có chứa giàu khoáng chất.
Trái bần non, sử dụng trong thực phẩm hay cho ra dấm. Những quả chín có hương vị fromage, dùng sống hay chín.
Các quả chín được ăn bởi những dân tộc từ Phi Châu đến Mả Lai và những người Java
Một chất thạch trong suốt có thể được chế biến từ trái bần có chứa chất pectine.
Phế căn hoặc rể sốp hay gọi là cặc bần được dùng thay thế và chế tạo nút chai và phao câu cá.
Bột giấy chế biết từ gổ bần thích hợp trong việc chế biến loại giấy kraft.
Hoa bần trong bầu nhụy chứa một chất ngọt phong phú cho loài ong mật . ( Backer và Steenis, 1951 )
Môi sinh :
Trong nơi môi trường sống, cây bần đóng một vai trò tạo lập và là một trong những tập đoàn cây của rừng mặn ngập nước, còn được gọi là rừng sát.
Bần là một cây đi tiên phong trước, khi môi trường bùn mặn như ở cửa sông thường ngập nước mới bắt đầu thành lập, giử vai trò ổn định môi trường nhờ hệ thống rể trải rộng liên kết để giử bùn được liên tục bồi đấp.
Vì sống nơi môi trưòng nước mặn và bùn hiếm khí nên hệ thống rể được phát triển có cơ cấu sốp tên gọi phế căn trồi lên trên không để hấp thu không khí thực hiện hô hấp ( thở ).
Sau khi môi trường được ổn định ở cửa sông, cửa biển, đất đai được cứng và mầu mỡ, hết mặn, lúc bấy giờ các loài thực vật khác từ từ do những tác nhân khác nhau như nhân môi, trùng môi đem đến hoặc tự nhiên hoặc con người canh tác mang đến và phát triển sau.
Nguyễn thanh Vân
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire