Nipa palm
Dừa nước
Dừa nước
Nypa fruticans Wurmb
Arecaceae
Đại cương :
Nypa fruticans, được biết dưới tên
palmiers attap ( Singapour ), le palmier nipa ( Philippines ), và la mangrove
de palmiers hay buah ATAP ( Indonésie ), buah Nipah ( Malaisie ), dừa nước ( Vietnam
), John Ging Pol ở cinghalais đến Sri Lanka và GED pata ( Bangladesh ), Dani (
la Birmanie ).
Đây là nhóm cọ palmier được xem như
một loài cọ mọc ở vùng ngập nước rừng sát. Là một giống duy nhất Nypa. Phát
triển rất mạnh lan tràn ở Châu Á và miền bắc Úc Châu trong hệ sinh thái «
Indomalais écozone ».
Loài
dừa nước đã có từ thời cổ sinh, những địa khai của phấn hoa đừa nước, hóa thạch
đã được xác định từ cổ đại 70 triệu năm về trước.
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc :
Cây dừa nước mọc trong những vùng sình lầy, rừng ngập nước, ven biển, nơi mà thủy triều có nước chảy mang phù sa và chất dinh dưởng bồi đấp. Do sự tự nhiên, dòng nước mang đi, hạt được nảy mầm khi gặp điều kiện thuận lợi.
Dừa nước thường gặp dọc theo bờ biển đầm lầy, rừng sát nơi mà cửa sông đổ vào Ấn độ dương, Thái bình dương, ở Viêt Nam thường gặp ở cửa biển Cần giờ và những cửa biển sông cửu long miền nam .
Mô tả thực vật :
- Thân dừa nước, gọi là stype, thật sự thì đây không phải đúng nghĩa thân, mà là thân giả do sự kết hợp bao bởi những bẹ lá, nên vắng mặt những hệ thống tế bào tăng trưởng như những loài cây thân mộc thật sự. Thân không tăng trưởng đường kính và giử nguyên kích thước cho đến chóp ngọn, nếu có là do hiện tượng bất thường do khí hậu ành hưởng tạo ra hoặc có hiện tượng phân nhánh chẳng hạn.
Thân và lá :
Lá rất to, đứng từ trong bùn, cao 5-9 m, giống như lá dừa trên cạn.
Dừa nước Nypa có một thân mọc ngang dưới lòng đất to 25-40 cm và chỉ có những lá và những hoa nổi lên mặt đất mà thôi. Vì vậy, dừa nước không thể xem như một cây thân mộc, mặc dầu những stipe ( bẹ lá kết hợp ) có thể đạt tới độ cao 9 m. Mới nhìn người ta cứ nghĩ cây dừa nước không thân, sự thật như đã mô tả trên thân nằm ngang dưới đất chỉ thấy trên không một cụm lá với bẹ lá và lá chét.
Phát hoa : Phát hoa hình chùm, kết hợp bởi những cụm hoa hình cầu. Hoa đồng chu, cao đến 2 m
Hoa cái nở rộ ở cụm phát hoa đầu nhánh ,
Hoa đực, màu đỏ hay vàng, dạng đuôi chồn ở nhánh thấp hơn, mang nhiều hoa đực cao 2mm, có tiền diệp hẹp, tiểu nhụy 3 .
Thụ phấn : do côn trùng như ong ruồi, …..chẳng hạn.
Trái : thành buồng, màu nâu, cho những hạt cứng ngấm chất lignin bên trong lớp xơ sợi, khi đã thụ phấn, trái dừa nước được sắp xếp, nén vào nhau theo thứ tự đều theo cụm hình quả cầu đường kính chung 25 – 30 cm gắn trên đầu của một cuống gọi là quài dừa nước là tập họp của nhiều đơn vị .
Hạt, một, trường thành tách rời khỏi quả bóng cầu, trôi nổi và được phát tán bởi dòng nước trôi đi khắp nơi, gặp môi trường và điều kiện thuận tiện chôn xuống đất bùn nẩy mầm cho ra một cây mới.
Phôi nhũ lúc non mềm trong trong ăn được, sau cứng
Trên phương diện sinh môi học, dừa nước chịu đựng được nước lũ lụt thường xuyên, đất không khô quá lâu và là cây sống vùng ngập mặn, độ mặn thay đổi từ mặn đến lợ, vì vậy người ta gặp dừa nước ở tất cả môi trường ngập nước điều kiện thay đổi .
Bộ phận sử dụng :
Lá, trái, thân
Thành phận hóa học và dược chất :
● Giá trị dinh dưởng :
Những thành phần nguyên tố muối khoáng và được xác định bởi hóa học thực vật của cây dừa nước Nypa fructicans (ở rừng sát, rừng ngập mặn ) đã được nghiên cứu :
▪ Phân tích trái ( gồm ngoại, trung và nội quả bì ) đã cho thấy cây dùa nước Nypa chứa :
- Độ ẩm (65,14 ± .0.04% MS),
- chất béo lipides (1,5 ± 0,13% de MS),
- Chất đạm thô protéines brutes (2,00 ± 0,64% de MS),
- Chất xơ fibre (2,47 ± 0,09% de MS),
- Tro (4,20 ± 0,14% de MS),
- Đường glucides (24,63 ± 0,17% de MS)
▪ Trong khi những hạt ( gồm cả nội quả bì tức phôi nhũ ) chứa :
- Độ ẩm humidité (41,96 ± 0,28% de MS),
- Chất béo lipides (0,94 ± 0,01% de MS),
- Chất đạm protéines thô (1,27 ± 0,01% de MS),
- Chất xơ (2,50 ± 0,19% de MS),
- Tro (2,70 ± 0,11% de MS)
- và đường glucides (51,0 ± 1,71% de MS).
Các hàm lượng nước và đường cho thấy mức tăng cho cả 2 trái và hạt so với các thông số khác gần đúng ±.
● Ngoài ra thành phần hóa học còn được nghiên cứu sâu rộng :
▪ Trích xuất nội phôi nhũ hay nội quả bì của trái dừa nước chưa chín unripe, có sự hiện diện của :
● Ngoài ra thành phần hóa học còn được nghiên cứu sâu rộng :
▪ Trích xuất nội phôi nhũ hay nội quả bì của trái dừa nước chưa chín unripe, có sự hiện diện của :
- những phénoliques cao
nhất,
- hàm lượng chất flavonoïdes,
- và khả năng chống oxy
hòa antioxydante.
▪ Khả năng làm sạch gốc tự do của trích
xuất trái chưa chín, được đánh giá bởi những chất :
- 2 - azino-bis (acide 3-ethylbenz-thiazoline-6-sulfonique
(ABTS),
- và hydrazyl radicaux 1,1-diphényl-2-picryles.
- Chất bêta-carotène trắng của trích xuất nội quả bì chưa
chín có hệ số cao nhất so với trích xuất của những nội quả bỉ trái chín.
▪ Hơn nữa,
trái chưa chín unripe có khả năng chống
oxy hóa cao.
▪ 8 hợp chất phénoliques của trích xuất nội quả
bì Nypa fruticans đã được xác định và định lượng bởi sắc ký lỏng liquit chromotography, với siêu hiệu xuất cao ultra-haute performance.
- acide chlorogénique,
- acide protocatéchuique,
- và kaempferol là những chất chánh của hợp chất phénoliques.
▪ Cũng như,
trái này có thể được sử dụng như nguồn có tiềm năng chống oxy hóa tự nhiên .
● Những thành phần độc chất được biết :
- Hydrocyanur hay acide cyanhydrique toàn phần 0,63 ± 0,02 0,08 ± 0,01
- Oxalate 6,50 ± 0,25 9,90 ± 0,08
- Acide phytique 4,03 ± 0,09 8,50 ± 0,64
- và hàm lượng phytates là 0,63 ± 0,02, 6,50 ± 0,025 và 4,03 ± 0,09 mg/100g DM theo thứ tự, ( Phytates là một chất tồn trử của phosphore mà người ta tìm thấy trong hạt của thực vật và trong một số rể và củ ( Dipak et Mukherjee, 1986).
Các mức độ các hợp chất độc tương đối rất thấp trong hạt và vỏ.
● Thành phần muối khoáng trong vỏ và hạt của dừa nước Nypa fructicans ( mg /100g ) :
- Sodium 3,50 ± 0,42 11,60 ± 0,13
- Potassium 147,28 ± 0,65 128,52 ± 0,64
- Calcium 9,58 ± 0,05 5,00 ± 0,40
- Magnésium 24,76 ± 0,59 11,32 ± 0,11
- Fer 16,15 ± 0,01 10,60 ± 0,08
- Cuivre 0,06 ± 0,01 0,60 ± 0,08
- Zinc 7,10 ± 0,08 7,67 ± 0,05
Hàm lượng của vitamine A chứa trong lớp vỏ bao của hạt ( trọng lượng khô ) và cho thấy rằng lượng chứa 30,50 ± 0,64 et 8,00 ± 0.21mg/100g DM theo thứ tự.
Hàm lượng vitamine A trong trái cao hơn ở hạt.
Đặc tính trị liệu :
Theo Đông y, dừa nước có công dụng tương đương với dừa trên cạn nhưng khí âm hàn nhiều hơn.
- ngọt mát,
- không độc,
- giúp tăng cường khí lực,
- tươi nhuận nhan sắc,
- giải nhiệt,
- cầm máu,
- rất tốt khi điều trị cảm nắng,
- thổ huyết,
- máu cam.
Theo truyền thống dùng thuốc lá cây ở Châu Á, người ta sử dụng gổ ( thân ) và lá dừa nước, Áp dụng ngoài cơ thể để chữa trị những vấn đề :
- thuộc da như herpès
- và chế biến để chữa trị bệnh đau đầu và đau răng.
Ứng dụng :
Dùng như thực phẩm :
Nội quả bì còn non của trái mềm và nhờn như keo ăn sống hoặc nấu chín, người ta còn dùng ngâm trong nước đường chế biến những hộp sirop.
Nhân khi khô cứng, dùng như ngà thực vật và trong thủ công chế biến những mỹ phẩm trang sức v..v…
Những cụm hoa sau khi lên men được sử dụng làm sirop, thức uống có alcool ( như rượu whisky dừa nước ) hoặc làm dấm và đường.
Những màng mỏng bao phủ mặt dưới lá non được sử dụng tại địa phương sản xuất giấy vấn thuốc lá.
Phần lá dùng trong việc xây dựng như lợp mái nhà, phên tường nói chung thì tất cả bộ phận của dừa nước đều được sử dụng phục vụ cho đời sống con người như dây thừng, giỏ, mũ nón dụng cụ nhà bếp …v…v…
Trước khi cụm hoa trổ, người ta khai thác để lấy nhựa đường.
Đọt non có thể ăn, cánh hoa có thể dùng làm dùng ủ hương vị cho trà.
Những trái chưa chín có màu trắng mờ và cứng giống như thạch còn gọi là « attap » được dùng như món ăn khai vị ở địa phương.
Nguyễn thanh Vân