Pourpier – Purslane
Đại cương :
Trong vùng có mùa đông lạnh, một cây sống hằng năm mọc vào mùa hè và mùa thu và những vùng nhiệt đới như Việt Nam ….
Cây rau sam được xem như cây có hại cho thực vật bởi vì rau sam mọc rất nhanh và phủ trên mặt đất mặt vườn.
Hiện nay, rau sam được tìm thấy chung khắp nơi những nước vùng nhiệt đới và phần lớn những nước vùng ôn đới.
Có rất nhiều loài của giống Portulaca, một số loài dùng để trang trí, những cây có hoa màu hoa cà, màu tím, hồng và những màu khác, khác hơn màu của rau sam Portulaca oleracea, nhiều cây có vị đắng ( người ta gọi là quinine nhỏ ).
Tên thông thường của rau sam khác nhau tùy địa phương : Purslane, garden purslane, pigweed, ma chi xian ( Chine ) munyeroo, portulaca, pusley, rau sam ( Viet nam ).
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc và sự phân phối : Rau sam mọc khắp nơi vùng nhiệt đới và phần lớn vùng ôn đới. Thường thấy ở Việt Nam, Trung Qu ốc ……
Mô tả thực vật :
Cỏ nhất niên nằm, phân nhánh, trải ra khoảng 10 – 30 cm, thân mập thịt, thân và lá thường đỏ nhạt, phiến xoan ngược, chót tròn dài 1 – 2 cm, lá bẹ là những lông dài mau rụng.
Lá hình bầu dục, thuôn dài, mập, không cuống.
Phát hoa chùm.
Hoa cô độc, hoặc thành nhóm không cuống, mọc ở nách lá, và ở trên cùng của các nhánh, lưỡng tính, nở lúc trời nắng,
Hoa gồm đài hoa 2 không đều nhau, cánh hoa 4 – 6, rời hay hơi dính nhau ở đáy, dể rụng, màu cam hay vàng,tiểu nhụy 7 – 12 bao chung quanh vòi nhụy 3 – 5 , nuốm dài.
Trái: hạp quả tròn, hình trứng, mở ra chung quanh như nấp, có 2 tiền diệp còn lại.
Hột nhiều, nhỏ và đen.
Thời gian trổ hoa từ tháng 6 đến tháng 11.
Môi trường đất hoang, chịu nhiệt.
Đứng về phương diện sinh môi học, rau sam được xem như một điềm chỉ viên môi trường sinh học, cho biết đặc tính của đất nơi rau sam mọc:
- Đất không thoáng thiếu khí ( thường do đất bị nén cứng ),
- Thiếu calcium,
- Khả năng lưu giử pouvoir de fixation ( nước và chất dinh dưởng ) kém yếu, nên đất rất khô vào mùa hè.
Một số người xem rau sam là cỏ dại lý do là mô hình phát triển và tăng trưởng của nó.
Cây rau sam là một cây mọng nước, ngon ngọt ( chứa hơn 90% nước ).
Bộ phận sử dụng :
Toàn cây
Thành phận hóa học và dược chất :
Rau sam giàu chất :
- Vitamine C : 10 à 20 mg cho 100g lá tươi,
Acides béo cần thiết :
- Acide alpha linolénique,
- Oméga 3
Rau sam còn chứa :
- carbohydrates,
- lipides,
- glycosides,
- stérole,
- triterpènes
Thành phần của phénoliques của cây gồm :
- scopoletine,
- bergaptène,
- isopimpinelline,
- acide lonchocarpique,
- robustine,
- génistéine,
- fumarique,
- và acide acétique.
Tinh dầu bay hơi của rau sam đã được nghiên cứu chứa :
- chất chánh linalol,
- và 15-tétraméthyl-2-hexadécén-ol.
Rau sam chứa lượng cao caroténoides, bao gồm :
- bêta-carotène,
- calcium,
- magnésium,
- potassium,
- acide folique,
- và lithium cũng hiện diện.
Acide amine trong lá loài Portulaca oleracea gồm :
- phénilalanine,
- alanine,
- tyrosine,
- aspartate.
Thí dụ : 100 g lá và thân rau sam thông thường có thể chứa 300 à 400 mg acide alpha linolénique.
Những hạt (nhỏ nhưng rất nhiều) có chứa nhiều hơn (80 à 170 mg/g) :
- acide alpha linolénique hiện diện 60% những acide béo của lá và 40% của hạt.
Acide béo trong hạt có phần tăng ( thí dụ như acide acide linolénique, acide palmitique ) cũng được đánh giá cao.
Rau sam là nguồn vitamine A, B, C và E chứa trong cây.
- carotène (22 - 33 mg/g lá tươi), vitamine A và vitamines của nhóm B.
Rau sam chứa nhiều acide oxalique ( nguyên nhân một phần của bệnh thống phong goutte do các vị chua của lá ).
- Rau sam cũng giàu chất « truyền thần kinh neurotransmetteur ) (noradrénaline = norépinephrine), một phân hóa tố tự nhiên, trong liều lượng tác động, làm co mạch máu và có thể tăng huyết áp động mạch.
- Cuối cùng rau sam là nguồn của các hợp chất phénoliques, phổ biến trong giới thực vật, và là một chất chống oxy hóa thiên nhiên :
- flavonoïdes,
- acides phénol.
Người ta ghi nhận, sự hiện diện một lượng nhỏ alcaloïde ít hoạt đông .
Những chất chống oxy hóa như glutathion và alpha-tocophérol cũng được tìm thấy trong rau sam.
Cây rau sam bao gồm thành phần những chất nhầy mucilage.
Chất gomme đã được tìm thấy trong rau sam, có thể xem như một chuyển hóa nhủ tương thực phẫm.
Chất phân hóa tố phosphoénolpyruvate carboxylase, được trích từ lá đã được ghi nhận.
Được biết thành phần hóa học của rau sam, được đánh giá ở các giai đoạn tăng trưởng khác nhau.
Giá trị dinh dưởng :
Giá trị dinh dưởng :
Rau sam là một thực phẫm ít năng lượng, cung cấp ít calo. Lá là một loại rau rất giàu nguyên tố vi lượng oligo-éléments như :
- potassium,
- magnésium
- và dồi dào nguyên tố calcium.
Rau sam giàu chất vitamine C, như framboise tươi, ít hơn chanh tươi nhưng nhiều hơn pomme.
Nồng độ những vitamine khác của nhóm B cũng quan trọng hơn hầu hết những trái cây khác.
Rau sam chứa :
- β-carotène nồng độ 2,1 – 3,0 mg/100g.
Một phân tích được thực hiện ở Bồ đào Nha, trên rau sam hoang, có độ ẩm thấp nhất những lá ( 91-92%) và nông độ lipide cao hơn (0,37-0,44 %), những rau sam trồng thì lượng nước cao hơn. Người ta tìm được trong rau sam có khoảng 27 acides béo nhưng có 4 acides béo chánh yếu được đứa ra dưới đây : :
Acide α-linolénique là acide béo nhiều nhất và là acide béo cần thiết mà không thể tổng hợp bởi cơ thể và phải được cung cấp bởi thức ăn. Acide này đóng một vai trò trong sự tăng trưởng và phòng bệnh.
Acide béo quan trọng thứ nữa là :
Acide bảo hòa, được thành lập bởi một chuổi 16 carbones :
- là acide palmitique
- và acide linolénique,
Một acide không bảo hòa oméga 6.
Một số acides hữu cơ cũng đã được phát hiện như :
- acide oxalique trong lá,
- acide citrique trong thân cây.
Những acides aconitique, malique, fumarique cững được tìm thấy.
Những hợp chất phénolique gồm những acides chlorogénique :
- acide 3-caféylquinique
- và acide 5-caféylquinique.
Hợp chất phénolique ở lá giàu hơn so với thân.
Đặc tính trị liệu :
Rau sam được biết nhiều ở Trung Qu ốc, theo y học cổ truyền Trung hoa, rau sam có tên là Ma chi Xian được sử dụng :
- đau bụng,
- tiêu chảy,
- và bệnh lỵ.
- điều trị bệnh nhiễm trùng,
- xuất huyết đường sinh dục và đường tiểu,
- cũng như bệnh lỵ.
Những rau sam tươi cũng được dùng bên ngoài nơi vết thương ( côn trùng, rắn rết cắn ), trên da để giảm đau.
Ăn rau sam có thể giảm đáng kể :
- bệnh lỡ miệng còn gọi là « đài sang phẳng - lichen plan ».
Hạt rau sam dùng chữa trị những vấn đề :
- đường hô hấp
- và giun đường ruột.
Trong thời Trung cổ, người ta đã ứng dụng trong y học và những hạt được trộn chung với bột mì.
Dung dịch ép dùng bào chế dạng cao sệt, dùng bên ngoài chữa những bệnh ngoài da.
Lá rau sam có thể sử dụng trong súp, salade, hoặc nấu chín như rau dền épina rất nhiều vitamine C.
Rau sam giàu chất acide béo oméga 3, những acide có lợi cho :
- những chứng bệnh tim bẩm sinh
- và một vài ung thư nhất định
Hiệu quả xấu và rủi ro : :
Không độc chất.
Nguyễn thanh Vân