Tâm sự

Tâm sự

dimanche 1 janvier 2012

Dây trầu - Bétel

Bétel
Dây Trầu
Piper betle L.
Piperaceae
Đại cương :
Tên thông dụng gọi là Tiêu trầu.
Dây trầu ( piper betle ) là một loại dây leo thuộc họ piperaceae, trong đó có lá hình trái tim, có đặc tính chữa bệnh như một chất kích thích nhẹ. Trầu có thể đạt đến độ cao khoảng 1 m.
Trầu có nguồn gốc ở Malaisia và hiện nay phát triển mạnh ở Ấn Độ và Nam Dương.
Lá trầu được tiêu thụ phần lớn ở Châu Á và những nơi khác trên thế giới bởi một số người nhập cư Á châu. Trầu phối hợp có hay không thuốc lá, trong thành phần tác dụng kích thích hay phấn kích, hiệu quả có hại cho sức khỏe.
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc : Có nguồn gốc vùng nhiệt đới (Ấn Độ, Nam Dương, Mả Lai, Phi luật Tân, Tích lan, Việt Nam, Trung quốc, Đài Loan… ), được trồng ở Châu Á nhiệt đới, Châu Phi nhiệt đới, Madagascar ).
Mô tả thực vật :
Cỏ thường niên, leo nhờ rể mấu, lá rộng hơn ở tiêu, thường màu lục tươi hay vàng.
Lá hình trứng, thuôn hoặc trái xoan, lá rộng 7-15 cm, rộng khoảng 5-11 cm, có tuyến, phần dưới lá tròn, đỉnh nhọn.
Cuống lá có lông 20-50 cm.
Hoa biệt chu, đơn phái, họp thành gié.
Hoa đực và hoa cái ở 2 cây khác nhau, gié đối diện với lá,
- Gié đực mảnh, lá hoa không đính vào trục, tiểu nhụy 2.
- Gié cái to đến 1 cm, dài 5 cm hay hơn, nhiều vảy, nướm 3-5.
Phì quả cao 3-4 cm
Làm tiết mật, vú ngưng tiết sữa, ở Iran lá xem như làm tăng trí nhớ.
Bộ phận sử dụng :
Trồng để lấy lá nhai với vôi và cau và thuốc lá.
Thành phận hóa học và dược chất :
Những lá trầu chứa :
- Chavicol,
- Allylpyrocathecol,
- và cadinene.
Những thành phần hoạt chất tinh dầu lá trầu, được ly trích từ những lá :
- Nhóm chánh của allylbenzène .
- Mặc dù đã tập trung vào chavibetol (bétel-phénol; 3-hydroxy-4-methoxyallylbenzene), cho hương vị hun khói.
Đồng thời còn chứa :
- chavicol (p-allyl-phénol; 4-allyl-phénol),
- estragole (p-allyl-anisole; 4 - méthoxy-allylbenzène),
- eugénol (allylguaiacol; 4-hydroxy-3-méthoxy-allylbenzène; 2-méthoxy-4-allyl-phénol),
- méthyleugénol (éther méthylique d'eugénol; 3,4-diméthoxy-allylbenzène),
- và hydroxycatechol (2 ,4-dihydroxy-allylbenzène).
Nhiều terpènes và những terpénoïdes cũng đã hiện diện trong tinh dầu trầu.
Có 2 monoterpènes :
-  p- cymène
- và terpinène ,
Và 2 monoterpenoids :
- và carvacrol .
Ngoài ra, có 2 sesquiterpènes :
Những chất này có đặc tính kích thích vào :
- chức năng của nảo bộ
- làm khỏe hơn
Việc tiêu thụ trầu+cau+vôi ( gọi là chique ) chịu nguyên nhân gây ung thư mô biểu bì niêm mạc xoang miệng.
Đặc tính trị liệu :
Lá tươi hay khô dùng để cuốn bộc lấy nhân hạt cau và hầu như lúc nào cũng nhai trầu+cau+vôi ( chique de bétel ). Dùng với nhân hạt cau và vôi, cho một hương vị cay nồng, gây nên hiệu quả kích thích và phấn kích nhẹ.
Lá trầu chứa những alcaloïdes khác nhau kích thích hệ thần kinh trung ương.
Những lá trầu có chứa một sắc tố, nhuộm đỏ nước bọt và răng màu đen.
Tinh dầu trích từ lá trầu có đặc tính kháng sinh antibiotique và chống oxy hóa.Người ta thêm tinh dầu này vào dầu thực vật để ngăn chận trở mùi, trở ôi.
Cây trầu được coi như một dược thảo. Dung dịch ly trích từ lá trầu dùng trong trường hợp :
- Viêm màng nhày niêm mạc,
- Viêm da,
- Nhiễm trùng đường ruột,
- Viêm phế quản.
Tại Nam Dương, người ta nhai trấu cau vôi để bảo vệ tốt, chắc răng và nướu răng.
Ở Ấn Độ, lá trầu dùng, theo y học truyền thống Ayurvédic, người ta nhai trầu+cau+vôi, là một đơn thuốc trị hơi thở hôi.
Hiệu quả xấu và rủi ro : 
Nhai trầu+cau+vôi đã được chứng minh có hiệu quả không tốt có hại cho nướu răng. Nhân hạt cau có thể là nguyên nhân cho răng, miệng, môi và phân trở thành màu đỏ. Phản ứng vật liệu trong khi nhai có thể đốtlàm khô miệng.
Những nghiên cứu trên dân số Á châu đã liên kết những điều kiện tiền ung thư miệng và thực quản khi sử dụng « trầu cau » ( xơ hóa dưới niêm mạc miệng ).
Có thể có những nguy cơ cao về :
- bệnh ung thư gan,
- miệng,
- dạ dầy,
- tiền liệt tuyến,
- cổ tử cung,
- và phổi do sự dùng thường xuyên nhai trầu cao.
Trong những nghiên cứu tại Papua New Guinea, các nhà khoa học đã tìm thấy ung thư ác tính trong miệng của những tế bào niêm mạc, thường gặp nhất ở Papue New Guinea, và được ghi nhận bệnh ung thư miệng thường tập trung ở các góc miệng và má, tương ứng với vị trí nhai trầu cau với vôi trong 77% của 169 trường hợp.
Bột vôi tôi, phết trên lá trầu làm cho độ kiềm Ph tăng lên đến 10, nơi đây những loài phản ứng oxigène được phát sinh ra từ thành phần của trầu cau. Những nhà khoa học cho rằng đây là cơ chế có thể có những chất sinh ung thư của khối ung bướu.
Trong nghiên cứu tiến hành ở Đài Loan, các nhà khoa học đã tìm thấy nhai trầu làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và đưa đến tử vong.
Trong một nghiên cứu khác, các báo cáo khoa học được ghi nhận đến mức nguy cơ  của ung thư của chique ( trầu+cau+vôi ) có hay không có thuốc lá. Ngoài ung thư miệng, những gia tăng đáng kể đã được quan sát ở những người nhai trầu còn thấy :
- ung thư thực quản,
- ung thư phổi,
- ung thư tụy tạng,
- ung thư thanh quản,
- ung thư phổi,
- và ung thư tất cả những cơ quan liên hệ.
Nhai trầu cao và hút thuốc cũng như những chất khác kết hợp, có sự hợp đồng tương tác chịu trách nhiệm phân nửa của tất cả các trường hợp gây ra tủ vong.
Do kết quả quan sát của nhai trầu và thuốc lá kết hợp, các nhà khoa học phỏng đoán đời sống bị rút ngắn khoảng gần 6 năm.
Ứng dụng :
Lá trầu dùng như :
- Chất kích thích stimulant,
- xác trùng antiseptique,
- và một hơi thở tươi mát.
Trầu cũng được dùng như trà, ngâm trong nước sôi, để chữa trị :
- chứng khó tiêu,
Bào chế như thuốc mỡ, hoặc dùng xông hơi,
- hít vào để chống lại chứng đau đầu,
- điều trị chống táo bón,
- thuốc thông mũi,
- giúp kích thích tuyến vú tạo sữa cho con bú.
Trong y hoc truyền thống ayurvédique, sử dụng trầu như một chất kích thích tình dục. Nhai trầu được ghi lại trong Kama Sutra.
Ở Malaisia, trầu được dùng để chữa trị bệnh :
- đau đầu,
- viêm khớp,
- phong thấp.
Ở Thái Lan và Trung Hoa, trầu là một đơn thuốc để trị đau răng.
Nam Dương, trầu ngâm trong nước sôi như trà để uống và dùng như thuốc kháng sinh.
Ở Ấn Độ và Việt Nam, lá trầu nhai với vôi ( oxyde de calcium ) với nhân hạt cau, trong một tổng hợp được chuẩn bị mà người ta gọi nôm na là « têm trầu » hay « ăn trầu ». Vôi hoạt động như một chất xúc tác  và cau chứa alcaloïde arécoline, thúc đẩy bài tiết nước bọt, nước bọt qua quá trình nhai phản ứng hóa học giữa 3 vật liệu trầu+cau+vôi  hòa với nước bọt, nước bọt nhuộm màu đỏ. Nhiều địa phương như Việt Nam người ta thêm vào hỗn hợp thuốc lá, còn gọi là thuốc xỉa, đôi khi quét quanh miệng và để bên mép.
Ở Papouasie-Nouvelle Guinée, lá trầu được sửa soạn với một thanh moutarde bằng bột nhúng vào vôi và hoạt động như một chất kích thích ngăn chận cơn đói, giảm sự căng thẳng, tăng cảm giác.
Phần lớn những gia đình có vườn đất thường trồng trầu. Vôi phải mua và vôi được biến chế từ các loài san hô
Lịch sữ trầu cau:
Chique ( trầu+cau+vôi), được sử dụng và tiêu thụ theo nhiều phương cách khác nhau trên thế giới :
- Lá trầu với nhân hạt cau và vôi tôi.
- Lá trầu với nhân hạt cau với vôi tôi và thuốc lá
- Lá trầu với thuốc lá, không nhân hạt cau.
- Lá trầu với nhân hạt cau với gia vị khác hay thành phần gia vị, không thuốc lá.
- Lá trầu với nhân hạt cau với thuốc lá va với gia vị hay thành phần gia vị.
- Riêng ở Việt Nam, ngoài lá trầu, cau, vôi còn thêm thuốc xỉa ở mép miệng để có thể lau răng và miệng, sau khi quét miệng người dùng để bên mép ( thường thấy ở đàn bà )
Theo các nhà khảo cổ học, bằng chứng cho thấy nhai lá trầu cau, từ thời rất xa xưa. Thời ấy người ta không biết 23 chất kích thích khác nhau đã để chung nhau. Trong phần lớn các nước, trộn lẫn cả hai làm một có giá trị tượng trưng cho nghi lễ và chung thủy gắn bó với nhau.
Tại Ấn Độ, trầu cau đóng một vai trò quan trọng trong nền văn hóa Ấn Độ, đặc biệt ở những người dân theo đạo hindous. Nhiều nghi lễ truyền thống đã chi phối cuộc sống người hidou và trầu cau là một trong những vật chi phối đó.
Thí dụ : khi người ta trả tiền cho một người tu sỉ người ta để tiền trong một chiếc lá trầu chẳng hạn…..
Trầu cau cũng đóng một vai trò trong nền văn hóa việt nam và được xem như một phong tục cổ truyền.
Ỏ Việt Nam người ta thường nói « miếng trầu bắt đầu câu chuyện », đề cập đến thực hành của những người nhai trầu trong những dịp gặp gở hay để « phá vở lớp băng đá » trong những tình huống khó xử.
Lá trầu và trái cau được dùng trong truyền thống cưới hỏi, trong nghi thức cưới hỏi miếng trầu cau không thể thiếu và trầu cau tượng trưng cho cặp vợ chồng kết hôn lý tưởng chung thủy với nhau.
Người ta cũng không quên câu chuyện đời xưa từ thời vua Hùng « sự tích trầu cau » Tình duyên của ba người Anh em và Chị dâu thương yêu gắn bó, tuy đã chết mà vẫn keo sơn, thắm thiết, cho nên trong mọi sự gặp gỡ của người Việt Nam, miếng trầu bao giờ cũng là đầu câu chuyện, để bắt đầu mối lương duyên, và khi có lễ nhỏ, lễ lớn, cưới xin, hội hè, tục ăn trầu đã trở nên tục cố hữu của dân tộc Việt Nam. Và từ trầu cao đồng nghĩa với hôn nhân.


Nguyễn thanh Vân