Snakeroot
Rễ rắn - Xà căn đậu
Ophiorrhiza mungos
L.
Rubiaceae
Đại cương :
Đồng nghĩa : Ophiorrhiza
singaporensis Ridl, Ophiorrhiza communis Ridl.
Cây Rễ rắn Ophiorrhiza mungos thuộc
150 loài của họ Rubiaceae, được phân bố trên khắp miền đông Ấn Độ và Sri Lanka
xuyên qua khắp lục địa Châu Á đến miền nam nước Tàu, Nhật Bản, Malaisia, những
đảo Fidji ….., trong những bóng râm, trong rừng và trên những đồi ở độ cao
thấp.
Những giống đạt đến dạng tối đa tại
Nouvelle-Guinée và trong Đông Nam Á. Một loài đã được tìm thấy ở Bắc Australie.
Ở Việt Nam, theo tài liệu của Giáo
sư Phạm Hoàng Hộ, Cây Rễ rắn Ophiorrhiza mungos được tìm thấy ở vùng lân cận
Sàigòn, Đồng nai, trong rừng có độ cao 400 m.
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực
vật :
Cỏ mảnh, cao 10-50 cm,
thân có lông sát, quắn.
Lá, kkông bằng nhau từng
cặp, phiến bầu dục thon, to 5-13 x 2-6 cm, nhọn ở hai đầu, đáy từ từ hẹp trên
cuống 1,5-5 cm, lá bẹ 4-5 mm, phiến lá mặt trên láng hoặc có lông trên những
gân chánh mặt dưới, những gân phụ khoảng 10 đến 19 cặp, lá kèm rụng sớm, hẹp
hình tam giác 4-8 mm, đôi khi có 2 thùy, láng.
Phát hoa
mang 3-5 tụ tán bò cạp, đỉnh phẳng, láng hay có lông, 2-7 cm đường kính, với
những nhánh lan rộng như dạng cây dù nhỏ.
Hoa,
trắng, cuống 2,5 cm dài. Đài, có răng rất ngắn, cao 2,5 mm. Vành, trắng và mịn,
hình ống hay gần như thắt lại ở giữa, thùy cùng tù, hình tam giác 0,5-1 mm, xếp
gọn về phía sau, cao 7-8 mm, không lông.
Tiểu nhụy gắn ở phần dưới ống vành.
Nang,
rộng 8 mm, 2-5 mm đường kính, nhẵn với những lông mịn và rậm, nở dọc theo bìa
trên.
Hột,
nhiều to 0,3 mm, rất có góc cạnh, nghiên.
Bộ phận sử dụng :
Thân,
lá, rễ, vỏ rễ.
Thành phần hóa học và dược
chất :
▪ Cây Rễ rắn Ophiorrhiza mungos chứa :
- tinh bột amidon,
- diệp lục tố chlorophylle,
- một chất nhựa résine
màu nâu sáng tan trong chloroforme.
- và một số lượng nhỏ vô định hìng, đắng.
- β-sitostérol,
▪ Những
thành phần hợp chất :
- 5-α-ergost-7-en-3-β-ol,
- và 5-α-ergost-8 (14) -en-3ß-ol ( dưới dạng ester),
đã được xác định trong những rễ.
▪ Lá và những thân Cây Rễ rắn Ophiorrhiza mungos,
thấy có chứa một lượng nhỏ ( vết ) của :
- acide cyanhydrique.
▪ Thành
phần hóa học chủ yếu của Cây Rễ rắn Ophiorrhiza mungos ( gồm lá và rễ ) là :
- một alcaloïde của quinoléine
monoterpénoïde được gọi là camptothécine.
- và 10 méthoxycamptothécine (Tafuretal., 1976).
▪ Những
nghiên cứu so sánh trên hàm lượng của camptothécine
đã cho thấy một mức độ thấp của alcaloïdes.
Phân tích sơ bộ hóa chất thực vật phytochimique cho thấy :
▪ Trích xuất alcool, có chứa :
- những alcaloïdes,
- đường glucides,
- và những glycosides,
- phytostérols,
- những hợp chất phénoliques,
- chất tanins,
- và những flavonoïdes.
▪ Trích
xuất trong nước, có chứa :
- những alcaloïdes,
- đường glucides,
- và những glycosides,
- những hợp chất phénoliques,
- flavonoïdes,
- tanins,
- chất gommes,
- và những chất nhày mucilages.
▪ Trích
xuất trong éther pétrole, Cây Rễ rắn Ophiorrhiza mungos
chứa :
- phytostérols,
- dầu cố định huiles
fixes,
- và những chất béo.
▪ Trích
xuất trong chloroforme chứa :
- alcaloïdes
▪ Trong
khi trích xuất trong acétone chứa :
- phytostérols.
▪ HPTLC High performance thin layer chromatography cho thấy sự hiện diện
của :
- camptothécine trong
alcool và trong trích xuất nước.
Đặc tính trị liệu :
Theo truyền thống, những rễ Cây Rễ rắn Ophiorrhiza mungos chống lại :
- những vết rắn cắn morsures
de serpent,
▪ Cây
Rễ rắn
Ophiorrhiza mungos được xem như có những đặc tính :
- kháng khuẩn antibactérien,
- nhuận trường laxative,
- và an thần sédatif.
▪ Rễ Cây Rễ rắn Ophiorrhiza mungos có vị đắng, chát và tính an thần sedative, sinh nhiệt thermogénique.
Được sử
dụng trong :
- những vết thương plaies,
- vết loét ulcères,
- nọc độc rắn cắn venin
de serpent,
- bệnh dạ dày gastropathie,
- bệnh phong cùi lèpre,
- những bệnh nhiễm ký sinh trùng giun sán helminthiases,
Trích
xuất trong nước của rễ Cây Rễ rắn Ophiorrhiza mungos được ghi nhận là có đặc tính :
- hoạt động chống nọc
độc anti-venom activity.
▪ Rễ của Cây Rễ rắn Ophiorrhiza mungos:
- là một thuốc bổ tonique,
được
giả định ( nhưng không chắc chắn ) là lợi ích trong chữa trị :
- bệnh ung thư cancer.
▪ Vỏ của rễ Cây Rễ rắn Ophiorrhiza mungos được xem
như :
- nhuận trường laxatif,
- và an thần sédatif.
▪ Nước
nấu sắc của rễ, lá, và vỏ Cây Rễ rắn Ophiorrhiza mungos được xem như thuốc :
- thuộc dạ dày stomachique.
▪ Lá Cây Rễ rắn Ophiorrhiza mungos sử dụng để :
- áo bên ngoài những loét ulcères.
▪ Chất Camptothécine được sử dụng như một
thuốc trong chữa trị :
- ung thư ruột già cancer
du côlon,
- đầu tête,
- ngực poitrine,
- và bàng quang vessie.
▪ Chất Camptothécine cũng có một hoạt động
chống :
- những siêu vi khuẩn retrovirus,
là một loại virus mà việc nhân giống phụ thuộc vào sự phiên mã của RNA thành
DNA, không giống như các virus khác, mà là ngược lại.
- siêu vi khuẩn làm suy giảm tính miễn nhiễm con người virus de l'immunodéficience
humaine VIH,
- những trypanosomes, một sinh vật đơn bào có chiên mao,
sống ký sinh, xâm nhiễm vào máu.
- và ký sinh trùng Leishmania..
Kinh nghiệm dân gian :
Liên quan đến dược lý học dân tộc ethnopharmacologique :
• Trong hệ thống y học truyền thống
Ayurveda, sử dụng Cây Rễ rắn Ophiorrhiza mungos để làm giảm :
- những vết thương blessures,
- vết loét ulcères,
- nhiễm những loài ký
sinh giun trùng ver,
- nọc độc rắn venin
de serpent,
- những bệnh ngoài da maladies
de la peau,
- và ung thư cancer.
- bệnh thiêu chảy diarrhée
- rối loạn tiêu hóa dyspepsie
▪ Kinh nghiệm dân gian và chữa trị
theo truyền thống liệu pháp trong miền nam Ấn Độ, được sử dụng rộng rãi nhiều
thảo dược địa phương để chữa trị cho những bệnh nhân chịu đựng phải chất
độc :
- nọc rắn venin de
serpent.
Mặc dù,
trong khoa học hiện đại thường được thực hiện chữa trị bằng liệu pháp :
- kháng huyết thanh anti-sérums,
Trong Ấn Độ, một nguồn tài nguyên,
một kho dự trử cây thuốc đồi dào, dân chúng địa phương đã sử dụng để chữa trị
rắn cắn, nơi đây vấn đề rắn cắn là một hiểm họa vô cùng lớn, mặc dù những dược
thảo này không có một căn cứ khoa học, nhưng nó không che đậy được lợi thế vốn có của chúng.
Chúng được khai thác bởi nhiều nhóm
xã hội khác nhau và cung cấp lợi ích vô điều kiện.
Hơn nữa, phương tiện y tế khoa học
không đủ để tiép cận trong quảng đại quần chúng ở những vùng xa xôi, vì thế cho
nên :
Người dân địa phương, những người
dân địa phương vẫn còn dựa trên những công thức thuốc củ xưa của những thế kỷ
trước bởi những lý do chủ yếu :
- hiệu quả chi phí,
- ít phản ứng phụ,
- và cũng là do sự chấp nhận của nền văn hóa truyền thống để
lại.
• Nước
nấu sắc của lá, rễ và vỏ Cây Rễ rắn Ophiorrhiza mungos ( 1/10 ) với
liều ½ once = 14,175 g, dùng cho :
- những bệnh thuộc dạ dày stomachique.
• Nước nấu sắc của lá Cây Rễ rắn Ophiorrhiza mungos được sử dụng để :
- rửa sạch những vết loét nettoyage des ulcères.
• Trong
Malaisie, Cây Rễ rắn Ophiorrhiza mungos dùng để :
- chữa lành bệnh những vết thương cicatrisation des plaies,
- lá lách phù to hypertrophie
de la rate,
- và để giảm bớt ho toux.
• Trong
Inde, rễ đắng của Cây Rễ rắn Ophiorrhiza mungos,
sử dụng như một chất giải độc antidote
cho :
- những vết rắn cắn morsures
de serpent.
Ngoài
ra :
Trích
xuất của rễ Cây Rễ rắn Ophiorrhiza mungos, pha trộn với bột trắng của Cây Cườm thảo đỏ gulaganji Abưs
précatorius, làm thành bột nhão pâte
áp dụng nơi liên hệ ngoài da hoặc dùng uống.
▪ Để
chữa lành bệnh những vết thương cicatrisation
des plaies, nguyên Cây Rễ rắn Ophiorrhiza mungos được nghiền
nát thành bột, chế biến thành bột nhão pâte
với dầu dừa, áp dụng trên những vùng liên hệ để :
- chữa lành vết thương blessures.
▪ Ở Tamil Nadu, những lá và những rễ Cây Rễ
rắn
Ophiorrhiza mungos được sử dụng cho :
- những vết cắn nọc độc morsures
venimeuses,
- và ung bướu bên ngoài tumeurs
externes.
Nghiên cứu :
● Camptothécine
/ Chống ung thư Anti-Cancer :
Camptothécine là một alcaloïde
quinoléine hiệu quả chống ung thư trực tràng cancer du côlon. Cơ chế hành động bởi sự ức chế của phân hóa tố DNA
topoisomérase loại I. Một nghiên cứu so sánh của camptothécine của những cây
bản địa được biết Nothapodytes foetida, Cây Rễ rắn Ophiorrhiza mungos và Ophiorrhiza rugosa
chỉ ra rằng, sản lượng cao nhất của camptothécine và camptothécine 9-méthoxy
trong Nothapodytes foetida.
Hai cây khác Cây Rễ rắn Ophiorrhiza mungos và Ophiozzhiza rugosa chứa hàm lượng chất thấp
hơn.
● Hoạt
động kháng nọc độc antivenin :
Sự sử dụng của y học thiên nhiên đã
được ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt của hệ thống y tế sinh học, và do so với hiệu
quả chi phí và chấp nhận của nền văn hóa bản địa.
Trong Ấn Độ, những vùng nông thôn
bị ảnh hưởng bởi loài rắn độc cắn và những cây thuốc đã được sử dụng rộng rãi
như một phương cách giải quyết để chữa trị những vết của rắn cắn
Những nhóm bộ tộc của những vùng,
sử dụng những đơn thuốc với căn bản là những cây thuốc để chống lại nọc độc rắn
cắn không cần dùng đến huyết thanh liệu pháp chống nọc độc sérum antivenimeux và đây là liệu pháp được chấp nhận ở những nơi
này.
Nghiên cứu cho thấy một sự ức chế
của những tác dụng của nọc độc venin
rắn Naja bởi trích xuất trong nước của rễ Cây Rễ rắn Ophiorrhiza mungos. Trích xuất cũng cho
thấy liều ức chế liên quan với sự đông máu gây ra bởi nọc độc rắn Echis
carinatus.
● Ngăn
ngừa hóa trị liệu ung thư Cancer Chemopreventive tiềm năng của lutéoline-7-O-glucoside được phân lập từ lá Cây Rễ rắn
Ophiorrhiza Mungos Linn :
Tiềm năng chống ung thư anticancéreux của thành phần hóa thực
vật lutéoline-7-O-glucoside (LUT7G), được phân lập từ những lá của Cây Rễ rắn Ophiorrhiza Mungos
Linn, đã được nghiên cứu chống lại 4 dòng tế bào ung thư khác nhau cellules cancéreuses (COLO 320 DM, AGS,
MCF-7 và A549) và dòng tế bào bình thường VERO.
Khả năng của hóa chất thực vật
LUT7G gây ra lập trình tự hủy diệt apoptose
đã được xác định bởi hoạt động chống gốc tự do antiradicalaire, phân mảnh fragmentation
nhiễm thể ADN, biểu hiện của β-caténine và tính hiệu quả hóa trị liệu phòng
chống ung thư chimiopréventif trong
cơ thể sinh vật in vivo bằng cách sử dụng chuột với liều DMH ( 20 mg / kg trên
trọng lượng cơ thể ) của 4 tuần liên tiếp và bổ sung với 3 liều khác nhau trong
suốt thời gian thí nghiệm 16 tuần.
LUT7G quét sạch 80% những gốc tự do
DPPH tạo ra trong ống nghiệm ở 1 000 pM và đã ức chế sự biểu hiện của
β-caténine à 40% ở 120 uM nồng độ LUT7G gây ra lập trình tự hủy tế bào apoptose bởi quét sạch gốc ROS của phản
ứng oxigène đặc biệt và ức chế sự biểu hiện của β-caténine trong những tế bào
COLO 320 DM và ức chế hiệu quả sự phát triển ACF aberrant crypt foci trong DMH.gây ra ung thư carcinogène trong thí nghiệm.
Do đó LUT7G có thể là một thuốc
chống ung thư anticancéreux mạnh đối
với chất sinh ra ung thư ruột cancérogenèse
colique.
Hiệu quả xấu và rủi ro :
Không thấy tài liệu đề cập đến.
Thực phẩm và biến chế :
Không thấy tài liệu nào nói đến.
Nguyễn thanh Vân
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire