Takamaka
Cây mù-u
Cây mù-u
Calophyllum inophyllum L.
Calophyllaceae
Calophyllaceae
Đại cương :
Cây mù u Calophyllum inophyllum là một thực vật đại mộc vùng nhiệt đới luôn luôn trạng thái xanh, người ta thường tìm thấy nhiều ở bờ biển Ấn Độ và Thái bình dương và những sinh thái thực vật liên hệ tới biển. Việt Nam thường gặp ở đồng bằng sông cửu long khắp miền nam Việt Nam.
Mù u takamaka thích sống môi trường mặn và cát, trang hoàng và tươi mát phong cảnh, sự phát tán phân phối của mù u nhờ có trái nổi và trôi đi theo dòng nước di chuyển nơi khác.
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc : Cây mù u có nguồn gốc ở vùng ven biển Đông Phi, miền nam Ấn Độ và Úc. Hiện nay chúng di chuyển khắp nơi những nơi có môi trường nước lợ ven biển ở Thái bình Dương, Đại tây dương và chúng cũng được trồng trên lục địa Mỹ.
Mô tả thực vật :
Cây mù u takamaka thân đại mộc, 8 đến 20 m cao ( có cây đạt đến 25 m ) và cành lá có khi đạt đến 35 m đường kính.
Thân cây phức tạp đôi khi nghiêng, đường kính 1,5 m, được bao bọc bởi lớp vỏ cứng, màu vàng ánh đỏ bên ngoài nhưng càng ngày trở nên dày, mềm, thành tầng, màu hồng đỏ đôi khi biến ửng nâu dưới ánh mặt trời..
Hình dạng tàng lá hình chóp nón bán nguyệt, tạo nên do những cành nhánh tròn với dạng vuông khi cây còn non.
Chồi ngọn hình cầu và kích thước 4 đến 9 mm dài.
Lá màu xanh la cây đậm, hình bầu dục, dầy mịn, phủ lớp bóng, 8 cm – 20 cm dài trung bình ( 5,5 cm tối thiểu và 23 cm tối đa ), 5 – 9 cm rộng, không lá bẹ và gân lá phụ nhuyển, song song và rỏ trên mặt dưới lá .
Phát hoa ở ngọn, thông thường chia nhánh ( tối đa 3 nhánh ), chùm 5 đến 20 hoa ( tối đa 30 hoa ).
Hoa, có mùi thơm nhẹ, bao gồm 1 vành hoa xoắn ốc, lá đài 4 trắng, cánh hoa 4 màu trắng, tiểu nhụy nhiều, màu vàng tập hợp thành nhóm 4 và bao phấn vàng kaki hay nâu, sinh sản bằng phái tính, thường đôi khi lưỡng tính.
Bầu noản tròn, màu hồng, bóng, không lông và biến thành trái hình cầu 2 – 5 cm đường kính, da thay đổi từ màu xanh lá cây đến màu nâu, trơn, mịn, một lớp vỏ cứng bao bọc, 1 hạt duy nhất được bảo vệ bởi một lớp xốp.
Hạt, 2 – 4 cm đường kính, màu nâu gồm 2 tử diệp lớn và 1 rể nhỏ.
Cây mù u takamaka có mũ dính, mờ đục và màu trắng hay vàng .
Bộ phận sử dụng :
Thân, lá, trái, tinh dầu
Thành phận hóa học và dược chất :
Người ta tìm thấy trong mù u :
- Sắc tố flavonoïdes,
- Dẫn suất của coumarine : calophylollide và inophylollide
- Terpénoïdes, cung cấp chất mùi hương vị cho mù u,
- Những triacylglyrérols, thành phần acides béo như sau :
acide oléique 49%.
acide linoléique 21% ,
acide palmitique 15%,
acide stéarique 13%,
acides eicosanoïques 1.7%,
acide linolénique 0,3%.
Những chất tanins, được tập trung trong vỏ cây nhưng cũng có thể trích từ lá, chất trích được nấu sắc và được dùng để làm cứng và nhuộm lưới đánh cá của dân chài.
Chất béo của cây mù u takamaka được bào chế dầu như dầu domba, pinnai hay dầu dilo : đặc tính mùi hôi, nhớt, màu thay đổi vàng xanh đến xanh lá cây đậm, thành phần gồm :
- Oléique,
- Palmitique,
- Stéarique,
- linoléique.
Gổ và vỏ cây mù u chứa các nhóm lớn của xanthones, một trong nhóm chất jacareubine chỉ được sản xuất bởi calophyllum.
Tinh dầu mù u cũng tiết ra ở những vết nứt của vỏ cây một cách tự nhiên những nhựa màu xanh lá cây, nhưng không một tài liệu nói về sự kiện và tính chất của nhựa này.
Đặc tính trị liệu :
Tinh dầu trích từ trái mù u takamaka đã được dùng như phương thuốc chống :
- Chứng phong thấp rhumatismes,
- Loét ulcères,
- Phỏng brûlures
- và những bệnh ngoài da .
Vỏ mù u :
- Tác dụng co thắc astringentes, dùng phương pháp nấu sắc trộn với mủ latex để chống lại chứng tiêu chảy.
- Chống lại những bệnh ngoài da và mắt,
- Chống bệnh phong thấp rhumatismes
- hay giúp đở những bà mẹ sau khi sanh đẻ.
Hoa, lá, và những hạt đôi khi được dùng trong y học cổ truyền.
Dầu mù u hiện nay là một chủ đề sản xuất công nghiệp để làm mỹ phẩm trong các nước miền nam Thái bình dương.
Người ta cũng được biết đến những đặc tính trị liệu y học :
- Mù u takamaka có khả năng chống sự nhiễm trùng,
- Chống sự viêm sưng,
- Tạo sẹo lành vết thương do hiệu quả kháng sinh trực tiếp và gián tiếp bởi sự kích thích hoạt động thực bào của những tế bào hệ thống mạng lưới nội mô ( réticulo-endothélial ) (macrophages )..
- Mù u có sức mạnh khả năng giảm đau và chống nhức đầu bởi hiệu quả thoa tinh dầu trực tiếp nơi đau.
- Có khả năng bảo vệ hệ thống mạch máu ( nhất là tĩnh mạch và mao quản ).
- Có khả năng chống bệnh phong thấp bởi dùng trực tiếp tại chổ nơi đau hoặc uống .
Ứng dụng tại chổ vết thương :
Những vết thương được nuôi dưỡng bởi dầu mù u như :
- vết thương mạch máu, loét nằm liệt giường chẳng hạn loét sau xương khu khi bệnh nằm không vệ sinh lâu ngày,
- loét nhiệt đới,
- vãy mục hay gia bì thứ cấp do sự rối loạn động mạch ngoại vi,
- rối loạn dinh dưỡng những bệnh nhân tiểu đường.
- loét nhiệt đới,
- vãy mục hay gia bì thứ cấp do sự rối loạn động mạch ngoại vi,
- rối loạn dinh dưỡng những bệnh nhân tiểu đường.
- Những vết phỏng không nhiễm trùng bởi sự ăn da, nước sôi, phỏng do khí đốt, tinh dầu mù u sẽ làm dịu mát cũng như dịu đau những vết phỏng.
- Những những vết phỏng nắng « coups de soleil », với sự cẩn thận và trộn tinh dầu mù u với những dầu khác thí dụ như 90% dầu dừa, 10% dầu mù u tamanu..
Dầu tamanu hay dầu mù u :
- Những vết nứt ở hậu môn ( fissures anales ),
- chứng trĩ máu nội ( khi những vết nứt ở màng hậu môn gây chảy máy nhỏ và đặc lại tạo thành những cục máu caillots sanguins ),
- chứng trĩ máu nội ( khi những vết nứt ở màng hậu môn gây chảy máy nhỏ và đặc lại tạo thành những cục máu caillots sanguins ),
- những hiệu quả tạo sẹo và chống viêm sưng, thêm vào một hiệu quả khả năng chống đông máu nhẹ, khả năng ngừa sự đông máu khác.
- Những bệnh ngoài da khác như :
- Thủy bào chẫn herpès,
- phát chẫn éruptions,
- côn trùng ( ong chẳng hạn ) chích làm ngứa với vết trầy do sự ma sát mạnh.
Ma sát hay xoa bóp :
- Đau khớp xương,
- Viêm gân,
- Bông gân,
- Đau cơ ( viêm cơ myopsie, rách hay đứt cơ claquage ).
Trong kỹ nghệ :
Dầu mù u còn dùng để chế tạo savon, làm bóng, dùng trong y học truyền thống hoặc pha lẫn với chất nhựa résine của cây Vateria indica để sơn, trét tàu thuyền ở miền duyên hải.
Dầu sơn này có thể có 10% - 30% tinh chất résine ( cho một mùi hôi khó chịu ) được dùng như vernis.
Những lá mù u chứa những chất :
- Saponine,
- Cyanure d’hydrogène,
2 độc chất trên dùng để đánh cá.
Chất mũ mù u takamaka , tự nó là dẫn chất coumariniques, có đặc tính diệt côn trùng insecticides và thuốc cá piscicides.
Hiệu quả xấu và rủi ro : :
Dầu mù u tamanu có thể làm nổi mận nhẹ, cho ra cảm giác nóng như viêm nhẹ sau khi dùng cho những da nhạy cảm, ở những trẻ em, trên mặt tóm lại những vùng có da non.
Trái mù u ăn được thường dùng nấu trong nước nhưng phải được cẩn thận nấu chín vì mù u chứa những độc tố.
Một vài nhà trị liệu khuyên nên giới hạn tĩ lượng 10 – 20% lượng tinh dầu mù u pha chế dầu xoa bóp và tránh sử dụng ở trẻ em và những dàn bà mang thai.
Nguyễn thanh Vân
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire