Poivre lolot - Cha plu
Lá lốt
Piper lolot C.DC .
Piperaceae
Đại cương :
Lá-lốt (Piper lolot C.DC.)
Đông Nam Á :
- Nam Dương : cabean,
- Người khmer : chaphlu, karuk,
- Lào : 'i :lë :d, phak i leut,
- Mả Lai : chabai, daun kadok, kadok batu,
- Tagalog : pataibutu,
- Vietnamien : lá lốt ( feuille de 'lot')), tất bát,
Âu châu :
- Pháp : cha plu, La-lôt, lalôt, Lolo du Tonkin, Poivre lolot,
Tên khoa học : Piper lolot C.DC.,
Lá lốt chủ yếu sử dụng ở Đông Nam Á, hiếm khi trồng. Ngay sau khi được tìm thấy trong một gốc ẩm ướt và bóng râm, lá lốt tự phát triển. Đối với nhiều người, lá lốt chỉ là một giống cỏ dại không hơn kém, nhưng đối với những người biết thì nấu ăn không thể thiếu….
Nhờ dể trồng, nên người ta dần dần tìm thấy thường xuyên trong các cửa hàng tạp hóa gia vị Á Châu tại Paris. Đôi khi người ta nhầm lẫn với lá trầu, hạt tiêu nhưng những lá của lá lốt mỏng hơn, láng bóng hơn và dịu mềm hơn.
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc :
Lá lốt là một cây đặc thù của vùng Đông Nam Á, chúng mọc hoang và cũng được trồng để lấy lá là gia vị và làm thuốc.
Người ta có thể cắt thành khúc ngắn khoảng 30-25 cm giâm vào đất ẩm ướt, nơi đốt sẽ mọc rễ và thành cây mới.
Lá lốt có thể thu hoặch quanh năm, dùng tươi hay phơi khô để bảo quản dùng từ từ lâu dài.
Mô tả thực vật :
Thân cỏ hay bụi nhỏ, đồng chu, cao 30-40 cm, có mùi thơm.
Thân màu xanh lục sậm, ở các đốt của lóng phù to, tròn, có rảnh nhỏ và lông mịn.
Lá đơn mọc cách, phiến lá gồm 2 dạng, phía dưới rộng hình bầu dục, 2 – 5 cm dài, mặt trên mịn láng, mặt dưới màu xanh lục nhạt có lông mịn trên gân, phiến lá không đối xứng 10-12 cm dài, 8-11 cm rộng, mép lá nguyên, gân lá hình chân vịt với 5 gân gốc, các gân đều cong hướng về ngọn lá.
Cuống lá 2-5 cm, hình trụ, lõm ở mặt trên, ở gốc mở rộng, lá bắc rụng sớm, hình tam giác, màu xanh lục, có 2 dạng : một phiến mỏng bao chồi hay là 2 phiến mỏng dài 1-1,5 cm, dính 2 bên đáy cuống rụng sớm để lại một vết sẹo.
Cụm hoa, gié hoa cái mọc đối diện với lá, hình trụ, màu trắng, dài 10-12 mm, 3 mm đường kính.
Cuống cụm hoa màu xanh lục, hình trụ, dài 10-12 mm, 1-2 mm đường kính, có lông miịn màu trắng.
Hoa rất nhỏ, hoa trần, đơn tính.
Hoa đực chưa biết nhiều.
Hoa cái, xếp khích nhau, áp vào trục, lá bắc là phiến tròn nhỏ, bấu noản 3 đến 4 dính nhau tạo thành bầu noản chứa 1 noản, đính ở đáy, hình trứng màu trắng, vòi nhụy như không có nướm 3 ít khi 4 hoặc 5.
Trái, quả mộng, chứa một hạt, cô lập như trái tiêu Piper nigrum.L
Bộ phận sử dụng :
Lá, rễ, cành
Thành phận hóa học và dược chất :
Theo kết quả nghiên cứu hiện đại của cây lá lốt và thân cây có chứa :
- những alcaloïdes,
- những flavonoïdes,
- và tinh dầu.
Lá và thân chứa các alcaloïdes và tinh dầu, có thành phần chủ yếu là beta-caryophyllen; rễ chứa tinh dầu có thành phần chính là benzylaxetat
Lá lốt có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm sưng và giảm đau.
Dung dịch trích méthanolique từ lá lốt, đã cho ta thấy hoạt động ức chế kết tập các tiểu cấu ( plaquette ) gây ra bởi acide arachidonique (AA) và là tác nhân kích hoạt tiểu cầu (PAF), đã đưa ra một hoạt động bởi sự cô lập mang lại 12 alcaloïdes amines mới :
- piperlotine AL (1-12),
- cùng với 29 hợp chất được biết đến.
Cấu trúc của lá lốt đã được biết rỏ trên căn bản phân tích quang phổ spectroscopique. Những thành phần đã được thử nghiệm để biết hoạt động ức chế kết tập tiểu cầu ở loài động vật thỏ.
- Các hợp chất piperlotine A,
- piperlotine C,
- piperlotine D,
- piperlotine E,
- 3-phenyl-1-(2,4,6-trihydroxyphenyl) propan-1-one,
- 3 - (4-methoxyphenyl) -1 - (2,4,6-trihydroxyphenyl) propan-1-one,
- 1-trans-cinnamoylpyrrolidine,
- sarmentine,
- pellitorine,
- methyl 3 - phenylpropionate,
- và (10S)-10-hydroxypheophorbide,
- một este methyl cho thấy hoạt động mạnh kết tập tiểu cầu. © 2007 Hội Hóa học Mỹ.
Đặc tính trị liệu :
Trong y học truyền thống, lá lốt có tính ấm, hơi cay, nóng,
- sử dụng trung bình chừng mực (ấm bụng),
- thường xuyên gắn liền ( trừ lạnh),
- giảm khí ( khí đi xuống),
- hệ thống (giảm đau),
- hệ thống vận chuyển (đau lưng, đau chân),
- say sóng,
- ói mửa,
- đầy hơi,
- khó tiêu….
- sử dụng trung bình chừng mực (ấm bụng),
- thường xuyên gắn liền ( trừ lạnh),
- giảm khí ( khí đi xuống),
- hệ thống (giảm đau),
- hệ thống vận chuyển (đau lưng, đau chân),
- say sóng,
- ói mửa,
- đầy hơi,
- khó tiêu….
Kinh nghiệm dân gian, lá lốt hoặc kết hợp với vài dược thảo khác như là dung dịch trích của rễ bưởi…., dùng nước uống rất tốt hay sử dụng ngâm tay chân để chữa trị :
- đau nhức trường hợp viêm khớp,
- đau ngực,
- đau bụng do lạnh,
bằng chứng cho thấy chữa trị có hiệu quả :
- đau nhức trường hợp viêm khớp,
- đau ngực,
- đau bụng do lạnh,
bằng chứng cho thấy chữa trị có hiệu quả :
- trường hợp đổ mồ hôi tay,
- mồ hôi chân,
- bị mụn nhọt,
- đau đầu,
- hay đau răng.
Bệnh thống phong goutte có thể sử dụng lá lốt để chữa trị.
Những thông tin mà người ta nhận được, tin rằng ăn lá lốt có thể điều trị thống phong goutte hoặc giảm đau, cách chữa trị này chỉ có thể tìm thấy ở kinh nghiệm dân gian địa phương hoặc kết quả một số nhất định của bệnh nhân.
Đây cũng là một vấn đề thú vị trong sự nghiên cứu khoa học y học có khả năng chữa trị ngăn chận căn bệnh thống phong goutte của tập đoàn thực vật hoang dả.
Với những đặc tính trị liệu khá tốt như :
- Kháng khuẩn,
- Chống viêm sưng,
- Giảm đau,
Đã hổ trợ trong công tác trị liệu bệnh goutte thống phong. Đến nay chưa thấy một tài liệu nào ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng trong tất cả các thuốc chữa trị sử dụng bằng lá lốt.
Cuối cùng, nhấn mạnh, nguyên tắc điều trị bệnh thống phong là :
- Dùng thuốc để trung hòa, giảm sự tổng hợp acide urique trong máu thành những tinh thể có hình dáng như cầu gai ( có gai cứng lõm chõm ), tích tụ trong khớp xương, mô liên kết, làm hạn chế sự hoạt động của khớp, chính những gai này đâm vào thịt, vào mô liên kết gây viêm sưng khớp vùng đau. Cho nên đối với lá lốt không phải chữa bệnh mà kiểm soát ngừa bệnh.
Nhiều người không hiểu cơ nguyên căn bệnh, đi tìm kiếm thuốc để chữa trị bệnh thống phong, những thuốc được quảng cáo, không rỏ nguồn gốc xuất xứ, chữa hết tức thì….
Trên thực tế thì chữa trị bệnh thống phong goutte chỉ GIẢM ĐAU lúc đó, nhưng con bệnh vẫn còn đó, nguyên do là :
- Người ta đau sưng là do gai đâm thịt, muốn hết đau, dùng thuốc cắt nát tinh thể cầu gai ra thành từng mảnh nhỏ, hết đâm hết sưng.
- Nhưng con bệnh vẫn còn vì lượng acide urique trong máu cao có cơ năng tổng hợp tái tạo tinh thể khác. Nên người ta phải để ý tới chế độ ăn uống, tránh những thực phẫm cho nhiều acide urique như thịt tôm …v…v..
Tẩy sạch acide urique, những bệnh nhân nếu muốn tẩy sạch acide urique phải :
- Giảm thịt ( acide urique là sản phẩm của quá trình biến dưởng acide amine )
- Gia tăng khẩu phần rau xanh.
- Cử rượu, sự biến dưởng của rượu tạo ra acide urique như một một chuyển hóa chất phụ, rượu cũng làm cho cơ thể mất nước, làm cho căn bệnh trầm trọng thêm.
- Cử cà phê, cà phê không chỉ kích thích sản xuất acide urique mà còn làm cho cơ thể mất nước, gia tăng nồng độ tích tụ acide urique. Muốn tẩy rửa phải kiêng cà phê, trà, nước ngọt
- Uống nhiều nước, acide urique sẻ được loại bỏ qua thận, uống nhiều nưóc giúp thận làm việc dể dàng loại bỏ acide urique trong máu.
- Dùng thuốc để chữa trị đau nhức theo toa Bác sỉ, như nói ở trên, nếu các bước trên không đủ khả năng loại bỏ được acide urique..
Chủ trị :
- Lá lốt còn được dùng để nấu nước ngâm tay chân cho người bị bệnh tê thấp, hay đổ mồ hôi tay, mồ hôi chân.
- Gần đây, trong y học dân gian người ta sử dụng rất nhiều để điều trị viêm đã được xác nhận của khoa học trong khi những hợp chất trong lá lốt đã được tìm thấy có khả năng ức chế sự kết tập tiểu cầu, một giai đoạn cần thiết trong việc giảm viêm.
Đây là một cây trồng tuyệt vời.
Ứng dụng :
- Lá lốt có vị nồng, hơi cay, có tính ấm, chống hàn (như bị lạnh bụng),
- giảm đau,
- chống phong hàn ở mức thấp,
- tay chân lạnh, tê tê,
- nôn mửa,
- đầy hơi,
- khó tiêu (có lẽ vì thế mà được dùng với thịt bò nướng vốn khó tiêu),
- đau đầu vì cảm lạnh...
- Đau bụng, tiêu chảy,
- Thận và bàng quang lạnh,
- chảy nước mũi hôi.
Ngày dùng 6-12 g dạng thuốc sắc.
- Nước sắc toàn cây trị đầy bụng, nôn mửa vì bị hàn.
- Nước nấu sắc rễ chữa tê thấp vì bị khí hàn.
- Cành lá sắc đặc ngậm trong miệng chữa đau răng.
- Lá tươi giã nát, phối hợp với lá khế, lá đậu ván trắng, mỗi thứ 50g thêm nước gạn uống giải độc, chữa say nắng.
Lá lốt còn được dùng để nấu nước ngâm tay chân cho người bị bệnh tê thấp, hay đổ mồ hôi tay, mồ hôi chân.
Chữa đổ mồ hôi nhiều ở tay chân: Dùng 30g lá lốt tươi cho vào 1 lít nước nấu sôi, cho thêm ít muối, để nguội dần dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối.
Thực phẩm và biến chế :
Trong nghệ thuật nấu ăn Thái Lan, lá lốt sử dụng nhiều hình thức, chúng có thể dùng chưng với tất cả thứ gì ăn được, lá lốt không dừng lại ở sự tưởng tượng của người đầu bếp nấu ăn.
Ở Lào, người ta tìm thấy trong salade,
Điều đáng lưu ý, lá lốt sống hầu như không có mùi vị gì, mùi hương thoảng chỉ phát triển khi được nấu chín. Điều này đã được đồng ý khi những món ăn với thịt bò, như là lá lốt cuốn chung quanh thịt bò khi nướng, thịt bò sẽ có mùi thơm đặc biệt, món ăn đặc sản ở Việt Nam, gọi là bò cuốn lá lốt, và những thức ăn khác với lá lốt …..chiên xào, nướng, nấu canh, hoặc cắt nhỏ xào với thịt bò, heo …..
Nguyễn thanh Vân