Tâm sự

Tâm sự

mardi 12 juillet 2011

Bạch liễu - Saule blanc

Saule blanc
Bạch liễu
Salix alba L và Salix purpurea L
Salicaceae
Đại cương :
Saule blanc tên gọi cây bạch liễu, còn gọi là saule thường, saule bạc, osier blanc hay đôi khi còn gọi là saule viviers ( Salix alba L. ) la một cây có họ Salicaceae.
Cây này thường gặp những vùng ôn đới được trồng dưới dạng «  con nòng nọc » tức là dạng đầu lớn, tàng lá rộng.
Hiện nay thường thấy 2 loại liễu, một là loại thường hay bạch liễu Salix alba L. và liễu «  buồn » hay « liễu rủ ». Liễu rủ có tên Salix alba « tristis » do sự giao-ghép giữa Saule blanc và saule « pleureur thật » Salix babylonica.
Cây này thường trồng ở Québec để làm đẹp thành phố.
Bộ phận sử dụng :
- Dùng lá và hoa
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc : Thường trong những vùng ẩm tất cả Âu Châu.
Mô tả thực vật :
Cơ quan dinh dưởng :
Bạch liễu thuộc nhóm đại mộc có thể đạt tới 25 m chiều cao. Thân thẳng và cao và tán chụp dựng lên, trừ trường hợp đầu tán và kích thước dạng con nòng nọc tức tán rộng to.
Nhánh non có màu xanh lá cây tươi hay xanh nâu nhạt và cứng không rủ.
Lá, mọc xen kẻ, cuống lá ngắn, lá rụng, dài 5 đến 12 cm, lá nguyên, hình mũi giáo, hẹp, rát mảnh và có răng cưa mịn ở bìa lá.
Tô màu bạc hiện diện cã 2 mặt của lá nhất là mặt dưới lá trắng và sáng.
Cơ quan sinh dục :
Saule là cây biệt chu, cơ quan đực và cái khác nhau. Mỗi cơ quan hiện diện những phát hoa hình đuôi chổn hoặc phát hoa đực hoặc phát hoa cái, mang trên những cuống hoa khác nhau.
Hoa đực hay hoa cái có đĩa mật bao trước tương đương như bao hoa và được che chở bởi một lá bắc.
Những hoa đực gồm có 2 nhụy đực, màu vàng, những hoa cái chĩ một bầu noản, một núm và  2 tâm bì màu xanh.
Quả : nang thuông dài, mịn, một buồng mở ra bởi 2 van. Quả chứa nhiều hạt mang nhiều lông mịn.
Thành phần hóa học và dược chất :
- Salicylates ( 1,5 đến 11 % ), dẩn từ flavoniques và hétérodiques của nhóm salicoside ( = salicine, glucoside của alcool salicylique ), salicortine, fragiline, populine,saliréposide, trémulacines.
- Thành phần phénoliques ( glucosides de phénols và acide phénols ) : triandrine, vimaline và những dẫn chất mùi (dérivés aromatiques), saligénine (= alcool salicylique) aldéhyde syringique, acide salicylique, p-hydroxybenzoïque, caféique, férulique, p-coumarique
- Flavonoïdes : hétérosides du quercétol, lutéoline, ériodictyol, naringénine, ampélopsine (flavanolol) và isosalipurpuroside (chalcone)
- Tanins : proanthocyanidols dimère (2 phân tử giống nhau ) và trimères ( 3 phân tử giống nhau ) (8 đến 20 % ).
Đặc tính trị liệu :
- Chống sự viêm sưng, chống chứng phong thấp.
- Chứng tê không cảm giác, hạ sốt.
- Xác trùng
- Giống như aspirine, acide salicylique ngăn cản ức chế phân hóa tố cyclo-oxygénase, giãm sự tổng hợp sinh học của những prostaglandines E1 và E2, nhưng ít hơn trên sự tổng hợp thromboxane A2, sự việc này làm cho bớt sự chống lại sự kết tập tiểu cầu ( anti agrégant plaquettaire ).
- Những đặc tính chống sự viêm sưng, liên hệ đến acide salicylique nó được thành lập bởi sự oxy hóa trong gan ( intra hépatique ) của alcool salicylique ( saligénine ), nguồn gốc tự nó đã có.
Trên bình diện hệ tiêu hóa, sự thủy giải salicoside có sẳn hay do sự suy thoái từ từ của salicortrine ( tiền chất của acide salicylique ), hấp thụ từ 85 % hay hơn. Sự hấp thu chậm do sự hiện diện của populine và trémulacine.
- Phát hoa đuôi chồn có những đặc tính trị liệu chống sự co thắc ( hệ tiêu hóa ) và dịu đau trấn thống hệ thần kinh.  
Ứng dụng :
Vỏ cây saule chứa một tiền chất của aspirine, nó cần thiết cho chứng mất ngủ, hưng phấn kích thích và sốt cúm. Đồng thời chữa trị chứng phong thấp.
Dùng ngoài cơ thể : Chứng sần da ( hồng ban chẩn Erythème ), chai ngón ( cors), chai da ( durillon ), vết thương, loét tĩnh mạch.
Dùng đun ngâm : Đun sôi 1 muỗng ăn tráng miệng vỏ  cây saule trong một tách nước, ngâm trong 10 phút ; uống 3 tách / ngày.
Dùng vải compresses và rửa với nước nấu 100 gr vỏ trong 1 lít nước, nấu sôi 3 phút ( tính bắt đầu từ lúc sôi ) đoạn ngâm trong 15 phút.
Phản ứng xấu và phụ :
- Chống chỉ định đối với đàn bà có thai
- và trường hợp AVK ( Anti-vitamine K )


Nguyễn thanh Vân

Aucun commentaire: