Tâm sự

Tâm sự

mardi 26 juillet 2011

Mãng cầu xiêm - Graviola

Graviola – Corossolier
Mãng cầu xiêm
Annona muricata L.
Annonaceae
Đại cương :
Tên thông thường : Mãng cầu xiêm (VN), Paw-Paw, Graviola, Guanabana.
Cây được trồng nhiều vùng nhiệt đới, cho quả mập, cơm ăn được.
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc :
Mãng cầu xiêm, annona muricata là một tiểu mộc trong họ Annonaceae, nguồn gốc phía Bắc Nam Mỹ.
Mô tả thực vật : Cây mãng cầu xiêm Graviola , tiểu mộc hay bụi nhỏ, 3 – 10 m chiều cao.
Lá màu xanh lá bóng, hình thuôn dài  nhọn ở đầu, kích thước 10-17 x 2-7 cm, những cây non mặt dưới lá cây có lông chứa nguyên tố sắt.
Hoa có cuống lớn ( 15-20 mm dài ) mọc đối với lá. 6  cánh màu vàng, mập và dầy. Những cánh hoa bên ngoài rộng hình bầu dục, cạnh kế nhau không chồng lên nhau.
Hoa trổ quanh năm.
Trái rất lớn, cấu tạo do sự tập họp nhiều tâm bì dính nhau ( syncarpe ). Kích thước 15-20 cm dài, có thể đạt đến 30 cm dài. Trái màu xanh lá cây đậm, nạt bột màu trắng ăn được, vị ngọt, mỗi đơn vị gồm bao nạt, một hạt đen giữa mặt phẳng láng.
Bộ phận sử dụng :
Lá, vỏ cây và trái
Thành phận hóa học và dược chất :
Rất nhiều thành phần hoạt chất và những chất hóa học được tìm thấy trong mãng cầu xiêm Graviola, như những nhà khoa học đã nghiên cứu đặc tính trị liệu bắt đầu từ năm 1940.
Phần lớn những công trình này đi vào trọng điểm trên một tập hợp chất hóa học mới gọi là acétogénines Annonaceae. Mãng cầu xiêm sản xuất những thành phần hóa học thiên nhiên trong những lá và thân, vỏ cây, những hạt và những trái.
Ba nhóm nghiên cứu biệt lập đã xác nhận rằng những sản phẫm hóa học đã có ý nghĩa đặc tính chống ung bướu và « độc tính chọn lọc » chống chống các loại tế bào ung thư ( mà không làm tổn thương những tế bào khỏe mạnh ).
Đã phổ biến 8 công trình nghiên cứu lâm sàng trên những kết quả tìm được. Nhiều acétogénines đã được chứng minh độc tính chọn lọc cho những tế bào ung thư với liều lượng thật yếu, như 1 phần ngàn ( 1/1000 ).
Bốn công trình nghiên cứu được đưa ra năm 1998 xác nhận rằng những chất hóa học và chất acétogénines mãng cầu xiêm Graviola được chứng minh là mạnh nhất, có đặc tính chống ung bướu và kháng siêu vi trùng.
Acétogénines Annonaceae :
Annonaceae khám phá trong mãng cầu xiêm ngày nay gồm:
- annocatalin,
- annohexocin,
- annomonicin,
- annomontacin,
- annomuricatin A & B,             
- annomuricin A à E,
- annomutacin,
- annonacin,
- annonacinone,
- annopentocin A à C,
- cis-annonacin,
-  cis-corossolone,
- cohibin A travers D,
- corepoxylone,- coronin,
- corossolin,
- corossolone,
- donhexocin,
- epomuricenin A & B,
- gigantetrocin,
- gigantetrocin A & B,
- gigantetrocinone,
- gigantetronenin,
- goniothalamicin,
- iso-annonacin,
- javoricin,
- montanacin,
- montecristin,
- muracin A à G,
- muricapentocin,
- muricatalicin,
- muricatalin ,
- muri-catenol,
- muricatetrocin A & B muricatin D,
- muricatocin A à C muricin H,
- I muricin,
- muricoreacin,
- murihexocin 3,
- murihexocin A à C,
- murihexol,
- murisolin,
- robustocin,
- rolliniastatin 1 & 2,
- Saba-Delin,
- solamin,
- uvariamicin I & IV,
- xylomaticin
Đặc tính trị liệu :
Acétogénines Annonaceae chỉ tìm thấy trong họ Annonaceae ( từ cây mãng cầu xiêm ). Những chất hóa học thông thường đã được ghi lại những đặc tính trị liệu :
- Chống ung bướu ( antitumorales ).
- Kháng ký sinh trùng .
- Khả năng chống côn trùng và
- Kháng vi trùng.
Những tiến bộ gần đây trong Acétogénines Annonaceae ( National Cancer Institude, 1997 )
«  Acétogénines Annonaceaze là một chất sáp ( substances cireuses ) gồm C32 và C34 acide béo chuổi dài đã kết hợp với một đơn vị 2-propanol ở C-2 để tạo thành một lactone.
Acétogénines tìm thấy trong nhiều giống trong họ Annonaceae của cây.
Hoạt động sinh học khác như :
- chống ung bướu,
- ức chế sự miễn dịch ( immunosuppressive ),
- thuốc trừ dịch hại ( pesticides ),
- chống sinh vật đơn bào,
- thuốc trị sán lãi và
- thuốc kháng khuẩn,
đã thu hút sự quan tâm càng ngày càng nhiều trên thế giới.
Gần đây, những nhà nghiên cứu khoa học đã báo cáo acétoginines Annonaceae ly trích chọn lọc có thể :
- ức chế sự tăng trưởng những tế bào ung thư
- và cũng ức chế những tế bào ung bướu kháng adriamycine.
Bây giờ người ta hiểu rằng những phương thức chánh hành động cho acétogénines : Nó có khả năng ức chế mạnh của NADH ( nicotinamide adenine dinucleotide ) : oxydoréduction uniquinone là một phân hóa tố cần thiết dẫn đến sự bổ sung phosphore trong oxy hóa trong ty thể. Đồng thời nó cũng ức chế chất diếu tố oxydase uniquinone liên quan đến NADH màng của tế bào chất của những tế bào ung thư.
Hiệu quả xấu và rủi ro :
● Mãng cầu xiêm  Graviola đã chứng minh một tác động kích thích tử cung trong một nghiên cứu trên động vật, vì thế cho nên không nên dùng trong thời gian có thai.
● Mãng cầu xiêm Graviola  đã chứng minh là một tác nhân hạ huyết áp, giãn mạch máu, và những hoạt động tim mạch trầm cãm trong một nghiên cứu trên động vật, nên không dùng cho những người có huyết áp thấp. Những người dùng thuốc chống huyết áp nên phải được kiểm tra bởi bác sỉ và luôn theo dỏi huyết áp để tìm một liều thuốc thích ứng cho mỗi cá nhân.
● Mãng cầu xiêm Graviola  đã chứng minh trong ống nghiệm in vitro đặc tính diệt khuẩn  mãn tính, nên cẫn thận dùng cây mãng cầu xiêm lâu dài, có thể có hậu quả dẫn đến giết chết hết những vi trùng cần thiết trong hệ tiêu hóa bởi đặc tính diệt khuẩn của nó. Thêm vào cơ thể những thức ăn sinh học là cần thiết và những phân hóa tố enzyme nếu người sử dụng mãng cầu xiêm quá 30 ngày.
● Mãng cầu xiêm Graviola đã chứng minh đặc tính nôn mửa, trong thí nghiệm ở động vật ( với heo ). Với liều cao và duy nhất có thể là nguyên nhân cho sự nôn mửa. Giảm lượng thì hết trường hợp này  xảy ra.
● Trích chất trong ruợu lá mãng cầu xiêm, chứng minh không có hiệu quả nhiễm độc tính hay hiệu quả thứ cấp nào ở chuột với liều 100 mg / kg, nhưng với liều cao hơn 300 mg, giảm tính hoạt động và giảm sự co giản nhẹ được quan sát. Nên nếu an thần hay buồn ngủ thì sử dụng ít hơn.
● Trong sự tương tác thuốc, không có một báo hiệu nào nêu ra, tuy nhiên mãng cầu xiêm Graviola với đặc tính trầm cảm chống tăng huyết áp và tim mạch. Nó có thể làm tăng sức những thuốc chống trầm cảm và can thiệp với những thuốc ức chế MAO ( monoamine oxidase- là thuốc trị bệnh trầm cảm) 
Giai thoại :
► Tại sao chất acétogénines đã làm độc những tế bào ung thư mà không ảnh hưởng độc đến những tế bào khỏe mạnh.
Đại học de Purdue ở West Lafayette, Indiana, đã thực hiện một cuộc thí nghiệm lớn trên acétogénines, sự chi phí do cơ quan National Cancer Institute và National Institute of Health (NIH). Cho đến ngày nay Đại học Purdue và những cộng sự đã đưa ra ít nhất 9 cho Mỹ và / hay bằng sáng chế cho quốc tế về việc làm chung quanh những đặc tính chống ung bướudiệt trùngnhững công dụng của acétogénines.
Năm 1997, Đại học Purdue đã đăng những thông tin với những tin tức hứa  hẹn rằng một số những acétogénines Annonaceae được «…không những có hiệu quả trong việc tiêu diệt những khối u bướu đã được chứng minh chống lại những tác nhân chống ung thư, nhưng hình như cũng có ái lực đặc biệt cho những tế bào kháng thuốc ». Trong nhiều công trình nghiên cứu của Đại học Purdue đã giải thích thế nào về chức năng đó.
Như giải thích trên, những tế bào ung thư sống sót sau khi dùng hóa trị có thể phát triển sức đề kháng đối với tác nhân được sử dụng ban đầu, thậm chí cho những thuốc trị khác, cũng  không liên quan.
Hiện tượng này gọi là kháng nhiều thuốc ( MDR ), một trong những phương cách để cho những tế bào ung thư phát triển một đề kháng với thuốc trong hóa trị là tạo ra một pompe giữa các tế bào có khả năng đẩy những tác nhân kháng ung thư ra khỏi tế bào trước khi thực hiện sự tiêu hũy.
Trung bình, chỉ có khoảng 2 % những tế bào ung thư ở một cá thể có thể phát triển ra pompe này, nhưng là 2 % cuối cùng này có thể phát triển và mở rộng để tạo ra đa kháng đối với thuốc trị ung thư.
Một số nghiên cứu hiện đại trên acétogéniones đã được công bố là có thể làm ngưng khả năng tạo ra pompe giữa các tế bào, đồng thời giết, như những thuốc giết chết tế bào ung thư kháng đa thuốc. Những nhà nghiên cứu Purdue đã chỉ rằng acétogénines ưu tiên giết những tế bào ung thư kháng đa thuốc, bằng cách ngăn chận sự chuyển vận ATP nguồn năng lượng chánh của tế bào của chúng.
Tế bào khối u cần năng lượng để tăng trưởng và sinh sản, và nhiều hơn nữa để chạy máy pompe và thúc đảy những tác nhân tấn công. Bằng cách ức chế năng lượng cho tế bào, nó không thể vận hành máy pompe. Khi các acétogénines chận ATP cho tế bào khối u theo thời gian, tế bào không còn năng lượng để vận hành và duy trì những quy trình và cuối cùng phải chết.
Những tế bào bình thường ít khi phát triển máy pompe, bởi thế, nó không cần thiết có một nguồn số lượng năng lượng lớn để vận hành máy pompe và nói chung không bị tác dụng bởi chất ức chế  của ATP. Những nhà nghiên cứu của Đại học Purdue đã chỉ rỏ là 14 acétogénines khác nhau được giảo nghiệm hiện tại cho sức mạnh ATP có đặc tính ngăn chận ( mà số lớn chỉ tìm thấy trong mãng cầu xiêm graviola ). Họ cũng báo rằng 13 trong số 14 acétogénines thử nghiệm mạnh hơn so với những tế bào ung thư kháng đa thuốc rằng tất cả 3 thuốc tiêu chuẩn là ( adriamycine, vincristine và vinblastine ). Họ sử dụng như một bằng chứng.
Hoạt động sinh học và nghiên cứu lâm sàng :
Năm 1976 một chương trình sàng lọc của National Cancer Institute, mãng cầu xiêm thân đã được chứng minh có một hoạt chất độc tính chống những tế bào ung thư và những nhà nghiên cứu đã được tiếp tục sau những kết quả này.
Cho đến ngày nay, acétogénines đặc biệt trong mãng cầu xiêm và hay những tinh chất trích từ mãng cầu xiêm đã báo cho biết là một « một chất độc chọn lọc » trong phòng thí nghiệm với các mẫu tế bào ung bướu : những dòng ung thư phổi, những khối u cứng ở vú, ung thư biểu mô tiền liệt tuyến, ung thu tuyến tụy tạng, ung thư gan, và nhiều loại thuốc kháng ung thư tuyến vú con người.
Những nhà nghiên cứu ở Taiwan, trong báo cáo năm 2003 rằng, chất chánh acétogénine mãng cầu xiêm, annocine là chất độc tính chọn lọc cao cho buồng trứng, cổ tử cung, vú, bàng quang và những tế bào ung thư da với « liều rất yếu ». Người ta nói : « annocine là một tác nhân đầy triển vọng chống ung thư và thí nghiệm trên những động vật và người ta hy vọng thữ nghiệm trên lâm sàng. »     
Một nghiên cứu thú vị trên cơ thể sống ( in vivo ) vào năm 2002 bởi những nhà nghiên cứu Nhật bản, nghiên cứu acétogénines khác trên nhiều loài thực vật. Họ cấy vào chuột những tế bào ung thư phổi.
1/3 không nhận được gì ( nhóm thử nghiệm ).
1/3 nhận thuốc hóa trị adriamycine và
1/3 còn lại nhận acétogénine chánh của mãng cầu xiêm là annonacine ( với liều 10 mg / kg ).
Kết thúc thí nghiệm sau 2 tuần :
- 5/6 nhóm không chữa còn sống và khối ung bướu được đo.
- Nhóm nhận thuốc hóa trị adriamycine thì giãm 54,6 % khối u nhóm kiểm soát nhưng 50 % bị chết vì nhiễm độc ( 3/6 )
-  Nhóm nhận chất acétogénine annonacine, tất cả còn sống và khối u đã bị ức chế bởi 57,9 %, tốt hơn chút đỉnh đối với adriamycine và không bị nhiễm độc.
Do đó những nhà nghiên cứu kết luận : « Điều này cho thấy chất annonacine ít độc cho chuột. Nếu người ta nhận xét hoạt động chống ung bướu và độc tính, chất annonacine có thể dùng như một bước trước phát triển một tác nhân tiềm năng chống ung thư ».
Thực tế hiên nay sử dụng :
Nghiên cứu về ung thư đang được tiến hành trên những cây và chất hóa học trong cây mãng cầu xiêm quan trọng. Nhiều công ty dược phẫm và những đại học tiếp tục nghiên cứu, thữ nghiệm, bằng sáng chế và tổng hợp những chất hóa học trong dược phẫm mới trong phương hóa trị liệu.
Thực sự, mãng cầu xiêm dường như đi theo con đường giống như một loại thuốc khác chống ung thư đã biết là Taxol. Những nhà nghiên cứu phát hiện đầu tiên hiệu quả chống ung thư trong vỏ cây If du Pacifique, Taxus L, loại tùng bách họ Taxaceae và một chất hóa học phát hiện trong vỏ cây là Taxol. Đã 30 năm nghiên cứ trong các công ty dược phẫm, trong các trường đại học và các cơ quan nghiên cứu của chính phủ trước khi được cơ quan FDA phê chuẩn cho phép sử dụng để trị bệnh cho những bệnh nhân bệnh ung thư ( với dược chất thiên nhiên tìm thấy trong vỏ cây Taxus )
Với mãng cầu xiêm Graviola, đã gần 10 năm những nhà nghiên cứu thành công việc tổng hợp chất hóa học chánh chống khối u, annonacine.
Những chất hóa học có chứa chất acétogénines trọng tâm duy nhất là cireux ( sáp ) và những đặc tính khác duy nhất năng lượng phân tử đã làm thất bại những nổ lực trước đó và ít nhất một công ty dược phẫm lớn đã từ bỏ trong quá trình này. Hiện nay, những nhà khoa học đã có thể tái tạo chất hóa học và nhiều hoạt chất acétogénines khác trong phòng thí nghiệm, giai đoạn kế tiếp là thay đổi chất hóa học chỉ đủ ( không mất đi những tác dụng chống ung bướu trong quá trình ) để trở thành chất hóa học có thể xin bằng sáng chế và trở thành dược phẫm chữa trị ung thư có bằng sáng chế ( bởi vì chất hóa học thiên nhiên không thể cấp bằng sáng chế ).  


Nguyễn thanh Vân