Ronce à Mure
Dum dâu
Rubus
fruticosus L.
Rosaceae
Đại cương :
Dạng
bụi dọc bờ rào và trong rừng, trảng, cao khoảng 0,20 đến 2 m. Người ta dùng lá,
hoa, trái.
Lá cây
mâm sôi còn gọi là ronce hay mûre, tác dụng giảm co thắc mạnh và có thể dùng để
chữa trị loét loang mạnh nướu răng.
Cây
ronce thông thường ( hay mûrier hoang dại ) là một loại bụi gai có họ với họ hồng
rosaceae, gặp nhiều trong vùng ôn đới, cây cho trái ăn được, gọi tên là mûron
hay mûre, tên việt nam gọi trái mâm sôi.
Không
nên lầm lẫn với mûrier cây « dâu
tằm ăn » cho ra trái cũng gọi là « mûre » mặc dù trái rất hơi giống nhau
cã ngoại hình lẫn hương vị có hơi khác.
Tên
thông dụng bản xứ : Ronce thông thường, ronce hàng rào, ronce rừng, cây
mâm sôi, mûrier hoang dại, mûrier hàng rào, cây mûrier cáo,…
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc
: Vùng
ôn đới Âu Châu, đồng cháy bỏ hoang, bờ dậu hàng rào, rừng cây.
Mô tả thực
vật :
Cây mâm sôi, hay ronce thông thường
là một tiểu mộc, dạng bụi nhất niên bởi thân ngầm dưới đất, phát triển mỗi năm thân
mới trên không, nhiều nhánh trường có gai nhiều, sống khoảng 2 năm, chỉ đậu
trái ở nhánh năm thứ hai. Thân và lá phụ mang
nhiều gai nhọn.
- Thân
bò trường có thể đạt đến 4 thước chiều dài và đầu ngọn có thể chúi xuống đất năm
thứ hai và mọc rể bởi sự chiết cành, cho ra một cây mới phát triển lan ra thành
tập đoàn rộng lớn trên đất.
Đây là
loại cây chịu đạm phát triển nhanh tạo thành bụi rậm gai dày khó cho sinh vật
xuyên qua .
- Lá
kép lẽ, lá phụ mọc đối, hình soan, có
răng cưa thường có 5 hay 7 lá gọi là « bụi
mâm sôi ».
- Hoa
trắng hay màu hồng nhạt, 2 hay 3 cm đường kính, tập họp thành tản phòng (
corymbe ). 5 cánh 5 đài và nhiều nhụy đực nhiều tâm bì. Hoa xuất hiện trên thân
từ năm trước.
- Trái
chùm, quả nạt, màu đỏ hồng rồi đen xanh khi chín, khoảng tháng 9, ngọt hay chua
tùy vùng và đất, ăn được, người ta gọi là trái « mûre ». Đây là những trái tập họp của những tâm bì sửa đổi và biến
thành những nhóm nhỏ quả hột cứng tập
họp kết dính lại cùng chung một cuống hoa.
Bộ phận sử dụng :
Lá - quả
nạt
Thành phần hoá học và dược chất :
Lá :
▪
Tanins hydrolysables (= gallotanins và ellagitanins, 8 đến 14 % )
▪
Acides hữu cơ :
- citrique,
- isocitrique
▪
Flavonoïdes
▪ và
acides triterpéniques pentacycliques
Trái :
- Anthocyanes
- Pectine
- Vitamine C
- Acides trái cây
Đặc tính trị liệu :
- Giảm sự co thắc
- Chống lại chứng tiêu chảy nhờ tác dụng của tanin
- Kháng trùng
- Bảo vệ mạch máu
- Giúp thần kinh co
mạch
- lành vết thương hóa sẹo .
Lá cây
mâm sôi phơi khô và đọt non mới mọc
lên men dùng thay trà công dụng làm :
- giảm sự co thắc.
Cây
chứa nhiều chất tanin và sinh tố C.
Lá non
mọc vào mùa xuân được chủ ý dùng trong « mầm non liệu pháp - gemmothérapie »,
y học không quy ước ( non conventionnelle )
Ứng dụng :
- Tiêu chảy
- Súc miệng bằng lá mâm sôi ( mûre ) chữa trị bệnh viêm
tuyến nước bọt và viêm yết hầu, loét miệng, sưng nướu.
- rửa sạch và hóa sẹo vết thương.
- tĩnh mạch trương và bảo vệ mao mạch .
- trái chín chữa trị chứng viêm sưng cổ họng.
Trong «
mầm non liệu pháp », được chỉ định
đặc biệt là chồi non.
- hô hấp yếu, tắc nghẽn.
- viêm cuống phổi mãn tính, nghẽn.
- khí thũng
- và giảm VEMS ( Volume expiré maximal par seconde )
Trong
cách nấu sắc, được dùng làm ngưng :
- tiêu chảy
- và dịu những chứng trĩ.
Trong cách dùng như trà hay dung dịch súc
miệng chữa trị :
- ho,
- đau cổ họng
- và viêm miệng.
Đồng thời cũng chữa trị :
- Tiêu chảy,
- viêm yết hầu,
- bạch đới khí hư,
- tiểu đường,
- xuất huyết,
- kết thạch,
- bần niệu ( tiểu ít ).
Dùng ngoài cơ thể :
- Loét miệng,
- viêm nướu,
- khàn tiếng,
- viêm cổ họng,
- lở loét,
- vết thương, bạch đới khí hư,
- lác hắc lào.
- Ngâm : nấu 1 muỗng súp lá, đun sôi 2 phút, đoạn ngâm trong 10
phút ; 3 tách / ngày giữa bữa ăn .
- Nấu sắc : Đun 1 nắm lá trong 1 lít nước đun sôi trong 15 phút, thêm
vào 2 hoặc 3 muỗng mật ong ; dùng để súc miệng ( gargarismes và bains de
bouche )
Gia chánh và biến chế :
Trái « mûres »,
rất giàu nhiều hình thức khác nhau của Vitamine B ( trừ B12 ) và vitamine C (
36 mg / 100 gr ), ăn sống riêng hay dùng chung « salades trái cây », hay dùng chín, làm tartes, chế tạo sirops, thạch,
mứt… . Ngoài ra còn biến chế như rượu mûre, crème mûre, v…v…
Những trái cũa những loài khác cũng ăn được như « ronce »
Đối với các nhà trồng vườn, cây mâm sôi có nhiều chất đạm
nên người ta dùng :
Cắt nhỏ rể, phần rể của những cành chiết, màu trắng, cắt
nhỏ và ngâm trong nước. Dung dịch sẽ cho chất
kích thích tố nẩy chồi rất tốt.
Ngoài ra toàn cây cắt nhỏ ngâm trong nước nhiều ngày, mục
nát dùng phân bón cây rất tốt.
Phản
ứng xấu và phụ :
Không
thấy ghi nhận.
Nguyễn
thanh Vân