Mûrier à papier - Wauke
Dướng - Dâu giấy
Broussonetia
papyrifera (L.) L'Hér. ex
Vent.
Moraceae
Đại cương :
Broussonetia
papyrifera
(L.) L'Hér. ex Vent. ( đồng nghĩa với : Morus papyrifera L.) cũng được gọi là
Mûrier de Chine, Tapacloth, Halibun, Kalivon, thuộc họ dâu tằm Moraceae.
Tại
Việt Nam, thường gọi là cây “ Dướng ” hay “ Dâu giấy ” do công dụng làm giấy và
vải rất tốt từ vỏ cây và tìm thấy trong vùng Quảng Trị, Nha Trang ( theo GS
Phạm Hoàng Hộ ).
Cây Dướng có nguồn gốc ở vùng ôn đới và nhiệt đới Đông Nam
Á bao gồm Miến Điện, Cambodge, Đại Hàn, Lào, Malaisia, Thái Lan và Việt Nam,
nơi đây cây Dướng có thể đạt đến 15 – 20 m bề cao, trong môi trường thiên
nhiên.
Cây Dướng được du nhập vào Âu Châu khoảng năm 1750. Lần đầu
tiên đến chỉ mang vào toàn cây đực ♂, cây cái ♀ được đem đến sau.
Cây
Dướng được du nhập để sử dụng như một cây cho bóng mát với sự tăng trưởng rất
nhanh. Cây Dướng trồng trong những bản địa của vùng Thái Bình Dương dùng để chế
biến ra vải từ vỏ cây.
▪ Sự phân phối và môi trường sống :
Cây
Dướng Broussonetia papyrifera
xâm lấn môi trường sống mở như là ven rừng và trên những bờ đất. Trên lảnh vực
quốc tế, cây Dướng Broussonetia
papyrifera được xem như một loài cỏ dại, xâm lấn môi trường tại hơn chục
quốc gia trên thế giới.
▪ Mối đe dọa sinh thái :
Sau khi
ổn định, cây Dướng Broussonetia
papyrifera phát triển mạnh mẽ, thay thế thực vật bản địa nhờ sự cạnh
tranh và bóng mát. Nếu không được can thiệp, cây Dướng sẽ thống trị cả địa điểm
môi trường. Hơn nữa với hệ thống rễ cạn của cây làm cho cây Dướng Broussonetia papyrifera dễ bị tróc
gốc gây nguy hiểm cho người và vật chung quanh khi có gió lớn mưa bảo...gây xoi
mòn đất đai khiến cho môi trường tiếp tục xuống cấp nguy hại cho khu vực.
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực vật :
Đại mộc
nhỏ, đơn phái biệt chu, hoa đực và hoa cái mang trên 2 thân khác nhau, cây có
lá rụng, có thể đạt đến 15 m cao, vỏ láng, màu xám, hơi có đường rạch. Nhánh
hơi ngang có lông màu nâu đỏ, rỉ ra những nhựa trắng ( latex ) nếu bị tổn
thương. Gỗ mềm, và bở, chồi nụ hình chóp.
Lá, mọc
cách, to, từ 7 đến 20 cm, hình dạng thay đổi, ( kể cả cùng một nhánh ), phiến
lá nguyên dạng hình trái tim, hình xoan, có thùy cạn hay sâu, với những lá có
thùy thường ở trên những cây non, gân lá hình chân vịt, phát xuất từ đáy 3, bìa
lá không đều có răng, mặt trên nhám, mặt dưới mềm, cuống lá dài 5 cm, có lông,
lá bẹ hình tam giác, cao 8 mm
Phát hoa, gồm
hoa đực và hoa cái.
▪ Hoa
đực ( tiểu nhụy ) dạng gié đuôi mèo thòng dài, xoắn, 6 đến 8 cm, gồm nhiều hoa
nhỏ hợp lại, có cuống ngắn, hoa 4 phân, 4 lá đài dính, nhụy cái lép, màu xanh
lá cây nhạt.
▪ Hoa
cái ( vòi nhụy ), hình hoa đầu, to, hình cầu thận, 1,5 cm có lá hoa hình đinh,
có lông, đài hình ống, vòi nhụy 1 dài, 1 ngắn
Vào
cuối hè, cầu thận nở cho ra những ống nhỏ màu cam 1 cm dài với đầu ngọn ống
người ta tìm thấy một hạt màu đỏ kích thước 1 đến 2 mm đường kính.
Trái,
phì quả, ăn được, đỏ cam dính nhau, 1,5 – 2,0 cm đường kính, hột đỏ
Bộ phận sử dụng :
Thân, vỏ thân, lá, rễ, vỏ rễ, trái,
nhựa cây, mủ trắng latex.
Thành phần hóa học và dược chất :
● Thành
phần hóa học của Hoa Dướng hay Hoa Dâu giấy Broussonetia papyrifera :
Vành
hoa corolle và đế hoa réceptacle Broussonetia papyrifera, miền
nam nước Tàu đã được phân tích riêng ra từng bộ phận của những thành phần hóa
học :
▪ Trong
vành hoa của cây Dướng :
- chất đạm thô protéine
brute 7,08 %,
- những chất béo thô grasses
brutes 3,72 %,
- và chất đường glucides 64,73%.
trên trọng lượng khô.
▪ Trong
đế hoa Dướng :
- chất đạm thô protéine
brute 4,75 %,
- chất béo thô grasses
brutes 8,08 %,
- và hydrates de carbone 67,03%.
trên trọng lượng khô.
▪ Nồng
độ của acides béo không bảo hòa là 68% trên tổng số acides béo .
▪ Tĩ lệ
phần trăm của những acides aminés thiết yếu (AAE) trong tổng số acides aminés là :
- 34,52% trong vành hoa Dướng Broussonetia papyrifera.
- và 27,96% trong đế hoa Dướng Broussonetia papyrifera.
Ngoài
ra, có nhiều :
- thành phần nguyên tố khoáng minéraux,
- và vitamines,
giàu trong Hoa Dướng Broussonetia papyrifera.
▪ Trong vành hoa Dướng, những
nguyên tố :
- calcium Ca 10015 mg / kg,
- magnésium Mg 19896 mg / kg,
- kẽm Zn 62,6
mg / kg,
- sắt Fe 306,6 mg / kg,
- VE 1.35mg/100g.
Kết quả
cho thấy rằng, những hoa Dướng
Broussonetia papyrifera có thể là
lợi ích trong thực phẩm bổ sung trong các chế phẩn hoặc như phụ gia thực phẩm.
Đặc tính trị liệu :
● Những sử dụng y
học utilisations médicinales :
▪ Cây Dướng
Broussonetia papyrifera được cho là :
- chất làm se thắt astringent,
- lợi tiểu diurétique,
- thuốc bổ tonique,
- chất làm lành vết thương được vulnéraire (Stuart).
▪ Nước ép jus của
lá cây Dướng Broussonetia papyrifera là :
- thuốc bài tiết mồ hôi sudorifique,
- và nhuận trường laxatif.
cũng được sử dụng trong chữa trị :
- bệnh kiết lỵ dysenterie
(Duke & Ayensu ),
▪ và cũng dùng như thuốc dán cao cataplasmes trên :
- những bệnh da khác nhau maladies de la peau,
- vết chích của côn trùng piqûres, v...v...
▪ Lá Dướng Broussonetia papyrifera được sử dụng
để chữa trị những bệnh :
- máu trong đờm sang
dans les crachats,
- nôn mữa ra máu vomissements
de sang,
- xuất huyết tử cung saignements
utérins,
- chảu máu kinh nguyệt quá nhiều saignements menstruels,
- chữa trị vết thương plaies,
trong y học của Tàu,
- và xuất huyết dạ dày saignement
de l'estomac, dùng ở Hawaii.
▪ Lá cũng được
cho là :
- và bệnh lậu gonorrhée
và cũng dùng cho :
- bệnh kiết lỵ dysenterie,
- và viêm ruột entérite.
▪ và trái Dướng
là chất :
- lợi tiểu diurétique
,
- viêm mắt ophtalmique,
- chất kích thích stimulante,
- làm dễ tiêu stomachique,
- và là thuốc bổ tonique.
▪ Ở Hawaii, nhựa
cây Dướng Broussonetia papyrifera
là :
- chất nhuận trường nhẹ laxatif
doux.
▪ Những sử dụng khác bao gồm chất mủ trắng latex, được cho là hữu ích để sử dụng
bên ngoài cơ thể, cho những bệnh :
- thần kinh bì ngứa mãn
tính neurodermatitis,
- nhiễm nấm ngoài da infection
de la teigne,
- chứng lỡ chóc eczéma,
- vết chích con ong piqûre
d'abeille,
- những vết chích côn trùng piqûres d'insectes,
và cũng được sử dụng như chất :
- chữa lành được vết thương vulnéraire.
▪ Vỏ của thân là
:
- thuốc cầm máu hémostatique
▪ Nhựa sève được báo cáo, là để :
- loại mủ dùng trong y học Tàu.
▪ Ngâm trong nước đun sôi infusion lá Dướng Broussonetia papyrifera để chữa
trị :
- bệnh dạ dày estomac,
- và những bệnh đau bụng douleurs abdominales, theo kinh nghiệm dân gian Samoan.
▪ Thân Dướng Broussonetia papyrifera dùng để điều
trị cho :
- những chứng phun mủ ở da éruptions cutanées, dùng trong y học Tàu .
▪ Nước ép jus
cây Dướng Broussonetia papyrifera
sử dụng trong chữa trị bệnh :
- vô niệu anurie.
▪ Rễ Dướng Broussonetia papyrifera nấu chín với
những thức ăn khác có tác dụng :
- lợi sữa galactogogue.
▪ Nước nấu sắc décoction
của vỏ, được dùng để chữa trị :
- bệnh cổ trướng ascite
và sử dụng để :
- giảm sưng enflure,
- hoặc phù thủng oedème
và dùng chữa trị chứng :
- trướng bụng distension
abdominale.
● Chức năng cây
Dướng Broussonetia
papyrifera ở Phương Tây : Fonctions de l'Ouest::
- chống tiêu chảy antidiarrhéiques,
- cầm máu hémostatique.
● Chức năng năng
lượng énergétiques:
● Theo y học truyền thống Tàu, cây Dướng mûrier à papier,
là thuốc sử dụng năng lượng để :
- bổ dưởng cho gan foie
và thận reins,
- loại bỏ nhiệt efface
la chaleur,
- và làm mát máu refroidit
le sang,
- loại bỏ nhiệt ẫm ướt ở giữa chaleur humide au milieu,
- và đốt cháy bên dưới brûleurs
inférieurs.
cũng sử dụng để :
- làm ngưng tiêu chảy diarrhée
..
Trong y học Tàu, dùng làm :
- tầm nhìn rõ claire
la vision,
- nuôi dưởng mắt nourrit
les yeux.
Dướng được sử dụng cho :
- tình trạng suy
nhược của thận débilité des reins,
- và của đầu gối genoux,
- bệnh thiếu máu carence
de sang,
- chứng chóng mặt vertiges,
- và bệnh bất lực impuissance
cũng như sự yếu kém :
- của những khớp xương articulations,
- và những bắp cơ muscles.
▪ chất nhựa nhày
nhớt của cây Dướng Wauke là :
- một thuốc nhuận trường yếu laxatif doux.
▪ Tro của kapa
cây Dướng :
▪ Chứng đẹn, là một bệnh nấm trong miệng, được cho là được
cải thiện khi lấy những tro từ những tấm vỏ của cây Dướng Broussonetia papyrifera đập dập (
gọi kapa ) đốt cháy, lấy tro áp dụng thoa vào miệng bouche.
(Krauss, B. H. 1993. Plantes à la culture
hawaïenne.)
(Kepler,
A. K. 1998. Plantes de patrimoine hawaïennes.)
● Tiềm năng sử
dụng mỹ phẩm :
Cây Dướng dường như là một chất chống oxy hóa mạnh antioxydant [Cheng và al] cho là cũng
mạnh như chất :
- butylhydroxytoluène (BHT),
một chất chống oxy hóa thường được sử dụng để bảo quản thực
phẩm .
▪ cũng có thề được xem như có một hoạt động :
- chống nấm anti-fongique
[Iida và al]
bởi vì những hợp chất được xác định như :
- broussonin A (2-3 - (4-hydroxy-phényl)-propyl)-5-méthoxy-phénol),
mà trước đây được báo cáo như một phytoalexine .
Hiện có một hợp chất khác đã được xác định như có :
- những đặc tính kháng khuẩn antibactériennes,
● Làm mất sắc tố
của da dépigmentation de la peau :
Hoạt động làm mất sắc tố của cây Dướng mûrier à papier đã
được đo lường, nhờ vào sự trợ giúp của ,những dụng cụ đo lường màu sắc colorimétriques [Ha và al].
Người ta đã khảo sát những hiệu quả của một chất ức chế tyrosinase trích xuất của cây Dướng Broussonetia
kazinoki x Broussonetia papyrifera và xác định như Kazinol F với cùng một cấu
trúc .
Báo cáo rằng nguyên liệu này có cùng mức độ với phân hóa tố
tyrosinase.
Hoạt động ức chế với một nồng độ yếu nhất bằng cách so sánh
với :
- acide kojique,
- acide ascorbique,
- và hydroquinone.
Cũng chỉ ra rằng Kazinol F có một hoạt động làm sạch gốc tự
do tốt piégeage des radicaux libres bởi so với tocophérol.
Làm mất sắc tố của da dépigmentation đã được mô tả bởi một
tác giả [D'Amelio] bằng cách sử dụng vỏ rễ của cây Dướng Broussonetia papyrifera.
Thành phần hoạt chất được mô tả như là :
- 5 - (3'-(2,4-dihydroxyphényl)-propyl) -3,4-bis
(3-méthyl-2-butényl) -1,2-benzènediol.
Những tác giả cho rằng trích xuất của cây Dướng Mûrier à
papier chứa 5,0 % của thành phần hoạt chất đủ cho thấy một hiệu quả được làm
sáng tỏ khá mạnh khi được sử dụng với một nồng độ cũng thấp 0,1-1,0% trong sản
phẩm cuối cùng.
Hoạt động làm mất sắc tố da dépigmentation de la peau được phán đoán là phù hợp và có thể áp
dụng được với những điều kiện như là :
- những vết tàn nhang taches
de rousseur,
- những đốm đồi mồi ( điểm tuổi già ) taches de vieillesse,
- đặc biệt phổ biến trong những loại da “ da trắng caucasiennes
”.
Cũng hữu ích trong sự đổi màu da liên kết với thời kỳ mang
thai grossesse.
Chủ trị : indications
- làm se thắt astringent;
- bài tiết mồ hôi diaphorétique;
- lợi tiểu diurétique;
- lợi sữa galactogogue;
- cầm máu hémostatique;
- nhuận trường laxatif;
- bệnh mắt ophtalmique;
- bệnh về da peau;
- chất kích thích stimule;
- làm dể tiêu stomachique;
- thuốc bổ tonic;
- chữa lành được vết
thương vulnéraire.
Kinh nghiệm dân gian :
Trong Á Châu thời xa xưa, lớp biểu bì dưới vỏ cây Dướng Broussonetia papyrifera được sử dụng
để :
- chế tạo giấy thích ứng với thư pháp calligraphie,
- và tranh họa peinture,
hay còn được biến đổi thành sợi dệt mà người ta còn tìm
thấy trên thị trường trong Polynésie dưới tên là “ tapa ” .
Trong dược điển truyền thống tất cả những bộ phận đều được
sử dụng :
▪ Vỏ cây Dướng Broussonetia papyrifera được như
là :
- chất làm se thắt astringente,
- và tẩy xổ purgative,
▪ Chất mủ trắng
như sữa, là chất làm se thắt astringent
được sử dụng để chữa trị :
- những bệnh của da affections
de la peau ( chóc lỡ sang thấp eczéma
và ung mủ abcès),
- những vết chích piqûres,
- và những vết cắn morsures.
▪ Nước nấu sắc décoction của lá Dướng Broussonetia papyrifera là :
- thuốc nhuận trường laxative.
▪ Trái Dướng Broussonetia papyrifera có những đặc tính cho :
- lợi tiểu diurétiques,
- bệnh mắt ophtalmiques,
- chất kích thích stimulantes,
- và là thuốc bổ toniques
Nghiên cứu :
● Sự ức chế của phân hóa tố xanthine oxydase bởi hoá chất
thực vật phénoliques phytochimiques phénoliques của cây Dướng Broussonetia papyrifera
:
• Hyung Won Ryu, Ji Hye Lee, Jae Eun Kang,
Young Min Jin, Ki Hun Park
▪ Những rễ cây Dướng Broussonetia
papyrifera đã được ly trích trong 4 dung môi phân cực khác nhau :
- chloroforme,
- éthanol với 50% trong nước,
- éthanol,
- và nước .
Trích
xuất trong éthanol cho thấy sự ức chế hiệu quả nhất (72,3% à 20 g / ml) chống
lại :
- xanthine oxydase (XOD).
▪ Sắc
ký giấy Chromatographie, cho được 9 hóa chất thực vật phénolique phytochimiques
phénoliques, đã được xác định như :
- broussochalcone A (1),
- broussochalcone B (2),
- 3,4-dihydroxyisolonchocarpin (3),
- 4-hydroxyisolonchocarpin (4),
- 3 - '(3-méthyl-2-ényl) -3 ', 4',7-trihydroxyflavane (5),
- kazinol A (6), kazinol
B (7),
- kazinol E (8),
- và broussoflavan A
(9).
Tất cả những hợp chất phân lập được
(19) có những hoạt động chống oxy hóa antioxydantes
chống lại :
- 2,2-diphenyl-l-picrylhydrazyl
- và gốc
2,2′-azino-bis-ethylbenzthiazoline-6-sulfonic acid (ABTS)
với những giá trị của CI50 từ
5,8 đến 252.8M.
Mặc dù hầu hết những hợp chất thể
hiện một sự ức chế mạnh với giá trị của CI50 từ 0,6 đến 164 M chống lại XOD,
Những hợp chất 1 và 3 đã được tìm
thấy là những đóng góp chủ yếu cho sự ức chế XOD trong trích xuất của éthanol.
● Chất ức chế tyrosinase tứ cây Dướng Broussonetia
papyrifera :
• Zong-Ping Zheng, Ka-Wing Cheng, Jianfei
Chao, Jiajun Wu, Mingfu Wang ,
Phân đoạn của trích xuất
trong chloroforme từ những nhánh của cây Dướng Broussonetia papyrifera, dẫn đến
sự phân lập một hợp chất mới :
- le 3,5,7,4
'-tétrahydroxy-3'-(2-hydroxy-3-méthyl-but-3-ényl) flavone (1),
và 10 hợp chất đã được biết :
- uralenol (2),
- quercétine (3),
- isolicoflavonol (4),
- papyriflavonol A (5),
- broussoflavonol F (6),
- 5,7,3 ', 5'-tetrahydroxyflavanone (7) ,
- lutéoline (8),
- isoliquiritigénine (9),
- broussochalcone A (10),
- và 5,7,3 ', 4'-tétrahydroxy-3-methoxyflavone (11).
Những cấu trúc đã được xác định bởi sự diễn giải của MS,
RMN 1H, 13C, HMQC và dữ liệu HMBC.
Hiệu quả xấu và rủi
ro :
▪ Dị
ứng allergie
Vào mùa
xuân, gần những cây Dướng Broussonetia
papyrifera này có thể gây ra :
- dị ứng với phấn hoa .
▪ Độc tính Toxicité:
Cây
Dướng Broussonetia papyrifera
không độc hại toxique nhưng phấn hoa
gây dị ứng allergisant
▪ Nguy
hìểm : không biết.
▪ Được báo cáo rằng, ăn trái Dướng, dài hạn sẽ làm suy yếu
đến cấu trúc của xương squelette.
▪ Trong một thử nghiệm in vivo, hợp chất của cây Dướng Broussonetia papyrifera có hiệu quả
trong một cơ thể heo Guinée porc trong thử nghiệm làm mất sắc tố dépigmentation và cụ thể cho thấy :
- không có kích ứng irritation
chủ yếu nào cả,
- không có tiềm năng gây nhạy cảm sensibilisant trên da của ngưới,
- và trong mắt œil
của thỏ lapin ( thử nghiệm kích ứng irritation)
[Jang và al].
Liều dùng : Sử dụng từ 9-15 grammes.
Chăm sóc da để mất sắc tố của da 3-5% của trích xuất lỏng.
Ứng dụng :
▪ Trong canh tác :
Để canh tác, cây Dướng Broussonetia papyrifera nên gieo
trồng vào mùa xuân, và thực hiện dưới
nhà kính trong các vĩ độ của Châu Âu. Một khi bắt đầu bén rễ, cây Dướng có thể
đề kháng đối với nhiệt độ lạnh -12°C hoặc ít hơn.
Cây tăng trưởng khá nhanh, được
đánh giá cao đối với hệ sinh thái khô cằn và nghèo chất dinh dưởng.
Cây Dướng Broussonetia papyrifera lây lan dễ dàng và có thể trở nên loài
thực vật xâm lấn.
Cây Dướng Broussonetia papyrifera là loài đơn phái, biệt chu tức hoa đực
và hoa cái ở hai gốc khác nhau. Vì thế để cho thụ phấn dễ dàng, người ta phải
trồng cây đực và cây cái xen kẻ nhau, để có được trái cây Dướng hay cây dâu
giấy Broussonetia papyrifera.
▪
Làm giấy :
Vỏ được
cấu thành của những chất xơ có độ bền rất cao và cho phép chế tạo giấy có phẩm
chất rất tốt. Dướng Broussonetia
papyrifera được sử dụng từ thế kỷ thứ III ème, trước công nguyên ở Tàu
để chế tạo giấy.
Những
kỹ thuật được xuất khẩu theo với Phật giáo, với những văn bản và đa số của nền
văn hóa Tàu đến Đại Hàn và Nhật Bản vào thế kỷ thứ VI ème.
Đồng
thời, những kỷ thuật cũng được xuất khẩu vào Ấn Độ.
Giấy
Đại Hàn ( hanji trong đại hàn coréen
) và Nhật Bản ( 紙 ( kami, papier
), tên địa phương gọi là washi
( 和紙 (washi hay wagami,
« papier japonais » ), được làm thủ công từ
thế kỷ thứ VII ème.
Những
người Á Rập mua được kỷ thuật này vào thế kỷ VII ème, từ những tù nhân người
Tàu.
Mãi đến
thế kỷ VIII ème, những người Á Rập mang kỷ thuật giấy của người Tàu vào trong Âu
Châu.
▪
Chế tạo vải textile :
Tapa,
là một vải dệt dựa trên nguyên liệu vỏ cây Dướng Broussonetia papyrifera, cho những hàng dệt màu trắng
« Masi »
là tên đặt cho cây Dướng mûrier à papier trong những đảo Fidji, nơi đây đã nhập
bỡi những nhà thám hiễm. Vỏ cây Dướng
Broussonetia papyrifera được sử dụng để làm y phục quần áo, cũng được
gọi là “ masi ”, thiết kế với những mô hình truyền thống.
Những y
phục được mặc trong những buổi lễ quan trọng như là đám cưới, ngày sinh nhật,
đám tang ... )