Asiatic mangrove
Bakau Kurap (Malay)
Đước nhọn, rừng
ngập mặn
Rhizophora mucronata Lam.
Rhizophoraceae
Rhizophora mucronata Lam.
Rhizophoraceae
Đại cương :
► Môi
trường sống và sinh thái :
Loài này được tìm thấy trong những
vùng trung gian đầu nguồn cửa sông thấp hơn khu vực giữa bãi triều intertidale, và nhiều hơn nữa ở vùng cửa
sông hướng ra biển.
Loài này chịu được độ mặn tối đa 40
ppt ( part per thousand phần ngàn )
và độ mặn tăng trưởng tối ưu từ 8 đến 33 ppt ( Robertson và Alongi 1992).
Đây là
một loài rất mạnh, dễ dàng lan truyền và phát triển nhanh chóng. Cây có thể
phát triển lên đến 35 m và có thể cao khoảng 6 m trong vòng 7 năm trong những
vùng trồng đước ( Sukardjo và Yamada , 1992).
► Môi trường sống tự nhiên :
Cây
đước nhọn Rhizophora mucronata, phát triển nhiều nhất, thường theo chiều hướng
tập đoàn, trên bờ kênh thủy triều, trong những cửa sông và những vùng ven bờ
biển thấp, thường hay ngập bởi thủy triền lên xuống theo con nước mỗi ngày.
Những
cây của loài Rhizophora mucronata, tạo thành một thảm thực vật đồng dạng của
những khu rừng ngập mặn mangrove.
Trong
những vùng thuận lợi ở Mà Lai, cây đước nhọn Rhizophora mucronata có thể chiếm
một diện tích lớn đáng kể, đôi khi kết hợp với loài đước đôi Rhizophora
apiculata, tạo thành một vùng bao la đồng nhất. Cộng đồng 2 loài phổ biến của
cây đước Rhizophora, đôi khi có thể nhận định nhanh chóng bởi sắc thái khác
nhau của màu sắc lá cây mỗi loài.
Cây đước nhọn Rhizophora mucronata được tìm thấy trong
những vùng Ấn Độ-Thái bình dương trên những bờ sông và ven biển. Đây là loài
cây của rừng ngập mặn mangrove chỉ được tìm trhấy trong vùng Đông Phi.
Rhizophora mucronata có nguồn gốc ở Châu Phi (Đông Nam Ai Cập, Đông Ethiopie,
Tây Kenya, Madagascar, Maurice, Mozambique, Seychelles, Somalie. Bờ biển phía
đông Nam Phi xuống phía nam rừng ngập mặn Nahoon hầu hết ở phi Châu, Đông nam
Soudan, và và miền đông Tanzanie ).
Ở Châu Á ( Birmanie; Cambodge, Inde, Indonésie, những đảo Ryukyu
của Japon, Malaisie, Pakistan, Papouasie-Nouvelle-Guinée, Philippines, Sri
Lanka; Taiwan, Thaïlande, và Vietnam ) trong nam thái bình dương ( trong quần
đảo Salomon, Vanuatu), Australie ( Bắc Northern Territory, và bắc Queensland ).
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực vật :
Thân, đại mộc, là một cây của rừng ngập mặn mangrove, tăng trưởng
đến 12 m ( dưới 30 m ) cao, 70 cm đường kính với nhiều rễ trên không vượt ra
khỏi mặt bùn để thích ứng với môi trường hiếm khí và nhiều rễ chân nôm hay rễ
nạng để chống đở thân với môi trường đất bùn mới bồi..
Vỏ cây màu nâu và màu đen nhạt với những vết nứt ngang .
Những cây cao là những cây gần mặt nước, càng vào sâu trong
đất liền cây càng ngắn.
Lá, màu lục tươi, hình bầu dục, dài khoảng 8 – 18 cm và 5 –
10 cm rộng, chót có gai mũi dài 1 đến 3 mm, gân lá không thấy rỏ, lá dày và
dai, láng, mặt dưới có những điểm đen rãi rác. Cuống lá dài 3 – 5 cm. Lá kèm
đôi, để lại vết sẹo.
Phát hoa, tụ tán, 2 – 3 lần chia 2, dài 4-8 cm, đài 13-19 mm, mọc ở
nách lá, 3 đến 8 hoa khoảng 15 mm dài, màu trắng hay màu kem.
Hypanthium, là một cấu trúc gồm đài hoa, cánh hoa, tiểu
nhụy hợp nhất lại với nhau, hình chuông, 4 đài hoa vàng, 4 cánh hoa màu kem có
nhiều lông, 9 mm dài. Tiểu nhụy 8, không cuống, bao phấn 6-8 mm dài và đối diện
với 4 đài hoa và 4 cánh hoa. Bần noãn bán hạ, hình chóp, 2 buồng với 2 noãn mỗi
buồng, vòi nhụy 2 thùy.
Trái, đáy phù, màu nâu, dài 3,5 đến 5 cm, rủ xuống, màu nâu
hoẳc màu olive, có bì khẩu lồi. Những rễ con nhô ra màu xanh lá cây và dạng hình trụ,
tăng trưởng 20 đến 40 cm trước khi rời khỏi cây.
Hạt, vivipare, trở nên như điếu cigare, 40 cm dài và 2 cm
đường kính.
( vivipare, có nghĩa là hạt
bắt đầu nẩy mầm phát triển trong khi hạt vẫn còn gắn liền với thân cây mẹ ).
Các gốc rễ bắt đầu mọc
dài ra và có thể đạt được chiều cao khoảng 1 m. Các cây con sau đó có thể tách
rời khỏi cây mẹ từ các nhánh cành đủ phát triển nhô ra để các rễ cắm xuống bùn
với những rễ chân nôm chống chịu và cây non trồng trong bùn mềm bên dưới.
Bộ phận sử dụng :
Thân, vỏ, rễ, lá và chất tannin.
Thành phần hóa học và dược chất :
● Gỗ cây đước nhọn Rhizophora
mucronata chứa :
- chất nhựa résine
4,4%,
- cellulose 63,4% (Liste et Horhammer, 1969-1979),
- và tro cendres 1,5% (Watt et Breyer-Brandwijk, 1962).
● Chất
tanin chứa trong vỏ thay đổi từ 12,3 đến 33,8 % .
● Tanin
có thể thay đổi ở vỏ sấy khô khoảng 13-50% :
▪ lá đước nhọn chứa 9,1%,
▪ những trái xanh chứa 12,0%,
▪ và những trái trưởng thành chứa 4,2%.
Sau khi
ly trích chất tanins, vỏ của cây rừng ngập mặn này ( palétuviers ) có thể được sử dụng như nguồn furfural (CSIR,
1948-1976).
( Furfural là một hợp chất hóa học công
nghiệp, là một phụ phẩm nông nghiệp khác nhau như bắp maïs, cám của yến mạch
avoine, của lúa mì blé, của mùn cưa sciure )
Tiêu
dùng vỏ tại Bắc Bornéo du Nord mang lại một tro để khảo nghiệm là 18 % của vôi
( 70 % CaCO3 ).
●
Nghiên cứu thân và cành cây đước chằng của rừng ngập nước Rhizophora
stylosa cho được :
▪ một flavanols
acétyle hóa mới :
- 3,7-O-diacétyle (-)-épicatéchine,
▪ và 7 dẫn xuất của flavanols được biết :
- (-)-épicatéchine,
- 3-O-acétyl (-) -épicatéchine,
- 3,3 ', 4',5,7-O-pentaacétyl (-)-épicatéchine,
- (+)-afzelechin,
- (+)-catéchine,
- cinchonain Ib,
- và B2 proanthocyanidines.
● Tannin hoặc
thuốc nhuộm colorant :
Lượng
của tannin trong vỏ có thể thay đổi đáng kể.
Trong
vỏ sấy khô ngoài không khí, hàm lượng tannin thay đổ từ 8 đến 40 %.
Vỏ,
theo một số phân tích hóa học, dường như có chứa những chất chủ yếu là :
- vôi (18%),
- và carbonate de calcium ( 70%),
Và có
thể được dùng làm phân bón engrais.
Tannin
của cây đước Rhizophora mucronata kết hợp với một chất màu đậm dần dần, nó sẻ
được sử dụng như một chất màu nâu đậm hoặc đen.
Đặc tính trị liệu :
Cây
đước nhọn Rhizophora mucronata được báo cáo như :
- chất làm se thắt astringent,
- chất làm se astringent
,
- sát trùng antiseptique
,
- và giải nhiệt fébrifuge
.
Một
trong những cây của rừng ngập mặn Á châu là một đơn thuốc dân gian để chữa
trị :
- bệnh đau cổ họng ( viêm yết hầu ) angina ,
- tiểu đường diabète ,
- tiêu chảy diarrhée ,
- bệnh kiết lỵ dysenterie ,
- bệnh nước tiểu có máu hématurie,
- và xuất huyết hémorragie
(Duke et Wain, 1981).
▪ Rễ, sử dụng rễ để chữa trị :
- đau cổ họng angine,
- và xuất huyết hémorragie
( trích xuất của cây ở Đông Dương )
▪ Những
lá và vỏ sử dụng như :
- chất sát trùng antiseptique;
Dùng
cho :
- bệnh tiêu chảy diarrhée,
- bệnh kiết lỵ dysenterie,
- sốt fièvre,
- bệnh sốt rét paludisme,
- và bệnh phong cùi lèpre.
▪ Theo
Wee, trong y học truyền thống Tàu và Nhật Bản :
- Nước nấu sắc của vỏ dùng để chữa trị :
- bệnh tiêu chảy diarrhée.
Kinh nghiệm dân gian :
● Vỏ :
▪ Miến
Điện Birmane sử dụng vỏ để chữa trị :
- nước tiểu có máu sang
dans urine,
cũng được dùng cho :
- bệnh tiểu đường diabète,
- bệnh đau yết hầu, cổ
họng angine,
- những mụn nhọt furoncles,
- và bệnh nhiễm nấm infections fongiques.
▪ Tàu và Nhật Bản dùng vỏ cho bệnh :
- tiêu chảy diarrhée,
▪ Đông
Dương dùng chữa trị :
- viêm yết hầu ( Perry, 1980 )
- và nhọt furoncle
- những bệnh nhiễm nấm infections fongiques
▪ Ở Ấn
Độ, vỏ đước sử dụng cho :
- bệnh tiểu đường diabète.
▪ Ở
Thái Lan,
Nước nấu sắc của vỏ đước sử dụng như :
- chất làm se astringent
● Lá :
Người Mả-lai sử dụng những lá già
và những rễ trong nước nấu sắc để dùng cho phụ nữ :
- sinh con accouchement.
Những lá được chế biến thành thuốc dán cao cataplasme trên những vết thương do cá thiết giáp ( một loài cá có
hàm rất cứng )( Watt et Breyer - Brandwijk , 1962).
▪ Lá cây đước cũng quy định cho :
- bệnh sốt fièvre.
Cho :
- tiêu chảy diarrhée,
- buồn nôn nausées,
- và ói mữa vomissements;
Cũng
như chất sát trùng antiseptique.
Nghiên cứu :
● Chống tiêu chảy anti-diarrhéique :
Trích
xuất của vỏ cây đước Rhizophora mucronata cho thấy một sự ức chế sự tiêu chảy
do tinh dầu hạt cây thầu dầu ricin gây ra và một tĩ lệ phần trăm của sự ức chế
quan trọng của bữa ăn than ở chuột.
Những
kết quả này hỗ trợ cho các hoạt động chống tiêu chảy của vỏ cây đước nhọn
Rhizophora mucronata.
● Chống Anti
- HIV Human immunodeficiency virus (HIV) :
Nghiên cứu một trích xuất polysaccharide
của vỏ cây đước Rhizophora mucronata.
Sự đánh giá trong một hệ thống cấy
nuôi trong ống nghiệm in vitro, cho thấy polysaccharide của vỏ cây Rhizophora
mucronata ức chế giai đoạn đầu tiên của chu kỳ sinh sống của virus đặc biệt bằng sự hấp thu adsorption vào trong các tế bào.
● Hoạt động làm sạch gốc tự do piégeage des radicaux Activité :
Nghiên
cứu thân và nhánh cành cây đước rừng ngập mặn mangrove Rhizophora stylosa, thu
được một flavanols acétyle mới :
-
3,7-O-diacétyle (-)-épicatéchine,
- và 7 flavanols
dẫn xuất đã được biết.
Bảy (7)
trong tám (8) hợp chất đã thể hiện một hoạt động làm sạch những gốc tự do so
sánh với sự kiểm soát BHT Butylhydroxytoluène.
Hoạt
động chống oxy hóa là do các dẫn xuất của hợp chất flavanols.
● Hoạt động bảo vệ gan Activité hépatoprotecteur :
Từ
những trích xuất chọn lựa, rễ nạng cho thấy một hoạt động tốt hơn bảo vệ gan hépatoprotective.
Hoạt
động bảo vệ gan hépatoprotective của
rễ nạng hay rễ chân nôm cây đước Rhizophora mucronata, phụ thuộc vào liều dùng
( 75-300 mg / kg của trọng lượng cơ thể ) cho thấy rằng mức độ của :
- SGOT,
SGPT, ALP, bilurubin, cholestérol, sucre và lactate déshydrogénase, một cách
đáng kể (p < 0,05 ), giảm với tất cả những liều bởi so sánh với mức độ của
những chuột nhóm nhiễm độc gan hépatotoxine.
Sự giảm
tối đa của :
- SGOT ( 191,36 ± 24,32 UI / L) ,
- SGPT ( 81,54 ± 5,73 UI / L) ,
- ALP ( 228,63 ± 18,56 UI / L) ,
- bilirubin (2,52 ± 0,83 mg / dL) ,
- le cholestérol ( 129,87 ± 6,42 mg / dL) ,
- đường ( 121,63 ± 7,38 mg / dL),
- và lactate déshydrogénase ( 1601.00 ± 305.65 UI / L),
Và
không có sự thay đổi của mô bệnh học histopathologique
nào khác hơn những thay đổi :
- chất béo bénins, đã được quan sát với liều cao hơn (300
mg / kg) của trích xuất rễ nạng hay rễ chân nôm.
Phân
tích hóa thực vật Phytochemcial của
những trích xuất cho thấy sự hiện diện của những thành phần hóa học khác nhau,
bao gồm những chất :
- flavonoïdes,
- alcaloïdes,
- coumarines,
- và polyphénols .
Hơn
nữa, những giá trị của CI50 là :
- 58,33 ± 2,87 mg / ml,
- 64,78 ± 1,32 mg / ml,
- 72,14 ± 0,94 mg / ml,
- 25,79 ± 0,93 mg / mL,
- 163,38 ± 0,81 pg / ml,
- và 22,80 ± 0,93 pg /
mL cho DPPH, HR, NO, FRAP, LPO và của hoạt động làm sạch những gốc tự do, tương
ứng.
Kết
luận :
Những nhà nghiên cứu kế luận rằng
trích xuất rễ chân nôm cây đước Rhizophora mucronata, có thể được sử dụng như
một dược thảo thay thế để chữa trị những tổn thương gan tiếp theo sự thành công
của những thử nghiệm lâm sàng.
● Hệ sinh thái écosystèmes,
của rừng ngập mặn mangrove được xem
như của những hệ sinh thái écosystèmes
có sản xuất cao và chức năng đáng chú ý trong quá trình sinh thái học khác
nhau.
▪ Rhizophora mucronata (Lam.) là một
trong những loài của rừng ngập mặn được phân bố rộng rãi, đã được xác định như
là một loài nhu cầu cho kỹ thuật lâm nghiệp và trong chương trình trồng rừng
bởi lý do được chú ý như là :
- tốc độ tăng trưởng nhanh ,
- và hạt giống linh hoạt vivipares, ( có nghĩa sinh sản thông qua phôi như nụ chẳng hạn, và
phát triển thành cây liền không bị gián đoạn như những hạt của những thực vật
khác, và vẫn còn gắn liền với thân cây mẹ ).
- dễ dàng trồng.
♦ Những
nguyên tố kim loại gây ra ô nhiễm thường gặp trong những hệ sinh thái đô thị
kết quả của nước thãi công nghiệp, và những dòng chảy nước tiêu xài đô thi.
Tất cả
đều có hại cho người và động vật, có xu hướng tích lủy trong chuỗi thực phẩm.
♦ Hệ
thống rừng ngập mặn có khả năng hành động như :
- một giếng nước,
- hoặc một hệ thống đệm,
- và tiêu hủy / cố định nhĩng nguyên tố kim loại trước khi
đi vào hệ sinh thái écosystème thủy
sinh gần đó.
♦ Do
một tĩ lệ lớn đất sét mịn, những chất hữu cơ và độ pH thấp, của chất bùn của
rừng ngập mặn có hiệu quả hấp thu những nguyên tố kim loại, thường cố định dưới
dạng sulfures trong những chất trầm tích hay chất phù sa kỵ khí sédiments anaérobie.
♦ Sự
tích lủy sinh học Bioaccumulation của
chrome đã được đề cập trong những nghiên cứu giới hạn,.
▪ Những
hiệu quả tác dụng phụ ít xảy ra, đã được quan sát trên sự tăng trưởng của sự xử
lý và ổn định cây đước Rhizophora mucronata trong những chất trầm tích, với
nguyên tố chì Pl ( 50 à 250 mg / ml ) và kẽm Zn (L0 -50 mg / m ).
Nhiều
nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá tiềm năng của cây trên đất liền trong
sự sử dụng thực vật giải trừ ô nhiễm phytorémédiation
của những nguyên tố kim loại.
Tuy
nhiên, những nghiên cứu trên tiềm năng của trích xuất kim loại rừng ngập mặn
của những hoạt động thực hiện tại chổ in situ rất ít.
Vì vậy
một nỗ lực được thực hiện để hiểu biết khả năng của “ thực vật giải trừ ô nhiễm ” những nguyên tố kim loại của cây đước
Rhizophora mucronata trong một hệ sinh thái của rừng ngập mặn ở Alibag ,
Maharashtra, ở Ấn Độ, theo quan điểm tạo ra những dữ liệu căn bản để có thể có
lợi ích trong việc quản lý hợp lý và sự sử dụng hệ sinh thái này.
Hiệu quả xấu và rủi
ro :
▪ Tại
Queensland, mật ong của bản địa rừng ngập mặn có sự hiện diện của những cây
Đước Rhizophora mucronata này, thu thập từ những hoa được ghi nhận như là :
- có độc tính, có thể phú cho một số nguyên tắc tai hại (C.S.I.R.,
1948–1976)..
Ứng dụng :
▪ Theo
Giesen, gỗ cây đước Rhizophora mucronata khó khăn để làm việc bởi vì gỗ rất
nặng và rất cứng và hơn nữa gỗ cây đước có xu hướng thu nhỏ nhỏ lại.
Rhizophora
mucronata có nhiều công dụng :
▪ Nhiên liệu :
Những
cây đước Rhizophora mucronata được xem như quan trọng trong sự sản xuất than
củi với một phẩm chất tốt cho một năng lượng đồng nhất, ít tro và kích thước
nhỏ dễ dàng phân chia để sử dụng làm củi chụm trong gia đình.
▪ Gỗ :
Sự sử
dụng gỗ đước hạn chế bởi lý do là :
- cứng khó cưa,
- đặc tính trọng lượng nhẹ,
- độ bền yếu,
- và kích thước nhỏ của thân.
Gỗ đước
Rhizophora mucronata sử dụng như :
- củi đốt sưởi chauffage,
- là vật dụng xây dựng như “ cột poteaux ” và “ đóng coc pieux
” ,
- trong chế tạo giấy thương mại và sản xuất tơ nhân tạo ở
Nam Dương và Đông Mả Lai.
Cây
đước Rhizophora mucronata có thể sử dụng để :
- bẫy cá pièges à
poissons .
Tar một
loại nhạc cụ có thể chế tạo từ gỗ đước.
▪ Vỏ được
sử dụng để :
- thuộc da tannage,
- và nhuộm teinture
.
Vỏ gỗ,
có thể gở từ thân và bán như gỗ để đốt như củi.
▪ Ngược
lại với một số cây khác ỡ rừng ngập mặn mangrove, sự nảy chồi mới của cây đước
Rhizophora, chỉ xảy ra ở đầu ngọn nhánh cành chớ không phải trên thân. Vì vậy
mà người ta có thể bị chặt thu hoặch hết để làm củi hoặc những sử dụng khác.
▪ Trái đước : những trái đước có thể nấu chín và ăn hoặc nước ép ly trích để
dùng nguyên liệu của rượu vang.
▪ Chất tannin và chất nhuộm màu ly trích
từ vỏ cây đước, một màu đen để nhuộm
màu nâu
- thuộc da tannage,
- và thuốc nhuộm teinture
Có thể
trích xuất cả vỏ lẫn lá cây đước.
▪ Ứng dụng hệ sinh thái :
♦ Cây
đước nói chung và đước nhọn Rhizophora mucronata nói riêng sử dụng giúp :
- phòng ngừa chận sự xói
lở bờ biển érosion côtière,
- và phục hồi và giử đất
bồi môi trường sống của rừng ngập mặn ( rừng sác mangrove ) .
♦ Đồng thời có thể trồng để bảo
vệ :
- bờ diguettes,
- và đê điều digues
.
♦ Những
hạt đước, được sấy khô trong mát, bóng râm trong nhiều ngày trước khi trồng để
tránh những con cua còng vùng nước ngập mặn ăn.
Người
ta nghĩ rằng quá trình phơi này, là để gây ra sự cô đọng của chất tanin trong
những mô tế bào.
Thực phẩm và biến chế :
● Sử dụng làm thực phẩm :
▪ Trái
đước có thể tiêu dùng, sau khi cạo bỏ lớp bên ngoài và đun sôi với tro gỗ, theo
một số giải thích còn nghi ngờ ( Burkill , 1966).
Sự giàu
có của Ấn Độ mô tả như là trái đước Rhizophora mucronata ngọt và ăn được, nước
ép chế thành rượu nhẹ.
▪ Những
chồi non được nấu chín và ăn như légume (CSIR , 1948-1976 ) .
▪ những
đọt non có thể ăn như rau cải légume.
Nguyễn thanh Vân