Jacinthe d'eau
Water Hyacinth
Cây Lục bình
Eichhornia crassipes (Mart.) Solms
Eichhornia crassipes (Mart.) Solms
Pontederiaceae
Đại cương :
Jacinthe d'eau (Eichhornia crassipe),
cây lục bình là một cây thủy sinh
lớn du nhập có thân tăng trưởng từ 0,5 m đến 1 m mỗi ngày ở một vài nơi ở vùng
Đông Nam Á. Cây này có thể tạo thảnh những thảm thực vật nổi trôi dầy đặc,
trường hợp không được tiêu thụ thiên nhiên, đưa đến một sự xáo trôn hệ thống
môi trường écosystème chung quanh
vùng.
Eichhornia crassipes (Mart.) Solms
Tên thông thường : jacinthe d'eau, thuộc họ
Pontederiaceae, việt nam gọi là Cây lục bình và đã đi vào văn hóa dân gian với bản
chất của đời sống trôi nổi bềnh bồng và có hoa đẹp.
► Cây ngoại nhập xâm lấn :
Cây lục
bình đã du nhập rộng rãi trên khắp Bắc Mỹ, Úc, Á và Châu Phi.
Lục bình
là mối đe dọa và có triển vọng.
Trong
nhiều trường hợp, đã trở thành một loài xâm chiếm có nguy hại, đặc biệt là loài
Eichhornia crassipes. Vài trường hợp điển hình như :
▪ Trước
hết ở Mỹ vào năm 1884, người ta ước tính có khoảng 50 kg / m2, đã làm bế tắc
những đường thủy ở Floride, trước khi vấn đề được giải quyết.
Tác
động của những cây này trong hồ và trong những ao gây ra nếu người ta không
kiểm soát sẽ trở nên nghiêm trọng bởi vì những mặt bằng mở rộng có thể bị bao
phủ hoàn toàn, sự kiện này làm cho :
- ngăn chận ánh sáng mặt trời, ảnh hưởng đến các sinh vật
thủy sinh bản địa.
- và làm suy giảm lượng dưởng khí oxygène trong nước .
▪ Ở Papouasie-Nouvelle-Guinée
và ở Australie, nơi mà người ta không có một chương trình kiểm soát hiệu quả,
nơi đây nông dân cảm thấy cuộc sống của họ bị đe dọa vì những loài lục bình
này.
Tuy
nhiên, trong một vài vùng, loài này được đánh giá cao, được thu hoặch dùng làm
thức ăn cho gia súc.
Ngoài
những vấn đề về kinh tế phát sinh, lục
bình Eichhornia crassipes còn mang lại những ảnh hưởng
tác hại trên phương diện y tế và sức khỏe con nguời như là :
- cung cấp nơi sinh sống cho những loài muỗi moustiques,
là một sinh vật truyền bệnh cổ điển ( vecteur de malade,
nguyên nhân gây bệnh qua ký chủ khác ).
- và những loài ốc escargots
( giống Biomphalaria và Oncomelania),
được biết loài này nuôi dưởng một
trùng dẹp ký sinh, nguyên nhân gây ra bệnh sán máng schistosomiase.
Sự loại trừ loài này bằng hóa chất
và cơ học thường quá tốn kém và không hiệu quả, vì vậy trong nổ lực nghiên cứu
và tìm kiếm giải pháp sinh học để giải quyết vấn để chống lại sự xâm chiếm loài
lục bình.
▪ Phương pháp này bắt đầu trong
những năm 70 khi những nhà khoa học củ USDA (US Department of Agriculture des
États-Unis) đã cho ra 3 loài của Charançons ( loài cánh cứng coléoptère của
superfamille Curcilionoidea ) :
- Neochetina bruchi,
- Neochetina. Eichhorniae,
- và Sameodes albiguttalis,
ăn các
cây lục bình Eichhornia crassipes này.
Mặc dù
đã đạt đuợc những thành công hạn chế, nhưng những loài cánh cứng này cũng đã
được công bố ứng dụng tại một số khoảng 20 quốc gia khác.
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực
vật :
● Mô tả
hình dáng của cây :
Cây lục bình
Eichhornia crassipes là một loài thủy sinh lớn ( macrophyte aquatique,
thuật ngử để chỉ những loài thủy sinh mà người ta có thể nhìn thấy được ) trôi
nổi trên mặt nước. Ở cây lục bình này, chỉ có rễ và thân trong nước stolons là ngập trong nước, những lá và
hoa được phơi ra khỏi mặt nước bởi những thân mang những cuống lá và cuống hoa
dài và cao đứng thẳng trên mặt nước (Penfound & Earle, 1948 ; Batcher, 2000
; Burton, 2005).
Thông thường, phần chìm trong nước
của những cây lục bình Eichhornia crassipes có kích
thước khoảng 50 cm cao nhưng một vài trường hợp có thể đạt đến khoảng 1 m (Đông
Nam Á ). Khi cây lục bình phát triển, thành một cụm khối thực vật trôi nổi và
tạo nên một thảm thực vật thuờng thì cùng chung một loài duy nhất monospécifique.
● Mô tả hệ thống rễ :
Những
rễ, rễ lục bình Eichhornia crassipes không gắn cố định
vào đài vật, chứa một chất màu, thuờng thường màu tím đậm và gồm khoảng 70 rễ bên
tạo cho rễ lục bình có dạng giống như lông chim.
Hệ
thống rễ của lục bình Eichhornia crassipes hiện diện một
chiều dài có thể đạt đến từ 10 m đến 300 cm và tạo nên một bộ phận quan trọng
của cây. Rễ có thể đại diện cho 50 % sinh khối biomasse của nó.
Ở cây
lục bình Eichhornia crassipes, những rễ chứa những sắc
tố hòa tan pigments solubles, đặc
biệt là anthocyanines, tác dụng bảo
vệ cho cây không bị ăn bởi những động vật ăn cỏ herbivores (Batcher, 2000 ; Burton, 2005), cũng như của những bức
xạ mặt trời quá mạnh.
● Mô tả thân :
Mỗi cây
lục bình Eichhornia crassipes bao gồm của những thân phụ
stolons phân nhánh dài, kích thước
trung bình từ 1 đến 2,5 cm của đường kính ( và đến 6 cm ) và 30 cm dài.
Những
thân ngầm dưới nước stolons, gồm có một số nốt kế tiếp, từ đó phát sinh ra rễ,
cuống lá và cuống hoa, ngăn cách bởi những khoảng cách ngắn giữa các đốt
nodules ( Penfound & Earle, 1948 ; Batcher, 2000 ; Burton, 2005).
● Mô tả lá :
Những
lá của cây lục bình Eichhornia crassipes hình thành ở
cuối cuống là : đây là những thân ống dài và xốp khoảng 30 đến 50 cm dài
và đến 5 cm đường kính, phát xuất từ những nốt và mang những lá cao hơn nhiều
so với mặt nước.
Những
lá lục bình Eichhornia crassipes, dày, láng và có màu
xanh sáng. Thường thì có dạng bầu dục hoặc hình thận, từ 10 đến 20 cm đường
kính, cong và mép lá đôi khi lượn sóng.
Những
lá này hiện diện nhiều gân lá và mịn (Batcher, 2000 ; Burton, 2005).
Có 2
dạng của cây lục bình Eichhornia crassipes, bằng cách
phân biệt dạng của lá và của những cuống :
- một dạng dài và hẹp,
- dạng dày và phòng lên.
Hai
dạng cây lục bình Eichhornia crassipes phát triển, một
phần là do chức năng của mật độ của những cây non được hình thành, mặt khác là
do vị trí khác nhau của thảm thực vật dày đặc.
▪ Ở
trung tâm của phần thứ hai, cây lục bình Eichhornia crassipes
phát triển hiện diện với lá và cuống hẹp và dài, tất cả có thể đạt đến 60 cm bề
cao.
▪ Ở
ngoại vi thảm thực vật, phát triển những cây lục bình có đặc tính, những lá
dày, tròn, và những cuống lá phồng lên, những cuống lá này chứa đầy không khí,
với lượng khí thay đổi, thúc đẩy cho sự nổi trôi của cây lục bình, kích thước
khoảng đến 50 cm cao (Burton, 2005).
Sự khác
nhau của sự phát triển của cây lục bình Eichhornia crassipes,
trên nguyên tắc những cây nhỏ, phát triển ở ngoại vi của thảm thực vật ( hoặc
khi ở mức độ thấp của tập đoàn cây lục bình ) phải bảo đảm tính trôi nổi của
thảm thực vật lục bình, trong khi những cây ở trung tâm của tập đoàn thảm thực
vật phải bảo đảm sự kết nối ( và do đó ít cần thiết để phát triển tế bào mô xốp
chứa khí để nổi ( Batcher, 2000 ).
● Mô tả phát hoa :
Từ
những nốt cũng cho ra những cuống của phát hoa, thân dài hẹp, đạt đến 50 cm dài
và mang ở đầu cuống những phát hoa một gié duy nhất, gồm, thường nhất là từ 8
đến 15 hoa ( người ta có thể tìm thấy mang từ 4 và 35 hoa bởi một phát hoa gié
)
Cuống
hoa lục bình Eichhornia crassipes mang 2 lá bắc. Lá bắc
bên dưới, gồm một vỏ bọc và một lá nhỏ, được hoàn toàn bao phủ bởi vỏ bọc của
lá bắc bên trên, là một ống với đỉnh nhọn.
● Mô tả Hoa :
Những
hoa lục bình Eichhornia crassipes, màu xanh tím của hoa
oải hương lavande, gồm :
- 6 tépales ( thuật ngử tépales để chỉ
không thể phân biệt cánh hoa với đài hoa ), xếp trên 2 luân sinh 3, dạng bầu
dục thuôn dài như vậy có một môi, thường phô bày ở phần trung tâm một đóm vàng
bao quanh một vòng xanh dương.
Những
tiểu nhụy, thường có số lượng là 6 (đôi khi có 5 đến 7 ), nhỏ và xiết chặt với
bao hoa, có từ 1,5 đến 1,75 dài và có
màu xanh lá cây ở bên dưới từ từ nhạt dần đến phần ngọn đỉnh.
Những
bao phấn màu tím khoảng giữa 1,4 và 2,2 cm
dài (Batcher, 2000 ; Burton, 2005).
● Mô tả Trái :
Trái
của lục bình Eichhornia crassipes xuất hiện như một viên
nang mịn đóng kín trong một đế hoa hypanthium với vách dày lên tạo ra
từ bao hoa.
Mỗi
viên nang có thể chứa đến 450 hạt, kích thước 1 mm rộng và 4 mm dài.
● Mô tả hạt :
Những
hạt có hình bầu dục ở bên dưới và giảm dần lên bên trên đầu.
12 đến
15 đường gờ chạy dọc trang trí bên ngoài hạt (Batcher, 2000 ; Burton, 2005).
● Chu kỳ sinh sống :
Cây lục
bình Eichhornia crassipes sinh sản từ hạt và thân cây
nằm ngang trên một mặt phẳng. Những hoa chỉ nở trong vòng 1 hoặc 2 ngày, kể từ
giữa đến cuối mùa hè trước khi bắt đầu khô héo.
Khi tất
cả những hoa trên một nhánh gié khô, thân sẽ xếp lại trong nước và sau hai hay
3 tuần, các hạt sẽ được phóng thích và chìm xuống nước.
Mùa thu và mùa đông, nguyên nhân trời giá rét, những lá chết, nhưng vòng hoa ( chỉ tập hợp tất cả các bộ phận của hoa ) vẫn có thể sống qua mùa đông. Chu kỳ sinh sống sẽ bắt đầu giai đoạn tăng trưởng mới vào mùa xuân năm sau với sự nảy mầm của những hạt giống .
● Sinh học :
Cây lục
bình Eichhornia crassipes có thể nhân giống theo cách sinh
sản vô tính, và nói chung là sự sinh sản bằng cơ quan dinh dưởng, (Batcher,
2000). Tuy nhiên, trong một số khu vực,
sự sản xuất hạt giống không được biết đến. Những hạt vẫn có giá trị khả
thi trong vòng 30 năm, Trong điều kiện thuận lợi lục bình
Eichhornia crassipes phát triển rất nhanh, sinh khối tăng gắp đôi trong
5 đến 15 ngày.
Bộ phận sử dụng :
Tất cả bộ phận của cây lục bình .
Thành phận hóa học và dược
chất :
Những thành phần hóa học cây lục bình gồm :
- minérale (1%
của trọng lượng xanh của cây ):
- hydroxyde de potassium 28,7%,
- chlore
21% ,
- chaux 12%,
- anhydride phosphorique 7%,
- hydroxyde de sodium 1,8%,
- azote 1,28%,
- và
magnésie 0,59%.
hydroxyde
de sodium là một ion rắn của công thức NaOH.
Dung dịch làm tan những tinh thể được gọi là dung dịch kiềm ( soude, hoặc dung
dịch kiềm ăn da soude caustique ).
Đặc tính trị liệu :
► Tác dụng y
học :
Cây lục bình có những đặc tính như :
- thuốc an thần sédatif,
- khà năng giảm sự ham muốn tình dục afrodisiaque
- làm tươi mát rafraîchissant,
- giải nhiệt fébrifuge,
- sốt fièvre,
- lợi tiểu diurétiqưe.
● Đặc tính y học cây lục bình trong y học
truyền thống Ayurvéda.
Cây lục
bình Eichhornia crassipes trong y học Ayurvéda được xem
như để chữa trị :
- viêm inflammatoire
- sưng gonflement,
- bệnh bướu cổ goitre,
- cảm giác nóng rát sensation
de brûlure,
- xuất huyết hémorragie,
- và sự suy nhược tổng quát faiblesse générale.
● Phương thức khắc
phục thực vật Phytoremédiation :
- xử lý nước thải traitement
des eaux usées.
Những rể lục bình Eichhornia crassipes hấp thụ tự nhiên
những chất ô nhiễm, bao gồm những chất kim loại nặng :
- chì plomb,
- thủy ngân mercure,
- và strontium-90,
( strontium-90 là chất đồng vị phóng xạ của strontium sản
xuất bởi phản ứng hạch nhân. Strontium-90 có công dụng trong y học và ngành
công nghiệp và là một đồng vi của sự lo ngại bụi phóng xạ vủ khí hạt nhân… )
Cũng như một số hợp chất hữu cơ được cho là chất gây ra :
- ung thư cancérigènes,
với nồng độ 10.000 lần so với nước trong môi trường chung
quanh.
Những cây lục bình nước Eichhornia
crassipes có thể được trồng để xử lý những chất thải của nước .
► Ảnh hưởng môi
trường :
● Tác dụng hóa
học môi trường :
Cây lục
bình Eichhornia crassipes chịu được và khả năng cao
để :
▪ Hấp
thu giử những kim loại nặng như là :
- Cd, Cr, Co, Ni, Pb, Hg, etc,
Có thể
sử dụng để :
- xử lý nước thải, làm sạch bằng phương pháp sinh học nước
thải nhà máy công nghệ.
▪ Không
chỉ những kim loại nặng, cây lục bình Eichhornia crassipes
còn có thể loại bỏ những chất độc như là :
- những chất cyanures,
một quá trình mang lại lợi ích cho môi trường trong những
vùng chịu sự khai thác khoáng sản « vàng ».
▪ Cây
lục bình Eichhornia crassipes cũng được quan sát để :
- tăng cường sự nitrat hóa trong những nước thải xử lý với
những tế bào của « kỹ thuật công nghệ sống ».
● Tác động môi trường
▪ Trong trường hợp không có sự tiêu thụ thiên nhiên ( như
con lamantin
gọi là bò biển vache de mer - Trichechus chẳng hạn ), cây lục bỉnh sẳn sàng xâm
chiếm môi trường.
Sự tăng trưởng nhanh chóng và thay đổi hệ thống môi trường écosystème,
gây ra ( giảm đời sống thủy sinh do sự khiếm khuyết ánh sáng ), đây là một vấn
đề.
▪ Lục bình Eichhornia crassipes đã
trở thành một trong những loài gây hại cho môi trường nước ngọt eau douce, sông rạch và hồ ao vùng nhiệt
đới.
▪ Trong những vùng, nơi mà lục bình
Eichhornia crassipes đã du nhập sinh sống là một mối đe dọa cho động vật
và thực vật.
Thật vậy, lục bình nhanh chóng tạo thành một thảm thực vật
đồng nhất ( chỉ toàn một loài lục bình Eichhornia crassipes
) dầy đặc, tạo ra những điều kiện bất lợi cho những sinh vật sống trong nước,
thảm thực vật dầy đặc này đã :
- ngăn chận ánh sáng,
nên không có hiện tượng quang tổng hợp photosynthèse cung cấp dưởng khí cho hiện tượng hô hấp respiration tiêu thụ dưởng khí, nồng độ
oxygène ở mực độ không chịu được cho một số loài do sự thiếu oxy.
- thay đổi bản chất của các chất trầm tích,
- và cảnh quan trong môi trường.
● Sự bất lợi cho
môi trường, có thể tóm gọn những tác động chủ yếu như :
▪ Hệ
thống thủy lợi và sông rạch bị bế tắt.
▪ Sự
chăn nuôi tiếp cận với nước bị hạn chế.
▪ Những
vùng đất ngập nước thiên nhiên bị phá hủy.
▪ Giảm
sự xâm nhập của ánh sáng mặt trời, kết quả hiện tượng quang tổng hợp xảy ra để
cung cấp oxygène cho sinh vật thủy sinh.
▪ Loại
bỏ những cây thủy sinh bản địa vì thiếu dưởng khí.
▪ Thay
đổi mức nhiệt độ, độ kiềm pH và oxygène trong nước .
▪ Giảm
sự trao đổi khí ở mặt thoáng nước, mặt nước không tiếp xúc, không thoáng cũng
không dao động..
▪ Thay
đổi môi trường sống của những sinh vật sống trong nước.
▪ Hạn
chế sự sử dụng giải trí đường thủy.
▪ Giảm
của giá trị thẩm mỹ cảnh quan của dòng nước.
▪ Giảm
phẩm chất nước từ những thực vật bị phân hủy.
▪ Phá
hủy những rào cản, đường xá và cơ sở hạ tầng khác khi những mảng bè lớn tập
đoàn lục bình trở nên di động khi lũ lụt.
▪ và phá
hửy những đồng cỏ và những cây trồng khi những bè mảng lớn tập đoàn trôi và
định vị trên những bãi thả đồng cỏ sau cơn lũ lụt.
Chủ trị : indications
- viêm gan hépatite,
- hưng phấn thần kinh excitation nerveuse ,
- nhọt furoncles,
- ung mủ abcès,
- thận reins
Kinh nghệm dân gian :
● Sự sừ dụng y
học :
▪ Nước sắc hoặc ngâm lá trong nước để chữa trị :
- viêm gan hépatite.
▪ Chất nhầy trong lục bình được áp dụng trên :
- những mụn nhọt furoncles,
- và ung mủ abcès.
▪ Hoa lục bình Eichhornia crassipes
có :
- vị hơi ngọt,
- tính mát,
có tác dụng :
- an thần sédatif,
- lợi tiểu diurétique,
- giải độc,
- trừ phong nhiệt.
▪ Ngâm Hoa lục
bình Eichhornia crassipes trong nước đun sôi sử dụng như thuốc :
- hạ nhiệt fébrifuge,
- và lợi tiểu diurétique.
▪ Trong y học dân gian, dùng Lục bình
Eichhornia crassipes làm thuốc gọi là Phù bình, lá và thân có :
- tính mát không độc,
- vị ngọt cay.
Tác dụng để chữa trị :
- tiêu viêm inflammatoire,
- giải độc désintoxique,
- làm lành da cicatrisation
de la peau.
Dùng tươi lá lục bình đem giã với muối rồi đem đắp lên ung
nhọt, cần thiết thay nhiều lần cho đến khi hết bệnh, dùng áp dụng trên :
- ung nhọt furoncle,
nếu có mủ sẻ chóng vỡ miệng, giảm đau.
▪ Thân và lá lục bình Eichhornia
crassipes khô phối hợp với các vị thuốc khác, chữa trị :
- hạch cổ tràng nhạc
▪ Người cao huyết áp mãn tính dùng hoa chế trà uống mỗi
ngày cũng có tác dụng bình ổn
● Những sử dụng khác :
▪ Thanh lọc nước bị ô nhiễm purification de l'eau contaminée, bao
gồm loại trừ những kim loại nặng métaux
lourds.
▪ Rễ lục bình Eichhornia crassipes được dùng để:
- bảo vệ
những trứng cá,
- và
thức ăn cho những cá con.
▪ Dùng làm thức ăn cho gia súc và
heo.
▪ Cây lục bình được ủ để dùng làm
phân xanh.
Ngoài ra, người ta còn dùng cọng
cuống của lá phơi khô để làm những thủ công như đệm, giỏ, sắc…
Hiệu quả xấu và rủi ro :
Dùng như một thuốc để chữa trị, nếu
cây lục bình Eichhornia crassipes không tăng trưởng nơi:
- những
ao tù nước thải,
- nước
không có phẩm chất tốt,
bởi vì cây lục bình như đã nói bên
trên, có khả năng hấp thu và giử những kim loại nặng ở những nơi mà nước bị ô
nhiễm.
Ứng dụng :
Những ứng dụng khác
● Sợi và thừng :
Những chất sợi từ thân cây lục bình
Eichhornia crassipes có thể được sử dụng để biến chế thành những sợi
thừng.
Thân lục bình Eichhornia crassipes
dài cắt nhỏ theo chiều dài thấy sợi, kế phơi khô trong nhiều ngày. Quá trình
chế biến sợi tương tự như đai. Sợi lục bình được hoàn tất được xử lý bằng métabisulfite de sodium để ngăn chận sự thối rữa.
Ở Bangladesh, sợi lục bình Eichhornia
crassipes được sử dụng để sản xuất những vật dụng trong nội thất địa
phương được thích hợp và thanh lịch hơn .
● Thủ công giỏ và sắc :
Trong Philippines, sợi lục bình Eichhornia
crassipes được xấy khô và sử dụng để chế tạo thành phẩm những giỏ sắc và
chiếu để dùng trong nhà.
Chìa khoá để có một sản phẩm tốt là sợi phải bào đảm thật
khô trước khi sử dụng. Nếu sợi vẫn còn chứa độ ẩm, có thể đưa đến sự hư thối
nhanh chóng.
Ở Ấn Độ, sợi lục bình Eichhornia crassipes
cũng được đưa ra để sản xuất những hàng hóa công nghiệp du lịch.
● Khí đốt sinh học biogaz
Khả năng chuyển đổi của lục bình Eichhornia
crassipes cho khí đốt sinh học biogaz, đã là một lãnh vực lợi ích trong
nhiều năm.
Sự chuyển hóa của những nguyên liệu hữa cơ khác, thường là
những chất thải hoặc những chất thải của con người.
Quá trình tạo khí đố từ cây lục bình là một kỹ thuật được
thành lập với quy mô trung bình và nhỏ trong một số nước trong giai đoạn phát
triển, nhất là Tàu và Ấn Độ.
▪ Quy trình là một sự phân hủy kỵ khí được diễn tiến trong
những lò phản ứng hoặc những lò ( tốt nhất là trong những lò được đậy kín được
đặt trên mặt đất và sản phẩm được dùng là khí đốt méthane, có thể được sử dụng để nấu ăn, đốt sáng hoặc nguyên liệu
cung ứng cho động cơ, cung cấp trục năng lựợng ( cơ năng )
▪ Chất bả còn lại sau khi phân hủy cung cấp dùng làm phân
bón giàu chất dinh dưởng.
▪ Sự sử dụng cây lục bình cho sự phân hủy trong một lò phản
ứng phân hủy truyền thống, cho ra một số vấn đề :
- Cây lục bình Eichhornia crassipes
có một hàm lượng nước rất cao và do đó việc cố gắng thu hoặch được với một năng
xuất thấp về chất hữu cơ chuyển hóa thành khí đốt sinh học.
- Kích cở của nguyên liệu lục bình
Eichhornia crassipes quá lớn so với thể tích chứa của một lò phản ứng
phân hủy, nên năng xuất thu được sản phẩm rất kém.
Vì thế cho nên, lục bình trước khi đưa vào quy trình phản
ứng phân hủy phải được qua giai đoạn tiền xử lý ( như cắt nhỏ, ngâm, hoặc đập
nát ) để tăng cường cho sự phân hủy cả việc loại bỏ những không khí trong những
mô xốp thực vật trong chức năng làm phao nổi của cây.
▪ Tiếp tục nghiên cứu, một số kỷ thuật hiện đại cũng đã
được thử nghiệm với sự phối hợp của sự phân hủy sinh học được quan sát thấy ở
những động vật ăn cỏ như bò, trâu, ngựa …Những nhà khoa học nghiên cứu đã dùng
« chất bả có chứa những phân hóa tố tiêu
hóa cellulose » hiện diện trong dạ dày những động vật này thêm vào quy
trình để hổ trợ thúc đẩy sự phân hủy.
● Thức ăn gia súc :
Những nghiên cứu cho thấy những chất dinh dưởng trong lục
bình Eichhornia crassipes được cung cấp cho những loài
nhai lại.
▪ Ở Đông Nam Á, một số động vật không nhai lại được cho ăn
bởi chế độ ăn uống chứa cây lục bình.
▪ Bên Tàu, dùng cho heo, những nhà chăn nuôi cắt nhỏ lục
bình với những chất phế thải thực vật, cám gạo, bánh dừa và muối để có một thực
phẩm thích hợp.
▪ Ở Mả Lai, lục bình Eichhornia crassipes
tươi được nấu với cám gạo, bột cá và trộn với bột dừa khô farine coprah như thức ăn cho heo, cho vịt và cho cá trong ao hồ.
▪ Trong thực hành, tương tự ở những nước sử dụng nhiều như
ở Indonésie, Philippines và Thaïlande (National Academy of Sciences, 1976). Cây
Lục bình có hàm lượng cao bởi những nguyên tố khoáng và rằng nó không thích ứng
với tất cả những động vật.
● Sự sử dụng lục bình cho thức ăn động vật trong những nước
đang phát triển có thể giúp giải quyết một số vấn đề dinh dưởng ở các nước này.
Những thức ăn cho động vật thường là rất hiếm và mặc dù con
người không thể ăn trực tiếp ( lý do
hàm lượng trong lục bình Eichhornia crassipes, hấp thu
những nguyên tố khoáng kim loại nặng, mặc dù ở những nơi mà người ta cho là môi
trường sạch nhưng vẫn còn có chứa những nguyên tố này để lục bình hấp thu ),
người ta ( người dân quê ) vẫn có thể dùng chăn nuôi, để qua trung gian những
động vật này chuyển đổi ra những chất dinh dưởng hữu ích cho con người.
Thực phẩm và biến chế :
Lục
bình được sử dụng như :
- một rau ở Taiwan, Javanaise,
Đôi khi
được nấu và ăn những :
- bộ phận non và xanh,
- và những phát hoa của lục bình.
Nguyễn
thanh Vân