Tâm sự

Tâm sự

mercredi 12 septembre 2012

Cây Trôm - Sterculier fétide - Kalumpang

Sterculier fétide-Kalumpang
Cây Trôm
Sterculia foetida L.
Sterculiaceae
Đại cương :
Cây Trôm, Sterculier fétide (Sterculia foetida), tên gọi cũng được biết tùy những nơi khác nhau, như :
- Tabac de femme,
- arbre caca,
- arbre à merde,
- arbre moufette,
- olivier de Java,
- hay olivier putois.
Tên thông thường phát nguồn từ danh từ latin “ stercus ” là “ phân ” nên tên loài được nhấn mạnh ở chữ “ foetida ” có nghĩa là hôi thúi.
Là một loài của cây thuộc họ Sterculiaceae theo sự phân loại xưa hay thuộc họ Malvaceae phân loại theo di truyền thực vật phytogénétique.
Là một cây lá chẻ như bàn tay xòe cho ra nhiều hoa nhỏ có mùi hôi, nên có những tên gọi ở địa phương phản ảnh cho đặc tính này.
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc : Cây mủ trôm có nguồn gốc ở Châu Á nhiệt đới và Châu đại dương như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Sri Lanka, Miến Điện, Thái Lan, Nam Dương, Mả Lai và Úc.
Cây Trôm có thể trồng ở những vùng nhiệt đới khác .
Mô tả thực vật :
Cây đại mộc to có thể đạt tới 20 m chiều cao. Vỏ thân láng mịn, màu xám.
rụng, lá xếp theo vòng xoắn trên đỉnh ngọn của những nhánh, phát triển gắn theo mặt phẳng, trơn láng, lá nguyên, do 5 đến 9 lá phụ hình bầu dục, dài đến 30 cm, không lông, đầu nhọn,  gân phụ nhiều, cuống phụ dài 1 cm.
Hoa, chùm tụ tán, nhiều ở ngọn nhánh, hoa khá lớn xuất hiện một lượt với lá, tạp phái, màu vàng tía, hoa có mùi hôi, đài có màu đỏ ở mặt trong, có một ít lông ở chót, đường kính khoảng 2 đến 2,5 cm. Hùng thư đài mang 1 đến 15 bao phấn, nhụy cái do 5 tâm bì.
Trái lớn, khoảng 10 cm dài, manh nang, đỏ tươi, có từ 1-2, hình trứng, quả bì dày, cứng, đỏ.
Hạt khoảng 10 đến 15, cứng
Mủ trôm, còn gọi là nhựa trôm, do dung dịch tiết ra từ bó libe-mộc của cây, có màu trắng trong, hơi vàng khi còn là mủ thô, mủ trôm khi ngâm vào nước trương nở ra có màu trắng đục, dạng như keo và xốp.
Bộ phận sử dụng :
Thân, vỏ, lá và hạt.
Mủ trôm lấy từ thân.
Thành phần hóa học và dược chất :
Các hợp chất được phân lập bỡi những kỹ thuật sắc ký. Cấu trúc của những hợp chất này đã được làm sáng tỏ bằng phương pháp quang phổ.
► Nhân :
▪ Dầu cố định, 51.78%;
▪ Chất đạm protéin, 21.61 %;
▪ tinh bột, 12.1 %;
▪ đường, 5%;
▪ cellulose, 5.51%;
▪ tro, 3%.
► Hợp chất phân lập từ lá, những nghiên cứu đã tìm được 2 chất flavonoid glycosides mới và phenylporpanoid glucose ester mới .
● Dung dịch trích trong rượu ethanol thu được :
- flavonoids,
- saponins,
- và alkaloids.
● Nghiên cứu trích xuất từ lá biết được 46 hợp chất, bao gồm :
- 36 flavonoids,
-  4 coumarins,
- 6 acids hữu cơ,
- và 3 hợp chất sterides.
Đồng thời cũng nghiên cứu từ lá thu được 8 hợp chất :
▪ 5,7,8-tetrahydroxy-4'-methoxyflavone-8-O-beta-D-glucoside, (1)
  5,7,8-tetrahydroxy-4'-methoxyflavone-7-O-beta-D-glucoside, (2)
  quercetin-3-O-beta-D-glucoside, (3)
  apigenin-6, 8-di-C-beta-D-glucoside, (4)
  puerarin, (5)
  5,7,8,3'-tetrahydroxy-4'-methoxyflavone, (6)
  5,7,8-tetrahydroxy-3',4'-dimethoxyflavone, (7)
  5,7,8-tetrahydroxy-4'-methoxyflavone. (8)
Kết luận : Hợp chất 1, 2 và 4-8 Đã được phân lập từ cây này lần đầu tiên.
► Nhựa trôm hay mủ trôm :
● Tính chất hóa học :
▪ Là một hợp chất polysaccharide có phân tử cao, khi thủy phân sẽ cho ra những chất :
- đường D-galactose,
- L-rhamnose,
- acid D-galacturonic,
- một vài chất chuyển hóa acetylat,
- và trimethylamin.
Nhựa trôm còn chứa khoảng :
- acide uronique 37%,
▪ Mủ trôm khi ngâm trong nước lạnh với tỉ lệ thấp (4-5%) nhựa trôm sẽ trở thành dạng keo.
● Tính chất vật lý :
Mủ trôm có màu trắng, dạng thạch sương sa, trong đục, khi ngâm trong nước nở ra kết dính từng cục đặc, xốp,
Từ nhiều năm nay, mủ trôm chủ yếu dùng làm thức uống giải khác, tính mát như là vị thuốc.
Ngoài ra trong kỹ nghệ nhờ ờ đặc tính kết dính, mủ trôm được sủ dụng trong ngành dược….
● Thành phần dinh dưỡng cho (/100g)
 - Glucid: 64,06 g
Nhiều nguyên tố khoáng như :
- Ca: 101,06 mg
   - Zn: 0,29 mg
   - Na:5,27 mg
   - K: 297,01 mg
   - Mg: 43,01 mg
- Fe: 0,91 mg
- Chất xơ thực phẩm hòa tan trong nước với hàm lượng cao.
Đặc tính trị liệu :
▪ Trong y học, mủ trôm nhờ đặc tính như :
- hút nước mạnh,
- trương nở,
- gây kích thích nhu động ruột.
Do đó mà phân được dể dàng đẩy ra ngoài, nên mủ trôm được xem như là :
- thuốc nhuận trường dùng để điều trị chứng táo bón.
Nhựa trôm còn có tác dụng :
- điều hòa đường huyết,
- ổn định huyết áp,
- mát gan,
- giải độc gan,
- giúp mau lành vết thương...
Trong ngành dược, nhựa trôm được sử dụng với vai trò chất kết dính, nhũ hóa và bảo quản rất tốt.
● Lõi cây trôm nặng mùi hôi.
- hơi nhiệt,
- lọc máu dépuratif,
- hạ sốt fébrifuge,
- và chữa lành vết thương
Rất hữu ích trong chữa trị :
- chứng co giật convulsions,
- bệnh thần kinh neuropathie,
- bệnh giun sán  helminthiase,
- bệnh phong cùi lèpre,
- những bệnh về da,
- bệnh đơn độc, viêm vi trùng ở da  érysipèle,
- bệnh sốt fièvre,
- loét ulcères,
- và chứng đau đầu céphalées.
  Gổ cây trôm mềm và rất mềm, nhẹ và rất nhẹ, độ cứng thấp.
Được xem như :
  - thuốc nhuận trường laxatif,
  - lợi tiểu diurétique,
  - và là một chất chống côn trùng insectifuge.
● Hạt, ở Ghana, những hạt dùng như :
  - thuốc sổ purgatif.
● Tinh dầu trích từ hạt, trên bình diện địa phương để sử dụng trong y học :
  - Dầu được báo cáo giống như dầu olive trong những đăc tính sinh lý học của nó, không độc, không gây kích ứng và được đưa vào chữa trị như là một thuốc nhuận trường nhẹ.
● Vỏ và lá được xem như :
  - thuốc xổ laxatif,
  - làm tháo mồ hôi sudorifique,
  - lợi tiểu diurétique.
  - Những hạt có hương vị cacao, nhưng không đắng và dùng để làm giả cacao.
  - Dầu nhạt, vị ngọt, màu vàng, với một phị điểm (điểm nóng chảy ) cao.
● Mủ Trôm
● Theo y học truyền thống đông y, mủ trôm có :
- vị ngọt,
- tính mát,
- tác dụng giải nhiệt,
- giải độc,
- nhuận trường
Do có thành phần chất xơ thực phẩm khá cao và có khả năng trương nở gấp từ 8 đến 10 lần trong nước do đó có thể kết dính những chất cặn bả độc hại trong ruột già, gia tăng lượng phân và kích thích nhu động ruột.
Ngoài ra, mủ trôm giúp cải thiện :
- lượng mỡ trong máu,
- gia tăng cảm giác no ( nhờ sự trương nở của chất xơ ),
- điều tiết lượng đường trong máu ở những người bệnh béo phì ,
- những người mắc phải chứng bệnh tiểu đường diabète.
Người Việt Nam thường dùng kết hợp mủ trôm, đười ươi, hột é để làm thức uống giải khát tác dụng:
- mát, thanh nhiệt,
- và giải độc cơ thể.
Kỹ thuật khai thác:
Mủ trôm do nhựa luyện từ trong bó libe-mộc đi ra, nên việc khai thác được thực hiện bằng cách “ đục ” vào vỏ cây những lỗ nhỏ vuông hoặc tròn khoảng 2 cm đường kính, số lượng lỗ nhiều hay ít tùy theo chu vi cây trôm lớn hay nhỏ, lỗ này được đục sâu đến phần gổ của cây.
Sau đó nhựa ( mủ) từ lỗ chảy ra, chu kỳ lấy mủ từ 3 đến 4 ngày, sau đó phản ứng tự vệ vết thương của cây sẽ tự động hàn gắn bít lại. Người ta tiếp tục tạo những lỗ khác.
Mũ chảy tươm ra sẽ đóng thành từng cục trên vỏ cây trên miệng lỗ, người ta gở lấy và đem phơi khô dưới nắng gắt trong thời gian khoảng 1 đến 2 ngày và có thể đem sử dụng được.
Kinh nghiệm dân gian :
Trong dân gian người ta thường dùng theo kinh nghiệm truyền lại như :
▪ Ung mủ ở da éruptions cutanées :
- Nấu sắc lá dùng để rữa lau.
▪ Làm việc khó khăn :
- Nấu sắc lá .
▪ Những trái cây trôm chứa những hạt nhân giàu chất dầu  :
- có thể ăn được,
- và là thuốc nhuận trường khi hạt còn sống chưa chín mùi.
- Nấu sắc trái trôm, sử dụng làm chất se thắt astringent.
 ▪ Keo dầu trôm, áp dụng cho những trường hợp bị ngứa.
 ▪ Tinh dầu hạt trôm
- dùng nội cơ thể cho những bệnh ngứa và ở da cũng được đắp bên ngoài dưới dạng bột nhão pâte.
▪ Hạt nhân của trái trôm dùng sống như là một thuốc nhuận trường laxatif .
Nghiên cứu :
● Hoạt động mitogène ( hổ trợ cho tế bào phân cắt ) :
Hoạt động kích hoạt mitogène của acide sterculique, một acide béo cyclopropénoïdes :
  - acide sterculique của cây trôm Sterculia foetida được phân lập từ dầu trôm đã được xác định như một chất trên nguyên tắc hổ trợ kích hoạt cho tế bào phân cắt mitogène
● Những chất hoá thực vật phytochimiques :
Nghiên cứu mang lại :
- 2 chất glycosides flavonoïdes mới,
- và một ester phenylporpanoid glucose mới,
từ lá của cây trôm sterculia foetida .
● Acides béo :
 Nghiên cứu dầu hạt cây trôm cho thấy acides palmitique, acide béo chiếm ưu thế 52 %, với acide sterculique 10%.
● Những yếu tố kháng khuẩn / gây độc tế bào / sự lừa lọc hoá thực vật :
Nghiên cứu cho phép thu được chất :
- tanins,
- 2-désoxysucres,
- leucoanthocyanin
- và nhân benzopyrone.
Những kết quả cho thấy những dung dịch trích có một hoạt động.kháng khuiẩn :
-  ức chế vi khuẩn Staphylococcus  aureusEscherichia.coli.
- chống nguyên sinh động vật thử nghiệm cũng cho thấy ức chế sự tăng trưởng của Entamoeba histolytica.
● Dầu thực vật / chống béo phì :
Dầu trích từ những hạt của cây trôm sterculia foetida có thể :
- giảm mỡ ở bụng
- và giúp bảo vệ chống bệnh béo phì trong những vấn đề liên quan.
Hàm lượng acide béo của dầu cây trôm có thể ức chế hoạt động của phân hóa tố kết hợp chất kháng insuline insulino-résistance, có thể gián tiếp giảm mỡ ở bụng.
Hiệu quả xấu và rủi ro : 
Nhựa cây trôm được xem là thuốc, vì vậy nên cẫn thận chú ý đến liều dùng. Không những có sự chỉ dẫn cụ thể theo từng đối tượng mà còn tùy thuộc tuổi tác, tình trạng sức khỏe, bệnh lý  từng người, từng bệnh. Không nên sử dụng như thức uống giài khác có thể đưa đến hiệu quả không tốt nguy hiểm. Vì mủ trôm hòa tan và trương nở trong nước, nếu không đủ lượng nước để trương nở, có thể gây nên tắc ruột càng nguy hiểm hơn. Bởi thế cho nên hiếm khi người ta dùng mủ trôm thô mà dùng đã ngâm nước, mủ trôm nở tối đa nên việc sử dụng xác xuất sự rủi ro sẽ giảm tối đa.

Độc tính

Mủ trôm không có độc tính. Tuy nhiên, tính mát và nhuận trường, hai ưu điểm của loại mủ này có thể gây ra một số phản ứng phụ.

Cẩn trọng

Không sử dụng mủ trôm trong các trường hợp :
● Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
● Người có khối u trong ruột.
● Đang uống thuốc chữa bệnh. Vì nhựa trôm có độ nhớt cao nên sẽ làm tăng nồng độ hấp thu của thuốc vào máu nếu uống nhựa trôm cùng lúc với một loại thuốc chữa bệnh nào đó. Để ngăn ngừa hiện tượng tương tác này, tốt nhất nên uống nhựa trôm ít nhất một giờ sau khi uống thuốc.
Ứng dụng :
Mủ trôm có thể ăn chung với nước đường cùng các loại sâm khác, nấu chè, nấu thức uống rất đa dạng


Nguyễn thanh Vân