Tâm sự

Tâm sự

dimanche 27 novembre 2011

Cây mắc cở - Marie honte

Marie honte
Herbe mamzelle-Honteuse femelle
Cây mắc cở-Cây trinh nử
Mimosa pudica L. .
Fabaceae -Mimosaceae
Đại cương :
Cây mắc cở còn gọi là cây trinh nử, gặp ở những đồng cỏ, lề đường, trong vườn hoa, bụi rậm, hàng rào ….
Cây thích ánh sáng cũng như nơi bóng râm và ở nơi ẩm ướt.
Hoa nở quanh năm. Hạt nẩy mầm trong khoảng 2 tuần. Hạt giống cây mắc cở sau khi tồn trử trong vòng 19 năm thì khoảng 2% hạt vẫn có thể nẩy mầm phát triển được.
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc :
Cây mắc cở có nguồn gốc ở Brésil thông thường được gọi tên « sensitive » bởi vì lá gấp xếp lại khi một va chạm nhẹ. Cây có tên kghoa học là Mimosa pudica thuộc họ mimosaceae ngày nay được xếp lại là fabaceae.
Có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Amérique và tràn lan  khắp thế giới.
Cây được biết ở Antilles Pháp, dưới tên Marie-honte, hay herbe mamzelle hay honteuse femelle.
Ở đảo Réunion dưới tên sensitive hay trompe la mort.
Mô tả thực vật :
Cỏ cứng, thân thảo hó  a mộc, ngấm chất lignine, mảnh mai, bò hoặc đứng, có gai, đôi khi trường. Cây mắc cở trưởng thành phát triển nhiều gai.
Cây con :
Lá mầm ngay tại cuống, hình trứng, mịn với phần gốc và ngọn cắt ngang.
Lá đầu tiên : mọc xen, kép. Lá đầu không hình lông chim với cuống lá dài 6 – 14 cm, mịn và 3 đôi lá chét bậc 2 nhỏ. Những lá chét thứ cấp này hơi bất đối xứng 1 đến 2,5 mm chiều dài với bìa lá có lông.
Lá thứ hai : mang 2 đôi hình lông chim từ 3 đến 4 đôi lá chét thứ cấp nhỏ.  
Cây trưởng thành già :
Dạng : Cây mọc lan ra thường bò, trường trên mặt đất. Đây là những cây bụi nhỏ, gồm những nhánh có gai với chiều cao 20 đến 50 cm, nhưng trong thiên nhiên có thể đạt đến 1 m.
Rể : hình trục đứng, đâm sâu và bền chắc.
Thân : hình trụ, đầy đặn. Thân mắc cở nhanh chóng lignin hóa, cứng ở phía dưới gốc. Những gai được phân bố rãi rác thưa thớt, cong.
Cây phân nhánh nhiều với những nhánh nhỏ có thể đạt đến 1 m, thường màu đỏ tươi hay màu tím nhạt.
Lá : Lá thường bền, mọc xen, lá kép 2 lần ( lá chét chia lá chét nhỏ ) tức lá kép to mang 1 - 2 cặp thứ diệp, tam diệp 10 – 25 cặp dài khoảng 6-10 mm, lá có xúc hướng động thuận.
Lá điển hình thường có cuống dài 3 – 6 cm mang ở chót ngọn 2 đôi hình lông chim (đôi khi chỉ có 1 ), những tam diệp rất gần sát nhau.
Những lá mọc đối, đặc biệt là xếp lại khi có một tiếp xúc nhẹ như gió, mưa hay một vật đụng nhẹ. Nên trong thuật ngữ thực vật cây mắc cở gọi là thigmonastie, phản ứng với kích thích khi tiếp xúc. Đôi khi phản ứng này có tính cách tự vệ phòng thủ khi gặp điều kiện không thích hợp. Nên gọi cây mắc cở có xúc hướng động thuận.
Mimosa pudica là một loài có đặc tính khép lại lúc ban đêm ( nyctinastique ) sự kiện này chưa rỏ lý do tại sao nhưng hiện nay sự nghiên cứu đã từ từ hé màng tiết lộ bí mật của nó……. .
Những cử động xếp lá lại rũ xuống giúp cho cây mắc cở tự bảo vệ khi gặp thời tiết không thuận lợi và những động vật ăn cỏ, khi lá xếp lại chỉ lộ ra dạng trơ cành với những gai ( những nhánh gắp lại vào cành thu gọn sẽ làm giảm sự chú ý và sự thích thú, khẩu vị của những động vật và cũng giúp lá giảm tiếp xúc với sự thiệt hại ngoài thiên nhiên ). Khi những điều kiện bất lợi bên ngoài lắng dịu, những lá từ từ vương trở lại. Cơ năng chuyển động là do những tế bào đặc biệt « cơ động » nằm ở trục lácuống lá là nguyên nhân của sự cử động nầy, do sự di động nước của những tế bào đặc biệt. Bình thường tế này ở trạng thái ưu trương căng cứng làm cuống lá thằng đứng, khi gặp một tác nhân bên ngoài tế bào này bị kích thích tế bào đặc biệt này chuyển nước từ bên trong ra bên ngoài và trở nên nhược trương mềm làm lá rũ xuống, đến khi bình yên trở lại nước bên ngoài từ từ thấm vào bên trong, tế bào trở nên ưu trương và lá lại vươn lên.  
Phát hoa : Hoa được hình thành ở nách lá 1 đến 4 hoa đầu đường kính 1 – 1,5 cm, mang bởi 1 cuống hoa dài 12 – 25 mm. Những phát hoa màu hồng tím, chứa nhiều hoa. Hoa bao gồm đài hoa nhỏ và một vành hoa hình chuông 2 đến 2,3 mm và 4 tiểu nhụy dài 7 – 8 mm, màu hồng, mang bao phấn trắng. Giữa những tiểu nhụy là một vòi nhụy hình sợi trắng.
Trái : thuộc loại quả đậu, không cuống, thuôn dài, 1 đến 1,5 cm dài, 3 đến 4 mm rộng, dẹp phẳng, bìa mép trái mang lông dài cứng. Những trái tập họp thành nhóm trên đầu của một cuống. Thông thường có 2 - 4 đốt trên cùng một quả, chứa một hạt. Khi chín, những đốt, mở ra, tự khai.
Bộ phận sử dụng :
Rể, thân, lá thường được dùng tách rời ra, mỗi phần có công dụng riêng.
Thành phận hóa học và dược chất :
Cây mắc cở có đặc tính của cây « hóa thực vật phytochimique » bởi sự hiện diện :
- tanins,
- stéroides, 
- alcaloides,  
- triterpènes,  
- glycosides của flavonoïdes ( những C-glycoflavones )[.
Từ những alcaloïdes được kể đến :
- mimosine ( toxique ),  [
- norépinéphrine,  
- bufoténine,
- tryptamine. 
Người ta cũng đã phân lập những chất như :
- bêta-sitostérol,
- D-pinitol,
- các crocetin
- và chất tanin.
Sự hiện diện của nhiều chất alcaloïdes làm cho cây mắc cở nầy có khả năng gây độc.
Đặc tính trị liệu :
▪ Một cỏ nhỏ có một chút vị cay.
▪ Những lá nhỏ màu xanh xanh và những hoa màu hồng dùng chữa bệnh.
Chữa bệnh bằng cây mimosa pudica cây trinh nữ.
▪ Những rể nghiền nhuyễn chữa trị :
- Đau nhức,
- Nhiễm nấm và thủy bào chẩn,
- Ngộ độc,
- vết rắn cắn.
- và những bệnh truyền nhiễm tình dục.
Ở vùng Amazone, cây mắc cở có tính chất trị liệu :
- thuốc ngũ,
- được dùng trên vết thương để cầm máu.
Dân Maya ( một dân tộc ở Trung Mỹ ) đả biết dùng lá cây mắc cở để làm thuốc :
- thư giãn
- và làm thuốc chống bệnh trầm cảm.
Đây là một dược thảo phù thủy đối với cổ dân tộc bản địa Caraïbes.
Ở Antilles Pháp, rể cây mắc cở, theo y học dân gian dùng nấu sắc uống :
- chống đau cổ họng
- và chứng ho gà ( la coqueluche ).
Cây mắc cở được dùng trong hệ thống y học cổ truyền Phi Châu, Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam
Dùng phương ngâm trong nước đun sôi cành mắc cở có đặc tính :
- Hạ sốt antipyrétique,
- Giảm đau calmantes,
- Xuất mồ hôi sudorifiques.
Ngoài độc tính có trong cây do chất mimosine, cây mắc cở cho những hiệu ứng :
- Hạ huyết áp,
- Thuốc an thần sédatifs,
- và chống lại sự viêm sưng.
Trong những nghiên cứu người ta cho thấy, một dung dịch ly trích trong alcool cho hiệu quả :
- hạ lượng đường trong máu của chuột bị tiểu đường.
Những alcaloïdes trích từ rể là những chất tác dụng đối kháng cũng như acétylcholine của histamine.
Ứng dụng :
Đau : Lấy rể cây mắc cở tươi nghiền nát, nấu sắc uống vài muỗng / ngày, dành cho người lớn.
Nhiễm nấm và thủy bào chẩn herpès : Nấu sắc cây dùng.
Đau răng : Bào chế thành bột nhão với những lá rữa sạch cẩn thận. Đặt vào chân răng đau như chất trám răng dành cho người lớn.
Ngộ độc hay rắn cắn : Trộn chung vỏ thân với rể nghiền nhuyễn, hỗn hợp này có thể giải độc tố của chất độc. Bôi bột nhão hỗn hợp lên vết thương. 


Nguyễn thanh Vân