Tâm sự

Tâm sự

samedi 26 novembre 2011

Cây bù ngót - Katuk


Katuk
Cây bù ngót
Sauropus androgynous (L.) Merr
Euphorbiaceae
Đại cương :
Bù ngót còn có tên Katuk, Pak Wanban
Cây Bồ ngót là một cây tiểu mộc, được trồng trong một vài vùng nhiệt đới, dùng lá xem như rau cải. Ở Trung Quốc gọi là Mani cai, Việt Nam gọi cây bù ngót, Mả Lai gọi cekur manis hay Sayur Manie .
Thân cây thẳng đứng có thể cao khoảng 6 đến 7 m, và mang những lá hình bầu dục nhọn đầu, màu xanh lá cây đậm dài 2 – 3 cm.
Dùng lá như rau rất phổ biến ở Đông nam Á và điều đáng chú ý là lá cho sản lượng cao, hợp khẩu vị. Những cành non đã được bán như măng tây asperges nhiệt đới. Việt Nam, ngưòi ta nấu với thịt, cua, heo xay hay tôm khô để làm canh.
Lá bù ngót là một cây trong hệ thực vật rất hiếm có chứa vitamine K.
Là một loại rau phổ biến trong dân gian trồng ở Việt Nam, Ấn Độ, Mả Lai, Nam Dương, Cành non có thể ăn sống hoặc nấu chín rất ngon .
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc : Các nước ùng Đông nam Á, trồng để ăn hoặc bán.
Mô tả thực vật :
Cây bù ngót Katuk, là một cây tiểu mộc sống đa niên, thẳng đứng 2,5 m đến 3 m chiều cao.
Lá hình xoan nhọn màu xanh lá cây đậm, 2 đến 6 cm dài, 1,5 đến 3 cm rộng. Lá phẳng và mỏng hình trứng mũi mác nhọn, gân lá 5-7 cặp gân. Lá bẹ hình mũi giáo, 1,5 đến 3 mm. Cuống 2-4 mm dài.
Lá mọc xen theo nhánh thân, có một hương vị dể chịu, lá bù ngót giữ một màu xanh đậm khi nấu .
Hoa : màu đỏ, nhỏ phát triển tròn góc, đơn tính đồng chu ( hoa đực và hoa cái trên cùng một cây ), 2 đến 10 mm, 1 – 2 hoa mọc ở nách lá, hoa đực và hoa cái mọc lẫn lộn trong những chùm ở nách lá,
Hoa đực, cuống hoa mãnh mịn 5 – 7,5 mm dài, đài hoa bề ngoại dạng hình đĩa 5 – 12 mm đường kính, đài hoa hình bầu dục, sắp lớp, nhụy đực 3, chỉ hàn dính nhau, bao phấn cho ra hạt phấn trên những cánh hoa, 2 thùy theo chiều dọc tự khai, đĩa phân chia 6 đoạn cong ở phần trên, bao phủ bao phấn.
Hoa cái thường đơn độc ở nách lá, cuống hoa 6 – 8 mm, đài hoa màu đỏ, hình bầu dục 3 cạnh, 5 – 6 mm chiều dài, 3 - 5,5 mm rộng, phía dưới thu nhỏ thành móng ngắn, nhụy cái ngắn thấp hình cầu 0,7 mm dài, 1,5 mm rộng, bầu noản 3 buòng, mỗi buồng chứa 2 noản, vòi nhụy 3 chẻ 2.
Trái bù ngót Katuk, hình viên nang tròn hoặc hình cầu, dài khoàng 1,2 cm rộng 1,7 cm, mỏng, đài hoa còn tồn tại dính trên trái 5-10 mm dài, màu trắng hay màu tím khi chín.
Hạt, có 3 cạnh, 7 mm dài 5 mm rộng, màu đen.
Hoa trổ từ tháng 4 đến tháng 7.
Bộ phận sử dụng :
Đọt non, lá, hoa, rể, trái .
Thành phận hóa học và dược chất :
Lá bù ngót Katuk  là một nguồn rất tốt của :
- tiền vitamine A,
- vitamine B
- và vitamine C,
- những chất đạm protéine
- và những thành phần khoáng chất.
Hàm lượng chất đạm protéine cao hơn hầu hết lá của những loài rau cải khác, những lá già có thành phần dinh dưởng cao hơn những lá non.
Lá bù ngót Katuk  chứa một lượng đáng kể chất alcaloïde « papavérine » ( 580 mg papavérine bởi 100 g lá tươi )
Những nghiên cứu cho thấy chất glucoside lignanes và một glucoside megastimane, sauroposide từ những bộ phận trên không.
Người ta có thể liệt kê những chất chánh như :
- Isolariciresinol
- (-)-isolariciresinol 3alpha-0-beta-apiofuranosyl-(1->2)-0-beta-glucopyranoside;
- (-)-isolariciresinol 3alpha-0-beta-glucopyranoside;
- isolariciresinol 3alpha-0-beta-glucopyranoside;
- (+)-syringaresinol di-0-beta-glucopyranoside;
- (+)-guanosine :
- chorchoionoside C;
- Calcium;
- Iron;
- papaverine;
- phosphorus;
- potassium;
- provitamine A:
- sauroposide;
- Vitamine B1;
- vitamine B2;
- vitamine C
Kết quả phân tích GCMS, với « chromatographie gazeuse và spectrométrie de masse » cho thấy sự hiện diện của một số chất béo.
Trong éther dung dịch trích chứa những thành phần chính như :
- monométhylique d'acide succinique,
- acide benzoïque
- 2-fenilmalonat,
Cũng như những nguyên tố nhỏ vi lượng như :
- terbutol,
- 2-propagiloksan,
- 4H-Annexe-4-one,
- 2-méthoxy-6-méthyl ,
- 3-incompétentes-2-one,
- 3 - (2-furanil),
- acide palmitique.
Trong dung môi acétate d’éthyle chứa những nguyên tố chánh :
- SIS-2-méthyl-siklopentanol acétate.
Hàm lượng Bù ngót Katuk gồm :
- Những protéines,
- lipides,
- calcium,
- phosphore,
- fer,
- vitamines A,
- B và C.
- pirolidinon,
- và p-méthyl dodesilfenol piroglutamat cũng như những thành phần với lượng nhỏ.
Người ta tính trong 100 g lá bù ngót Katuk có chứa :
- 59 calories năng lượng,
- Chất đạm protein 6.4 g,
- Chất béo lipide 1.0 g,
- Carbohydrate 9.9 g,
- Chất xơ fiber 1.5 g,
- 1.7 g tro,
- 233 mg calcium,
- phosphore 98 mg,
- 3.5 mg sắt,
-10 020 mcg carotene (vitamin A),
- vitamine B,
- vitamine C 164 mg,
- và 81 g. nước
Cây bù ngót Katuk có thể kích thích tăng tạo sữa mẹ, đã được thẫm định là căn cứ vào tác động của kích thích tố, hiệu quả của thành phần  hoá chất chứa trong cây, những stérols là một oestrogéniques.
Trong những nghiên cứu trước đó lá bù ngót có chứa chất éphédrine.
Đặc tính trị liệu :
Nấu sắc rể bù ngót tác dụng chữa rối loạn đường tiểu, cũng được dùng để hạ sốt.
Lá bù ngót Katuk dùng như rau cải cho những bà mẹ thời kỳ cho con bú để kích thích tạo ra sữa mẹ.
Lá còn được dùng sau khi sanh đẻ để giúp tử cung phục hồi.
Lá bù ngót Katuk được sử dụng trong y học làm :
- Thuốc bổ,
- Trị ho antitussive,
- Thông phổi,
- Giải nhiệt,
- Giảm sốt,
- Tạo sửa, chất dinh dưởng cho sinh đẻ,
- Ung nhọt,
- viêm loét,
- Máu dơ.
- Thường dùng thức ăn thực vật ở Việt Nam cũng như miền nam Trung quốc.
● Trong quá trình đun sôi lá bù ngót có thể loại trừ những đặc tính chống lại nhửng trùng đơn bào protozoaire.
Dung dịch nước ép lá bù ngót Katuk dùng như chất làm ốm giảm béo ở Đài Loan.
Bệnh niếu sinh dục ( maladie génito-urinaire )
Rể bù ngót Katuk có đặc tính lợi tiểu, một số bệnh được điều trị bao gồm các triệu chứng tiểu khó.
▪ Bệnh về tim-mạch ( maladie cardiovasculaire )
Rể cây bù ngót Katuk cũng dùng để trị những chứng liên quan tới bệnh tim mạch hoặc các triệu chứng của nhóm bệnh này bao gồm :
- chứng chóng mặt,
- ngất xỉu,
- và được đề nghị cho những người có huyết áp tăng.
Những nghiên cứu về cây bù ngót được thực hiện :
▪ Viêm phế quản tắc nghẽn :  Sự nghiên cứu được thiết lập giữa sự tiêu dùng và hội chứng BO ( syndrome bronchiolite oblitérante ). Những trường hợp trong bản phúc trình sự tiêu dùng lá bồ ngót thường xuyên ( hơn 2 lần / tuần ) và với số lượng lớn ( trung bình tuần lễ, 814 ± 417 g ), có thể bị chứng viêm vi phế quản tắc nghẽn. Những bệnh nhân trong bản báo cáo đã tiêu dùng nước ép tươi sống, trước kia dùng dưới dạng truyền thống nấu sôi và xào.
Chống oxy hóa : Nghiên cứu đã chứng minh khả năng chống oxy hóa và giá trị dinh dưởng của cây bù ngót Katuk .
▪ Hoại tử và tế bào tự hủy : Kết quả của sự nghiên cứu chỉ rằng những hoại tửtế bào tự hủy diệt được thực hiện trong hiệu quả của những cây bù ngót . Bằng chứng cần thiết để xác định rằng hoại tử hay tế bào tự hủy này cũng liên quan đến sự sinh bệnh của cây bù ngót phối hợp đến vi phế quản tắc nghẽn bronchiolite oblitérante. 
Hiệu quả xấu và rủi ro :
● Tiêu thụ quá nhiều dung dịch trích chất từ cây bù ngót Katuk có thể bị nhiễm độc, vì số lượng chất  alcaloïde papavérine trong cây  đáng kể ( 580 mg / 100g lá tươi ). Nên dùng nhiều lá đưa đến :
- tình trạng chóng mặt étourdissements,
- buồn ngủ somnolence,
- táo bón.
● Papavérine trong bù ngót Katuk  có tác dụng :
- giản mạch ,
- có thể gây viêm vi phế quản tắc nghẽn,
- bệnh đường hô hấp suy thoái.
Hiệu ứng có hại do ăn lượng lớn lá chưa nấu chín ( 4,5 kg ) và uống nước ép lá nguyên chớ không xào hoặc nấu. 
Papavérine : Theo báo cáo 44 người bị mất ngủ tạm thời, ngán ăn uống tiếp theo thờ khó khăn sau khi ăn rau bù ngót Katuk. Khi làm sinh thiết ( biopsie ) phổi được biết viêm vi phế quản tắc nghẽn. Mặc dù papavérine trước đây đã được xác định trong thực vật, nó đã được xác định là không chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc độc tính tìm thấy.
● Viêm vi phế quản tắc nghẽn : là một chứng bệnh hiếm bởi đặc tính những sự biến đổi do viêm sưng những màng vi phế quản và hô hấp. Mô bệnh học khác nhau từ tính thấm thấu của những tế bào chung quanh đường ống khí quản nhỏ thâm nhập sâu với những xơ và gia tăng những cơ trơn thêm vào sự tắc nghẽn những lỗ hỏng khí quản   
● Ngộ độc : được cho rằng liên quan đến chất papavérine một alcaloïde nhưng hợp chất này chưa từng kết hợp với mức độ độc tính. Dung dịch trích từ cây bù ngót đã được tìm thấy một tác dụng mạnh chống lại trùng Bursaphelenchus xylophilus ( giun tròn gổ thông )
Ứng dụng :
Dùng y học :
Gốc rể khô được nghiền nát dùng trong y dược ở Chiang Mai Thái Lan chống lại :
- chứng nhức đầu,
- nhưng rỏ nhất chống sốt
- hay vấn đề tiểu tiện,
những lá được xem như chất kích thích để :
- tạo sữa
- và phục hồi tử cung sau khi sanh nở.
Ở Nam Dương lá bù ngót Katuk  được dùng để trị :
- vết thương,
-  chống lại cảm lạnh.
Bù ngót Katuk  có một màu xanh đậm được dùng để nhuộm màu sinh học thực phẩm.
Cây bù ngót được báo cáo là có độc tính khi dùng quá mức và nhất là hiệu quả viêm vi phế quản tắc nghẽn của phổi trong vài tháng ở những người dân sau khi tiêu dùng hằng ngày. Vấn đề này có thể đưa đến chữa trị bằng cách ghép phổi. .
Dùng làm thực phẩm :
Chồi non, đọt non, lá, hoa, trái đều có thể dùng được, với một hương vị dể chịu, một chút giống như vị hạt dẻ, với hương vị của đậu hòa lan tươi và kết cấu như măng tây.
Những lá và thân dùng như salade hay nấu chín như canh hơặc xào tạo những thức ăn đặc biệt của từng miền.
Chồi non xào với ớt và tôm khô......
Trái có thể dùng ngào đường làm mứt.
Màu xanh đậm của lá dùng làm thuóc nhuộm sinh học thực phẩm đối với những bánh mứt ..v...v...


Nguyễn thanh Vân