Tâm sự

Tâm sự

jeudi 6 juin 2013

Cỏ cứt lợn - Eupatoria bleue - Goat weed

Eupatoria bleue - Goat weed
Cỏ cứt lợn
Ageratum conyzoides Linn.
Asteraceae
Đại cương :
Cây cỏ lợn Ageratum conyzoïdes là một cây có nguồn gốc vùng nhiệt đới Amérique, thuộc họ Cúc Asteraceae. Có sự phân phối từ Đông Nam Bắc Mỹ Trung Mỹ, cũng được tìm thấy ở Tây Phi và những vùng của Châu Á như Việt Nam, Thái Lan…..và Brésil.
Ở Việt Nam, tên gọi là Cỏ Lợn hay cỏ cứt lợn do đặc tính mùi hôi của nó và do sự tăng trưởng ở nơi phân bẩn.
Ageratum conyzoides L. có một lịch sữ lâu dài về sử dụng thuốc truyền thống ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Cây cỏ lợn là một cỏ dại đã được biết từ thời cổ đại với các đặc tính chữa bệnh và dùng để điều trị nhiều bệnh khác nhau như phỏng, truyền nhiễm, nhiễm trùng, đau đầu, khó thở, viêm phổi, đau phổi, phụ khoa, ..... và những bệnh về da khác.
Những sự nghiên cứu tìm kiếm những hóa chất và hóa thực vật chứa trong cây giúp cho cây có những đặc tính và hiệu năng của cây nhiều hơn.
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc : Cây cỏ lợn thường phát triển gần với nơi dân cư sinh sống, tất cả vườn cây và đặc biệt ở nơi có nhiều chất thải, những nơi bị tàn phá. Cây phát triển nhiều vào mùa mưa.
Cây cỏ lợn biến đổi hình thái theo môi trường chúng sống, thích ứng với điều kiện sinh thái khác nhau.
Mô tả thực vật :
Thân, cây cỏ lợn, cỏ thân thảo cứng, nhất niên, thẳng ít phân nhánh, bao phủ bởi những lông đa bào mềm. Thân cây nhuộm màu đỏ tím nhất là những phần phía dưới. Cây lá có một mùi hôi nồng mạnh khi người ta vò nát. Cây có thể đo được khoảng 20 đến 50 cm cao.
Trục mang hoa ở ngọn thẳng, đơn độc, trục chánh phân nhánh nhiều.
Có hệ thống rể cái
, đơn, mọc đối, phiến lá mềm như nhung, đáy tà hay tròn, đỉnh nhọn, bìa có răng đều, mang bởi một cuống lá dài 13 mm, phiến lá dài 3 - 10 cm và 1,5 - 7 cm rộng. Hai mặt lá có lông mịn.
Phát hoa, những hoa đầu hợp lại thành một phát hoa khoảng 30 đến 50 hoa ở chót thân, hoa đầu tím nhạt, hồng hay trắng, nhỏ gọn, cuống hoa dài ( 0,5 đến 2 cm ), kích thước 3 đến 6 mm đường kính, tổng bao do lá hoa tròn dài, hay hình mủi mác, màu xanh lá cây, mang vài sợi lông ngắn ờ bìa, xếp trên 3 hàng, toàn hoa ống cao, nuốm 2, rất dài,
Bế quả không lông, đen khi chín, mang ở đầu 5 vảy thon nhọn, màu kem trắng, có răng, kích thước khoảng 1,5 - 2 mm dài.
Những trái dễ dàng phát tán trong khi những hạt là loại photoblastic ( sự nầy mầm chịu ảnh hưởng bời ánh sáng, nếu nẩy mầm thích ánh sáng mạnh gọi là photoblastic thuận, còn nếu chịu ánh sáng yếu gọi là photoblastic nghịch ) và thường bị hũy trong khoảng 12 tháng .
Bộ phận sử dụng :
Lá, thân non, hoa, rể.
Thành phận hóa học và dược chất :
► Thành phần hóa học :
Những chất trong cây, có cùng nguyên tắc của những thực vật gần nhau được biết như :
- "coumarine" cũng được tìm thầy trong những giống như liên hệ như Eupatorium ( Eupatorium odoratum ).
● Những phân tích hoá học trên lá, thân, rễ và hoa của cây cỏ lợn thu được những hợp chất hóa chất thực vật phytochimique, có những đặc tính sinh học như sau :
- những alcaloïdes,
- flavonoïdes,
- saponines,
- chất tanins,
- chất glucosides,
- chất nhựa résines,
- phénols,
- những chất dinh dưởng, chất đạm protéines,
- đường glucides,
- Chromènes,
- Benzofuranes
- và terpénoïdes.
- mono và sesquiterpènes,
- chromone benzofurane,
- triterpènes,
- và những stérols,
● Những thành phần hoá học chánh được tìm thấy trong cây như sau :
- 6,7-diméthoxy-2 ,2-dimethylchromene,
- 6-demetoxyageratochromene,
- 6-vinyl-déméthoxy-ageratochromene,
- Ageratochromene (précocène II),
- α -cubébène,
- α-pinène,
- α-terpinène,
- β-caryophyllène,
- β-cubébène,
- β-élémène,
- β-farnésène,
- β-myrcène,
- β-pinène,
- β-selinene,
- β-sitostérol,
- Cadinène,
- Caryophyllène-oxyde,
- Conyzorigum,
- Coumarine,
- Dotriacontene,
- Endo-bornéol,
- Endo-bornyle-acétate,
- Éthyl-eugénol,
- éthyl-vanilline,
- Farnesol,
- Friedeline,
- HCN,
- Hexadécénoïque-acide,
- Kaempférol,
- kaempférol-3 ,7-diglucoside,
- kaempférol-3-O-rhamnosylglucoside,
- Linoléique, l'acide,
- quercétine,
- quercétine-3 ,7-diglucoside,
- và quercétine-3-O-rhamnosylglucoside.
● Thân và lá của cây cỏ lợn Ageratum conyzoïdes chứa :
- Sitostérol,
- Stigmastérol,
- Dotriacontene,
- 7-méthoxy-2 ,2-dimethylchromene,
- Conyzorigun bao gồm một flavone.
● Tinh dầu thiết yếu trích từ lá và hoa chứa :
Chromènes précocène I và II précocène.
- demethoxyageratochromene (précocène I, 14,76%),
▪ những chromènes précocène I (7-méthoxy-2 ,2-dimethylchromene) của cây cỏ lợn đã được xác định là 687 ± 21 mg / ml,
- ageratochromene ( précocène II, 25,89% ),
▪ trong khi précocène II (6,7-méthoxy-2 ,2 dimethylchromene) được xác dịnh 20 ± 2 mg / ml.
- sesquiterpène β-caryophyllène (23,79%);
- và một số hydrocarbures monoterpènes (2 đến 5,5%).
● Một sự kiễm nghiệm gần đây được ghi nhận rằng tinh dầu thiết yếu của lá tươi cây cỏ lợn Ageratum conyzoïdescó chứa 86 % chất précocène I và 8% de β-caryophyllène.
● Tinh dầu thiết yếu cũng chứa những chất dẫn xuất của isodihydroeuparin được xác điịnh như :
- Thoxybenzofuran [2 - (2'-méthyl-éthyl) -5,6-dimethoxybenzofuran],
- Chromène [2 - (1'-oxo-2'-méthylpropyl)-2-méthyl-6 ,7-diméthoxy-chromène],
- Chromone [3 - (2'-méthylpropyl)-2-méthyl-6 ,8-diméthoxy-chrom-4-one]
- và một chromanone [2 - (2'-méthylprop-2'-ényl)-2-méthyl-6 ,7-diméthoxy-chromane-4-one].
● Những thành phần hoá học chánh của tinh dầu dể bay hơi ở những bộ phận trên không của cây cỏ lợn Ageratum conyzoïdes đã được tìm thấy là :
- Ageratochromene (32,9%),
- 6-méthoxyquinoléine-1-oxyde (20,77%),
- β-caryophyllène (19,79%),
- β-sinensal (5,82%),
- β-sesquiphelandrene (1,99%)
- và τ-cadinène (1,44%).
● Một chất cô động của n-hexane dung dịch trích từ những bộ phận trên không của cây cỏ lợn Ageratum conyzoïdes có chứa :
- 6 - (1methoxyethyl)-7-méthoxy-2 ,2-dimethylchromene,
- 6 - (I-hydroxyéthyl)-7-méthoxy-2 ,2-dimethylchromene,
- 6 - (1-éthoxyéthyl)-7-melhoxy-2 ,2-dimethylchromene,
- Encecaline,
- 6-vinyl-7-méthoxy-2 ,2-dimethylchromene,
- Encecanescin -9, -10, -11, lignanes ± sésamine,
- oxyde de caryophyllène.
● Phân đoạn này cũng chứa những hợp chất “không” phénoliques như là :
- 5,6,7,5 '-tétraméthoxy-3', 4'-methylenedioxyflavone,
- 5,6,7,8-tétraméthoxy-3 ', 4'-methylenedioxyflavone (linderoflavone B),
- 5,6,7,8,5 '-pentamethoxy-3', 4'-methylenedioxyflavone (eupalestin),
- 5,6,7,8,3 ', 4', 5'-heptamethoxyflavone (5'-methoxynobiletin),
- 5,6,7,8,3 ', 4'-hexamethoxyflavone (nobilétine),
- 5,6,7,3 ', 4', 5'-hexamethoxyflavone,
- và 5,6,7,3 ', 4'-pentamethoxyflavone (sinensetin).
● Những flavones mới đã được phân lập :
- ageconyflavones A (5.6,7-triméthoxy-3 ', 4'-methylenedioxytlavone),
- B (5,6,7,3 '-tétraméthoxy-Y-hydroxyflavone)
- và C (5,6,7,3 ', 5'-pentamethoxy4'-hydroxyflavone).
● Hợp chất phénolique được xác định trong trích xuất của cây cỏ lợn Ageratum conyzoïdes được biết như :
- 8-hydroxy-5, 6,7,3 ', 4', 5'-hexamethoxyflavone.
● Chiết xuất của éther de pétrole chứa :
- Friedeline,
- Sitostérol
- và Stigmastérol.
● Những nguyên tố khoáng tìm được trong rễ khô cây cỏ lợn Ageratum conyzoïdes gồm :
- Al, Br, Ca, Co, Cr, Fe, K, Mg, Mn, Na, Sc, V, Zn,
- Sr (122 mg / g),
- Ba (118 mg / g),
- và Rb (62 mg / g) .
- Calcium là nguyên tố thiết yếu nhất hiện diện là 2,6% trong mẫu cây khảo sát.
- Fer Fe, manganèse Mn, zinc Zn, sodium Na và potassium K, là những nguyên tố hiện diện trong cây là theo thứ tự 1650, 132, 106, 490 của nồng độ mg / g và 2 %,
- Những nguyên tố như là Br, Co, Cr, Sc và V hiện diện với một hàm lượng nhỏ ( vết ) ( ít hơn 10 mg/g ).
Đặc tính trị liệu :
▪ Cây cỏ lợn có một mùi hôi khi người ta vò nát.
• Cỏ cứt lợn được xem như :
- chất giảm đau analgésique,
- giảm sự co thắt  antispasmodique,
- hạ nhiệt fébrifuge,
- thuốc bổ tonique,
- thuốc nhuận trường laxatif,
- và chất làm lành vết thương vulnéraire.
- chất chống oxy hóa anti-oxydant,
- chất kháng khuẩn anti-bactérien,
- và kháng viêm anti-inflammatoire.
● Cỏ cứt lợn Ageratum conyzoïdes được sử dụng theo y học truyền thống để chữa trị :
- chống tiêu chảy antidiarrhéique,
- và chống bệnh kiết lỵ antidysentérique, hình như do sự tác dụng trực tiếp trên niêm mạc ruột thay vì hoạt động chống sinh vật ký sinh antiparasitaire.
- những bệnh tâm thần maladies mentales,
và những bệnh truyền nhễm như là :
- thuốc giảm đau analgésique,
- kháng viêm anti-inflammatoire,
- và chất kháng khuẩn mạnh antibactériennes puissantes.
Cũng như dùng để chữa trị một số vấn đề của  đường hô hấp respiratoires.
● Những lá và thân, nấu sắc đậm được sử dụng cho một vài bệnh như :
- phun trào, phát chẫn ở da éruptions de la peau,
- và nhất là bệnh phong cùi lèpre.
● Lá cây cứt lợn là :
- thuốc cầm máu hémostatique.
● Những lá cũng được dùng bên ngoài để chữa trị :
- bệnh sốt fièvre.
● Nấu sắc rễ là một loại trà thảo dược tuyệt dùng để :
- hạ sốt fébrifuge,
- và chống bệnh kiết lỵ anti-dysentérique,
● Nước ép của cây cỏ cứt lợn sử dụng cho :
- những vết cắt coupures,
- vết thương plaies,
- và những vết bầm tím contusions.
● Nước ép của những phần hoa đầu capitules được sử dụng bên ngoài để chữa trị :
- bệnh ghẽ gale,
- trong khi một bột nhão pâte được dùng để chữa trị bệnh :
- thấp khớp rhumatismes.
● Một loại trà chế biến từ phần hoa đầu của cây cỏ lợn pha trộn với cây é tía hay hương phụ tía Ocimum tenuifolium được dùng chữa trị :
- bệnh ho toux,
- và cảm lạnh rhume.
● Nước ép của rễ  là :
- ngăn chận hình thành sạn thận hay làm tan nó antilithique..
● nấu sắc để nguội lạnh được áp dụng như một loại kem chống bệnh :
- viêm mắt có mủ ophtalmie purulente.
● Trong trường hợp viêm kết mạc conjonctivite, để một giọt nước ép của lá tươi như thuốc nhỏ mắt.( cẫn thận dùng cho mắt, cố vấn của người chuyên môn sức khỏe và dược thảo )
● Người ta thêm vào nước tắm dung dịch căn bản là trích xuất của lá và thân cây cỏ cứt lợn ageratum conyzoïdes, được sử dụng cho bệnh nhân mắc bệnh :
- vết bầm tím meurtrissures
- hoặc vết thương ngoài da, nhất là sau khi bị té ngã.
● Một đơn thuốc hiệu quả ở một phần lớn :
- những vết cắt coupures
- và những vết thương, mặc dù nó không khả năng chữa lành hoàn toàn những vết thương của bệnh phong cùi lèpre.
● Cỏ lợn được sấy khô và áp dụng dưới dạng bột trên :
- những chổ bị cắt đứt coupures,
- những vết thương plaies
- và những chổ bị vở bởi nguyên nhân do bệnh phong cùi lèpre,
Bột cây cỏ cứt lợn ageratum conyzoïdes hấp thu độ ẫm cũng những bệnh và tạo nên một lớp mỏng bao ngoài, lớp này sẽ bong ra sau vài ngày 1 hay 2 ngày.
● Thuốc dán pâte của rễ , pha trộn với vỏ của Schinus wallichii, được áp dụng để :
- thiết lập lại xương bị trật khớp os disloqués.
● Dạng bột nhão pâte của lá được sử dụng như thuốc dán để :
- rút gở những gai trong da peau.
● Bột nhão pâte của lá trộn với một lượng tương đương của Song nha lông Bidens pilosa họ asteraceae, Drymaria cordata họ caryophyllaceae, Galinsoga parviflora họ Asteraceae và căn hành của gừng Zingiber officinale được sử dụng để chữa trị :
- những vết rắn cắn morsures de serpent.
Chủ trị : indications
► Đặc tính trị liệu cho :
Sử dụng bên trong cơ thể :
- Giảm đau Analgésique.
- Kháng khuẩn Antibactérienne.
- Hạ sốt Fébrifuge.
Sử dụng bên ngoài cơ thể :
- Kháng khuẩn Antibactérienne.
- Chống viêm Anti-inflammatoire.
► Chủ trị chỉ định :
Dùng bên trong cơ thể :
-  Rối loạn thần kinh Troubles nerveux.
- Sốt Fièvre.
- Tiêu chảy Diarrhée.
Dùng bên ngoài cơ thể :
- Vết thương nhiễm trùng Plaies infectées.
- Viêm kết mạc Conjonctivite.
- Máu tụ Hématomes.
► Ứng dụng sử dụng dược thảo :
● Ứng dụng bên trong cơ thể :
- Trà Tisanes.
- Dung dịch chiết xuất lỏng ,
● Ứng dụng bên ngoài cơ thể :
- Nấu sắc Décoctions.
Kinh nghiệm dân gian :
Cây cỏ lợn Ageratum conyzoïdes được sử dụng rộng rãi trong y học truyền thống ở bất cứ nơi nào cây phát triển.
Cây dùng trong những đơn thuốc dân gian như :
- thuốc tẩy xổ purgatif,
- thuốc hạ nhiệt fébrifuge,
Cho mắt, chữa trị như:
- loét và như là một loại băng để băng vết thương pansement.
● Thân, những rễ và hoa của cây cỏ lợn được đun sôi, nấu sắc, nước thu được dùng cho :
- những bệnh đau dạ dày maux d'estomac.
● Dùng làm thuốc dán cataplasme để chữa trị :
- đau đầu maux de tête.
● Lá cỏ lợn đôi khi  nấu chín trong dầu dừa và dầu thành phẫm thuốc áp dụng vào vết thương.
● Cỏ lợn được sử dụng nấu sắc cho :
- sốt fièvre,
- ho toux
- và cảm lạnh rhume,
- viêm gan hépatite,
- bệnh kiết lỵ dysenterie;
- suy nhược thần kinh neurasthénie,
- vết thương rắn cắn morsures de serpent,
- chóng mặt étourdissements.
- những bệnh về da maladie de la peau,
- và huyết áp động mạch cao hypertension artérielle.
Cũng chữa trị trong trường hợp chảy máu như :
- vết thương bên ngoài blessures externes;
- mụn nhọt đầu đinh furoncle,
- chóc lở eczéma,
● Một nghiên cứu trên “ những dược thảo từ Sénégal ” chỉ cho rằng cây cỏ lợn có đặc tính :
- chống đau ruột, trường thống  antientéralgie,
- và chống bệnh sốt antipyrétique.
Cây cỏ lợn Ageratum conyzoides cũng được dùng để chữa trị :
- bệnh tâm thần maladies mentales
- những bệnh truyền nhiễm infectieuses,
- chứng đau đầu céphalées,
- khó thở dyspnée,
- bệnh đau ruột enteralgie
- bệnh sốt fièvre.
● Những người dân Nigérians, cây cỏ lợn là một liều thuốc dân gian dùng cho :
- những bệnh về da maladies de la peau,
- và làm lành hóa sẹo vết thương cicatrisation.
Nấu sắc cây cỏ lợn, dùng uống để điều trị :
- chữa trị tiêu chảy traiter la diarrhée
▪ Lá cây cỏ lợn Ageratum conyzoïdes được sử dụng chữa trị :
- tình trạng vô sinh infertilité.
● Những bộ lạc trong vùng Bangangté của Tây Cameroun, thường dùng nước ép của cây để :
- loét dạ dày thập nhị chỉ tràng ulcère gastro-duodénal.
● Ở Kenya Đông Phi, cây cỏ cứt lợn ageratum conyzoïdes được dùng trong y học truyền thống để :
- chống bệnh suyễn antiasthmatiques,
- hiệu quả chống co thắt antispasmodiques
- và cầm máu hémostatique.
● Tại Brésil,
Ngâm trong nước đun sôi của cây cỏ lợn sử dụng để chữa trị :
- đau bụng coliques,
- cảm lạnh rhumes
- sốt fièvres,
- bệnh tiêu chảy diarrhées,
- đầy hơi flatulences,
- nhiễm trùng đường tiểu infections urinaires,
- bệnh thấp khớp rhumatismes,
- những co thắt spasmes,
Và được sử dụng như :
- chống viêm anti-inflammatoire,
- giảm đau analgésique,
- và như là thuốc bổ tonique.
Cây cỏ lợn cũng rất khích lệ sử dụng cho :
- những vết phỏng brûlures
- và những vết thương plaies.
- chất kích thích stimulant,
- trấn thống thông kinh emménagogue,
- lợi tiểu diurétique
- và tiêu hơi trong hệ tiêu hóa carminative.
● Trong những nước khác như Latin và Nam mỹ, cây cỏ lợn được dùng rộng rãi do những đặc tính của cây :
- kháng khuần antibactériennes,
- và một số bệnh truyền nhiễm maladies infectieuses.
Cây cỏ lợn ageratum conyzoïdes cũng được dùng để chữa trị những vấn đề :
- bệnh tiền liệt tuyến prostate
- và dùng cho phụ nữ sau khi sinh và giúp cho việc thúc đẩy kinh nguyệt điều hòa  menstruation.
● Tại Phi luật Tân, nước ép của lá cỏ lợn tươi được sử dụng rộng rãi như :
- làm lành vết thương vulnéraire, dập nát và trộn với muối.
● Tại Afrique, cây cỏ lợn Ageratum conyzoides được sử dụng để chữa trị :
- đau bụng coliques,
- khó tiêu dyspepsie,
- vấn đề mắt oculaire,
- rối loạn tử cung troubles de l'utérus,
- sốt fièvre,
- đau đầu maux de tête,
- bệnh thấp khớp rhumatismes,
- bệnh viêm phổi pneumonie,
- và chữa lành những vết phỏng guérison des brûlures.
● Ở Việt Nam, cây cỏ cứt lợn được dùng để chữa trị ;
- những bệnh về phụ khoa maladie gynécologique.
● Ở Congo và Cameroun, được dùng cho :
- sốt fièvre,
- bệnh thấp khớp rhumatismes,
- bệnh đau đầu maux de tête
- và đau bụng coliques.
● Trong những người Hồi giáo Hindous, dân gian dùng như một áp dụng bên ngoài cơ thể để chữa trị :
- sốt fièvres.
● Tại Ấn Độ, dùng để chữa trị :
- bệnh phong cùi lèpre
Và dầu rữa lotion để chữa trị  :
- viêm mắt có mũ ophtalmie purulente.
● Tại Java, dán những rể đã chà mài xát, lên cơ thể để trị :
- sốt fièvre.
● Nước ép áp dụng như biện pháp khắc phục :
- chứng bệnh sa hậu môn prolapsus anal.
● Trong thuộc địa Côte d'Or, nước ép của lá được sử dụng như :
- nước rữa mắt lotion pour les yeux.
● Tại Sierra Leone, những lá cỏ cứt lợn dùng như :
- đơn thuốc cho craw-craw, bệnh ngứa da do ấu trùng onchocerciasis filarial gây ra ở mô dưới da.
Cũng được dùng cho :
- những loét mãn tính ulcères chroniques,
- và dùng bên trong âm đạo intravaginale, để chữa trị những rối loạn tử cung utérins.
Ngoài ra, nghiền nát trong nước và dùng như :
- chất làm nôn mữa để rữa ruột émétique.
● Trinité sử dụng như thuốc :
- phá thai abortif,
- lọc máu dépuratif,
- cho bệnh ho toux,
- bệnh cúm grippe,
- bệnh tiểu đường diabète,
- bệnh viêm bàng quang cystite,
● Tại Sibérie, dung dịch trích của lá xoa sát trên ngực của trẻ em bị viêm phổi pneumonie
● Tại Java, dán lá cỏ lợn, với phấn craie dùng để chữa trị :
- vết thương plaies.
● Nấu sắc những lá cây cỏ lợn, ở Nigeria dùng chữa trị :
- những bệnh lây truyền qua đường tình dục Maladies Sexuellement Transmissibles MST.
● Tại Bắc Phi, nước nấu sắc của rễ sử dụng cho :
- những bệnh MST như là bệnh giang mai syphilis,
đồng thời sử dụng chữa trị :
- viêm bàng quang cystite,
- đau niếu đạo douleur urétrale,
- bạch đới khí hư leucorrhée.
● Thuốc dán của lá áp dụng đun sôi cũng dùng để ngăn ngừa bệnh phong đòn gánh tétanos.
Nghiên cứu :
● Kháng khuẩn Antibactérien / hóa thực vật phytochimiques:
Thử nghiệm hóa thực vật phytochimiques trên lá khô cho ta những chất :
- nhựa résine, alcaloïdes, saponines, tanins, glucosides, flavonoïdes, và trên thân khô cho thấy những chất résine, saponine, tanins, glucosides và những flavonoïdes.
Những nghiên cứu trong ống nghiệm in-vitro, hoạt động của dung dịch trích ageratum conyzoïdes đối với vi khuẩn S. aureus, Y enterocolitica, S gallinarum và E. coli, cho thấy một nguồn tiềm năng để phát triển một yếu tố chống vi khuẩn mới.
● Giảm đau Analgésique / kháng viêm Anti-inflammatoires:
Những kết quả cho thấy trích xuất của Ageratum conyzoïdes hiển thị một tác dụng giảm đau  antinociceptif và ức chế các phản ứng viêm gây ra bởi những tác nhân bạch cầu trung tính neutrophiles huy động kích thích.
● Những yếu tố kháng khuẩn antimicrobiens:
Nghiên cứu trên dung dịch trích thô cho thấy những đặc tính kháng khuẩn trên Staphylococcus aureus và sự đề kháng của méthicilline đối với Staphylococcus aureus, có thể dùng những trường hợp nhiễm trùng ở da và những vết thương.
● Cầm máu hémostatique:
Nghiên cứu những tanins, saponines và flavonoïdes và khẳng điịnh hoạt động cầm máu của dung dịch trích của lá nhờ sự co mạch vasoconstriction và sự hình thành một “ cục máu nhân tạo ” để làm nhưng chảy máu ở những mao quản nhỏ.
● Bảo vệ bức xạ radioprotecteur:
Nghiên cứu trên dung dịch trích của Ageratum conyzoïdes cho thấy rằng không độc hại, ở liều cao và hiển thị một hoạt động bảo vệ bức xạ do việc làm sạch rác do những phản ứng oxy của những loài gây ra bởi bức xạ ion hóa.
● Làm lành vết thương Guérison des plaies:
Nghiên cứu cho thấy hiệu quả sự kéo màng hóa sẹo những vết thương tốt hơn so với những dung dịch nưóc sinh học ( nưóc biển ) kiểm chứng, một hiệu quả do đặc tính kháng khuẩn của Ageratum conyzoïdes.
● Nghiên cứu kháng viêm của độc tố Anti-inflammatoire :
 Nghiên cứu khẳng định những đặc tính kháng viêm của Ageratum conyzoïdes không gây độc cho gan rõ ràng .
● Anti-Cancer / Radical activité Scavenging : Dung dịch trích khác nhau của Ageratum conyzoïdes đã được đã làm sáng tỏ trong một số dòng ung thư ở người, bao gồm tế bào ung thư phổi ở người, ung thư ruột già, ung thư dạ dày và ung thư vú của người.
Những kết quả cho thấy ở Ageratum conyzoïdes có một đặc tính chống ung thư anti-cancéreuses và chống gốc tự do anti-radicalaire.
● Nghiên cứu so sánh / Lành vết thương / công thức đa thảo dược / Rễ :
Nghiên cứu ở chuột của dung dịch trích của rể cho thấy một hoạt động làm lành hóa sẹo vết thương, với quá trình gia tăng chữa lành và tăng khả năng đề kháng.
Sự chữa lành vết thương do một công thức phối hợp những dược thảo gọi là “đa thảo dược” như Cỏ lợn ageratum conyzoïdes với  cây Bồ đề Ficus religiosa, Curcuma longa và Tamarindus indica cho thấy kết quả tốt hơn, do các hoạt động hiệp đồng synergique  của những chất có trong cây.
● Les flavonoïdes méthoxylés / antiprotozoaires: Dung dịch trích trong dichlorométhane của những bộ phận trên không cho thấy một hoạt động quan trọng chống lại với các hình thức máu của Trypanosoma brucei rhodesiense, yếu tố nguyên nhân của bệnh ngủ ở Đông Phi.
Nghjiên cứu phân lập được 5 chất flavonoïdes rất cao méthoxylés ( méthyl + oxygène ) với éther méthylique dẫn xuất của chromène encecalol. Những alcaloïdes cho thấy một hoạt động chống lại những mầm gây bệnh đơn bào động vật pathogènes protozoaires.
● Hiệu quả cầm máu :
Nghiên cứu dung dịch trích của lá trong méthanolique ở chuột albinos hiện diện những hiệu quả cầm máu hémostatiques.
Những kết quả cho thấy một sự giảm quan trọng lệ thuộc liều dùng của thời gian chảy máu, thời gian tiền đông máu và thời gian của sự đông máu, với một gia tăng đáng kể của nồng độ fibrinogène trong huyết tương.
Kết quả cho thấy hoạt động cầm máu chỉ huyết trong đường nội sinh intrinsèque ( như các cơ quan nội tạng ) và ngoại sinh extrinsèque ( những gì bên ngoài cơ thể )
Hiệu quả xấu và rủi ro : 
Tiêu dùng Ageratum conyzoides có thể gây tổn thương gan và gây ung bướu.
Trong cây có chứa những chất alcaloïdes như :
- pyrrolizidine,
- lycopsamine,
- và echinatine.
Có thể gây ngô độc.
● Độc chất toxicités
Rễ khô của Ageratum conyzoïdes có chứa Br,Co,Cr,Sr và V. Những yếu tố này đã có trong thực vật với hàm lượng nhỏ ( vết  < 10 mg / g ), trong mức độ thực vật là bình thường không ảnh hường cho người khi dung dịch trích được tiêu dùng.
Tuy nhiên, trong gốc rễ khô cũng chứa Ba ( 118 mg/g ) và Rb (62 mg /g ). Trong cơ thể tích tụ những chất này trong thời gian dài có thể gây hại cho sức khỏe.
Các hợp chất này được biết là có độc tính cao có thể gây ra tử vong bởi tế động tâm thất fibrillation venticulaire cho tim.
Toxique Ba có khả năng thay thế calcium trong quá trình cơ co rút……..
Ứng dụng :
● Nấu sắc sử dụng bên ngoài :
▪ Lấy 10 g lá trong 1 lít nước đun sôi.
Giữ trong 15 phút sau đó đậy nấp, để nguội.
Dùng băng lưới compresse đắp trên những vết bầm contusion và máu tụ hématomes.
● Ngâm trong nước đun sôi sử dụng bên ngoài :
Lấy 15 g lá, bỏ vào trong nước đun sôi và đậy nấp.
Ngâm trong 10 phút, lọc lấy nước.
Dùng để rữa vết thương.
 (Doct. Laurent Aké Assi, Abidjan)

Nguyễn thanh Vân

Aucun commentaire: