Tâm sự

Tâm sự

mardi 4 juin 2013

Bằng lăng nước - Banaba

Banaba
Bằng lăng nước
Lagerstroemia speciosa (L.) Pers
Lythraceae
Đại cương :
Cây bằng lăng Lagerstroemia speciosa, thuộc họ Lythraceae được phân phối rộng rãi ở Việt Nam, Tàu, Đông Nam Á và Úc, Thái Lan, Nam Dương, Philippines, nói chung là được canh tác trong vùng nhiệt đới, lan truyền tới Hawaii, từ năm 1900, hiện nay các gốc cây vẫn còn lưu lại trong vườn thực vật Foster ở Honolulu.
Ngày nay, trong y học truyền thống nhiệt đới sử dụng lá bằng lăng làm Trà, trà này được sản xuất từ Philippines. Tại Phi lá trà được hái từ cây bằng lăng Lagerstroemia speciosa hoang sống trên núi Banahaw, đây là ngọn núi lửa trước đây để lại thế đất mầu mỡ, nhiều khoáng chất và những chất dinh dưởng. Cây bằng lăng là một trong những cây nơi đây, vì cây hoang trên núi nên cây bằng lăng nơi đây hoàn toàn không bị ô nhiễm, phân bón và sử dụng những thuốc sát trùng và những hóa chất khác ....
Riêng tại Việt Nam, gặp nhiều ờ miền nam Đồng nai, Tây Ninh và những rừng khác...và có những rừng toàn cây bằng lăng.
Ngoài dùng làm thuốc dân Việt Nam thường dùng gổ bằng lăng để đóng bàn ghế tủ giường và những vật dụng khác...
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực vật :
Thân, đại mộc, có lá rụng vùng nhiệt đới, phân nhánh nhiều, cây cho hoa nhiều, cao khoảng 5 đến 10 m, đôi khi đạt đến 20 m. Tàn lá lan rộng. Vỏ trơn láng, màu xám kem, và để lại những đóm không đều nhau
, có phiến bầu dục, không lông, mịn lớn, khá dai, dài từ 12 đến 25 cm, 4 đến 8 cm rộng, cuống to, lá rụng vào những tháng đầu năm.
Hoa, phát hoa chùm tụ tán, đứng ở ngọn nhánh, dài cao 40 cm, có lông, nụ tròn, đỏ nhạt, hoa to, đỏ tím, hoặc màu hoa cà, đẹp đường kính 5 đến 7,5 cm, đài có lông sát, dợn sóng, cánh hoa 5 - 6 to 3 – 3,5 cm dàì, có cọng dài 5 mm, trung tâm có màu vàng với số tiểu nhụy nhiều cho ra phấn hoa, có khoảng 130 đến 200 được tìm thấy trong những hoa đơn giản.
Nang, tròn dài, 20 x 18 mm, nở làm 6 mảnh.
Hột, có cánh, 12 đến 15 mm
Bộ phận sử dụng :
Lá, trái, hoa, rễ và vỏ thân.
Thành phần hóa học và dược chất :
● Truy tìm hóa chất thực vật phytochimique mang lại những hợp chất :
- phénoliques,
- flavonoïdes,
- và saponines.
● Cây bằng lăng gìàu chất tanin như là trong :
- trái chứa, 14 - 17%;
- lá, 13%;
- vỏ cây, 10%.
● Những nghiên cứu đã phân lập được :
▪ acide corosolique
▪ gallotannins
▪ Bảy (7) ellagitannins :
- lagerstroemin (1),
- flosin B (2),
- stachyurin (3),
- casuarinin (4),
- casuariin (5),
- epipunicacortein A (6),
- và 2, 3 - (S) -hexahydroxydiphenoyl-α/β- D-glucose (7),
với :
- một sulfate của acide ellagique,
- acide 3-O-méthyl-ellagique 4'-sulfate (8),
- acide ellagique (9),
Và bốn (4) dẫn xuất của acide ellagique méthyle :
- acide 3-O-methylellagic (10),
- 3,3 'acide-di-O-methylellagic (11),
- 3,4,3'-tri-O-methylellagic (12),
- và 3,4,8,9,10-pentahydroxydibenzo [b, d] pyran-6-one (13),
đã được xác định bởi những thử nghiệm sinh học định hướng phân lập từ lá Lagerstroemia speciosa (L.) Pers.
● Những hợp chất khác được biết, bao gồm :
- acide corosolique,
- acide gallique,
- acide 4-hydroxybenzoïque,
- acide 3-O-methylprotocatechuic,
- acide caféique,
- acide p-coumarique,
- kaempférol,
- quercétine,
- và isoquercitrine,
Cũng đã được phân lập từ cùng một cây. 
● Penta-O-galloyl-glucopyranose (PPG) được xác định như là khả năng cao nhất của chất  gallotannins, với một hoạt động kích thích sự chuyên chở đường glucose cao hơn Lagerstroemin.
Ngoài ra, kích thích sự hấp thu đường glucose trong tế bào chất béo, cũng có những đặc tính :
- chống sự phát triển chất béo dự trữ trong cơ thể con người  anti-adipogéniques.
Thành phần hoạt chất hóa học chánh trong trích xuất là :
- acide corosolique,
Và cũng có nhiều chất hỗ trợ tăng cường, bao gồm những chất như :
- lager-stroemin,
- flosin B,
- và reginin A.
► Thành phần hóa học những bộ phận cây bằng lăng :
● Thân :
▪ Lagerstromia. speciosa và những loài có liên quan chứa :
- acide ellagique,
- campestérol,
- stigmastérol,
- và bêta-sitostérol trong bộ phận thân cây.
● Lá :
▪ Lá cây bằng lăng chứa những dẫn xuất của :
- acide ellagique.
▪ Một báo cáo sau này xác nhận là :
- ellagitannins,
- lagerstroemin,
- flosin B,
- và reginin A,
▪ Tất cả là những chất tăng cường có thể cho sự chuyển vận chất đường glucose, như là :
- Lagertannins,
- bêta-sitostérol,
- stigmastérol,
- campestérol,
▪ và một vài chất oléfines
Cũng được tìm thấy trong lá và những trích chất của cây bằng lăng.
- Lageracetal (1,1-Dibutoxybutane),
- 1-pentanol,
- acide ellagique,
-và acide corosolique ( một triterpène ), đã được phân lập từ lá.
▪ Một nghiên cứu khác báo cáo :
- 16 acides aminés,
- những chất tanins pyrogallol,
- và những chất béo cũng hiện diện trong lá cây bằng lăng .
▪ Từ những phần đoạn của trích xuất trong éthanol nóng của lá cây bằng lăng, thu được :
- nonacosane,
- hentriacontane,
- tritriacontane,
- những oléfines,
- và những esters acides palmitique,
- stéarique,
- daturic,
- arachinic,
- và béhénique đã được xác định.
● Vỏ cây :
Vỏ cây bằng lăng Lagerstroemia speciosa đã được tìm thấy có chứa những thành phần tương tự như ở lá.
▪ Một báo cáo tìm thấy những chất :
- acides ellagique,
- những bêta-sitostérols,
- và acides colosolic, từ dung dịch trích của vỏ cây bằng lăng .
Hạt bằng lăng Lagerstroemia speciosa chứa :
- caprylique,
- laurique,
- myristique,
- palmitique,
- stérique,
- arachidique,
- béhénique,
- lignocérique,
- oléique,
● Tinh dầu :
Trong tinh dầu bằng lăng Lagerstroemia speciosa chứa :
- acide ellargique,
- acide 9-cis-keotoctadec-11-énoïque đã được phân lập từ dầu hạt.
Sự xem xét hóa học của những thành phần acides amine trong dầu của hạt đã được thực hiện.
- hợp chất acides nonanedioïque,
- acide 12-acétyloxy-9-octadécénoïque,
- và những acides 16-méthyl-heptadecandic hiện diện trong trích xuất của hạt đã được xác định như là có một hoạt động kháng khuẩn antibactérienne.
Đặc tính trị liệu :
Trước khi rụng, những lá có màu cam sáng hoặc đỏ, trong thời gian đó nghĩ rắng trong lá chứa mức độ cao chất :
- acide corosolique.
Acide Corosolique có thể có ảnh hưởng trên bệnh tiểu đường diabète.
Những thành phần hoạt chất là :
- acide corsolique,
- và tanins,
- bao gồm lagerstroemin.
Những thành phần trên, được cho là để :
- kích thích hấp thụ đường glucose,
- và có một hoạt động tương tự như insuline.
Hoạt động cuối cùng được xem như :
- hoạt động thứ hai của thụ thể  insuline được xem như là phân hóa tố tyrosine kinase,
- hoặc sự ức chế của tyrosine phosphatase.
Những lá già và trái chín được xem như thu được một lượng chủ yếu lớn chất :
- insuline hiệu quả tương tự insuline của dược phẩm..
▪ 20 gr lá già hoặc trái, sấy khô từ 1 đến 2 tuần, dưới phân lượng so sánh :
- 100 cc của 20% nước nấu sắc đã tìm thấy có một hoạt động tương đương với 6 đến 7,7 đơn vị insuline.
Những lá trưởng thành, những lá non và những hoa có một hoạt động thay đổi :
- từ 4,4 đến 5,4 đơn vị insuline cho 100 cc của 20% nước nấu sắc, hoặc tương đương khoảng 70% của hoạt động của những lá hay những trái.
▪ Nghiên cứu của :
- gổ Lagerstroemia speciosa không cho một nguyên tắc tương tự với insuline,
- vỏ và rễ mang lại một lượng rất nhỏ.
● Thân :
Cây bằng lăng Lagerstroemia speciosa có một lịch sữ dài về ứng dụng y học dân gian bao gồm như :
- kiểm soát huyết áp máu pression artérielle,
- rối loạn chức năng niệu tiết ( giúp đở tiểu tiện dễ dàng ),
- kiểm soát trữ lượng cholestérol trong máu taux de cholesterol,
- chữa trị bệnh tiểu đường diarrhée,
- đi đại tiện dễ dàng mouvements de l'intestin,
- bệnh tiểu đường diabète,
- và là thuốc giảm đau analgésique
▪ Bằng lăng giúp cơ thể xử lý :
- đường glucose,
Và như vậy, bằng lăng Lagerstroemia speciosa cũng có hiệu quả trong việc :
- giảm cân perte de poids.
▪ Hiệu quả giảm hạ đường huyết hypoglycémiant ( hạ nồng độ đường trong máu ) tương tự như chất insuline ( gây ra sự chuyển vận glucose từ máu trong những tế bào của cơ thể ).
▪ Bằng lăng Banaba cũng giàu những vitamines và những nguyên tố minéraux, như là kẽm Zn và magnésium Mg, đồng thời cũng giàu chất xơ thực phẩm fibres alimentaires.
● Lá :
Một chất nghiên cứu dùng cho insuline của cây bằng lăng cho thấy có :
- hiệu quả để giảm hạ nồng độ đường trong cơ thể .
▪ Những lá được xem như :
- thuốc tẩy xổ purgatif,
- lợi tiểu diurétique.
Trong những thí nghiệm trong phòng thí nghiệm, dung dịch trích của lá bằng lăng Lagerstroemia speciosa được ghi nhận :
- kích thích sự hấp thu đường glucose,
Phương cách hoạt động phụ thuộc vào liều tương tự như phương cách hoạt động của insuline, nhưng không giống insuline, những trích xuất của cây bằng lăng hình như không tạo ra sự tổng hợp chất béo lipides, có thể là thích ứng để chữa trị bệnh :
- đường máu cao hyperglycémie,
- và bệnh béo phì kết quả của bệnh tiểu đường loại II.
▪ Lá được sử dụng để chữa :
- lành bệnh tiểu đường diabète,
- và giảm cân perte de poids.
▪ Những lá trổ màu đỏ-cam có lượng cao acide corosolique ( glycoside interpenoid ) có thể :
- giảm hạ đường máu abaisser la glycémie.
● Trái :
▪ Những trái bằng lăng Lagerstroemia speciosa được sử dụng ở Ấn Độ để chữa trị :
- bệnh loét miệng ulcères de la bouche.
Hạt như chất gây mê narcotique
● Vỏ :
▪ Vỏ xem như :
- kích thích stimulant,
- và giải nhiệt fébrifuge.
▪ Nấu sắc vỏ cây bằng lăng được dùng để chống lại :
- bệnh tiêu chảy diarrhée,
- và những bệnh đau bụng douleurs abdominales.
▪ Một thuốc dán cao cataplasme làm từ lá sử dụng để :
- giảm sốt bệnh sốt rét fièvre paludéenne,
- và áp dụng trên bàn chân nứt nẻ pieds crevassés.
Rễ :
▪ Những rễ được xem như :
- làm se thắt astringent,
- kích thích stimulant,
- giải nhiệt fébrifuge.
▪ Rễ bằng lăng được dùng cho :
- những vấn đề về dạ dày estomac.
● Tương tác thuốc :
▪ Bằng lăng Lagerstroemia speciosa  có thể là nguyên nhân gây ra lượng đường máu “ giảm quá mức ” hypoglycémie  khi đi kèm với một thứ thuốc khác như là sulfonylurées (glyburide hoặc glipizide), hay với những loại thuốc bổ sung và thay thế médecines complémentaires et alternatives (CAM), có một hoạt động hạ đường huyết hypoglycémiante (Gymnema sylvestre, le ginseng américain, …). Liều dùng thuốc hay CAM, có thể phải được điều chỉnh để ngăn chận sự giảm hạ quá mức đường trong máu.
Bằng lăng Lagerstroemia speciosa không có tác dụng phụ nghiêm trọng liên quan đến sự sử dụng, nhưng vấn đề hạ đường huyết có thể xảy ra, và liều dùng thuốc chữa trị tiểu đường có thể được giảm xuống .
▪ Những thông tin về bằng lăng còn hạn chế nên việc sử dụng hiện nay không được khuyến khích lắm.
Kinh nghiệm dân gian :
▪ Theo kinh nghiệm dân gian, sử dụng bằng lăng Banaba, thuốc dược thảo bao gồm chữa trị :
- bệnh tiêu chảy diarrhée,
- bệnh táo bón constipation,
- viêm thận inflammation des reins,
- rối loạn chức năng niệu tiết dysurie,
- và những chứng tiểu khó khác dysfonctionnements urinaires
▪ Nấu sắc lá chết và trái khô ( xấy khô khoảng 2 tuần ), 50 g trong ½ lít nước sôi, dùng 4 đến 6 tách / ngày, dùng cho tất cả lứa tuổi để chữa trị :
- tiểu đường diabète.
- và những vấn đề tiết niệu problèmes urinaires.
đồng thời cũng được dùng cho :
- lợi tiểu diurétique,
- và tẩy xổ purgatif.
Một số y sỉ cho rằng, nước nấu sắc của trái khô được tốt hơn.
▪ Những lá già và những trái chín được ưa thích hơn, cho rằng có hiệu quả lớn trong việc :
- giảm hạ đường máu abaissement de la glycémie.
▪ Những lá non và những hoa có hiệu quả tương tự giống nhau, mặc dầu chỉ có 70 % so với lá già và trái chín.
▪ Bằng lăng Lagerstroemia speciosa cũng được nghiên cứu như một thuốc bổ sung để :
- giảm cân perte de poids,
với khả năng làm chậm lại hoặc giảm sự hấp thu của những carbohydrates ( glucose ).
▪ Rễ được dùng để chữa trị :
- những bệnh đau bụng khác nhau maux d'estomac.
▪ Gổ, không được biết có hiệu quả hạ đường huyết, và vỏ chỉ có lượng rất ít.
▪ Ở Ấn Độ, bằng lăng Lagerstroemia speciosa cũng được dùng trong y học truyền thống ayurvédique để điều trị :
- bệnh tiểu đường traitement du diabète.
▪ Tại Pahang, người ta nấu sắc vỏ được dùng để điều trị :
- bệnh tiểu đường diarrhée.
▪ Ngâm trong nước đun sôi vỏ sử dụng cho :
- tiêu chảy diarrhée.
▪ Vỏ, hoa và những lá dùng để :
- dễ dàng đi cầu mouvements de l'intestin.
▪ Nấu sắc trái hoặc rễ dùng súc miệng để chữa trị :
- niêm mạc viêm stomatite aphteuse.
▪ Nấu sắc lá và hoa sử dụng cho :
- những bệnh sốt fièvres,
- và như thuốc lợi tiểu diurétique.
▪ Nấu sắc lá hoặc ngâm trong nước đun sôi sử dụng cho :
- bàng quang vessie,
- và viêm thận inflammation des reins,
- tiểu khó dysurie,
- và những rối loạn những chức năng niệu tiết khác .
▪ Hạt bằng lăng được xem như có một đặc tính :
- gây mê narcotiques,
Cũng được dùng chống :
- những bệnh loét miệng aphtes.
▪ Chất acide corosolique là một Glucophage nổi tiếng dùng để :
- giảm hạ lượng đường máu sucre dans le sang
▪ Một loại trà được chế biến từ những lá của cây bằng lăng Lagerstroemia speciosa được dùng để :
- chữa trị bệnh tiểu đường diabète.
▪ Không có phản ứng phụ nào được ghi nhận ở những người dùng .
Nghiên cứu :
Một số chất như là acide corosolique, có một hoạt động hạ đường máu hypoglycémiante.
Nhiều nghiên cứu trên động vật hỗ trợ cho những hiệu quả này, nhưng những nghiên cứu thêm cho con người là cần thiết để xác nhận.
● Bệnh tiểu đường Diabète .
- Acide corosolique thành phần hóa học của cây bằng lăng Lagerstroemia speciosa đã cho thấy có thể là một chất kích hoạt của sự chuyển vận đường glucose, cho thấy một hoạt động chống bệnh tiểu đường  antidiabétique.
- Một báo cáo khác quan sát tác dụng ức chế của cây bằng lăng Lagerstroemia speciosa trên đường máu cao sau bữa cơm trưa, bởi sự ức chế 2 phân hóa tố alpha-amlyase và alpha-glucosidases.
- Điều tra, nhận thấy acide valoneaic dilactone như một chất ức chế phân hóa tố tiêu hóa amylase.
● Những dữ liệu trong ống nghiệm in vitro :
Những acides aminés trong cả dung dịch thô và chất tanin-tự do, của những trích xuất khô bởi phương pháp phun sương dưới áp suất thấp, được phân lập từ lá cây bằng lăng Lagerstroemia speciosa là một hành động tương tự như chất insuline, trách nhiệm của những hoạt động giảm hạ đường máu hypoglycémiante.
Hoạt động hấp thu gây ra bởi glucose cũng đã được chứng minh trong những tế bào, cùng với sự vắng mặt của những hoạt động khác biệt của những tế bào chất béo adipocytaire và sự ức chế hiệu quả của sự khác biệt tế bào chất béo adipocytaire ( gây ra bởi insuline thêm với 3-isobutyl-1-méthylxanthine và dexaméthasone ).
Hiệu quả này cho thấy cây bằng lăng có thể có lợi ích để chữa trị :
- bệnh đường máu cao hyperglycémi,
- và bệnh béo phì obésité
Cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 2.
▪ Chất ellagitanines lagerstroemin, flosin B, và reginin, gia tăng sự hấp thu đường glucose của các tế bào chất béo adipocyste của chuột trong một báo cáo khác.
▪ Một báo cáo đánh giá sự suy giảm nguyên tắc tương tự insuline này của cây bằng lăng, đồng thời chứng minh như thí dụ :
20 g lá bằng lăng già hay trái khô khoảng 1 đến 2 tuần có một hoạt động  giảm hạ đường máu hypoglycémie tương đương với 6 đến 7,7 đơn vị insuline.
▪ Cây bằng lăng Lagerstroemia speciosa khác insuline ở chỗ là bằng lăng chịu nhiệt và làm giảm lượng đường máu sau khi uống thay vì tiêm.
● Những dữ liệu trên động vật :
Những hợp chất hoạt tính sinh học trong lá, bao gồm :
- lageracetal,
- 1-pentanol,
- acide ellagique,
- lagertannin,
- và acide corosolique,
ảnh hưởng đến hoạt động chuyển vận đường glucose thực hiện trên cơ thể sinh vật in vivo.
Về mặt di truyền, ở chuột mang bệnh tiểu đường được nuôi bằng chế phẩm của cây bằng lăng Lagerstroemia speciosa trong thời gian từ 5 tuần, nhận thấy có hiệu quả giảm hạ đường máu hypoglycémiants, cho thấy cây bằng lăng có lợi ích để kiểm tra mức nồng độ đường glucose huyết tương trong bệnh tiểu đường không phụ thuộc vào insuline diabète sucré non-insulino-dépendant.
Một bào chế của acide corosolique 1% (Glucosol) từ cây bằng lăng đã chứng minh một sự giảm hạ đáng kể của đường máu glycémine trong 90 phút, sau khi uống dung dịch bào chế cho những con chuột mắc bệnh tiểu đường so với những chuột làm chuẩn.
Trích xuất của cây bằng lăng Lagerstroemia speciosa cũng được tìm thấy có một hiệu quả lợi ích trên những con chuột cái béo phì, được giảm những lượng đường mỡ triglycérides.
Hoạt động giảm hạ đường máu hypoglycémiante của một dung dịch trích trong alcoolique của cây bằng lăng Lagerstroemia speciosa đã tìm thấy 2 tuần, sau khi ngưng liều dùng uống, được quan sát nghiên cứu ở chuột mắc bệnh tiểu đường diabétiques.
● Acide Corosolique / Lagerstroemin / gallotanins :
Những nghiên cứu đã xác định nhiều hợp chất như trách nhiệm trong hoạt động chống tiểu đường, bao gồm :
▪ acide corosolique
▪ Lagerstroemin, un ellagitannin
▪ gallotannins,
trong đó penta-O-galloyl-glucopyranose ( PPG ) đã được xác định là mạnh nhất, với một hoạt động kích thích sự chuyển vận đường glucose cao hơn chất Lagerstroemin. Ngoài ra còn kích thích sự hấp thu đường glucose trong những tế bào mỡ, đồng thời cũng có đặc tính chống dự trữ mỡ trong cơ thể anti-adipogéniques.
● Ellagitanines / Giống như Insulin kích thích hấp thu glucose :
Nghiên cứu mang lại 7 ellagitannins, bao gồm lagerstroemin của những lá bằng lăng Lagerstroemia speciosa. Những ellagitannins thể hiện một hoạt động mạnh trong cả hai :
- kích thích hấp thu glucose giống như insulin,
- và ức chế sự khác biệt của những tế bào chất béo adipocytaire.
Ngoài ra, những dẫn chất của acides ellagique cho thấy một hiệu quả ức chế trên sự chuyển vận đường glucose.
● Glycémie activateurs de transport :
Truy tìm và xác định chất lagerstroemin, flosin và reginin A như một hoạt động chuyển vận đường glucose trong những tế bào mỡ của chuột.
● Bệnh tiểu đường Diabète :
Cây bằng lăng Lagerstroemia speciosa đã được nghiên cứu rộng rãi cho các ứng dụng trong việc chữa trị bệnh tiểu đường diabète.
Ngay từ lúc ban đầu, khả năng giảm hạ đường máu là do acide corosolique, một glucoside  triterpénoïde, người ta tin rằng để tạo sự dễ dàng cho sự chuyển vận đường glucose vào trong tế bào.
● Giảm cân perte de poids :
Nghiên cứu trên chuột  cho thấy một hiệu quả chống béo phì anti-obésité. Cây bằng lăng Lagerstroemia speciosa trở thành một thành phần phổ biến trong thức ăn bổ sung để giảm cân / sản phẩm như một chất kích hoạt trao đổi chất biến dưởng .
● Huyết áp động mạch cao Hypertension artérielle :
Cây bằng lăng Lagerstroemia speciosa cũng được nghiên cứu cho sự sử dụng trong chữa trị :
- huyết áp động mạch cao hypertension artérielle,
- những lợi ích của hệ thống thận système rénal,
- và hệ miễn nhiễm immunitaire.
● Giảm hạ đường máu hypolipidémiant :
Nghiên cứu trên chuột cho thấy một hiệu quả :
- giảm hạ đường máu hypolipidémiant
- giảm đường mỡ triglycérides,
- và cholestérol toàn phần (total).
Cho đến ngày nay, không có độc tính nào đã được xác định.
● Hoạt động giảm hạ đường huyết hypoglycémiante của lá bằng lăng được chiếu xạ :
Nghiên cứu cho thấy chiếu xạ lá cây bằng lăng Lagerstroemia speciosa, trích xuất pha trộn với insuline đã được tìm thấy có một hoạt động hạ đường huyết hypoglycémie cao hơn so với hỗn hợp của nBLE và insuline.
Kết quả cho thấy một tiềm năng, giảm phí tổn của sự quản lý insuline bằng cách giảm bớt sự phụ thuộc trên tái tổ hợp insuline.
● Những tác nhân ức chế của xanthine oxydase từ lá cây bằng lăng Lagerstroemia speciosa (L.) Pers :
Chất xanthine oxydase là một phân hóa tố chủ yếu liên quan đến sự gia tăng acide urique trong máu hyperuricémie, chất xúc tác trong quá trình oxy hóa của hypoxanthine để biến thành xanthine thành acide urique.
Nghiên cứu sự sử dụng thực phẩm của dung dịch trích trong nước từ lá bằng lăng Lagerstroemia speciosa để phòng ngừa và chữa trị bệnh acide urique trong máu cao hyperuricémie.
● Hoạt động chống tiểu đường activité antidiabétique :
Nghiên cứu cho thấy một sự giảm đáng kể nồng độ đường glucose trong máu với sự hình thành của một chất thạch mềm ( gel doux ), cho thấy một sinh học khả dụng tốt trong công thức bột khô .
● Những nghiên cứu khác cho tiềm năng sử dụng có thể :
▪ hiêu quả kháng khuẩn của những trích xuất của hạt bằng lăng Lagerstroemia speciosa.
▪ một hoạt động bảo vệ gan đáng kể của những tế bào bị nhiễm HIV bởi thành phần chất acide ellagique
▪ Hoạt động chống oxy hóa của trích xuất trong nước .
▪ sự ức chế của xanthine oxydase bởi trích xuất trong nước và hoạt động chống viêm anti-inflammatoire ở chuột.
● Chống oxy hóa Antioxydant :
Một trích xuất trong hydroalcoolique của lá bằng lăng Lagerstroemia speciosa đã chứng minh một hoạt động chống oxy hóa trong mô hình của oxyde nitrique.
● Hoạt động hạ đường máu hypoglycémiante / Cơ chế hành động :
Nghiên cứu một dung dịch trích trong nước nóng của lá bằng lăng Lagerstroemia speciosa đã cho thấy một hoạt động hạ đường máu hypoglycémiante thí nghiệm trên những con chuột mắc bệnh tiểu đường nhờ sự ức chế của chất néoglucogenèse và kích thích sực oxy hóa đường glucose bằng cách sử dụng con đường pentoses phosphates.
● Đánh giá của tính thuốc pharmacognosie của lá bằng lăng :
Nghiên cứu cung cấp những dữ kiện quan trọng để xác định chính xác và tiêu chuẩn hóa trên căn bản lá cây bằng lăng Lagerstroemia speciosa.
Truy tìm hóa chất thực vật phytochimique mang lại :
- alcaloïdes,
- tanins,
- flavonoïdes,
- triterpénoïdes,
- stérols,
- và saponines.
Một nghiên cứu cho thấy rằng mùa sự thu hoặch và những điều kiện bảo quản tồn trữ có thể dẫn đến sự biến động của những hàm lượng của acide corosolique.
● Chống béo phì anti-obésité và hình thành công thức đa dược thảo chống béo phì :
Một công thức đa dược thảo của sự chống béo phì có chứa :
- Gymnema. Sylvestre thuộc họ asclépiadaceae,
- Garcinia cambogia thuộc clusiaceae,
- và Lagerstroemia speciosa đã được nghuên cứu trên chuột mắc bệnh tiểu đường do STZ ( Streptozotocine ) gây ra bình thường và béo phì .
Những kết quả cho thấy một hoạt động chống bệnh tiểu đường antidiabétique và một hoạt động chống béo phì anti obésité tượng tự như quan sát với glibenclamide và sibutramine.
Hiệu quả xấu và rủi ro : 
Mang thai và cho con bú :
Lý do không đầy đủ những dữ liệu về độc tính toxicologiques và dược lý pharmacologiques, tránh sử dụng cây bằng lăng Lagerstroemia speciosa trong thời kỳ mang thai và cho con bú sữa.
Ứng dụng :
Trà bằng lăng Lagerstroemia speciosa là một phương thuốc trị bệnh chống lại những bệnh như là :
- tiểu đường diabète,
- và vấn đề thận problèmes rénaux,
- và tiết niệu urinaires.
● Những lợi ích cho sức khỏe khác của bằng lăng :
Bằng lăng cũng được sử dụng trong dân gian để chữa trị :
▪ kiểm soát huyết áp pression sanguine,
▪ rối loạn thận troubles rénaux,
▪ tiểu khó dysfonctionnements urinaires ( giúp đở đi tiểu dễ dàng ),
▪ kiểm soát mức nồng độ cholesterol,
▪ chữa trị tiêu chảy diarrhée,
▪ dễ dàng đi cầu facilite la selle
▪ chữa trị sốt fièvres và những chứng bệnh khác .
● Phương cách sử dụng bằng lăng để giảm cân :
Chuẩn bị và áp dụng trà bằng lăng Lagerstroemia speciosa để quản lý trong vấn đề giảm cân perte de poids
▪ Lá và những trái khô ( khoảng 2 tuần ),
▪ Cắt nhỏ những lá và trái ( những mảnh nhỏ ),
▪ Đun sôi những lá và những trái trong nước ,
▪ Lường 1 tách lá khô và trái khô cắt nhỏ với 2 tách nước,
▪ Để thấm trong vòng 30 phút ,
▪ Lọc lấy nước trong bỏ lá và trái,
▪ Dùng như trà căn bản là bằng lăng Lagerstroemia speciosa cho 4 đến lần / ngày.
● Nghiên cứu trà giảm cân ở Nhật :
Một công ty dược của Nhật Bản, nhập hàng tấn lá bằng lăng Lagerstroemia speciosa dùng để chế biến trà giảm béo.
Người ta đã sử dụng không những giảm béo mà còn dùng để :
- giảm nồng độ cholestérol,
- chữa trị huyết áp cao hypertension,
- và bệnh tiểu đường diabète.
Những nghiên cứu bởi những nhà khoa học của ITDI của Khoa Khoa học và Kỹ thuật hay DOST đã phát minh rằng những lá bằng lăng Lagerstroemia speciosa chứa những hoạt chất sinh học tương tự như insuline, thuốc chống bệnh tiểu đường thường phổ biến.
Uống nước sắc của lá bằng lăng Lagerstroemia speciosa sẽ bình thường hóa lượng đường trong máu.
Những lá bằng lăng Lagerstroemia speciosa tươi cũng là thành phần chính yếu trong dung dịch trong alcool dùng cấp cứu vết thương và khử trùng mặt ngoài của da.


Nguyễn thanh Vân