Cajeputier
Cây Tràm
Melaleuca cajeputi Powel.
Melaleuca leucadendron L.
Myrtaceae
Đại cương :
Cây tràm tên gọi cajeput ( Melaleuca cajuputi, do chữ Nam dương kayu putih có nghĩa “ gổ trắng “ hay còn gọi Cây tràm ở Việt Nam là một cây mọc trong trạng thái hoang dại ở vùng Viễn Đông Extrême Orient, ở Nam Dương Indonésia và ở Úc Australia.
Cây tràm thuộc giống Melaleuca và thuộc họ Myrtaceae, một họ thực vật hữu ích trong kỹ nghệ hương liệu.
Tùy theo những sự phân loại, được xem như một biến thể. Tràm cajuputi, gần với “ arbre à thé ” Melaleuca alternifolia Maiden và niaouli, nhưng sử dụng đơn giản hơn bởi vì tinh dầu H.E huile essentielle thu được dịu hơn.
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc : Cây tràm có nguồn gốc ở Úc Châu và ở Đông Nam Á Châu. Cajeput đã được sử dụng truyền thống của thổ dân Úc Châu như là bài thuốc giảm đau, thuốc tống hơi và khử trùng. Cây được phát triển hoang dại ở Malaisia, Indonésia, Philippines và ở Việt Nam, Java, Australia và Đông Nam Á.
Cây tràm được du nhập vào Âu Châu vào khoảng thế kỷ thứ 17 .
Môi trường rừng sát và hậu rừng sát. ( Theo Blake loài Melaleuca leucadendron L. chỉ có ở Úc, Tân Guinea và Molucca, lá hẹp hơn ).
Mô tả thực vật :
Thân đại mộc, thẳng nhưng xoắn vặn, vỏ mềm, dày, xốp, màu trắng, màu tro, phân tán, tróc ra cho nhiều mày mỏng thành dề lớp, nhánh nhỏ, mảnh mai, hơi xụ rũ xuống như liễu .
Lá, mọc xen, thường theo chiều dọc, phiến thon, hẹp hình mũi mác, không lông, khi lá còn non có lông rất mịn, đôi khi giống lưởi liềm, gân phụ 5 đến 7, rất thơm.
Gié hoa trắng, dài 3 đến 7 cm, chót tiếp tục mang lá, đài và vành nhỏ, tiểu nhụy nhiều, trắng, dài 10 – 12 mm.
Nang trong đài, hình tô.
Bộ phận sử dụng :
Lá dùng trong kỹ nghệ dầu thơm, thân dùng trong ngành xây dựng đóng cừ nhà rất tốt, Việt Nam thường gọi là cừ tràm.
Thành phận hóa học và dược chất :
♥ Thành phần sinh hóa chánh :
- Sắc ký hơi gaz :
Oxydes terpéniques :
- 1,8-cinéole (59.22%)
Monoterpénols :
- alpha-terpinéol (12.49%),
- linalol (2.79%),
- terpinène-4-ol (0.91%)
Monoterpènes :
- limonène (5.20%),
- myrcène (1.64%),
- alpha-pinène (1.66%),
- béta-pinène (1.26%),
- gamma-terpinène (1.19%),
- terpinolène (0.66%),
- alpha-terpinène (0.42%),
- para-cymène (0.47%)
► Thành phần hóa hóa học chánh tinh dầu tràm :
Dầu tràm được ly trích từ lá tươi và những nhánh non bởi sự chưng cất hơi nước :
Terpinène 4-ol :
- alcool monoterpénque (>30%).
- Alpha terpinéol (1,5 à 8%).
- 1,8 cinéole (<15%).
Monoterpènes :
- alpha et gamma terpinènes (alpha : 5 à 13%; gamma : 10 à 28%).
- Paracymène (0,5 à 12%).
Những chất khác :
- Viridiflorène.
- pinène-,
- b-pinène,
- myrcène,
- terpinène,
- limonène,
- p-cymène,
- terpinolène,
- linalol,
- béta-caryophyllène...
Đặc tính trị liệu :
Tinh dầu tràm là :
- một chất khử trùng nói chung, hoạt động trong lãnh vực phổi ( viêm phế quản ),
- ruột ( viêm ruột ),
- đường tiểu ( viêm bàng quang, viêm niếu đạo ),
Tinh dầu tràm còn được biết :
- Chống co thắt antispasmodique
- làm thư giản vì thế tinh dầu được sử dụng trong trường hợp bệnh giật cơ (hảo kinh luyến)
- Tinh dầu được dùng kích thích tế bào gan và có thể chĩ định chủ trị trong trường hợp suy gan.
- Kháng khuẩn rộng bao quát,
- Chống virus,
- Chống ký sinh trùng Antiparasitaire ( sán taenia, amibe )
- Chống sự yếu sức Antiasthénique và bổ thần kinh neurotonique
- kích thích hệ miễn nhiễm Immunostimulant
- chống sung huyết tỉnh mạch décongestionnant veineux
- Giảm đau antinévralgique (dịu đau calme la douleur)
- Kích thích và hổ trợ sinh lực lấy lại sức stimulante – revigorante
- Long đờm expectorante, chống sổ mũi anticatarrhale
- Trừ giun sán Vermifuge
- chống vi khuẩn và được sử dụng thẳng tại chỗ nơi đau chủ yếu cho các bệnh về da và như chất kích thích long đờm.
Những đặc tính khác bao gồm :
- hạ giảm cơn đau,
- làm tháo mồ hôi diaphorétiques,
- tống hơi carminatives,
- làm lỏng những chất vướng cỏ ( như đàm ….), fluidifiante
- Hạ sốt fébrifuges,
- diệt côn trùng insecticide,
- làm đổ mồ hôi và thuốc bổ,udorifiques et toniques
- chống nhiễm trùng, anti - infectieuse.
- chống sự hủy hoại, Antiputride.
- thuốc thông mũi décongestionnante.
- tinh dầu tràm cũng được dùng để chữa trị bệnh nhiễm đường hô hấp và ORL
- Suy tĩnh mạch,
- bệnh trĩ hémorroïdes.
- chứng ghẽ phỏng ( thủy bào chẩn ) Herpès.
- Bảo vệ da trước khi dùng xạ trị.
Theo Wee, những người Birmans sử dụng để chữa trị bệnh thống phong goutte
►Ở Đông dương nói chung dùng để chữa trị :
- Những bệnh phong thấp rhumatismes
- và đau các khớp xương.douleurs articulaires,
►Ở Mả Lai dùng để chữa trị :
- đau bụng coliques
- và bệnh tả choléra,
►Người Nam dương dùng cho :
- vết phỏng brûlures,
- đau bụng coliques,
- chuột rút crampes,
- những bệnh về da maladies de la peau,
- vết thương plaies
Chủ trị : indications
- Nhiễm trùng răng miệng : loét miệng, ung mủ abcès, viêm nướu răng gingivites,
- Viêm ruột do vi khuẩn, nấm, siêu vi khuẩn, hay do ký sinh trùng.
- Nhiễm trùng ORL như viêm tai giữa, viêm xoang.
- Nhiễm trùng phụ khoa gynécologiques, đường tiểu, và da.
- Suy nhược cơ năng Asthénie,
- kiệt sức épuisement général,
- mệt mõi não fatigue cérébrale
- và đau tim cardiaque,
- nặng chân Jambes lourdes và những vấn đề lưu thông máu huyết,.
● Hệ hô hấp : bệnh về phổi :
- viêm phế quản bronchite,
- viêm họng pharyngite,
- ho lao tuberculose,…
- và suyễn asthme
● Hệ bài tiết : nhiễm trùng đường tiểu infections urinaires :
- viêm bàng quang cystite,
- viêm niếu đạo urétrite.
● Đau :
- phong thấp rhumatismes,
- đau cơ courbatures,
- đau khớp xương douleurs articulaires,
- thống phong goutte,
- đau thần kinh tọa sciatiques
● Đầu :
- đau răng névralgie dentaire,
- và đau tai oreille,
- đau thanh quản laryngite,
- viêm xoang mũi sinusite
● Da : bệnh về da :
- bệnh vảy nến psoriasis,
- mụn trứng cá acné,
- và vết thương plaies,
● Thủy bào chẩn sinh dục Herpès génital, sinh sản bất thường cổ tử cung dysplasie du col
● Suy tĩnh mạch Varices,
● trĩ hémorroïdes
Hiệu quả xấu và rủi ro : :
- Tránh sử dụng dầu tràm nguyên chất cho những người dễ mắc bệnh suyễn.
- Không dùng tinh dầu nguyên chất trực tiếp trên da ( HE kích ứng da ). Tinh dầu tràm không thích hợp dùng trong thẩm mỹ.
- Không dùng cho phụ nữ mang thai hay cho con bú.
Phòng ngừa :
- việc sử dụng tinh dầu tràm bên trong cơ thể ( uống ), phải dưói sự giám sát bởi một chuyên gia được đào tạo về môn « tinh dầu thơm liệu pháp ».
- Lý do có thể có phản ứng di ứng, trong việc sử dụng tinh dầu, để cẩn thận tránh những nguy cơ dị ứng có thể xảy ra, trước khi dùng nên thử kiểm tra trên một diện tích nhỏ trên da trước khi áp dụng tinh dầu trên vùng cần chữa trị.
Ứng dụng :
Dùng bên ngoài cơ thể :
► bằng xoa bóp hay ma xát, 10 – 20 giọt tinh dầu nguyên chất ( đối với những loại da nhạy cảm, pha loãng trong dầu thực vật ):
- trên ngực và sau lưng cho các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
- trên những vùng đau những chứng đau nhức, mỏi courbatoire, và phong thấp rhumatisme.
- trên da cho những bệnh ngoài da.
► Xông, hít, thở, cho những bệnh nhiễm trùng hệ hô hấp, viêm thanh quản laryngiste và viêm xoang mũi.
► Xịt, khuếch tán tinh dầu tràm trong không khí để làm tinh khiết và sạch không khí trong nhà.
- Bằng cách tán trợ cho đổ mồ hôi, dầu tràm làm mát cơ thể và giúp đở những bệnh nhiễm như cảm lạnh rhume, viêm thanh quản, viêm phế quản.
- Dầu tràm cũng được dùng cho bệnh suyễn, viêm xoang mũi và đau cổ họng.
- Dầu tràm làm dịu hệ thống tiêu hóa, làm dịu đau bụng, viêm ruột entérites, kiết lỵ, nôn mửa.
Những chứng co thắt, viêm khớp, phong thấp và đau những cơ cũng có thể có những hiệu quả với dầu tràm.
Không những giúp đở các bệnh ngoài da như mụn trứng cá, vẩy nến, dầu tràm còn dùng để tránh những côn trùng cắn hoặc chích như chí, rận hay bọ chét …..
Sử dụng phối hợp :
- viêm phế quản, viêm họng, viêm thanh quản : phối hợp giữa tinh dầu tràm, thông, niaouli.
- ho lao tuberculose: cây tràm, thông, thym và origan.
- bệnh vẩy nến ( Psorasis ) : Tràm, hoa oải hương lavande aspis và géranium,
- mụn trứng cá acné : tràm và cèdre, lavande aspic và marjolaine sylvestre.
- khuếch tán hơi : tràm, cèdre, lavande aspic và marjolaine sylvestre.
( những cây phối hợp sẽ đề cập trong những bài sau )
Nguyễn thanh Vân
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire