Bacilic
Húng quế-É-Húng giới
Ocimum bacilicum L..
Lamiaceae
Đại cương :
Húng quế là một cây thân thảo thuộc họ Lamiaceae, được trồng như một cây hương vị và dùng làm gia vị. Húng quế nổi tiếng, được phổ biến và sử dụng rộng rãi trong phép nấu ăn Ý, các loại khác của giống húng quế Ocimum được lan rộng trong một số thức ăn Á châu như Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam, Lào và Cam bốt.
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc : Ở Á Châu, Cây húng quế có nguồn gốc ở Ấn Độ, đây là loại cây mùi đã được thích ứng môi trường ở Âu Châu.
Mô tả thực vật :
Cây thân thảo, thẳng đứng, phân nhánh, có xu hướng tàng nhánh rậm rạp, nhất niên, cao khoảng 1,5 – 1 m, thân vuông.
Lá hình bầu dục - nhọn đầu, dài khoảng 2 đến 3 cm, có răng cưa, màu xanh nhạt hay đậm đôi khi màu tím ở một số loài (variété), ít lông hay không, có mùi thơm.
Phát hoa ở ngọn nhánh, Hoa không cọng hay có cọng ngắn, cánh hoa chẻ đôi, nhỏ, trắng, đài có ống ngắn, 5 răng, vành tím dợt, môi trên to có 4 thùy răng tròn, môi dưới hình ghe, tiểu nhụy 4, 2 dài 2 ngắn
Bế quả nhỏ, đen, nở phù to ra khi gặp nước.
Thu hoặch : trên lá đã phát triển tối đa, muốn được năng suất lá tối đa, người ta cắt những hoa non mới ra.
Bộ phận sử dụng :
Lá sấy khô, ngọn hoa.
Thành phận hóa học và dược chất :
Tinh dầu thiết yếu basilic, nhiệt đới BIO
Thành phần sinh hóa biochimie chánh :
- Sắc ký Chromatographie giai đoạn gaz :
Monoterpènes :
- (E)-béta-ocimène (0.18%)
Phénols méthyl éthers :
- méthyl-chavicol (71.89%)
Oxydes terpéniques :
- 1,8-cinéole (0.28%)
Monoterpénols :
- linalol (19.72%)
Sesquiterpènes :
- (E)-alpha-bisabolène (1.92%),
- (E)-alpha-bergamotène (0.76%),
- germacrène-D (0.72%),
- béta-caryophyllène (0.59%),
- alpha-humulène (0.24%)
Aldéhydes :
- géranial (0.87%),
- néral (0.69%)
► Đặc tính thành phần chất mùi các loại húng basilic :
Những cây húng khác nhau, sẻ cho những mùi khác nhau bởi vì trong những loài thực vật có những tinh dầu thiết yếu khác nhau do sự kết hợp trong tĩ lệ phân tử các chất.
Mùi của húng quế rất hăng mạnh là do dẩn chất eugénol, Hương vị húng chanh và húng quế phản ảnh phần lớn chất citral đã gây ra những hiệu ứng như trong nhiều loài cây thuộc họ Lamiaceae bao gồm bạc hà chanh, và của limonène cho một hương vị thực sự của nó.
Húng quế xanh ở Phi Châu, có mùi mạnh long não bởi vì trong tinh dầy cây có chứa chất camphre long não và chất camphène với tĩ lệ cao. Húng cam thảo có chứa chất anéthole, gồm cả một hóa chất cho ra mùi như là mùi anis như mùi réglise cam thảo, và đôi khi người ta gọi là « húng quế hồi ».
► Những loại hóa chất khác, giúp tạo ra mùi hương theo tĩ lệ của mỗi loài đặc biệt, nhất là :
- citronellol ( mùi hoa géraniums, hoa hồng roses , và mùi
sả citronnelle )
- linalool (một hoa ngò như trong
coriandre )
- myrcène ( lá laurier , myrcia ).
- pinène (hóa chất cho ra mùi tinh
dầu thông )
- ocimène
- terpinéol
- acétate de linalyle
- acétate de fenchylique
- trans-ocimène
- 1,8-cinéole
- camphre octanane
- méthyleugénol
- eugénol
- bêta-caryophyllène
► Căn cứ vào thành phần hóa chất chứa trong cây, người ta chia Húng ra thành 4 nhóm :
1- Nhóm Ocimum basilicum , chứa lượng rất thấp phénols
2- Nhóm chứa méthyl chavicol (40-80%)
3- Nhóm chứa cinnamate de méthyle - l'éther 90%
4- và nhóm chứa eugénol
Húng quế và húng tây hoang origan ( origanum vulgaire ), chứa một lượng lớn (E)-béta-caryophyllène (BCP), có thể được sử dụng trong chữa trị « bệnh viêm sưng ruột » và viêm khớp.
Đặc tính trị liệu :
- Chống co thắt hệ tiêu hóa mạnh, ( làm loãng 10% đến 20% tinh dầu húng quế trong dầu thực vật hạt dẻ noisette, dầu mè sésame …) thoa bóp trên « tùng thần kinh » ( plexus solaire ) nhóm tế bào thần kinh nằm giữa ức và rốn.
- Làm tráng kiện sung sức và lấy lại sinh khí,
- Thuốc bổ hệ thần kinh, (tonique du système nerveux)
- Thuốc bổ hệ tiêu hóa, (Tonique digestif),
- Thuốc bổ hệ gan-mật (hépato-biliare)
- Chống viêm sưng (anti-inflammatoire)
- Chống đau (Anti-douleur)
- Kháng khuẩn trung bình
- Chống siêu vi khuẩn mạnh (Antiviral puissant)
- Chống co thắt mạnh mẽ,
- và các bệnh nhiễm nhiệt đới và virus viêm gan.
Theo y học truyền thống, húng quế được sử dụng để chữa trị những mụt mụn trên mặt.
Gần đây, người ta có rất nhiều nghiên cứu vào sự lợi ích cho sức khỏe, bằng các loại tinh dầu được tìm thấy trong cây húng quế.
Những nghiên cứu khoa học trong phòng thí nghiệm in vitro đã chỉ ra rằng hợp chất hóa học trong cây húng quế có đặc tính :
- chống oxy hóa mạnh,
- kháng siêu vi khuẩn virus,
- và có đặc tính kháng sinh,
- có tiềm năng để sử dụng trong chữa trị bệnh ung thư.
Ngoài ra, húng quế có hiệu ứng, làm giảm sự suất hiện, sự kết tập những tiểu cầu plaquettes và những khối đông thrombin, kết quả này đã được thực nghiệm trên chuột.
Nhưng nên lưu ý rằng sự dùng với số lượng lớn hạt húng quế có hại cho hệ não bộ.
Chủ trị :
Những chủ trị chỉ định vào các hệ chánh như :
Hệ thần kinh :
- nhức đầu céphalées,
- sự căn thẳng thần kinh,
- lo lắng anxiété,
- mệt,
- trầm cảm, suy nhược, chán nản,
- mất ngủ insomnie
- cuồng loạn hystérie
- tinh thần giảm súc, épuisement intellectuel,
- bệnh giật cơ, hảo kinh luyến spasmophilie,
- chóng mặt.
Hệ tiêu hóa và nội tạng :
- Chứng hành kinh khó dysménorrhées
- Viêm gan bởi virus hépatites virales
- và tắc nghẽn gan congestions hépathiques,
- co rút hệ tiêu hóa spasmes digestifs
- đầy hơi flatulence
- khó tiêu,
- nôn mữa nausées,
- viêm dạ dày ruột,
- chứng nuốt hơi aérophagie.
Hệ cơ và khớp :
- Chuột rút và vặn cơ (crampes et contractions musculaires),
- viêm khớp arthrite,
- viêm gân tendinite,
- phong thấp rhumatisme
- bệnh giật cơ (spasmophilie),
- đau cơ,
- chuột rút ở bụng dưới (crampes du bas du ventre),
- co rút hệ tiêu hóa - gan- ruột. (gastro-hépato-entérique).
Hệ hô hấp :
- bệnh suyễn,
- viêm phế quản,
- ho,
- vãy cá ở tròng mắt (cataracte)….
Hiệu quả xấu và rủi ro :
Tinh dầu húng quế rất mạnh, cho nên :
- Không dùng trực tiếp dầu nguyên chất trên da, pha thật loãng với dầu thực vật khác.
- Tuyệt đối không sử dụng trong 3 tháng đầu mang thai và ở những trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Tuyệt đối không được uống tinh dầu nguyên chất.
- có thể bị kích thích, đau, ngứa da ( dermocaustic ) ở dạng nguyên chất.
Ứng dụng :
Đau bụng quặn thắt :
Húng quế rất hữu ích chống lại sự co thắt dạ dày.
● Dùng 2 nhánh nhỏ, ngâm trong một tách ( chén ) lớn nước đun sôi, trong 10 phút., thêm đường mât ong vào. Uống 3 đến 4 tách / ngày.
Ho gà - Coqueluche
Chống lại chứng ho gà và tắc nghẽn đường hô hấp :
● Ngâm trong nước đun sôi một phần bằng nhau của lá húng quế và thym thêm đường mật ong.
Uống 3 – 4 muỗng cà phê / ngày.
Mất ngủ :
Chống lại chứng mất ngủ, hồi hợp, lo âu,
● Uống một tách nước húng quế ngăm trong nước đun sôi thêm đường mật ong sau mỗi bửa ăn.
Đau thận :
4Chống lại chứng đau thận, dùng húng quế ngâm trong nước đun sôi, lúc bụng đói buổi sáng, thế cà phê ( nếu có uống ) trong thời gian khoảng 1 tháng.
Sử dụng bên ngoài cơ thể :
Đấp bên ngoài ( pha loãng 1% tinh dầu húng quế trong dầu thực vật :
- trên « tùng thần kinh » nhóm tế bào thần kinh nằm giữa ứ và rốn ( trường hợp dạ dày co thắc ) hay
- dọc theo đường xương sống ( mệt mõi và chứng trầm cảm ).
Bằng cách ngâm trong nước đun sôi : Húng quế có tác dụng :
- kích thích,
- chống sự co thắc,
- lợi tiểu.
● Chỉ cần 20 hoặc 30 g lá húng quế sấy khô trong 1 lít nước, uống sau bửa ăn.
Dung dịch ngâm này có hiệu quả tích cực trên:
- chứng đau đầu,
- và đau bụng.
Hạt húng quế, còn gọi là hạt é:
Như trên đã mô tả, hạt é là một bộ phận của húng quế, hoa húng khi tàn, khô sẽ để lại những hạt, màu đen có kích thước nhỏ, nhưng khi ngâm vào nước thì hạt trương nước nở lớn, nguyên nhân là do lớp ngoại bì của hạt được bao bởi một lớp hoặc nhiều lớp tế bào có chứa nhiều chất nhờn « mucilage », đây là một chất đường polysaccharides được dự trử trong thành vách tế bào. Vì thế cho nên khi tiếp xúc với nước, chất nhờn trương nở, màng tế bào vở ra, chất nhờn được phóng thích tan trong nước.
Hạt é húng quế ngâm trong nước, thường được dùng như một thức uống giải khát ở các quốc gia Châu Á .
Ngoài ra hạt é được sử dụng làm thuốc chữa bệnh trong y học ayurvédique của Ấn độ và hệ thống y học Tamil.
Hạt é có chứa nhiều chất nhày mucilage ( một loại polysaccharides và có tính mát ( hàn ).
Nên hạt é dùng làm nước giải khát tác dụng chữa chứng :
- rơm sày,
- thanh nhiệt,
- thông tiện,
- thường được chữa chứng ho khan,
- cổ họng sưng đau,
- nôn ra máu,
- đi cầu ra máu,
- chảy máu cam,
- viêm đường tiểu niệu,
- nhức răng,
- đau mắt đỏ,
- mụn nhọt.
Có thể uống thường xuyên, nhiều lần không độc.
Để gia tăng tính mát, dân gian việt nam, thưòng dùng chung với hạt đười ươi ngâm nước nở ra lượt bỏ vỏ nâu, thêm đường hay không. Rất mát và ngon.
Nguyễn thanh Vân
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire