Margousier, Neem
Cây sầu đâu Nam
Miền Nam VN
Azdirachta indica A.Juss
Meliaceae
Đại cương :
Cây sầu đâu có nguồn gốc ở miền đông Ấn Độ và chính xác ở miền nam Hi mả lạp sơn, tên Neem hay Margousier ( Azadirachta indica ) là một cây có huyền thoại địa phương là cây « thánh » có nhiều « giá trị ». Một bài viết của y học cổ truyền Ấn Độ ( Brihat Samhita de Varahamihira » thậm chí khuyến khích trồng một cây sầu đâu gần mỗi nhà. Những kinh điển hindous có nói « sarve roga nirvariniqui » có nghĩa « một trong những người chữa tất cả các bệnh ». Ngôn ngử bình dân cây sầu đâu Neem « Nhà thuốc của làng »
Ngoài ra trong sầu đâu được trích ra biến chế thành tinh dầu neem. Đó là một tinh dầu được người nông dân Ấn Độ sử dụng như một loại thuốc trừ sâu, phân bón rất hiệu quả .
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc : Cây sầu đâu Neem, nguồn gốc ở Ấn độ, được truyền lan rộng khắp nơi, Ấn Độ và Đông nam Á đến Úc, Châu Phi và trong vùng nhiệt đới Mỹ. Trong miền nam Hoa Kỳ và Châu Âu có khí hậu giống ở miền Bắc Ấn độ, nên có những loại (variété) thích ứng môi trường có khả năng chịu lạnh.
Mô tả thực vật :
Thân đại mộc trung, có thể đạt tới 30 m và đời sống có thể tới 2 thế kỷ, nhưng đây là trường hợp hiếm và đặc biệt, thông thường ở bậc trung ( khoảng 5 đến 10 m ).
Lá luôn xanh, không rụng, lá một lần kép, thứ diệp ( 5 đến 8 cặp ), hình liềm, đáy hơi bất xứng, bìa có răng tà..
Phát Hoa hợp thành chùm tụ tán ngắn hơn lá, hoa trắng hoặc vàng, cao 5 – 6 mm, đài có lông, tiểu nhụy 10, gắn trước một phiến đầu lõm, nuốm phù có 3 gai, buồng có 2 noản.
Quả nhân cứng, giống trái cà na, dài 2 cm. Khi chín màu vàng.
Cây sầu đâu Neem phát triển trong mùa khô nhiệt đới hay cận nhiệt đới, bởi vì sầu đâu cho ra một hệ thống rể rất sâu, nhưng sầu đâu không chịu được nhiệt độ lạnh kéo dài.
Bộ phận sử dụng :
Lá, thân, rể và hoa
Thành phận hóa học và dược chất :
Sầu đâu (neem ) là một đề tài cho nhiều nghiên cứu hoá học. Từ khi cô lập được chất nimbine bởi Siddiqui B.S. ( 1942 ), hợp chất đắng đầu tiên được cô lập từ tinh dầu cây sầu đâu, hơn 135 hợp chất đã được ly trích khác nhau của cây này và nhiều nghiên cứu đã được công bố trên các hợp chất có cấu trúc đa dạng ( Chatterjee A. et al 1994 ) ( CR Mitra và cộng sự, 1963 ) ( Govindachari TR,1992 ).
Những hợp chất được chia thành 2 nhóm chánh :
- Isoprénoïdes và
- không-isoprénoïdes ( Devakuma C và al,1996 )
Những isoprénoïdes bao gồm diterpénoïdes và triterpénoïdes, như :
- protoméliacines,
- limonoïdes,
- azadirone và dẫn xuất ,
- génudine và dẫn xuất ,
Những hợp chất thuộc dạng vilasinine và C-sécoméliacines như :
- nimbine,
- salanine
- và azadirachtine.
Những dạng khác của hợp chất họp lại như :
- những protéines (aminoacides) và những carbohydrates (polysaccharides),
- hợp chất lưu huỳnh sulfurés,
- hợp chất polyphénoliques như flavonoïdes và glycosides của chúng,
- dihydrochalcone,
- coumarines và tanins,
- những hợp chất aliphatiques ( hợp chất có chuổi carbon mở ), v…v…
Những bộ phận khác của sầu đâu nam ( dùng danh từ nam có nghĩa là môi trường mọc phía Nam Việt Nam để phân biệt sầu đâu phía Bắc chỉ toàn chất sát trùng độc ), đặc biệt giàu acides phénilique, chuyển hóa chất thứ cấp.
Phân tích hóa học cho thấy một tĩ lệ cao của các acides này trong hạt, tiếp đến trong ngoại bì và trong nạc thịt nội bì. ( Singh UP.và al 2005).
Lá :
Phân tích hóa học của lá non sầu đâu Neem, rỏ ràng sự hiện diện acides galliques và féruliques, tĩ lệ lượng những acides phénoliques lên cao 3 – 4 lần hơn trong lá trưởng thành, tương ứng ( Singh UP. Và al,2005 ).
Phân tích định lượng của chiết xuất trong rượu méthanolique của những lá, dẫn đến sự xác định một triterpénoïde tétracyclique mới là :
- zeeshanol [25,26,27-trinor-apotirucalla-(apoeupha)-6alpha-, 21-dihydroxy,
7alpha-acetoxy, 1,14,22-tri-en-3, 16-dione],
- và desfurano-6alpha-hydroxyazadiradione đã được biết ( Siddiqui B.S.và al 2006 ).
Những hợp chất lưu huỳnh được phân lập ở lá :
- Trisulfide cyclique
- Tétrasulfide cyclique
Trong lá chứa những chất khác :
- nimbine,
- nimbinène,
- nimbandial,
- nimbolide,
- quercétine
Vỏ :
Vỏ cây sầu đâu Neem khô chứa những chất acides taniques. 3 acides phénolique đã được phân lập từ vỏ tươi :
- acide gallique,
- acide tanique,
- acide férulique ( Singl UP. Và al, 2005 ).
Chất tanins cô đặc :
- acide gallique,
- Epicatéchine,
- Catéchine.
Polysaccharides
Diterpénoïdes ( vỏ của thân )
- Margolone
- Margolonone
- Isomargolonone
Hạt :
Phân tích hóa học những hạt người ta phân lập được 7 tétratriterpénoïdes :
- azadirachtine A,
- azadirachtine B,
- azadirachtine H,
- désacétylnimbine,
- désacétylsalannine,
- nimbine,
- và salannine. (Silva J.C. et al., 2007)
Tinh dầu :
Trong nhân của trái sầu đâu Neem còn chứa từ 40 – 48 % tinh dầu trong đó thành phần acide béo là :
- acide myristique : 2 à 3%
- acide palmitique : 13 à 15%
- acide stéarique : 15 à 19%
- acide oléique : 50 à 62%
- acide linoleique : 8 à 16%
- insaponifiable : 2%
Định lượng trong azadirachtoïdes (C35H44O16) của chiết xuất méthanolique, những hạt cho thấy :
- 10,9 % azadirachtine A,
- 5 % azadirachtine B,
- 10,4 % nimbine,
- 19 % salannine.
Phân tích sâu hơn ta thấy có sự suy thoái của những azadirachtines và những hợp chất limonoïdes ( Caboni P và al, 2006 ).
Tinh dầu sầu đâu neem cũng tích lũy những terpénoïdes, có tiềm năng hoạt động và với số lượng lớn.
- azadirachtine,
- nimbine,
- nimbidine,
- azadirone,
- nhưng cũng có méliacine.
Đặc tính trị liệu :
Tinh dầu sầu đâu neem có đặc tính sau :
- thuốc xổ purgative,
- Thuốc sán lãi antihelminthique ,
- chống ký sinh trùng bên ngoài ( chí rận ) antiparasitaire externe (pou),
- kháng nấm antimycosique,
- và chống bệnh tiểu đưòng antidiabétique..
Tinh dầu chứa những hợp chất chống vi khuẩn ( một số hoạt tính trên siêu vi trùng sida AIDS ) và chống vi trùng bệnh sốt rét.
Tất cả đặc tính dược lý không phải luôn luôn được hổ trợ bởi những thử nghiệm lâm sàng.
Lượng azadirachtine ( C33H44O16 ) chứa trongt hạt thay đổi đáng kể tùy theo những điều kiện đất đay và theo kiểu (type) nhiễm thể của cây.
Năm nay với năm khác, một cây có thể sản xuất những tinh đầu có chứa nồng độ chiết xuất khác nhau.
Lá :
Với những hoạt chất trên, cho thấy lá sầu đâu có những đặc tính trị liệu ứng với những dung dịch trích :
● Trích xuất méthanolique là :
- Hạ sốt antipyrétique,
- Giảm đau analgésique,
- chống viêm sưng anti-inflammatoire với một khả năng ức chế kết tập những tiểu cầu.
● Dung dịch trích bởi chloroforme :
Không ảnh hưởng dược tính nào đáng kể.
● Dung dịch trích trong nước :
- chống sự nhiễm trùng nhẹ.
- chống viêm sưng anti-inflammatoire,
- và hình như chống loét dạ dày,
- nếu dùng dung dịch rất đậm đặc dường như có tính kháng virus.
● Trích xuất trong rượu ( hydroalcoolique ) sẻ là :
- một chất lợi tiểu nhẹ.( nghiên cứu lâm sàng trên những bệnh nhân bị bệnh phù thủng anasarque với muối nimbinine)
● Lá sầu đâu được dùng :
- chất diệt tinh trùng ( ngừa thai ).
Vỏ cây sầu đâu và rể, cũng như những cây non :
Chứa những chất tanins ( chất làm se thắc ) nhưng cũng như những triterpénoïdes là một điển hình của cây sầu đâu (neem).
Ở Ấn Độ, lá sầu đâu Neem được xem như một gia vị, là một sản phẩm tự nhiên đã được biết đến do tác dụng hạ huyết áp mạnh của của cây….. và nhiều chức năng khác trong y học cổ truyền Ayurvédique.
Trong y học cổ truyền Ayurvédique, lá sầu đâu được xem như một gia vị có khả năng hiệu quả :
- hạ đường huyết,
- kháng nấm,
- kháng khuẩn,
- chống sự căng thẳng tinh thần,
- giải độc,
- giảm béo
- và cũng được biết hoạt động trên những sự đau khớp xương.
Độc chất - hiệu ứng xấu :
Giàu chất azadirachtine, tinh dầu trích từ những hạt giống được dùng như thuốc trừ giun sán, nhưng có thể gây độc cho cơ thể con người, như là hậu quả nôn ói mửa và tiêu chảy.
Điều chế tinh dầu :
Tinh dầu này, gọi là dầu sầu đâu Neem hay dầu neem và được người ta điều chế sau khi ép lạnh những hạt, gạn lọc rất công phu để hy vọng thu được một lượng dầu tương đối có thể chấp nhận được.
Ứng dụng :
Thực phẩm:
Ở trạng thái cò tươi, là sầu đâu có vị đắng được dùng trong nấu ăn người Cambodge như là một gia vị.
Ở Việt Nam, Hà tiên, Châu Đốc, thường trồng ở lục tỉnh để lấy lá và hoa trộn gỏi, ăn mát
● Trong y học dân gian trong làng :
Thường dùng :
- Các lá sầu đâu làm trà ( 10 lá trong 1 lít nước ), dùng để hạ sốt, giảm đau do loét dạ dày,
► Phương cách nấu sắc lá sầu đâu ( 50 lá trong 1 lít nước ) hay vỏ ( 1 nắm vỏ trong 1 lít nước ) dùng để :
- làm sạch vết thương,
- súc miệng trong trường hợp viêm nướu răng,
- hay súc miệng trong trường hợp viêm yết hầu angine,
- dùng rửa âm đạo trong trường hợp bị bịnh bạch đới khí hư,
- dùng uống trong trường hợp tiêu chảy bình thường
- hay dùng trực tiếp trong nước tắm trường hợp viêm da lan rộng ( mụn, nhọt )
- Bột lá sầu đâu Neem sấy khô có thể thêm vào kem đánh răng trong trường hợp viêm sưng nhẹ nướu răng.
- Tinh dầu sầu đâu Neem dùng thẳng trên nấm ở da và trên da đầu trong trường hợp bị nhiễm nấm hay chí (để khoảng 1 giờ và sau đó gội đầu với xà bông shampooing, 1 lần / tuần trong vòng 3 tuần.).
- Tinh dầu sầu đâu Neem có tính chất diệt tinh trùng, cũng được dùng để bôi trơn lubrifiante, người ta dùng như biện pháp ngừa thai tại địa phương.
- Đốt những lá khô người ta có thể đuổi muỗi.
- Một hỗn hợp trộn dầu dừa huile de coco và dầu sầu đâu, có hiệu quả bảo vệ chống lại nhiều loại muỗi như Anopheles, Aedes,Culex…
►Pha trộn 1 đến 4% dầu sầu đâu Neem trong dầu dừa, thoa vào da, giảm 80 đến 90% số lượng muỗi anophène chích, trong sự nghiên cứu đã chứng minh bảo vệ hoàn toàn.
Một số công ty thương mại Ấn Độ khác nhau, trích xuất những chất trong cây sầu đâu Azadirachta indica để :
- sử dụng trong nông nghiệp,
- trong sinh học,
- trong tinh dầu sầu đâu,
- chế tạo thuốc trừ sâu bằng chất azadirachtine hay
- phân bón sầu đâu…..
● Những sản phẩm mỹ phẩm căn bản trên tinh dầu sầu đâu :
- xà bông gội đầu shampooing chống gàu,
- hay trừ chí poux,
- kem dưỡng da chống mụn acné nhưng cũng
- có thể cải thiện một vài bệnh nhiễm da mãn tính như ( mụn cám, bệnh vẩy nến ).
- kem sát trùng lotion antiseptique.
● Những dược phẩm căn bản những trích chất sầu đâu Azadirachta indica hay neem :
- chống bệnh sốt rét paludisme,
- trục giun sán helminthiases,
- những bệnh nhiễm vi khuẩn,
- nấm ,
- siêu vi khuẩn virales
- thậm chí cả bệnh lao tuberculose,
- hay để " giải độc détoxiquer, tẩy sạch " cơ quan trong cơ thể.
● Trong y học thú y : tẩy trừ những nội ký sinh và ngoại ký sinh, để ngăn ngừa những bệnh , những vết thương nhất là những « ruồi » « tửa đẻ » những trứng trực tiếp trên mặt vết thương.
Đây là những kiến thức y học, sử dụng cây sầu đâu Azadarichta indica trong y học phương Tây .
Giai đoạn cây trưởng thành, cây sầu đâu Neem có thể sản xuất ít nhất 50 kg trái, tương đương với 30 kg hạt, đây là nguồn của các hợp chất có đặc tính diệt côn trùng, bao gồm « azadirachtin ».
Những hạt được sử dụng để bào chế một loại thuốc trừ sâu rất hiệu quả khủng khiếp, chất azadirachtin, rất dể hủy hoại bởi ánh sáng.
Thư mục dữ liệu nghiên cứu và thực nghiệm trên cây sầu đâu :
Ở Ấn Độ, những phần khác nhau của cây được dùng trong y học truyền thống ayurvédique từ rất xa xưa. Việc sử dụng này cũng đã được mô tả rõ ràng, đặc biệt là những lá, những trái và vỏ cây (Thakur R.S. et al., 1981).
● Tinh dầu sầu đâu, trích chất của vỏ và lá được dùng trong :
- chăm sóc những bệnh phong cùi lèpre,
- trừ giun sán trong ruột,
- những rối loạn sự hô hấp,
● Sử dụng trong điều trị :
- bệnh phong thấp rhumatismes,
- viêm sưng mãn tính bệnh giang mai syphilitiques chroniques
- và chứng loét đã được ghi nhận rộng rãi (Kirtikar K.R. et al., 1975).
● Tinh dầu sầu đâu được dùng điều trị trong những bệnh nhiễm da khác nhau (Chopra R.N. et al., 1956) ;
● Vỏ cây, lá, rể và những hoa, trong sự phối hợp, được chỉ định chủ trị sau :
- những bệnh về máu,
- những bệnh ống dẫn mật biliaires,
- bệnh ngứa démangeaisons,
- bệnh loét ở da ulcères cutanés,
- những cảm giác nóng phỏng sensations de brûlures (Mitra C.R. et al. 1963).
● Trích chất từ vỏ sầu đâu có tác dụng :
- thuốc giảm đau analgésique
- và chống sốt truyền thống antipyrétique traditionnel ;
Những trái sầu đâu được dùng để chữa trị những vấn đề :
- mắt ophtalmiques,
- tiểu đường diabète,
- những rối loạn đường tiểu désordres urinaires
- và những trùng ký sinh trong ruột vers intestinaux.
Trích chất từ lá, dùng để uống ( per os ), được ghi chép trong y học ayurvédique để chữa trị bệnh sốt rét malaria..
Những lá khô, nấu sắc được dùng ở Nigeria và ở Haiti trong cùng một chỉ định chủ trị.(Washington D.C., 1992).
● Việc sử dụng sầu đâu Neem trong những vùng khác nhau ở Ấn Độ, được phổ biến rộng rãi trong những rối loạn hệ tiêu hóa gastro-intestinaux như :
- tiêu chảy,
- bệnh tả choléra (Thakurta P. et al., 2007).
● Ở Kenya, trong bộ lạc Meru và Kilifi, sầu đâu được dùng để trị bệnh sốt rét malaria (Kirira P.G. et al., 2006).
Dữ liệu thu thập điều tra.
►Phương cách nấu sắc lá sầu đâu Neem Azadirachta indica, pha trộn với lá muồng xiêm cassia siamea (Senna siamea)( lá và hoa ) chanh Citrus aurantifolia ( lá ), muồng trâu còn gọi là muồng xức lát Senna alata ( đồng nghĩa cassia alata muồng trâu ( lá ), và Ổi Psidium guajava ( lá ) là một đơn thuốc của gia đình Mooré, thị trấn Koudougou, tại tỉnh Boulkiemdé để chữa trị bệnh sốt rét paludisme.
Tất cả thành phần được đun sôi trong 30 phút.
Dung dịch nấu sắc này được điều chế mỗi ngày, cùng một số lượng lá và thêm lượng nước nếu thấy cần thiết vừa đủ.
Bệnh nhân uống 2 lần / ngày trong vòng 3 ngày và lau với nước này trong khi điều trị .
Trong một vùng khác của Koudougou,
►Một công thức nấu sắc được ghi nhận : thân, lá sầu đâu Neem trộn với lá muồng xiêm cassia siameạ ( thân lá ), khuynh diệp đỏ ( Eucalyptus camaldulensis ) ( thân lá ) và Xoài Mangifera indica ( vỏ ) được điều chế trong trường hợp lên cơn sốt rét paludisme.
Tất cả thành phần được đun sôi trong nước khoảng 2 giờ .
Dung dịch bào chế được để lạnh và dùng để tắm, buổi sáng và tối, đến khi những triệu chứng được cải thiện.
Nguyễn thanh Vân
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire