Freshwater Mangrove
Chiếc - Lộc vừng
Barringtonia acutangula (L.) Gaertn.
Lecythidaceae
Đại cương :
Tên thường gặp là Barringtonia, Freshwater Mangrove, India Oak, India Putat.
Việt Nam gọi là cây “ Lộc vừng ”, danh pháp khoa học Barringtonia acutangula L.thuộc họ Lecythidaceae.
Đồng nghĩa : Barringtonia spicata hay Eugenia acutangula.
Cây Lộc vừng còn gọi là “ cây Chiếc ” hay “ Lộc mừng ” là một cây sống ở vùng đất ẫm nước lợ rừng sát ven biển, nơi cửa sông vùng Nam Á và Bắc Úc, từ Afghanistan đến Phi luật Tân và Queensland.
Tại Đông Nam Á, cây Lộc vừng được phân phối ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Ở Việt Nam cây lộc vừng được tìm thấy từ Bắc vào Nam tới Côn đảo.
Cây Lộc vừng có thân gốc đẹp, hoa màu đỏ cho mùi thơm thường được dùng làm cây cảnh, bonsai.
Những người thích cây cảnh liệt Lộc vừng trong tứ quý : Sanh, Sung, Tùng, Lộc.
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực vật :
Barringtonia là một cây luôn xanh, trong tiếng Phạn, những nhà văn gọi là Hijja hoặc Hijjala.
Trái Lộc vừng tên gọi Samudra và Dhātriphala hay “ y tá của trái cây ” và là một trong những cây được biết đến nhiều nhất trong nước Ấn Độ. Cây Barringtonia thân mộc cao khoảng 5 - 8 m với những vỏ nứt thành những khe màu xám tối.
Lá, hình bầu dục, nhiều, hơi rậm ở đỉnh nhánh cây, lá non rời riêng ra có răng mịn ở bìa lá. Một phần lá rụng trong thời gian khô dài.
Hoa, nhiều, hợp thành chùm rũ xuống, màu đỏ, khoảng 20 cm dài. Đặc điểm của hoa là thường hay nở vào ban đêm, tỏa một hương thơm thoang thoảng, nhẹ nhàng trong bầu không khí tĩnh mịch.
Mỗi năm hoa nở hai (2) vụ vào khoảng tháng 7-8 và tháng 10-11 âl. Sự trổ hoa cận vào dịp Tết Nguyên đán việt nam nên cũng như hoa mai vàng, với đặc tính ưa nước của lộc vừng người ta có thể điều chĩnh lượng nước tưới mà bắt lộc vừng trổ hoa vào dịp Tết theo ý muốn của những người chơi cây cảnh bonsai.
Trái Lộc vừng hình chữ nhật 4 mặt, sản xuất định kỳ suốt năm, 3 đến 4 cm dài, khoảng 1,5 cm dày, hình tứ giác thẳng, nhọn ở đỉnh, đồng bộ do các thùy đài hoa tồn tại liên tục.
Loài Lộc vừng này, phát triển trên những bờ sông nước ngọt, cạnh các đầm lầy nước ngọt và theo mùa nước lũ ngập trong vùng đồng bằng, thường thì gặp những nơi đất nặng ( lourds ).
Sự nhân giống được thực hiện bằng sự phát tán hạt. Cây chịu đất sét, hệ thống thoát nước kém. Không nhất thiết với điều kiện trên, cây lộc vừng có thể sống phát triển trong những loại đất khác.
Bộ phận sử dụng :
Vỏ thân, rể, lá, trái, hạt.
Thành phận hóa học và dược chất :
► Lá lộc vừng chứa :
- acide trihydroxy triterpene monocarboxylic,
- acide acutangulic,
- và other acides hửu cơ khác,
- barrigtogenic,
- tangulic
- và acides oleanolic ;
- saponins
- và sapogenins,
- acutagenol A
- và acutagenol B,
- ba (3) triterpenoid sapogenols,
- barringtogenols, B, C và D, E,
- hai (2) triterpenoid acid sapogenins,
- stigmasterol glucoside,
- ß-sitosterol và ß-amyrin.
► Trái lộc vừng chứa :
- barringtogenol D, C và B,
- saponins
- và acide barrigenic..
► Hạt lộc vừng chứa :
- triterpenoid glycosides,
- barringtogenin.
► Vỏ lọc vừng chứa :
- tannins
- và một lượng nhỏ sapogenin.
► Gổ lộc vừng chứa : Wood contains :
- một acide triterpenoid dicarboxilic,
- acide barrigtonique,
- và tirterpenoids khác,
- acide barrigenic,
- và hexa-hydorxytriterpene,
- tanginol.
► Nhánh gổ lộc vừng chứa :
- barringtogenol E
- và acide triterpenic ,
- acide barrinic (Ghani, 2003; Rastogi & Mehrotra, 1993).
● Vỏ Lộc vừng chứa chất giảm đau trấn thống mạnh :
- Also3,3'-dimethoxy ellagic acid,
- dihydromyticetin,
- acide gallic,
- acide bartogenic và stigmasterol,
- triterpenoids,
- olean-18-en-3beta-O-E-coumaroyl ester và olean-18-en-3beta-O-Z-coumaroyl ester 12, 20(29)-lupadien-3-o
- Oleanane-type isomeric triterpenoids:- racemosol A (1) [22alpha-acetoxy-3beta,15alpha,16alpha,21beta-tetrahydroxy-28-(2-methylbutyryl)olean-12-ene] và isoracemosol A (2) [21beta-acetoxy-3beta,15alpha,16alpha,28-tetrahydroxy-22alpha-(2-methylbutyryl)olean-12-ene].
▪ Saponins :
- barringtoside A, 3-O-beta-D-xylopyranosyl(1-->3)-[beta-D-galactopyranosyl(1-->2)]-beta-D- glucuronopyranosyl barringtogenol C;
- barringtoside B, 3-O-beta-D-xylopyranosyl(1-->3)-]beta-D-galactopyranosyl(1-->2)]-beta-D- glucuronopyranosyl-21-O-tigloyl-28-O-isobutyryl barringtogenol C;
- barringtoside C, 3-O-alpha-L-arabinopyranosyl(1-->3)-[beta-D-galactopyranosyl(1-->2 )]-beta-D - glucuronopyranosyl barringtogenol C.
▪ Thành phần chất dinh dưởng chánh :
- tinh bột ,
- chất đạm protéine ,
- chất cellulose ,
- chất béo ,
- caoutchouc,
- những chất có trạng thái kiềm.
- và một hoạt chất tương tự như chất saponin dưới dạng bọt được ổn định khi được lắc trong một dung môi nước .
▪ Từ vỏ cây Lộc vừng, một nghiên cứu cho thấy hiện diện :
- Chín (9) chất triterpene saponins,
- acutangulosides A-F,
- và acutanguloside D-F methyl esters
- và chất triterpene aglycone.
▪ Nghiên cứu trong dung môi éthanolique chiết xuất từ trái lộc vừng cho thấy chất saponins, thủy phân cho ra :
- triterpenoid sapogenins,
- barringtogenol B, C
- và D và hai (2) acide triterpenoid sapogenins.
Đặc tính trị liệu :
Cây lộc vừng có những tác dụng y học sau :
● Nước ép lá lộc vừng tác dụng trong :
- bệnh tiêu chảy diarrhée
- và bệnh lỵ dysenterie.
● Rể lộc vừng vị đắng tác dụng :
- thuốc hạ sốt antipyrétique,
- làm mát lạnh refroidissement,
- kích thích bữa ăn ngon apéritif
- và long đờm expectorant,
- kích thích stimulant
- và buồn nôn émétique;
Cây được cho là giống như Chincona với những đặc tính trị liệu.
● Trái lộc vừng vị cay, đắng,
- lọc máu dépuratif,
- làm nôn mửa.
- làm se thắt ruột astringent pour les intestins,
- chất kích thích sinh sữa lactagogue,
- giảm đau vết thương vulnéraire,
- trừ giun sán anthelmintiques;
- hửu ích trường hợp tiết nhiều mật biliousness,
- viêm phế quản bronchite,
- đau mắt yeux irrités,
- vết thương rĩ mủ suintement,
- chứng viêm nước mũi catarrhe nasal
- và những ảo giác hallucinations.
● Hạt lộc vừng là thuốc :
- tống hơi carminatives
- và thuốc làm nôn mửa émétique;
► phối hợp với nước ép của gừng gingembre được sử dụng :
▪ trong trường hợp chứng viêm nước mũi và đường hô hấp.
▪ đắp trên ngực để làm giảm đau và lạnh .
▪ trên bụng để giảm đau bụng tã (đau bụng đi cầu ) và đầy hơi flatulence.
Hạt cũng được ghi nhận để :
- giảm trường hợp yếu tinh dịch faiblesse séminale
- và bệnh lậu gonorrhée.
● Vỏ Lộc vừng được xem như chất :
- thuốc kiện vị bổ bao tử stomachique.
- làm se thắt trường hợp bị tiêu chảy,
- và bệnh lậu blennorrhagie,
- và như thuốc giải nhiệt fébrifuge trong bệnh sốt rét paludisme.
EtOH (50%) của rể tác dụng :
- hạ đường máu hypoglycémique
- và vỏ của thân là thuốc chống lại nguyên sinh động vật antiprotozoaire (Asolkar et al., 1992).
Kinh nghiệm dân gian :
▪ Tại Phi luật Tân, người ta nấu sắc vỏ lộc vừng dùng như thuốc kiện vị bổ bao tử,
▪ Vỏ cây cũng dùng đắp lên những vết thương .
▪ Ở Amboine và Ấn Độ Inde, rể cây và vỏ cây lộc vừng dùng để trị những vết thương ,
▪ nước ép lá cây dùng trị bệnh tiêu chảy.
▪ Trong Sind, trái lộc vừng dùng chữa trị :
- ho toux,
- cảm cúm rhume
- và bệnh suyễn.
▪ Hạt lộc vừng được dùng như chất cho :
- mùi thơm trong đau bụng đi cầu colique
- và trong quá trình sinh đẻ parturition
- cũng như dùng cho mắt.
▪ Hạt lộc vừng dạng bột, trộn với bơ và cao lương sagoutier ( loại cọ Metroxylon sagu dùng cho tiêu chảy.
▪ Ở Bombay, nhân của hạt dùng như chất làm nôn mửa émétique.
▪ Hạt dạng bột dùng như thuốc lá tabac hít vào để chữa trị đau đầu .
▪ Hạt của trái lộc vừng, chà trên đá trộn với nước ép gừng tươi, để chữa trị chứng bệnh viêm nước mũi và trục xuất đầy hơi gaz flatulente trong chứng đau bụng đi cầu colique .
▪ Chà xát lộc vừng với nước :
- trên ngực để làm giảm đau và cảm lạnh
- chà xát ở bụng để giảm đau bụng đi cầu colique và chứng đầy hơ gaz.
▪ Ở Ấn Độ, trái và lá lộc vừng được nấu sắc dưới độ Ph kiềm dùng cho bệnh rối loạn bụng abdominaux và lá lách rat.
▪ Chà hạt lộc vừng trên đá và đắp trên xương ức sternum dùng cho cảm lạnh rhumes,
▪ Dùng vài hạt pha trộn với nước ép gừng tươi, dùng để uống , chữa trị ói mữa hay giúp đở tẩy trục xuất chấy nhày.
▪ Trái cây lộc vừng phối hợp với thuốc mỡ xát trùng dùng cho vết loét bệnh hoa liểu.
▪ Nước ép lá lộc vừng dùng trong chứng tiêu chảy chất nhày diarrhée mucoïde.
▪ Trái dùng như thuốc trục giun sán và như chất làm se thắt trong trường hợp viêm nướu răng.
▪ Nấu sắc vỏ cây lộc vừng dùng như nước súc miệng trường hợp vấn đề nướu răng
▪ Ở Tích Lan , dùng chữa trị bệnh sốt rét.
▪ Tại Đức, Ủy ban E monographie, đã công nhận dùng vỏ cây để chữa trị cảm lạnh rhume thông thường .
▪ Chất độc : Tại Phi luật Tân, vỏ cây được sử dụng như chất độc để thuốc cá
Nghiên cứu :
● Tác nhân kháng vi trùng :
Chiết xuất từ tinh dầu thô cho thấy hoạt động rất tốt với tất cả những các sinh vật thử nghiệm vi khuẩn gram âm – và gram + và 2 loại nấm. Đó là kể đến hiệu quả đặc biệt với 2 loài vi khuần Bacillus subtilis và Aspergillus niger, người ta có có thể so sánh nó với kanamycine và fluconazole.
Nghiên cứu dung dịch trích của năm (5) cây ăn được vùng Bắc Thái Lan cho thấy dung dịch trích từ méthanolique của cây lộc vừng Barringtonia acutangula là có hoạt động nhất. Kể cả vi trùng Escherichia coli, salmonella typhimurium, Staphylococcus aureus, Bacìllus cereus và Pseudomonas aeruginosa.
● Chống sốt rét :
Trong phòng thí nghiệm, hoạt động chống vi trùng sốt rét của dung dịch trích từ rể Barringtonia acutangula ở chuột :
Dung dịch trích không độc, và có tác dụng cơ hữu chống sốt rét, đặc tính này được biện minh bởi dân bản địa dùng làm thuốc ở Tích Lan Sri Lanka.
● Tác nhân kháng khuần :
những tác nhân gây bệnh đường tiểu .
Nghiên cứu trên cây lộc vừng Barringtonia acutangula cho thấy dung dịch trích trong éthanol đưa ra phổ quát cho sự ức chế tiếp theo bởi chất chloroforme, éther dầu hỏa, và dung dịch chống lại những tác nhân gây bệnh đường tiểu trong thời gian thữ nghiệm.
● Những triterpénoïdes :
Nghiên cứu phân lập được :
- ba (3) sapogenins triterpenoid mới cuộn lại barringtogenol B, C và D từ những trái cây.
- hai (2) acides sapogenins triterpenoid cũng đã được phân lập cũng từ một nguồn ( trái ), người ta đã xác định là barringtogenate méthyle.
Một nghiên cứu đem lại chất glucoside triterpénoïde của cây lộc vừng Barringtonia acutangula
(- 2 bis, 3ß, 19a-trihydroxy-olean-12-ène-23 ,28-dioïque 28-O-ß-D-glucopyranoside).
● Hoạt động chống oxy hoá / hóa trị liệu phòng ngừa (chimio-préventive) :
Những dung dịch trích cho thấy hoạt động quan trọng trong tất cả các thữ nghiệm chống oxy hóa của hoạt động chống oxy hóa hoàn toàn gia tăng phụ thuộc theo liều lượng.
Những kết quả cho thấy cây lộc vừng Barringtonia acutanggula có thể hành động như yếu tố hóa trị liệu phòng ngừa chimio-prévention, bằng sự cung cấp các chất chống oxy hóa và bảo vệ chống lại những gốc tự do.
● hoạt động kháng khuẩn / kháng nấm :
Bởi phương pháp hóa thực vật truy tìm cho thấy những chất như :
- terpénoïdes,
- stéroïdes,
- tanins,
- những flavonoïdes
- và saponines glycosides.
Những kết quả cho thấy lá Barringtonia acutangula ( lá lộc vừng ) thể hiện tiềm năng hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm.
Ứng dụng :
● Cây lộc vừng còn có những hiệu quả thực dụng như :
- chống ung bướu antitumorale ( chiếc xuất từ hạt ),
- kháng sinh antibiotique,
- Ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn Hélicobacter pylori.
- hoạt động giảm đau antinociceptive.
- Kháng nấm antifungique.
Cây Lộc vừng này từ lâu người ta sử dụng trong lãnh vực như :
- y học ,
- dùng gổ,
- và như cây thuốc cá.
Trong y học truyền thống, được sử dụng trường hợp :
- trẻ em bị cảm lạnh ở ngực,
Những hạt được chà trên đá với nước và đắp trên xương ức ( sternum ), và nếu có trường hợp khó thở nhiều ( dyspnée ), vài hạt với hay không nước ép của gừng tươi được dùng uống và rất hiếm trường hợp không gây ra nôn mửa để trục chất đờm trong những hệ thống dẫn khí thở. Gần đây hơn, cây lộc vừng trở thành trọng tâm nghiên cứu cho những hợp chất chống đau nhức.