Tâm sự

Tâm sự

dimanche 15 avril 2012

Cây sung - Goolar ( Gular ) Fig

Goolar (Gular) Fig
Cây Sung
Ficus racemosa L.
Moraceae
Đại cương :
Cluster Fig, Indian Fig, Crattock, Rumbodo, Atteeka, Redwood Fig
Ficus racemosa hay Ficus glomerata là một loài thực vật thuộc họ Moraceae. Cây sung có nguồn gốc từ Úc Châu, Châu Á và tiểu lục địa Ấn Độ. Những trái sung mọc trực tiếp từ thân cây hay gần thân .
Trong truyền thống Phật giáo Ficus racemosa được biết dưới tên « Udumbara » hay « Ưu đàm ». Ở Việt Nam, cây tên gọi là sung.
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực vật :
Đại mộc trung, nhưng có thể cao 30 m, đường kính khoảng 60 – 90 cm, vỏ cây màu nâu xám, mịn. Cành, nhánh lá non và sung có những lông cong hoặc với mật độ cao bao phủ lớp lông mịn trắng, không phụ sinh lúc nhỏ.
có phiến xoan ngược, mọc cách, có cuống dài 2 – 3 cm, phiến lá mỏng, hình bầu dục hay hình mủi giáo hẹp, 10 – 14 x 3 – 4,5 hay 7 cm, thường có nốt ( do phản ứng khi bị côn trùng đẻ ), lá bẹ cao 1 cm.
Cây có hoa đực và hoa cái trên cùng một cây.
Sung thành chùm trên thân hay trên nhánh già, có cọng, to 2 – 4 cm, màu cam hơi đỏ khi chín, nạt ngọt, hình quả lê 2 – 2,5 cm đường kính, sung gắn vào thân bởi một cuống dài 1 cm, lá bắc hình tam giác bầu dục.
Hoa đực, có túi mật, và những hoa cái cùng trong một sung. Hoa đực nằm gần đỉnh sung ở lỗ hỏng trên đầu sung, không cuống, đài hoa có 3 thùy hay 4, tiểu nhụy 2. Hoa mật và những hoa cái có cuống ngắn, đài hoa có tuyến, đỉnh 3 hay 4 răng, vòi nhụy ở bên, nướm dạng hình chùy.
Hoa trổ tháng 5 tháng 6.
Bộ phận sử dụng :
Vỏ cây, rể, mủ trắng latex, trái.
Thành phận hóa học và dược chất :
Sự khảo sát hóa thực vật của cây sung cho thấy gồm :
- dung dịch trích từ éthanol của cây Ficus racemosa đã được thử nghiệm phẩm chất để xác định những khác biệt giữa những thành phần hoạt chất như :
- carbohydrate,
- glycoside,
- dầu cố định,
- chất béo,
- chất đạm,
- amono-acides,
- saponine,
- phénoliques,
- Tannins,
- phytostérole
- alcaloïdes,
- flavonoïdes,
- anthraquinones,
- hétérosides,
- stéroïdes,
- triterpénoïdes,
Dung dịch trích từ những cây có chứa những hợp chất hóa thực vật phytochimiques, có hoạt tính sinh học khác nhau có thể có những điều trị quý giá. Phần lớn những hiệu quả bảo vệ của trái và rau xanh đã được phân bố bởi những hợp chất hóa thực vật, là những hợp chất của cây không có giá trị dinh dưởng.
Các hợp chất hóa thực vật khác nhau đã được tìm thấy rộng rải trong các hoạt động, có thể giúp trong sự bảo vệ chống lại những bệnh mãn tính.
Thí dụ như :
- những chất glycosides,
- chất saponines,
- chất flavonoïdes,
- những chất tannines,
- và những alcaloïdes
có những hoạt động giảm lượng đường trong máu, hoạt động chống viêm sưng.
Những báo cáo chỉ rỏ rằng những chất saponines có đặc tính :
- hạ cholestérol cao trong máu
- và bệnh tiểu đường.
● Những terpénoïdes cũng cho thấy để hạ lượng đường trong máu trong những nghiên cứu.
● Stéroïde động vật và những saponine triterpénoïdes đả chứng minh những đặc tính :
- giảm đau
- và hoạt động vào hệ thống thấn kinh trung ương.
Một chất mới tetracyclique triterpène glaunol acétate được cô lập từ lá, vỏ cây và lõi của cây sung
và đặc trưng là 2 chất leucoanthocyanines được phân lập ra từ vỏ cây.
Phân lập chất sitostérole và một cétone chuổi dài chưa xác địng từ vỏ cây.
Cérylique béhénate, lupéol, acétate của cây, acétate của amyrine được cô lập từ vò và từ thân.
glauanole được cô lập từ trái sung .
Hentriacontane, sitostérol, glauanolđường phân lập từ trái  cây.
Phân lập lupéol ; sitostérol stigmastérol từ vỏ của thân cây.
Phân lập sitostérol, glucoside, lupéol, friedeline từ vỏ của gốc cây.
Đặc tính trị liệu :
Theo y học cổ  truyền Ayurvédique của Ấn Độ,
● Rể rất hữu ích trong trường hợp bệnh chó dại hydrophobie,
trong khi vỏ có vị chát có đặc tính làm mát và rất tốt cho những chứng rối loạn về phụ khoa gynécologique.
Sung cũng được dùng như là thuốc dán trong những trường hợp sưng phù, viêm hay u nhọt furoncles và được xem là có hiệu quả trong những bệnh :
- bệnh kiết lỵ dysenterie,
- bệnh suyễn,
- bệnh lậu gonorrhée,
- kinh nguyêt quá nhiều,
- bệnh huyết trắng leucorrhée,
- ho ra máu,
- và bệnh đường tiểu .
Ngoài việc sử dụng trong y học truyền thống, khoa học nghiên cứu cho thấy rằng Ficus racemosa cho những hiệu quả sinh học như là :
- bảo vệ gan,
- phòng chủng bệnh bằng hóa chất chimiopréventives,
- chống bệnh tiểu đường antidiabétiques
- chống viêm sưng anti-inflammatoire,
- chống sốt antipyrétique,
- và chống ho antitussive,
- chống lợi tiểu antidiuretic.
Thân, lá, rể, trái, mủ của trái latex.
Rể cây sung, vỏ, vỏ trái sung và lá có một giá trị chữa bệnh rất lớn. Cây sung được sử dụng cho cả 2, bên trong nội tạng và bên ngoài.
► Dùng bên ngoài nội tạng :
- Chất mủ trắng của trái sung được áp dụng trên những vết thương viêm mãn tính để làm giảm sự phù nước, giảm đau và thúc đẩy hoá sẹo, mau lành vết thương.
- Các chồi lá căng ra áp dụng trên da dưới dạng thuốc dán bột nhão pâte, để cải thiện màu da.
● Lá cây sung được nấu sắc lợi ích cho việc rửa vết thương để làm sạch vô trùng và lành vết thương.
● Nấu sắc vỏ trái sung, là một dung dịch để súc miệng hiệu quả cho việc viêm miệngđau cổ họng.
Ứng dụng chất mủ trắng của vỏ trái sung để làm giảm bớt :
- sưng phù viêm tuyến mang tai parotidide,
- viêm hạch dịch hoàn orchite,
- đau răng, sưng do sự chấn thương .
► Dùng trong nội tạng, cây sung được dùng trong một phạm vi rộng lớn của các chứng bệnh :
● Nấu sắc vỏ cây rất hiệu quả :
- chống bệnh tiêu chảy,
- bệnh kiết lỵ dysenterie
- và bệnh viêm loét đại tràng,
Ở những trẻ em, chất mủ được thêm đường để chống lại :
- bệnh tiêu chảy
- và bệnh lỵ.
Trong bệnh tiểu đường, những trái cây sung chín hoặc nước nấu sắc da vỏ trái sung cũng hiệu quả, bởi vì chức năng hoạt động tốt như là chất chống lợi tiểu tức đi tiểu thường xuyên.
● Nấu sắc lá sung, như một đơn thuốc rất hiệu quả trong :
- sự sưng tuyến hạch,
- ung mủ abcès,
- vết thương mãn tính,
- viêm hạch cổ tử cung adénite cervicale.
Trong trường hợp :
- chảy máu tử cung,
- trụy thai,
- bệnh huyết trắng leucorrhée,
- và những trưòng hợp chảy máu ở âm đạo.
● Người ta nấu sắc vỏ trái sung, được sử dụng để uống.
Trái sung Ficus racemosa có đặc tính :
- tác dụng se thắc ruột,
- cầm máu,
- thuốc bổ,
- rất hữu ích để điều trị bệnh huyết trắng,
- rối loạn máu huyết,
- cảm giác nóng đốt,
- mết mỏi,
- chứng tiểu nhiều,
- bệnh phong cùi lèpre,
- kinh nguyệt quá nhiều ménorragie,
- chảy máu cam épitaxis,
- tẩy trục giun sán ký sinh trong đường ruột,
- chứng hành kinh khó, đau dysmenorrhée,
- tạp chất trong máu,
-Viêm phế quản,
- viêm bàng quang cystiters,
- yếu tình dục, cương yếu ở đàn ông,
Dung dịch ép trái sung chữa chứng nất cục.
● Trái sung là một đơn thuốc tốt dùng để :
- điều chỉnh tiêu chảy
- và bón.
- chứng ho ra máu hémoptysis.
● Người ta nấu sắc vỏ sung dùng để chữa trị những bệnh khác nhau về :
- da,
- ung loét
- những người bệnh tiểu đường, để ngừng đi tiểu thường xuyên
Trong trường hợp viêm phế quản những trái cây sung được dùng để chữa trị :
- ho khan,
- khan tiếng và mất tiếng,
- những bệnh về thận,
- bệnh v tỳ tạng lá lách,
Latex
Mủ trắng latex trái sung được sử dụng ngoài da trên những vết thương viêm nhiễm mãn tính để:
- giảm phù sưng,
- giảm đau
- và để cải thiện hóa sẹo mau lành vết thương.
Chất mủ trắng trộn với đường để chữa trị bệnh suy nhược tình dục đàn ông .
Lá cây sung  :
Theo sự nhất trí của hệ thống y tế lá sung được sử dụng :
- chất làm se thắc và rất tốt cho ruột,
● Chồi lá, được kéo căng ra, đắp trên da, dưới hình thức như thuốc dán để cải thiện màu da.
Tất cả các bộ phận của cây sung Ficus racemosa ( như lá, trái sung, mủ trắng sung, nhựa của rể sung ) được sử dụng để làm thuốc trong hệ thống y học truyền thống của Ấn Độ.
● Những lá sung được nghiền nát nhuyễn và trộn với mật ong được dùng trong trường hợp bệnh tiết mật quá nhiều.
● Lá uống cho viêm hạch cổ tử cung adénite cervicale
Vỏ cây sung .
Vỏ được dùng trị bệnh suyễn,
● Vỏ cây sung Ficus racemosa có tính :
- sát trùng,
- hạ sốt antipyrétique,
- diệt giun sán, ký sinh đường ruột,
- chất lợi sửa,
- vị chát,
- làm mát,
- cũng được dùng để điều trị bệnh lỵ,
- viêm đại tràng,
- chán ăn anorexie,
- những rối loạn kinh nguyệt.
Vỏ cây sắc uồng được sử dụng để tẩy xổ,


Nguyễn thanh Vân

Aucun commentaire: