Dartrier
Muồng trâu - Muồng
xức lác
Cassia alata L.
Senna alata (L)Roxb.
Fabaceae
Đại cương :
Dartrier còn gọi là muồng trâu,
bình dân ta thường nôm na gọi là muồng xức lác, tên khoa học Cassia alata L. Là
một cây tiểu mộc thuộc họ Caesalpiniaceae nay đổi thành Fabaceae.
Cây muồng có đăc tính là những cành
lá mở ra vào buổi sáng và khép lại vào ban đêm.
Lá thuộc lá kép hình lông chim. Hoa
lớn, chùm hoa dài cao, màu vàng cam. Quả đậu mang 2 cánh lớn 2 bên. Lá và hoa có
một mùi hôi.
Tên thường dùng trong dân gian :
Muồng trâu, dartrier, bois dartre, quatre épingles, épis d’or.....
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc :
Cây
muồng trâu có nguồn gốc ở vùng Mỹ nhiệt đới, cây tiểu mộc này có thể đạt đến 2
hoặc 3 m chiều cao. Gié hoa thẳng đứng, màu vàng (or). Giống như những loài
casseas khác, phát triển tùy theo tính chất của đất, nhưng cây muồng không
thích ứng dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp. Cây muồng trâu được trồng và mọc
lan rộng khắp mọi vùng nóng trên địa cầu.
Mô tả thực vật :
Tiểu
mộc, bụi cao khoảng 2-4 m,
Lá to,
mang 8-10 lá phụ, cạnh tròn dài, phần dưới không đối xứng, lá phụ bên trên
tương đối lớn hơn lá phía dưới, rộng 3-5 cm, gân lá hình lông chim, 10 đến 12
cặp, nổi bậc. Cuống lá có lông mịn, không tuyến.
Hoa màu
cam, kết lợp, hoa vàng to. Phát hoa nở suốt năm, ngoại trừ những lúc khí hậu
khô, trồng hay mọc hoang.
Trái có 4 cạnh, dài 3-20-30 cm.
Hột tam giác, màu nâu xanh
Bộ phận sử dụng :
Lá, hoa, trái, vỏ trái và hạt
muồng.
Thành phận hóa học và dược
chất :
Trong
cây muồng trâu có chứa những chất như :
- Anthraquinones,
- aloe-émodine,
- anthrone libre,
- acide
chrysophanique, trị lát rất tốt
- flavonoïdes (kaempférol, gentiobioside),
- triterpénoïdes,
- acides aminés,
- stérols
Tất cả
những bộ phận của cây đều có chứa những hợp chất anthracénosides :
Dó là
những dẫn xuất từ chất rhéine và anthraquinone.
Khi cây còn tươi, đúng vào lúc mới hái, người
ta tìm thấy những :
- glucosides, những chất này khi xấy khô khoảng 40 ° C, tự
phân chia bởi quá trình tác dụng của phân hóa tố và cho ra :
- những hétérosides
( dianthroniques ),
- những sennosides
A, B, C, D,
Những
sennosides A và B chiếm đa số, đó là :
- Anthracénosides,
là những hợp chất dẫn từ chất anthrone ( tạo ra bởi sự oxy hóa chất anthraquinone, và đồng thời người ta cũng đã
tìm thấy trong những dược thảo quan trọng như : cây nha đam, rhubarbe,
bourdaine, cascara, nerprun.
Đặc tính trị liệu :
Cây muồng trâu cassia alata có những
công dụng như :
- Nhuận trường laxatif,
- chống ngứa antiprurigineux,
- hóa sẹo lành vết thương
cicatrisant,
- kháng khuẩn anti bactérien,
- kháng nấm antifongique,
- chống viêm sưng anti-inflammatoire,
- chống di ứng antihistaminique.
● Sự
chuyển hoá những sennosides và những hợp chất liên hệ trong ống tiêu hóa rất thú
vị nhưng cũng rất phức tạp.
Những
chất này không hấp thụ cũng không thủy phân trước khi vào đến đại tràng, nơi
đây, dưới tác dụng của vi khuẩn đường
ruột, chúng mới được thủy phân và chất anthrones được phóng thích, đây là
những cơ chế hoạt động của sennosides.
● Sennoside là một dạng vận chuyển đến đại tràng. Kỳ lạ, anthrones sẽ
không có hiệu quả nếu được hấp thu hay thủy phân quá sớm (ở ruột non ) trước
khi đến đại tràng, bởi vì sau khi thủy phâi hoặc hấp thu đó, anthrones sẽ được
bài tiết vào trong đường tiểu.
Sau khi
« glucuroconjugaison
gan » ( glucuroconjugaison có
nghĩa là một phản ứng hoá học cho phép tạo ra một phân tử mới bởi một sự gắn vào
một chất của một phân tử acide glucuronique, phản ứng này thường xảy ra trong
người, để giúp loại bỏ những sản phẩm độc hại, chủ yếu xảy ra ở gan nhờ sự hoạt
động của phân hóa tố chất glucuronosyltransférase,
các phân tử mới do đó nhiều hơn và dể dàng bài tiết loại bỏ bởi thận ).
Anthrones
ảnh hưởng đến tính di động của ruột, tăng cường nhu động đại tràng bên trái và
hình sigma Σ, tất cả được gia tăng khối lượng chất lỏng trong đại tràng
bằng cách ức chế sự tái hấp thu nước. Anthrones là thuốc nhuận trường mạnh, nó
có thể trở thành một chất tẩy xổ cho một số truờng hợp nếu lượng sennosides quá
quan trọng.
● Một
tác dụng trực tiếp vào niêm mạc không được ghi nhận nhưng những công việc
nghiên cứu vẫn tiếp tục trên tiềm năng độc chất của anthraquinones.
Đây là một đơn thuốc mạnh để chữa trị những
bệnh về da khác như :
- chứng chóc lỡ,
- chứng loét xứ nóng nhiệt đới,
- mụn nước bạch tiển
herpès circiné ( do nấm
Trichophyton ở da ) ,
- ký sinh trùng ở da nhiễm.
- vết thương bị nhiễm,
Muồng
trâu cũng có đặc tính chống ký sinh
trùng : Gale, Bọ ve tiques
►
phương cách nấu sắc, dùng cho đặc tính nhuận trường.
Những bộ phận có đặc tính đặc thù hơn :
Hạt :
- tẩy xổ purgatives,
- trị bón.
Rể :
- trục giun sán vermifuges,
- dùng cho bệnh lậu blennorragie,
- bệnh nhiễm trùng bilharzie.
Vỏ :
- bệnh đau đầu céphalées.
- bệnh vàng da ictère.
Lá :
- ténifuges
- và hư thai abortives.
- bệnh táo bón constipation,
- sổ mũi coryza,
- đau cổ họng maux de
gorge.
● Hoa
trồng để quyến rủ loài ong hút mật trong những làng để trang trí và để dùng làm
thuốc.
● Vỏ
dùng thuộc da.
● Rể
dùng dủng xâm mình tatouages.
Hiệu quả xấu và rủi
ro : :
Khi sử
dụng muồng trâu cần chú ý :
● Sử
dụng trong nội tạng phải được theo dỏi,
● Không dùng trong một thời gian
lâu dài,
● Cây muồng trâu là một chất có thể
làm hư thai nếu sử dụng bên trong cơ thể. Nên những đàn bà có thai không được
dùng.
● Dùng bên trong, những trẻ em còn
nhỏ và người già không nên dùng.
Sử dụng bên ngoài cơ thể không có
vấn để, không gây ra những nguy cơ có hại.
Thận trọng
:
Những thuốc nhuận trường, dược
thảo, do sự chế biến, được sử dụng trong nội tạng không nên sử dụng lâu ngày (
không quá 10 ngày ).
Dùng lâu
có thể nguyên nhân ảnh hưởng :
- không hiệu quả,
- thứ nữa ảnh hưởng đến
những quy định trong hệ tiêu hóa:
- đến chế độ ăn uống ,
- chất nhày trong trong
cơ quan tiêu hoá,
- độ kiềm ( mặn )
- kích thích bài tiết,
điều hoà tiêu hóa chất béo,
- lợi mật.
Vì thế
cho nên, nếu kéo dài những loại thuốc nhuận trường có thể sinh ra một chứng «
bệnh nhuận trường » và tùy thuộc ảnh hưởng vào sự tăng liều dùng.
Ứng dụng :
- Lá muồng trâu có tác dụng
giải nhiệt,
Đối với những
bệnh ngoài da :
- loét,
- chóc lỡ,
- thủy bào chẩn hay mụn nước,
- nấm ngoài da teigne,
- lỡ loét bệnh giang mai chancre syphilitique.
► Chống những bệnh ngoài da :
● Đối
với những bệnh này, người ta khuyên nên áo bên ngoài vùng bị nhiễm bệnh bằng
một lớp lá được nghiền nát, hay chà xát lên da bằng hoa tươi nghiền nát.
● Người
ta cũng có thể xay lá trong nước ấm và bào chế như kem dùng vào nơi bị ngứa
kích ứng 3 hay 4 lần / ngày.
► Đau cổ họng :
Dung
dịch nước ép lá nghiền nát, lọc và pha loãng, là một chất nước dùng để súc
miệng trị đau cổ viêm họng rất hiệu quả.
► Táo bón :
● Nấu sắc : sử dụng cho người lớn, nấu 20 g cho 1
lít. Uống 1 ly trước khi ngủ.
► Trường
hợp bệnh da và màng nhày, một số loại nấm như candidoses và nấm ngoài da
teignes, dị ứng da :
● dùng
nấu sắc đậm đặc dùng để tắm, hoặc đắp thẳng lên da hay biến chế thuốc dán từ lá
đắp trực tiếp lên da.
● Người
ta cò thể sử dụng cuống lá và trái khô ( không
hạt ), ngâm trong nước đun sôi 5 đến 20 g cho 1 lít, uống 1 tách vào buổi
tối.
Nguyễn
thanh Vân