Tâm sự

Tâm sự

mardi 4 octobre 2011

Khổ qua - Mướp đắng - Concombre amère

Margose - Concombre amère
Khổ qua - Mướp đắng
Momordica charantia L.
Cucurbitaceae
Đại cương :
Margose ( Momordica charantia ) Việt Nam bình dân gọi  mướp đắng, khổ qua còn gọi là momordique, pomme de merveille, poire balsamique, concombre africain, courge amère hay melon amer.
Là một loại dây leo của họ cucurbitaceae, được trồng trong những nước nhiệt đới hay những nước ôn đới trong mùa nắng ấm như mùa hè nóng, cho trái ăn được mặc dù rất đắng.
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc 
Khổ qua có nguồn gốc ở Châu Á và Nam Mỹ. Khổ qua đòi hởi điều kiện khí hậu nhiệt đới để cây tăng trưởng, vì thế cho nên người ta tìm thấy cây ở các nước như Châu Á, Châu Phi, Nam Mỹ và Caribbean…..Cây khổ qua được du nhập vào những nước vùng ôn đới có một mùa hè nóng ấm, người ta bắt đầu gieo hạt vào mùa xuân và thu hoặch trái vào mùa hè, cây sẽ chết rụi khi khí hậu bắt đầu lạnh.
Mô tả thực vật :
Cây khổ qua, nhất niên, phát triển leo hoặc trường trên giàn, có thể đạt khoảng 2 m, mỗi đốt có một lá có thùy và vòi tua cuốn đơn, sợi nhuyển, cuốn xoắn ốc, nếu gặp giàn vòi có xúc hướng động thuận quấn theo giàn, thân mang lá suốt chiều dài của thân. Cây đồng chu.
Lá : mọc xen, giống như lá nho, mỏng, mềm, có lông mịn, lá hình tim, có thùy không đều nhau 3-5 thùy, bìa lá có răng cưa, gân lá hình chân vịt, có lông thưa, lá có cuống dài, cuống dẹp đứng, có lông
Lá có mùi hăng mạnh, vị đắng.
Hoa : cô độc có cọng dài, đồng chu, hoa đực và hoa cái ở trên cùng một cây, mọc ở nách lá, lá hoa hình tim, lá đài 5 màu xanh dợt, cao 5-7 mm, cánh hoa 5 màu vàng, tiểu nhụy 3 bao phấn màu vàng đậm, noãn sào có lông mịn, không mùi .
Quả : Phì quả, hình xoan hay dài chữ nhật, da xần sùi thô, khi còn non màu xanh lá cây nhạt, đậm, sau khi trưởng thành chín trở thành màu vàng cam. Khi chín nứt làm 3 ở ngọn, hạt màu đỏ.
Tên của quả khổ qua hay concombre amere đúng như tên của nó, vị rất đắng và khổ quá vì đắng .
Bộ phận sử dụng :
Tất cả bộ phận của cây đều được sử dụng, lá, đọt non, trái và hạt.
Trái được sử dụng nhiều nhất trong thực phẫm và y dược.
Thành phận hóa học và dược chất :
Thành phần hoạt chất :
Có ít nhất 3 nhóm khác nhau trong cây mướp đắng đã được xác định có những tác động cho chứng bệnh « đường máu thấp » hypoglycémie hay những lợi ích tiềm năng của bệnh tiểu đường. Những thành phần này bao gồm những hỗn hợp saponine stéroidal như :
- charantin,
- Insulin giống như những peptides,
- và alcaloïdes là những gì ? là những thành phần mà hiện nay người ta chưa rỏ nhưng lại có hiệu quả nhiều nhất, hoặc nếu cả 3 cùng làm việc chung.
Nhiều thí nghiệm lâm sàng đã xác định hiệu quả đối với những người bị bệnh tiểu đường .
Hai protéines được biết đến là :
- alpha beta momorcharin, tác dụng ức chế siêu vi trùng Sida, nhưng sự nghiên cứu này vẫn còn nằm trong ống nghiệm mà chưa thí nghiệm áp dụng trên con người.
- Một thành phần cho đến nay vẫn chưa xác định trong mướp đắng, đã ức chế hệ thống guanylate cyclase ( nguyên tắc  khuếch đại một tin nhắn nội tiết dẫn đến một phản ứng của tế bào ) của phân hóa tố,
- có công dụng cho những người bị bệnh vãy nến soriasis.
Trong cây mướp đắng có :
- một charantin không đạm (azote) trung tính và sự thủy giải hydrolyse sẽ cho ra đường glucose.
- một stérol
Trong trái khổ qua hiện diện những thành phần :
- glycosides,
- saponins,
- alkaloids,
- đường giảm năng lượng ( reducing sugars ),
- resins,
- thành phần phenolique,
- dầu cố định,
- và acides tự do.
Nạt của trái khồ qua  :
- pectines hòa tan nhưng không có acide pectique tự do.
- acide Galactouronique đồng thời cũng thu được từ nạt khổ qua.
Sự hiện diện của :
- alcaloïdes không xác định và
- 5 - hydroxytryotamine cũng đã được ghi nhận.
- Các chất đạm tinh khiết gọi là P-insuline ly trích từ trái khổ qua dưới dạng tinh thể cũng đã được thí nghiệm kiểm chứng..
Khổ qua là một thức ăn tương đối phổ biến trong dân gian vùng nhiệt đới. Nhiều bệnh nhiễm như ung thư, bệnh bạch cầu, bệnh tiểu đường là một trong những bệnh phổ biến mà ngưòi ta nghĩ là đã được cải thiện.
Đặc tính trị liệu :
Khổ qua hay mướp đắng là một cây rất thông dụng và phổ biến trong dân gian và đã được sử dụng trong y học truyền thống dân gian như là một phương thuốc cho bệnh tiểu đường.
Trong y học truyền thống Ayurveda Ấn Độ, trái cây được dùng :
- thuốc bổ,
- thuốc thuộc về bao tử,
- một chất kích thích,
- nhuận trường,
Trái khổ qua rất hữu dụng trong trường hợp :
- bệnh thống phong goutte,
- phong thấp rhumatisme ,
- tình trạng hơi nặng ( á cấp ) của tỳ tạng subaiguë de la rat,
- những bệnh về gan.
- thanh lọc máu,
- làm cho giảm u uất phiền não ( mélancolie )
Đồng thời trái khồ qua cũng đã được chứng minh có đặc tính trị liệu:
   - hạ đường huyết ( anti-diabétique ) ở động vật cũng như ở con người.
Khổ qua mướp đắng giúp để điều trị :
- bệnh tiểu đường,
- hổ trợ điều trị bệnh HIV
- bệnh vẩy nến psoriasis.
Tác dụng hạ đường huyết của trái cây khồ qua chưa chín đã được xác nhận trong các nghiên cứu khoa học trên động vật cũng như trên con người cho thấy chất charantin có hiệu quả hơn tolbutamide ma túy, mà đôi khi người ta dùng nó để điều trị bệnh tiểu đường để hạ đường trong máu.
Trái khổ qua chín đã được chứng minh có những hiệu quả đáng chú ý chống lại ung thư, nhất là bệnh bạch cầu ( leucémie ).
Hiệu quả xấu và rủi ro :
- Trái và hạt chứa nhiều hoạt chất chánh hơn so với lá, cho nên phải thận trọng khi dùng. Lá có thể dùng sống với số lượng nhỏ.
- Người đàn bà có thai không nên dùng khổ qua hay mướp đắng, vì thành phần trong khổ qua có trộn lẫn một số hỗn hợp chất phá thai. Mặc dầu trong cây chỉ là một chất độc nhẹ ở dạng  thô, và ít được chế biến, an toàn chắc chắn hơn dùng bên ngoài cơ thể,
- Cây khổ qua có những phản ứng phụ hoặc những sự tương tác.
- Liều quá cao dung dịch nước ép có thể là nguyên nhân của sự đau bụng hay tiêu chảy.
- Những trẻ em hay những người bị chứng đường máu thấp không nên dùng dịch ép khổ qua, bởi vì trên nguyên tắc thì cây khổ qua có hiệu ứng tác dụng làm hạ đường máu có thể gây ra hoặc làm nặng thêm thấp tĩ lượng đường trong máu. Ngoài ra những người bị tiểu đường đang dùng thuốc hypoglicémie ( như chlorpropamide, glyburide hay phenformin ) khi dùng phải được sự giám sát của y khoa vì cây có thể làm tăng hiệu ứng của thuốc đưa đến hạ đường máu nặng. 
Ứng dụng :
Lá và trái có thể sử dụng thường xuyên làm thức ăn ở Á Châu hoặc trà, bia hay gia vị soup ở phương Tây.
- Hạt được dùng để tẩy giun sán trong y học truyền thống.
- Ngâm trong nước sôi ( infusion ) lá khổ qua dùng trong trường hợp chống tiêu chảy.
- Ngâm lá và rể cũng có thể dùng để kích thích tình dục.
Phương thuốc chữa bệnh với cây khổ qua :
Dung dịch nước ép trái khổ qua hoặc trà lá khổ qua được sử dụng cho :
- bệnh tiểu đường,
- đau bụng,
- những vết thương nhiễm trùng,
- những giun sán hay những ký sinh trùng,
- như thuốc làm dịu đau trấn thống, và
- chứng bệnh sởi,
- viêm gan,
- và sốt.
Cây khổ qua đã được dùng trong y học truyền thống cho một số :
  - bệnh truyền nhiễm
  - và ung thu,
  - chủ yếu là bệnh tiểu đường.
Liều lượng :
Liều dùng thích hợp nhất là lượng nhỏ, trái còn xanh, chưa chín hoặc điều chế dung dịch nước ép tươi khoảng 50 ml, dùng 2 hay 3 lần trong ngày.
Vấn đề duy nhất là khổ qua có vị rất đắng .
Nấu sắc ( décoction ) dùng như thuốc phòng ngừa một số vấn đề như :
- đau bụng,
- sốt,
- những bệnh truyền nhiễm,
- viêm khớp,
- tiểu đường,
- huyết áp cao,
- Cũng như phòng ngừa bệnh ung thư.
Nước nấu sắc, đồng thời cũng được dùng để lau rửa da, hoặc thêm vào bồn nước tắm.
Để tăng thêm phần hương vị cho nước nấu sắc, người ta có thể nấu chung với rau menthe hoặc có thể thêm đường, mật hay sữa.
Trái xanh và lá dùng làm rau xanh ở phương Đông.
Nguyên do là dùng sống trái có hơi độc ( toxique ), vì vậy người ta thường nấu hơi chín như trụn trong nước sôi.


Nguyễn thanh Vân