Litchi - Letchi - Leechee
Cây trái vải thiều
Litchi chinensis
Sonn.
Sapindaceae
Đại cương :
Litchi được nổi tiếng của một nhóm
trái cây ăn được thuộc họ cây Nhản Sapindaceae.
Danh pháp khoa học thực vật là Litchi chinensis Sonn, và được biết rộng rãi dưới
tên litchi, tên gọi này cách phát âm
giống như ở địa phương Canton bên Tàu, tiếng ( mandarin ) "lhizi" 荔枝 nghĩa là " rời khỏi nhánh
cây ".
Litchi có nguồn gốc bên Tàu, nơi
được trồng có hơn 2000 năm và có thể vào thời điểm có sự cạnh tranh giữa những
gia đình lớn.
Litchi, ngày nay chủ yếu được trồng
ở Châu Á, Nam Phi và lượng sản xuất lớn ở Madagascar, từ đó hầu hết được nhập
vào Âu Châu những trái cây này.
▪ Cây Vải thiều là một cây trồng
được biết nhiều ở Việt Nam. Cây có nguồn gốc
trong khu vực Thanh Hà thuộc tỉnh Hải Dương và gần đây tồn tại trong vùng Lục
Ngạn tỉnh Bắc Giang.
Trái
đáng chú ý ở chỗ vỏ màu đỏ, hạt nhỏ hoặc không có hạt, rất ngọt và một hương vị
đặc biệt.
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực
vật :
Thân, đại mộc nhỏ, trung
bình có thể đạt đến độ cao 15 -20 m, thân hơi tròn, thường phân nhánh, tán lá rậm, bao phủ tốt đều, vỏ cây mịn nhưng
bề mặt không đều.
Lá, không rụng, hình lông
chim, gồm nhiều lá phụ, 3-4 cặp, thon hay tròn dài, lá dài khoảng 15 đến 25 cm,
mặt trên phiến lá màu xanh lá cây đậm, bóng láng, mặt dưới lá màu xám nhạt và
hơi mốc. Trước khi phát triển đầy đủ lá có màu
đồng tươi sáng sau đó màu xanh mềm.
Phát hoa,
chùm tụ tán ở ngọn nhánh,
Hoa, tạp
phái, nhỏ 4 đến 5 mm đường kính mỗi hoa, màu hồng trắng sau biến đổi thành trắng
xanh, hình thành một đĩa nhỏ tiết ra mật hoa, đài hoa hình đĩa có thùy, không
cánh hoa, tiểu nhụy 7-10, dựng đứng lên, noãn sào 2 thùy, có lông. Những hoa
họp lại thành nhóm trong một chùm thẳng
60 cm dài.
Trái, mang
bởi một chùm, mỗi chùm khoảng vài chục trái, trái hình cầu tròn, nhỏ từ 3 đến 4
cm đường kính, đôi khi có dạng hơi giống trái tim.
▪ Bên ngoài bao phủ bởi một lớp màu hồng đỏ nhiều hay ít có
kết cấu như vảy, nhám không ăn được nhưng dễ dàng lột bỏ.
▪ Bên
trong trái có chứa một lớp trắng dày trong suốt, thơm ngon ngọt nhiều vitamine
C, tạo thành một lớp nạt tử y, tróc
một phần, một sự phát triển tự nhiên ở bên rìa ngoài của “ rốn ” nơi dính với
phần tử y ở một vết sẹo nơi cung cấp
chất dinh dưởng của hạt.
▪ Trung
tâm trái, tìm thấy một hạt duy nhất dạng thuôn dài, màu nâu bóng, 2 cm dài và
1-1,5 cm đường kính.
Trái Vải chín khoảng 100 ngày sau khi trổ hoa.
Bộ phận sử dụng :
Lá, rễ,
vỏ cây, hoa và trái .
Thành phần hóa học và dược
chất :
● Thành phần :
Trái
vải thiều
Litchi chinensis, một trái cây có năng lượng
trung bình.
Thật
vậy, ở 100 g nạt tử y phần ăn được mang lại :
- năng lượng 66 Kcal.
Giàu
chất :
- đường glucides,
- và chất xơ thực phẩm fibres.
Trái
Vải cũng chứa :
- chất đạm protéines.
Ngoài
ra, còn có :
- những acides béo không bảo hòa acides gras insaturés.
Cũng
chứa :
- flavonoïdes,
- leucocyanidines,
và anthocyanides, như là chất :
- saponines.
Từ đó,
trái Vải thiều Litchi chinensis cho thấy một nồng độ
cao của :
- β-carotène.
Ngoài
ra, trái Vải
Litchi chinensis có chứa nhiều vitamines, bao
gồm :
- vitamine B9, E, K và C.
Nạt tử
y cũng phong phú chất :
- vitamines tan trong chất béo liposolubles.
Những
nguyên tố muối khoáng, hiện diện trong Trái Vải thiều Litchi chinensis, bao gồm :
- kẽm Zn, sélénium Se, potassium K, phosphore P, ...v...v..
● Giá trị thực pgẩm cho 100 g phần
ăn được
- Năng lượng calories 63-64 (tươi) 277 (khô),
- độ ẫm 81.9-84.83% (tươi), 17.90-22.3% (khô),
- chất đạm protein 0.68-1.0 g (tươi), 2.90-3.8 g (khô),
- chất béo lipides 0.3-0.58 g (tươi), 0.20-1.2 g (khô),
- đường glucides 13.31-16.4 g (tươi), 70.7-77.5 g (khô),
- chất xơ thực phẩm 0.23-0.4 g (tươi), 1.4 g (khô),
- Tro 0.37-0.5 g (tươi), 1.5-2.0 g (khô),
- Calcium Ca 8-10 mg (tươi),
33 mg (khô),
- Phosphorus P 30-42 mg (tươi), ,
- Sắt Fe 0.4 mg (tươi), 1.7 mg (khô),
- Muối Sodium Na 3 mg (tươi), 3 mg (khô),
- Potassium K 170 mg (tươi), 1,100 mg (khô),
- acide ascorbique 24
đến 6 - mg (tươi), 42 mg (khô),
- Thiamine 28 mcg,
- Nicotinic Acid 0.4 mg,
- Riboflavin 0.05 mg (tươi), 0.05 mg (khô),
- Ascorbic Acid 24-60 mg (tươi), 42 mg (khô).
*According to analyses made in China,
India and the Philippines.
● Nghiên cứu hạt mầm ( hạt ) mang lại 5 thành phần chất, được biết là :
- stigmastérol,
- P-hydroxybenzaldéhyde,
- acide protocatéchuique,
- daucosterol,
- và kaempférol-3-O-β-D-glucopyranoside.
● Nghiên
cứu trích xuất của ngoại quả bì péricarpe,
cho được 3 chất flavonoïdes, được biết là :
- épicatéchine,
- proanthocyanidines B2,
- và B4 proanthocyanidines..
● Hiện diện trong nghiên cứu, nghiên cứu hóa học của những
trích xuất trong éthanol với 95% hạt trái Vải thiều litchi chinensis, dẫn tới
phân lập được 4 thành phần hợp chất mới :
- 2α, 3α-époxy-5,
7,3 ', 4'-tetrahydroxyflavan (4β-8-catéchine ) (5),
- 2β, 3β-époxy-5,
7,3 ', 4'-tetrahydroxyflavan-(4α-8-épicatéchine)
(7),
- litchiol A,B (9),
- và litchiol (12),
Cùng với 11 chất được
biết là :
- 2,5-dihydroxy-hexanoïque (1),
- soscopoletin (2),
- acide coumarique (3),
- acide protocatéchique (4),
- 2α, 3α-époxy-5,
7,3 ', 4'-tetrahydroxyflavan-( 4β-8)-épicatéchine
(6),
- pterodontriol d-6-O-β-D-glucopyranoside
(8),
- Narirutin (10),
- naringine (11),
- dihydrocharcone-4'-O-β-D-glucopyranoside
(13 ),
- pinocembrin-7-rutinoside (14),
- pinocembrin-7-néohespéridoside (15).
Cấu trúc đã được làm sáng tỏ chủ yếu trên cơ sở của RMN,
MS, IR, UV và CD chứng cứ trên quang phổ.
Những hoạt động chống oxy hóa của 14 hợp chất đã được xác
định bởi :
- liều lượng DPPH làm sạch gốc tự do antiradicalaire,
- và liều Trolox tương đương khả nang chống oxy hóa antioxydante
thử nghiệm,
và những kết quả cho thấy rằng 4 hợp chất :
- acide protocatéchique (4),
- 2α, 3α-époxy-5,
7,3 ', 4'- tetrahydroxyflavan-(4β-8-catéchine (5),
- 2α, 3α-époxy-5,
7,3 ', 4'-tetrahydroxyflavan-(4β-8)-épicatéchine
(6),
- 2β, 3β-époxy-5,
7 , 3 ', 4'-tetrahydroxyflavan-(4α-8)-épicatéchine
(7),
thể hiện của những hoạt động :
- chống oxy hóa trung bình antioxydantes.
● Những hợp chất dễ bay hơi volatils từ lá, trái của Vải thiều Litchi
chinensis Sonn, có nguồn gốc ở Tàu, đã được ly trích bằng cách sử dụng ly trích
chưng cất cùng lúc ( SDE ).
Trong sự phân tích của những trích xuất dễ bay hơi GC-MS,
20 thành phần hợp chất đã được xác định trong những phương pháp xử lý khác nhau,
bao gồm :
- ba (3) aldéhydes,
- 13 terpénoïdes,
- một acide,
- hai alcools,
- và một ester.
▪ Terpénoïdes là những thành phần chánh của những hỗn hợp
dễ bay hơi, bao gồm :
- zingibérène,
- trans-caryophyllène,
- α-sesquiphellandrene,
- α-humulène,
- α-α-bergamotène,
- và copaène.
▪ Phương pháp xử lý khác nhau cho ra trích xuất dễ bay hơi
với những tĩ lệ khác nhau của những thành phần dễ bay hơi volatils.
- Hexanal,
- sabinene,
- (E)-2-hexénal,
- (E)-2-hepténal,
- veridiflorol,
- δ-cadinène,
- và n-hexadécanoïque acide,
đã được tìm thấy trong những lá già. Trong khi :
- δ-élémène,
- và L-linalol
chỉ phát hiện trong những lá non.
▪ Hơn nữa, những lá
hư hỏng cơ học ( là những lá hư do tác dụng của những yếu tố cơ học gây ra )
chứa một nồng độ tương đối cao của :
- α-copaène,
- α-bergamotène αsesquiphellandrene,
và so với những lá tốt tươi và nguyên vẹn.
▪ Một nồng độ tương đối thấp của :
- valencène,
- và trans-α-farnésène,
được sinh ra chỉ sau khi bị hư hỏng cơ học của những nguyên
liệu thực vật trong quá trình ly trích chưng cất cùng lúc SDE.
Đặc tính trị liệu :
▪ Nguyên
hoạt chất của Trái Vải thiều Litchi chinensis là
:
- vitamine của Litchi,
- vitamine B9 Litchi,
- những nguyên tố
khoáng,
- và những thành phần vi
lượng oligo-éléments.
▪ Litchi Litchi chinensis, là
:
- một nguồn những chất xơ thực phẩm,
( những chất xơ cần thiết để chuyển vận ruột và nó cũng tác
dụng điều hòa khẩu vị bữa ăn apptit
).
- giàu chất vitamine C,
giúp bảo vệ chống lại những sự nhiễm trùng và cũng là một
chất chống oxy hóa bảo vệ những mô tế bào .
- một nguồn chất vitamine B9,
góp phần trong sự tái tạo của những tế bào, đặc biệt quan trọng cho :
- những người phụ nữ mang thai ( phát triển bào thai fœtus ),
- cho những trẻ em tăng trưởng,
- và để an dưởng người mới khỏi bệnh.
▪ Những
sự sử dụng y học, dùng với số lượng vừa phải, trái Vải thiều Litchi chinensis được cho là để :
- giảm ho toux.
và có hiệu quả lợi ích trên :
- đau dạ dày gastralgies,
- ung bướu khối u tumeurs,
- và sự phì đại của những tuyến agrandissements des glandes.
▪ Nước
nấu sắc décoction của rễ, vỏ và hoa Litchi chinensis được sử dụng để :
- giảm đau cổ họng maux
de la gorge.
Rễ cây
Vải thiều
Litchi chinensis cho thấy một hoạt động chống
lại một loại ung bướu tumeur ở những
động vật của phòng thí nghiệm ở Hoa Kỳ Bộ Nông nghiệp / Viện Ung thư Quốc gia Chương
trình truy tìm hoá trị liệu.
● Trái Vải thiều có nhiều hiệu năng đặc biệt
chữa trị :
▪ Trong
một vài nước, trái vải thiều Litchi chinensis
được đề nghị cho những phu nữ, theo chế độ ăn uống để :
- giảm cân perdre du
poids ( tính theo chỉ số trọng lượng cơ thể - IMC).
▪ Vải
thiều Litchi
chinensis kích thích sự sản xuất chất collagène, trách nhiệm :
- sự đàn hồi của da élasticité
de la peau.
▪ Vải
thiều
Litchi chinensis cũng tái tạo những tế bào
biểu bì cellules épidermiques.
do đó Vải thiều Litchi chinensis có lợi để :
- ngăn ngừa quá trình lão hóa vieillissement của da,
nhờ sự hiện diện của những chất chống oxy hóa antioxydantes.
▪ Trái Vải thiều Litchi chinensis cũng cho :
- những hiệu quả lợi
tiểu diurétiques,
- tiêu hóa digestifs,
- cung cấp năng lượng énergétiques,
- và chống mệt mõi antifatigues.
▪ Với
đặc tính kiện vị dễ tiêu stomachique,
trái Vải chứng tỏ hiệu quả để chống lại :
- những đau nhức dạ dày douleurs
de l’estomac,
đồng thời :
- điều hòa khẩu vị bữa ăn appétit.
▪ Mặt
khác, những chất xơ thực phẩm làm dễ dàng sự chuyển vận ruột transit intestinal.
▪ Vải
thiều chống lại những loại nhiễm trùng khác nhau infections.
Áp dụng
đắp 4 trái Vải thiều trên đầu gối trong vòng 80 phút, trong thời gian 1 tháng,
có thể chữa lành căn bệnh :
- viêm khớp arthrose.
▪ Trái Vải
thiều
Litchi chinensis litchi là :
- làm cho mát, giải nhiệt rafraîchissant,
- giảm đau antalgique,
- chống oxy hóa antioxydant,
- và chống dị ứng antihistaminique.
Ngoài
ra, trái Vải thiều Litchi chinensis còn là :
- chất dễ tiêu stomachique,
- làm se thắt astringent,
- và tác dụng bổ dưởng tonique.
▪ Cuối
cùng, Trái Vải thiều Litchi chinensis tránh cho :
- sự hình thành những khối máu đông caillots sanguins, thường gặp sau đó đưa đến chứng đột quỵ hay gọi
tai biến mạch máu não AVC accidents
vasculaires célébral.
●
Đặc tính chữa trị của trái Vải Litchi :
▪ Cây trái Vải thiều là một cây thuốc được sử dụng
bên Tàu, liên quan rất lớn trong y học truyền
thống của nước này, Vải thiều Litchi chinensis được biết bởi những đặc
tính chữa trị :
- lợi tiểu diurétiques,
- và hạ nhiệt fébrifuges,
- làm se thắt astringents,
- và giảm đau antalgiques.
▪ Ngành
công nghệ dược phẩm pharmacologique của
những nước phương Tây, trong một trích xuất nấm men levure được đề nghị đi kèm theo trong của những thuốc kháng sinh antibiotiques để giảm những hiệu ứng độc
hại effets nocifs của sự chữa trị hóa
học như là loại siêu men ultra levure.
▪ Trái Vải
thiều
Litchi chinensis chữa lành những bệnh :
- đau cổ họng maux de
gorge,
- và loại trừ những trạng thái sốt états fiévreux,
- thúc đẩy sự vận chuyển ruột transit intestinal,
- và cải thiện của sự tiêu hóa digestion.
▪ Hơn
nữa, bởi những đóng góp khác nhau, trái Vải thiều Litchi chinensis giúp làm cho :
- cường chắc bắp cơ tonicité
musculaire,
- giúp cơ thể giữ tốt cho sức khỏe,
- trong khi kích thích hệ miễn nhiễm système immunitaire.
Chủ trị : indications
Hiệu quả :
- kích hoạt sự lưu thông khí Qi ( gan Foie )
- phân tán hàn froid
- giảm dịu đau douleur
- gia tăng trí tuệ lève
les stagnations,
- làm tan buớu nốt disperse
les nodosités.
được sử dụng trong trường
hợp :
- thoát vị hay thoát tràng hernie với sưng đau dịch hoàn testicules
douloureux
- đau thượng vị douleur
épigastrique,
hoặc đau nhức vùng chậu pelvienne của phụ nữ bởi :
- sự trì trệ năng lượng énergie,
- và máu sang
Kinh nghiệm dân gian :
▪ Vải thiều là một cây thuốc, một
phần trong y học truyền thống Tàu dưới tên gọi là “li zhi he” từ gần 2000 năm, như vậy Vải thiều Litchi chinensis nổi tiếng cho
những hiệu năng chữa trị những bệnh như :
- giảm đau dạ dày antalgiques
de l’estomac,
Vải
thiều giúp :
- thúc đẩy tiêu hóa digestion,
- và chuyển vận đường ruột transit intestinal.
Vải
thiều là một đơn thuốc chống :
- đau cổ họng maux de
gorge,
- trạng thái nhiệt sốt états
fiévreux,
Vải
thiều cung cấp :
- năng lượng cho cơ thể énergie
à l’organisme.
▪ Trong
tài liệu cho thấy một bệnh nhân loét dạ dày ở Floride, chỉ ra rằng, sau khi ăn
nhiều trái Vải thiều Litchi chinensis tươi đã có thể thưởng thức một bữa ăn thịnh soạn, thông
thường như thế sẽ gây ra một sự khó chịu lớn.
▪ Trong
Tàu, những hạt Vải thiều Litchi chinensis được ghi nhận :
- một hành động giảm đau analgésique.
và được
đua ra để sử dụng trong :
- bệnh đau dây thần kinh névralgie,
- và viêm tinh hoàn orchite.
Một loại trà của vỏ trái Vải thiều Litchi chinensis được uống để vượt qua,
khắc phục :
- sự phun mũ éruption của bệnh đậu mùa variole,
- và bệnh tiêu chảy diarrhée.
▪ Ở những nơi khác trên thế giới, Vải
thiều Litchi
chinensis được sử dụng để chữa
trị :
- bệnh cảm lạnh rhumes,
- bệnh suyễn asthme,
- đau dạ dày maux
d'estomac,
- chứng nấc cục hoquet,
- bệnh tiêu chảy mãn tính diarrhée chronique,
- đau đầu maux de
tête,
- bệnh thiếu máu anémie,
- rong kinh, kinh nguyệt quá nhiều ménorragie,
- ruột dễ bị kích ứng intestins
irritables,
- sưng dịch hoàn gonflements
des testicules.
▪ Đã có
những báo cáo ghi nhận hiệu quả giảm ho toux,
chủ yếu là khi ăn với số lượng vừa phải .
▪ Người ta cũng ghi nhận những hiệu
quả lợi ích trên :
- đau dạ dày gastralgies,
- ung bướu, khối u tumeurs,
- và phì đại những tuyến élargissements
de la glande.
- và bệnh tiêu chảy diarrhée.
▪ Trong
Ấn Độ, những hạt Vải thiều Litchi chinensis
nghiền nát thành bột nhuyễn được xem như chất làm se thắt astringent
và sử dụng để chữa trị :
- rối loạn đường ruột intestinaux;
Cũng
được sử dụng trong trường hợp :
- đau dây thần kinh douleurs
névralgiques.
Nước
nấu sắc từ rễ, vỏ và hoa cây Vải thiều Litchi chinensis, được dùng để súc miệng gargarisme để :
- giảm đau cổ họng maux
de gorge.
Nghiên cứu :
● Phân hóa tố Aldose reductase / Đục thủy
tinh thể bệnh tiểu đường Cataractes
diabétiques:
Nghiên
cứu trích xuất của trái Vải thiều Litchi chinensis và phân đoạn EtOAc cho
thấy một sự ức chế mạnh của thủy tinh thể chuột thực hiện trong ống nghiệm in
vitro.
Phân hóa tố Aldose réductase đã
được báo cáo đóng một vai trò quan trọng trong đục thủy tinh thể ( kéo mây ) cataracte gây ra bởi đường. Từ phần đoạn của EtOAc thành phần :
- delphinidine 3-O-ß-glucopyranoside-39-O-ß-glucopyranoside,
là một
trong 4 thành phần nhỏ được xác định, và cho thấy chất ức chế mạnh nhất và có
thể lợi ích trong sự ngăn ngừa và chữa trị những biến chứng của bệnh tiểu đường
complications diabétiques.
● Bảo vệ gan Hepatoprotecteur / Chất
chống oxy hóa / Chống tự hủy diệt Anti-Apoptotivc:
Nghiên
cứu những trích xuất từ nạt tử y của trái cây Vải thiều Litchi chinensis, trong những chuột bằng cách tiêm vào màng bụng intrapéritonéale với CCl4.
Đặc
tính chống oxy hóa của trích xuất Vải thiều Litchi chinensis, như chứng minh :
- những vitamine C,
- và những thành phần hợp chất phénoliques,
- sự oxy hóa chất béo không bảo hòa peroxydation lipidique,
- và chống chương trình tự hủy anti-apoptose
Có thể
giải thích những hiệu quả bảo vệ gan hépatoprotecteur
trong CCl 4 gây nhiễm độc cho gan hépatotoxicité.
● chống tiểu cầu antiplaquettaire /
Thuốc chống đông anticoagulant / tiêu
sợi huyết Fribrinolytique :
Nghiên cứu của một trích xuất trong
éthanol với 70% cho thấy một sự ức chế phụ thuộc vào liều dùng của chất keo collagène và sự ngưng tập tiểu cầu agrégation
plaquettaire gây ra bởi ADP ở chuột
huyết tương phong phú tiểu cầu plaquettes.
Trích xuất cũng kéo dài một cách
đáng kể thời gian của sự đông máu coagulation
( PTT và PT ).
Hiệu quả chống huyết khối antithrombotique cho thấy Litchi.
chinensis có thể gợi ý là một nguồn tự nhiên để :
- phát triển chống ngưng tập tiểu cầu antiplaquettaire,
- chống đông máu anticoagulant,
và
phương pháp chữa trị làm tan huyết khối thrombolytiques
cho những bệnh :
- huyết khối thrombotiques,
- và tim mạch cardiovasculaires.
● Bảo vệ gan Hepatoprotecteur :
Nghiên
cứu cho thấy 2 trích xuất trong alcooliques và trong nước của nạt tử y trái của
cây Vải thiều
Litchi chinensis cho thấy một hoạt động đáng kể trong bảo vệ gan hépatoprotectrice, trong carbone tétrachlorure
gây ra nhiễm độc cho gan hépatotoxicité.
Trích
xuất trong nước aqueux có hiệu quả
hơn trích xuất trong alcoolique.
● Điều hòa
miễn nhiễm immunomodulateur / chống ung thư
anticancer :
Nghiên cứu trích xuất ngoại quả bì
của trái Vải thiều, phân lập được :
- épicatéchine,
- proanthocyanidines B2,
- và proanthocyanidines B4.
▪ Cả 3
cho thấy những hiệu quả kích thích cao hơn trên sự tăng sinh prolifération của :
- những tế bào lá lách splénocytes,
so với tài liệu tham khảo :
- rutine, một rutoside là một diglycoside quercétine rất
phổ biến trong tự nhiên.
▪ Épicatéchine và proanthocyanidines
B2, cho thấy gây độc tế bào cytotoxicité thấp hơn cho tế bào ung thu
vú cancer du sein của người MCF-7 và
nguyên bào sợi phôi phổi người so với paclitaxel
một phân tử được sản xuất ra từ một số loài thủy tùng Taxus giúp cho cây có một độc tính mạnh.
● Kháng siêu vi khuẩn antimicrobiens / Chất chống oxy hóa antioxydant :
Nghiên cứu trích xuất trong méthanol
của vỏ thân và những phần đoạn của nó, mang lại :
- những thành phần hợp
chất phénoliques,
- flavonoïdes,
- và những tanins.
Một
trích xuất trong nước-méthanolique cho thấy :
- tổng số hoạt động chống oxy hóa antioxydante cao nhất,
và một sự ức chế của sự tăng trưởng tối đa chống lại vi
khuẩn :
- Bacillus subtilis.
Hiệu quả xấu và rủi
ro :
● Biện pháp phòng ngừa :
Đây là
báo cáo của một truyền thuyết, người Tàu, nghĩ rằng sự tiêu thụ quá mức trái
Vải thiều
Litchi chinensis, là nguyên nhân gây ra :
- bệnh sốt fièvre,
- và
chảy máu mũi saignements de nez.
Nhưng
chưa có gì để kết luận liên quan đến tác dụng phụ này....
● Tính độc hại :
▪ Hạt của trái Vải thiều Litchi chinensis là độc hại và
không nên tiêu thụ.
▪ Bởi
đường uống, vỏ rễ khô, gắn liền với
những triệu chứng :
- buồn nôn nausées,
- và ói mữa vomissements.
Ứng dụng :
Tiêu
thụ sau khi lột bỏ vỏ, Vải thiều cung cấp một cảm giác kỳ lạ với một sự mềm mịn
và ngọt của nạt tử y.
Vải
thiều
Litchi chinensis rất là phong phú vitamine C.
được
ứng dụng trong những trường hợp bệnh :
- lợi tièu diurétiques,
- hạ nhiệt fébrifuges,
- chất làm se thắt astringents,
- giảm đau antalgiques,
- đau cổ họng maux de
gorge,
- bệnh sốt fièvres,
- chuyễn vận đường ruột transit
intestinal,
- tiêu hóa digestion,
- cường chắc bắp cơ tonicité
musculaire,
- hệ thống miễn nhiễm système
immunitaire.
▪ Cẫn
thận, tất cả mọi khi không nên ăn hạt trái Vải thiều Litchi chinensis. Hạt này có màu nâu bóng như tráng một lớp men có hiệu
quả :
- độc hại toxique.
Trái
Vải thiều cũng được đề nghị cho những hiệu quả của nó như :
- làm se thắt astringents,
- giảm đau antalgiques,
- dễ tiêu stomachiques,
- và bổ dưởng toniques.
Trích
xuất của nấm men Vải thiều Litchi chinensis được sử dụng trong những
chữa trị :
- kháng sinh của những vi khuẩn đường ruột antibiotiques de la flore intestinale.
Thực phẩm và biến chế :
● Trái Vải
thiều
Litchi chinensis được dùng trong nhiều món ăn khác nhau.
Trái Vải thiều hầu hết được thưởng thức tươi, không bao giờ
để thoát khỏi tay out-of-hand.
▪ Lột bỏ vỏ và loại hột,
thường thêm vào những ly trái cây và salade trái cây salades de fruits.
▪ Trái Vải thiều Litchi chinensis nhồi fromage dùng như
salade dầu dấm và nhân hạt pécan Carya
illinoinensis.
▪ Trái Vải thiều có thể
trộn chung với crème glacée với pistache và crème fouettée trong một ly ăn
tráng miệng.
▪ Vải thiều Litchi chinensis cắt làm hai để trên
miếng jambon trong lúc cuối của nấu hoặc nướng bên trên miếng steak.
▪ Vải thiều Litchi chinensis xay thành bột được thêm
vào với hỗn hợp crème glacée.
▪ Trái vải thiều được
thưởng thức tốt nhất dươới dạng tươi, nhưng thường thêm vào những ly trái
cây và salade trái cây hoặc đệm vào với
những hạt hay những trái cây khác.
▪ Bảo quản trong đường
sirop.
▪ Bên Tàu, trái Vải
thiều
Litchi chinensis được
sấy khô ăn như nho khô. Ngoài ra nạt tử y trái Vải được sấy khô như chất để làm
ngọt của trà thay đường.
▪ Mật ong trái Vải thiều Litchi chinensis, rất thơm, được xem như
một sản phẩm có phẩm chất rất cao.
▪ Trái Vải thiều Litchi chinensis được sử dụng như một
thành phần trong ẫm thực của Á Châu và cũng là một thành phần trong món chè sâm
bổ lượng dưới dạng sấy khô.
Nguyễn thanh Vân