Apricot
Cây Mơ
Prunus armeniaca
L.
Rosaceae
Đại cương :
Đồng nghĩa : Armeniaca vulgaris Lam, Amygdalus
armeniaca (L.) Dumort., Armeniaca ansu (Maxim.) Kostina,
Prunus ansu (Maxim.) Kom.
Prunus armeniaca ( "prune
arménienne" ), loài abricots phổ biến nhất được trồng, cũng gọi là abricot
Sibérie, abricot tibétain, là một loài của giống Prunus thuộc họ hoa hồng
Rosaceae. Ở Việt Nam tên gọi là cây Mơ .
▪ Cây
Mơ abricotier có nguồn gốc ở phía đông bắc nước Tàu. Cây đã được thuần
hóa có từ 4000 năm trước đây bởi một bộ tộc người Tàu phát hiện trái của nó,
trái Mơ abricot.
Một thế
kỷ trước Tây nguyên, những người lính La Mả đã du nhập vào Hy Lạp và Ý. Trái Mơ
abricot được giới thiệu vào nước Pháp, khoảng thế kỷ 15 và chỉ thực sự được
trồng ba thế kỷ sau đó .
Đồng
thời những nhà truyền giáo Tây Ban Nha đem trồng ở miền nam của Californie.
Ngày
nay, những nhà sản xuất lớn nhất abricot đã thực hiện trong những nước vùng Địa
Trung Hải méditerranéens ( Turquie,
Espagne, Syrie, Grèce, France ) và ở Iran.
Ở Mỹ Amérique,
thị trường bị chi phối bởi Californie và Chili.
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực
vật :
Tiểu mộc, lá rụng, kích thước
trung bình 3-6 m, với một thân lên đến 40 cm đường kính, có tán dày đặc và tỏa
rộng, không gai, vỏ hơi đỏ, cành nhẵn, gổ cứng và bền.
Lá, thường trên nhánh
ngắn, phiến xoan hình tim, chót có mũi ngắn, bìa có răng đôi nhỏ, gân phụ 5-7 cặp,
kích thước 5-9 cm dài và 4-8 cm rộng, đáy lá tròn, có lông trên những gân lá ở
mặt dưới khi còn non, khi trưởng thành nhẳn ngoại trừ ở nách của những gân lá
mặt dưới, cuống lá dài khoảng 2,5 cm có tuyến, lá kèm hình mũi mác, có tuyến
trên những bìa lá.
Hoa, trổ trước lá, hường
hay trắng, 1 hoặc 2, gần như không cọng, hay rất ngắn, kích thước hoa khoảng 2-4,5 cm đường kính, hoa
thường đơn 1 hay từng cặp, trổ vào đầu xuân trước khi mọc lá.
Hoa lưỡng phái, cánh hoa 5, màu
hồng trắng, dài 7-13 mm, đài hoa hình chuông, màu đỏ nhạt, có lông, 5 mm dài,
thùy chung quanh có lông mịn một nửa chiều dài của ống, tiểu nhụy 15 – 20, gắn
vào cánh hoa ở miệng của ống đài, tâm bì
1 vòi nhụy có lông.
Trái, quả nhân cứng, 1,5-2,5
cm đường kính ( lớn hơn đối với những cây trồng hiện đại ), tròn thuôn dài, có
lông mịn dày, nhân dẹp, láng, không dính vào quả bì, màu vàng cam, thường có
màu đỏ trên mặt tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, mặt vỏ có thể láng hoặc mượt
với lớp long rất mịn.
Nạt thịt
chắc và hương vị rất ngon. Hương vị có thể thay đổi từ ngọt đến chua. Bao chung
quanh 2 nhân cứng bên trong có chứa 1 hạt cho mỗi nhân. Nhân hạt thường gọi là
“ đá ” có cấu trúc láng mịn và có cạnh chạy ờ một bên.
Bộ phận sử dụng :
Vỏ thân,
hoa, trái và hạt.
Trái Mơ Prunus armeniaca có thể dùng tươi hay sấy khô hoặc bào quản trong nước đường .
Hạt dùng
chế biến thành dầu hạt Mơ.
Thành phần hóa học và dược chất :
Trong
những thử nghiệm hóa học :
Cây Mơ Prunus armeniaca chứa không ít hơn :
- 3,0% chất amygdaline, xác định bằng đo chuẩn độ với chất nitrate
argent.
Một phương pháp sắc ký lỏng có
hiệu năng cao cũng có thể dùng.
●
Thành phần hóa học chánh :
Những thành phần chủ yếu là :
- amygdaline ( đến 4,9% ),
- một glycoside cyanogène
( một hợp chất thực vật có chứa đường và chất
cyanure ).
Những hợp chất cyanogènes hiện diện là :
- prunasine,
- và mandélonitrile.
Ngoài ra cũng hiện diện những phân hóa tố enzyme :
- hydrolysant amygdaline,
- một chất nhủ tương émulsion,
- và những acides béo và sitostérols
● Những
thành phần hóa học của trái Mơ :
Những trái Mơ Prunus armeniaca là :
▪ mềm và nạt thịt, gồm có :
- 81 % gồm chung toàn bộ của trái Mơ, trong đó
có :
- 58,5 % độ ẫm.
▪ hàm lượng tan trong nước của nạt thịt trái Mơ là
17,2 %.
▪ độ acide 1,34 %.
▪ và tổng số hàm lượng đường 6,30
%.
▪ Những đường giảm sucres réducteurs và đường không giảm non réducteurs là :
- 6,25 % và 0,041 %, tương ứng .
▪ Hàm lượng bởi chất pectine là 2,52 %.
▪ chất vitamine C là :
- 9,95 mg cho 100 g bột nhão trái
Mơ.
▪ Tổng số hàm lượng nguyên tố khoáng của nạt thịt
trái Mơ
Prunus armeniaca,
như là thể hiện bởi :
- tro 2,452 %.
▪ Hàm lượng phần trăm của những nguyên tố khác nhau
trong nạt thịt là :
- phosphore P 0,083,
- potassium K 0,996,
- calcium Ca 0,042,
- magnésium Mg 0,033,
- và sắt Fe 0,010.
▪ Chất đạm chỉ được 0,67 %.
● Giá
trị dinh dưởng :
Trái Mơ
abricot là nguồn tốt của :
- chất xơ thực phẩm ( pectines
),
- potassium,
- và nguốn rất tốt của β-carotène ( vitamine A ),
- và vitamine C.
Những
chất pectines, dễ dàng trương nở trong nước và nạt thịt trái Mơ trở nên mềm.
▪
vitamine B, chứa trong trái khô, 2
đến 3 lần phong phú hơn trong trái Mơ tươi.
Tuy
nhiên, mất nước, trái Mơ Prunus armeniaca trở nên rất chua acide hóa acidifiant và máu cam của trái Mơ thường là dấu hiệu của một sự bổ
sung của anhydride sulfureux (
sulfite-dioxyde de soufre : như một chất bảo quản bởi sự bốc hơi ) làm cho
nó trở nên :
- khó tiêu difficile
à digérer ( Màu nâu ở trái sấy khô bình thường ).
▪ Trái
Mơ Prunus
armeniaca cũng chứa những :
- nguyên tố sắt Fe,
- và potassium K thực phẩm.
▪ Trái khô, là
thú vị trong khuôn khổ của một hoạt động bắp cơ cao, do :
- sự phong phú
chất đường glucude,
- không mang lại
nhiều hơn 30 kcal cho mỗi trái Mơ abricot.
● Thành
phần hợp chất phénolique :
Trái abricot Prunus armeniaca tươi chứa
những hợp chất phénoliques, góp phần vào hoạt động :
- chống oxy hóa antioxydante.
▪ người
ta đã tìm thấy những chất chủ yếu như :
- những acides phénols :
(acides caféïque, férulique và p-coumarique và những acides
chlorogéniques ),
- và những flavonoïdes.
▪ Trái
Mơ Prunus
armeniaca chứa :
- acides phénols ( 11,34 mg/100 trên nguyên liệu tươi ) trong
số lượng thấp hơn trong những trái mận prunes hoặc ngọt hơn trái cerises.
Những acides chlorogéniques có một hoạt động :
- chống oxy hóa antioxydante,
- giảl lo âu anxiolytique
( với liều mạnh ).
▪ Những
trái Mơ
Prunus armeniaca sống chứa :
- những flavanols ( hoặc catéchines) như những trái cerises.
cũng
chứa :
- những chuổi chất đạm protéine
phức tạp oligomères của những hợp
chất, gọi là "tanins cô đặc" hoặc "proanthocyanidol" nhưng
với số lượng tương đối trung bình so với những trái mận prunes.
những
phân tử này có một hoạt động của :
- thuốc giản mạch vasodilatatrice
( bởi sự kích hoạt của oxyde nitrique synthase eNOS ).
▪ Những
anthocyanosides là những sắc tố tự nhiên trách nhiệm của những màu sắc đỏ-tím
của trái.
Ở trái
Mơ abricot
Prunus armeniaca, màu sắc của trái cũng được
góp phần của những chất như :
- caroténoïdes ( β-carotène, phytofluène và phytoène ).
▪ Màu
cam có được bởi chất β-carotène được che khuất bở những chất anthocyanosides trong
những giống cây trồng trái màu đỏ.
Nơi
phần không tiếp xúc với ánh sáng của trái Mơ abricot chuyển từ màu xanh sang
màu đỏ trong giai đoạn trưởng thành kết hợp với :
- sự suy thoái của những diệp lục tố chlorophylle,
- và tích lũy chất anthocyanosides.
Ba (3)
sắc tố đã được phát hiện trong da của trái Mơ :
- cyanidol 3-O-rutoside chiếm đa số ( 75 % của những anthocyanosides),
- cyanidol 2-O-glucoside,
- và peonidol 3-O-rutoside.
Những
thành phần hợp chất này có thể hiện diện hay vắng mặt trong nạt thịt tùy theo
những giống cây trồng.
▪ Những
flavonols ( quercétol và kaempférol ), và những hétérosides của nó là những
chất chuyển hóa chất biến dưởng thứ cấp của những cây.
▪ chất quercétol
là :
- một chất chống viêm anti-inflammatoire,
- và là một chất chống oxy hóa tốt antioxydant.
Thành phần hợp chất phénolique của trái mơ abricot tươi (Prunus
armeniaca),
theo Phenol-Explorer
► ACIDES PHENOLS,
trong mg / 100 g nguyên liệu tươi.
- acide caféique : 0,63,
- acide férulique : 0,20,
- acide p-coumarique : 0,69
▪ Acides chlorogeniques :
Acide 3-caféylquinique : 5,38,
acide 3-férulylquinique : 0,60,
acide 3-p-coumarylquinique : 0,38,
Acide 5-caféylquinique : 3,36,
acide 5-férulylquinique : 0,04,
acide 5-p-coumarylquinique : 0,06.
► Flavonoides, trong
mg/100 g nguyên liệu tươi MF
● Flavonols .
(+)-catéchol : 3,52
(-)-épicatéchol : 4,19
Quercétol.
● Athocyanidols.
(không ổn định instables)
Cyanidol
● Proanthocyanidols :
Oligomères flavanols, chát astringence
Procyanidol dimère B1 : 0,09
Procyanidol dimère B3 : 0,05
Procyanidol dimère B7: 1,00e-02
Procyanidol trimère EEC: 1,00e-02
● Anthocyanosides :
Hétérosides anthocyanidols,
pigments rouges
Cyanidol 3-O-glucoside : 14,55
Cyanidol 3-O-rutoside : 104,35
Peonidol 3-O-rutoside : 21,57
● Hétérosides Flavonols :
bảo vệ chống những tia tử ngoại UV
kaempférol 3-O-rutoside : 0,52
quercétol 3-O-rutoside : 1,19
Đặc tính trị liệu :
► Đặc tính y học :
▪ Trái
Mơ Prunus
armeniaca, có đặc tính :
- chống tiêu chảy anti
diarrhée,
- hạ sốt antipyrétique,
- nôn mữa émétique,
- làm dịu bớt khát soif,
và
không tốt cho những người già personnes
âgées.
▪ Hạt
trái Mơ
Prunus armeniaca, là thuốc :
- bổ dưởng tonique,
- và trừ giun sán vermifuge,
được sử
dụng trong :
- những rối loạn gan troubles
du foie,
- bệnh trĩ pieux,
- đau tai oreille,
- và điếc surdité.
► Những sử dụng y học và không phải thực
phẩm :
▪ Glycosides cyanogènes
( tìm
thấy trong phần lớn những hạt của trái
với nhân cứng, vỏ và những lá ), tìm thấy với nồng độ cao trong
những hạt trái Mơ abricot.
▪ Hạt abricots đã được sử dụng để chống
lại :
- ung bướu, khối u tumeurs.
Hạt
chứa "laetrile", một chất
cũng đã được gọi là vitamine B17. Điều này đã được khẳng định có một hiệu quả trong
chữa trị bệnh :
- ung thư cancer,
“Laetrile”,
là một hình thức biến đổi hóa học của amygdaline,
chất tự nhiên được tìm thấy chủ yếu trong hạt trái Mơ Prunus armeniaca, hạt hạnh nhân và đào,
một phương pháp chữa trị coi như thay thế cho bệnh ung thư cancer, được trích xuất từ hạt trái Mơ
abricots.
Nhưng
không có nhiều bằng chứng, cho đến ngày nay, để hỗ trợ cho vấn đề này.
( khoa
học không hổ trợ cho phương pháp chữa trị này, cả hai amygdaline và laetrile
đều có chứa một ít chất có thể chuyển biến ra cyanide bên trong cơ thể, một số ngộ độc cyanide đã được ghi nhận
liên quan đến laetrile).
Như thế
chất tinh khiết gần như vô hại, nhưng nó cho một chất thủy giải acide
cyanhydrique, một độc chất hoạt động rất nhanh, cho nên phải cẫn thận khi điều
trị .
Trong
một liều nhỏ, chất độc này khích thích :
- sự hô hấp respiration,
- cải thiệnh tiêu hóa digestion,
- và cho một cảm giác rất êm ấm thoải mái cho sức khỏe.
▪ Hạt trái Mơ Prunus armeniaca là :
- giảm đau analgésique,
- trừ giun sán vermifuge,
- chống bệnh suyễn anti-asthmatique,
- chống co thắt antispasmodique,
- chống ho antitussif,
- làm dịu đau adoucissant,
- chất làm mềm émollient,
- long đờm expectorant,
- đau ngực pectoral,
- thuốc an thần sédatif,
- và làm lành thương
tích vulnéraire.
được sử dụng trong chữa trị :
- bệnh suyễn asthme,
- ho toux,
- viêm phế quản cấp tính
hoặc mãn tính bronchite aiguë ou
chronique,
- và bệnh táo bón constipation.
▪ Trái
Mơ Abricot
Prunus armeniaca chứa :
- acide citrique,
- và acide tartrique,
- những caroténoïdes,
- và những flavonoïdes.
Trái Mơ
Prunus
armeniaca là :
- chất dinh dưởng nutritifs,
- tẩy sạch nettoyage,
- và nhuận trường nhẹ légèrement
laxatif.
là một
bổ sung có giá trị cho chế độ làm công việc nhẹ, để :
- cải thiện tổng quát sức khỏe santé globale.
▪ Hoa Mơ Prunus armeniaca là :
- thuốc bổ toniques,
- thúc đẩy khả năng thụ thai ở đàn bà fécondité chez les femmes.
▪ Vỏ Mơ Prunus armeniaca là :
- chất làm se thắt astringente.
Vỏ
trong écorce interne và / hoặc rễ
được sử dụng để chữa trị :
- ngô độc intoxication,
có
nguyên nhân bởi sự tiêu dùng hạt hạnh nhân amande
và hạt trái Mơ abricot graines đắng (
có chứa một chất cyanure hydrogène).
▪ Một
báo cáo khác chỉ ra rằng nước nấu sắc décoction
của vỏ ngoài écorce externe được sử
dụng để :
- làm trung hòa những hiệu quả của cyanure hydrogène.
Nước
nấu sắc cũng dùng để giảm những bệnh như :
- viêm sưng enflammées,
- và kích ứng irritées.
▪ Chất chống oxy hóa antioxydante :
Những caroténoïdes của trái Mơ Prunus armeniaca tập hợp của những hợp chất cho những đặc tính chống oxy
hóa antioxydantes.
Những
chất chống oxy hóa antioxydants bảo
vệ những tế bào của cơ thể của những tổn thương hư hỏng có nguyên nhân bởi
những gốc tự do radicaux libres.
Đây là
những phân tử có liên quan trong sự phát triển của :
- bệnh tim mạch maladies
cardiovasculaires,
- và một số bệnh ung thư
cancers.
Hàm lượng chất chống oxy hóa trong
trái Mơ sấy khô cao hơn những trái Mơ còn tươi.
▪ Vitamine A :
Trái Mơ Prunus armeniaca tươi và sấy khô
cung cấp cho một nguồn vitamine A tuyệt vời dưới dạng :
- β-carotène.
Chất này góp phần vào sự tăng
trưởng của :
- xương os,
- và răng dents.
Vitamine A duy trì cho:
- da được khỏe,
- và bao vệ chống lại
những sự nhiễm trùng infections.
Vitamine A thúc đẩy cho:
- một tầm nhìn tốt ( bổ mắt ) bonne vision.
▪ Nguyên
tố sắt Fe
:
Trái Mơ sấy khô Prunus armeniaca là một nguồn những
nguyên tố sắt cho người. Nguyên tố này là cần thiết cho:
- sự chuyển vận dưởng
khí oxygène,
- và sự hình thành của những hồng huyết cầu globules rouges trong máu.
Nguyên tố sắt cũng đóng một vai trò
trong sự tạo thành sản xuất :
- những tế bào mới,
- một phân hóa tố hormones,
- và dẫn truyền thần kinh neurotransmetteurs.
▪ Nguyên tố đồng Cu :
Trái Mơ
sấy khô
Prunus armeniaca là một nguồn tốt của đồng Cu.
Nguyên tố đồng cần thiết trong sự hình thành :
- huyết sắc tố hémoglobine,
- và chất keo collagène
trong cơ thể .
Chủ trị : indications
▪ giảm
đau analgésique;
▪ trừ
giun sán vermifuge;
▪ chống
bệnh suyễn antiasthmatique;
▪ giải
độc antidote;
▪ hạ
sốt antipyrétique;
▪ khử
trùng antiseptique;
▪ chống
co thắt antispasmodique;
▪ chống
ho antitussif;
▪ làm
dịu đau adoucissant;
▪ nôn
mữa émétique;
▪ làm
mềm émollient;
▪ long
đờm expectorant;
▪ nhuận
trường laxatif;
▪ bệnh
mắt ophtalmique;
▪ bệnh
liên quan ngực pectoral;
▪ thuốc
an thần sédatif;
▪ thuốc
bổ tonic;
▪ làm lành vết thương vulnéraire.
Kinh nghiệm dân gian :
▪ Trái
Mơ Prunus
armeniaca, mặn có đặc tính :
- chống viêm anti-inflammatoire,
- và khử trùng antiseptique.
được sử
dụng trong y học truyền thống ở Việt Nam trong chữa trị :
- những bệnh hệ hô hấp maladies
respiratoires,
- và tiêu hóa digestifs.
- hạ sốt antipyrétique,
- khử trùng antiseptique,
- nôn mữa émétique,
- bệnh cho mắt ophtalmique.
▪ Ở Tây
Tạng Tibet, những trái Mơ hoang Prunus armeniaca,
được nhai, áp dụng đắp trong chữa trị :
- bệnh viêm mắt ophtalmie
(Kirtikar và Basu, 1935).
▪ Trong
Afghanistan, những trái được xem như :
- chất nhuận trường laxatif,
- là làm lạnh trong trường hợp bệnh sốt fièvre.
▪ Ở
nước Anh Angleterre trong thế kỷ 17ème, dầu abricot cũng được sử dụng chống
lại :
- ung bướu tumeurs,
- sưng gonflements,
- và những bệnh loét ulcères.
Nghiên cứu :
● Chống oxy hóa Antioxydant :
Hiện
diện nghiên cứu được mô tả hoạt động kháng khuẩn antimicrobienne trong ống nghiệm và hoạt động chống oxy hóa antioxydante của những trích xuất trong méthanol
và nước của nhân hạt trái Mơ ngọt và đắng Prunus armeniaca L.)..
Những
đặc tính chống oxy hóa antioxydantes của
nhân hạt trái Mơ abricot đã được đánh giá bởi sự xác định khả năng mạnh
của :
- làm sạch gốc tự do piégeage
des radicaux,
- hoạt động ức chế sự oxy hóa chất béo không bảo hòa peroxydation lipidique,
- và tổng số hàm lượng chất phénol đo lường bởi thử nghiệm DPPH,
phương pháp thiocyanate và phương pháp Folin, tương ứng .
Ngược
lại với trích xuất của những hạt đắng,
cả hai trích xuất trong nước và trong méthanol của hạt nhân thơm ngọt có tiềm năng chống oxy hóa. antioxydant.
Sự ức
chế mạnh nhất, tính theo phần trăm của :
- oxy hóa chất béo không bảo hòa (69%),
và hàm
lượng trên tổng số thành phần hợp chất phénoliques (7,9 ± 0,2 pg / ml) đã được
phát hiện trong trích xuất méthanolique của nhân hạt ngọt noyaux doux
(Hasanbey) và trong trích xuất trong nước của cùng một giống trồng, tương ứng.
● Hoạt động chống siêu vi khuẩn antimicrobiennes :
▪ Những
hoạt động chống siêu vi khuẩn antimicrobiennes
của những trích xuất trên cũng được thử nghiệm chống lại các vi sinh vật gây
bệnh micro-organismes pathogènes cho
người bằng cách sử dụng một quá trình khuếch tán trên đĩa pétri, và của nồng độ
tối thiểu ức chế (CMI) của giá trị của mỗi trích xuất hoạt động đã được xác
định.
Hoạt
động kháng khuẩn hiệu quả nhất đã được quan sát trong những trích xuất methanol và nước của nhân hạt đắng
và trích xuất méthanol của nhân hạt thơm ngọt
chống lại những vi khuẩn Gram dương + Staphylococcus aureus.
Ngoài
ra, những trích xuất méthanoliques của những hạt đắng rất mạnh chống lại những
vi khuẩn Gram âm - Escherichia coli ( 0,312 mg / mL giá trị của CMI ).
Một
hoạt động chống candida anti-candida đáng
kể cũng đã được quan sát với trích xuất méthanolique của nhân hạt Mơ đắng chống lại Candida albicans, bao
gồm của :
- một kích thước14 mm đường kính của vùng ức chế,
- và một giá trị của MIC 0,625 mg / mL.
● Hoạt động chống ho lao anti-tuberculeuse của
trái Mơ Prunus armeniaca (L.)
Jaya Sehgal,
Dr.P.Siddheswaran. Dr.K.L.Senthil Kumar * Et Mme T. Karthiyayini.
Hiệu
quả chống lao phổi anti-tuberculeux của
những trích xuất trong nước và trong éthanol điều chế từ trái Mơ Prunus
armeniaca (L.) đã được đánh giá trên Mycobacterium tuberculosis bằng cách sử
dụng phương pháp của tấm đếm plaque de coupe.
Vùng ức
chế đã được thực hiện để đánh giá hoạt động chống lao phổi anti-tuberculeux.
Những
kết quả cho thấy rằng trích xuất trong éthanolique có một hoạt động chống lao
phổi anti-tuberculeux
đáng kể hơn hết so với trích xuất trong nước.
▪ Y học
dược thảo truyền thống đã sử dụng trong y học truyền thống khắp thế giới để
chữa trị những bệnh khác nhau, đặc biệt là bệnh lao phổi.
▪ Nhũng
nhà nghiên cứu đã đánh giá hiệu quả phòng ngừa của những trích xuất trong nước
và trong éthanoliques của trái Mơ Prunus armeniaca (L.) bằng cách sử dụng đĩa
tiêu chuẩn .
Trích
xuất éthanol với những nồng độ khác nhau ( 400, 200 và 100μg/ml ) cho thấy tương ứng vùng ức chế 22mm, 12mm, 00 mm.
Trích
xuất trong nước với những nồng độ khác nhau ( 400, 200 et 100μg/ml ) cho thấy vùng ức chế tương ứng 18, 10, 00 (mm), bởi
so với thuốc tiêu chuẩn ( Rifampicine 100μg/ml
) 27 mm.
● Mang thai Grossesse : hiệu quả
sinh quái thai effets tératogènes :
Tiêu
thụ uống vào dạ dày của chất amygdaline
( liều không chính xác ) để chuột mang thai gây ra dị tật xương ở chuột con và
dùng bởi đường tiêm vào tĩnh mạch dẫn đến hiệu ứng dị tật bẩm sinh embryopathie.
“Laetrile” uống vào gia tăng gia tăng
nồng độ của cyanure tại chỗ, trong khi laetrile tiêm vào tĩnh mạch intraveineuse thì không.
Dùng thiosulfate
bảo vệ phôi embryons của những tác
dụng gây quái thai tératogènes của laetrile uống vào.
Những
hiệu quả dị tật bẩm sinh embryopathie
của laetrile uống dường như là do chất cyanure thải ra bởi hoạt động :
- phân hóa tố β-glucosidase vi khuẩn bactérienne.
Một phụ
nữ mang thai tiêm được tiêm bắp thịt intramusculaires
mỗi ngày ( liều không quy định ) trong 3 tháng cuối thai kỳ đã sinh ra một trẻ
sơ sinh sống tại hạn (at term) nghĩa là 37 tuần mang thai được gọi là “ tại hạn
at term ”.
Không
có phòng thí nghiệm nào hoặc dấu hiệu chẩn bệnh tại chỗ clinique của :
- cyanure tăng cao,
- hoặc mức độ chất thiocyanate.
Hiệu quả xấu và rủi
ro :
● Những phản ứng phụ :
Những
phản ứng phụ kết hợp với chữa trị của chất amygdaline
cũng tương tự những triệu chứng ngộ độc chất cyanure.
Chất cyanure
là một chất độc thần kinh neurotoxine, nguyên nhân gây
ra :
- buồn nôn nausées,
- và ói mữa vomissements,
- đau đầu maux de
tête,
- và chóng mặt étourdissements,
- nhanh chóng tiến tới một chất cyanose ( tô màu xanh nhạt của da do hồng huyết tố hémoglobine nghèo oxygène trong máu ).
- tổn thương gan dommages
au foie,
- hạ huyết áp được ghi nhận hypotension marquée,
- mí sụt ptosis (
mí mắt trên rũ xuống ),
- vận động thất điều bệnh thần kinh ataxie neuropathies ( khó khăn việc đi lại đi do thần kinh bị hư
hỏng nerfs endommagés),
- bệnh sốt fièvre,
- rối loạn tâm thần confusion
mentale,
- co giật convulsions,
- hôn mê coma,
- và tử vong mort.
Phản
ứng phụ này có thể được thúc đẩy củng cố bởi dùng uống đồng thời với :
- hạt hạnh nhân sống
amandes,
- ăn những trái và rau cải fruits et légumes
có chứa
β-glucosidase, như cần tây céleri, đào pêches, giá đổ và carottes hoặc liều
mạnh vitamine C.
Sau khi
uống, amygdaline được chuyển hóa biến dưởng trong đường tiêu hóa dạ dày ruột gastro-intestinal để sản xuất chất prunasine và mandélonitrile, được phân chia ra nhỏ thành :
- benzaldéhyde,
- và acide cyanhydrique, chất sau cùng là độc hại cao toxique.
▪ Sử
dụng quá liều nguyên nhân gây ra :
- chóng mặt étourdissements,
- buồn nôn nausées,
- ói mữa vomissements,
- và đau đầu maux de
tête,
Có thể
phát triển đến :
- khó thở dyspnée,
- co thắt spasmes,
- giản đồng tử pupilles
dilatées,
- rối loạn nhịp đập tim arythmies,
- và hôn mê coma.
● Chống chỉ định :
Hạt
nhân trái Mơ không nên dùng trong thời gian mang thai hoặc cho con bú hoặc trẻ
em.
● Cảnh báo :
Dùng
quá liều có thể là nguyên nhân một sự ngô độc đưa đến tử vong intoxication mortelle.
Liều
gây chết người được ghi nhân như là :
- từ 7
đến 10 hạt cho trẻ em,
- từ 50 đến 60 tức khoảng 30 g cho
người lớn.
Ứng dụng :
▪ Dầu
hạt trái Mơ Prunus
armeniaca có những đặc tính như sau :
- làm dịu mềm adoucissant,
- nuôi dưởng nourrissant,
- thuốc bổ tonique,
- làm se thắt astringent.
▪ Dầu
hạt trái Mơ abricot Prunus armeniaca hoạt động :
- chức năng tốt cho da,
- và do đó duy trì độ ẫm
hydratation cho da.
▪ Trong hỗn hợp với một dầu giàu
acid béo đa không bảo hòa poly-insaturés
( như dầu onagre, bourrache, rose musquée) người ta có thể chế thành một hổn
hợp dầu xoa bóp lý tưởng để :
- tái tạo những da
trưởng thành già régénérer les peaux
mûres,
- và chống lại quá trình lão hóa da vieillissement cutané.
▪ Một
dầu bán mau khô semi-siccative ăn
được, lấy từ những hạt trái Mơ, sử dụng để :
- đốt sáng éclairage.
▪ Một
màu nhuộm xanh lá cây có thể thu được ở lá, một màu nhuộm xám đậm có thể lấy
được từ trái cây abricot.
▪ Gỗ
đẹp, cứng và bền.
Thực phẩm và biến chế :
▪ Một chất gomme ăn được được lấy từ thân cây Mơ
abricot.
▪ Trái Mơ sống, nấu chín hoặc sấy khô để sử dụng về
sau. Dạng tốt nhất là trái mềm, ngon ngọt với một hương vị thơm ngon giàu
potassium K.
▪ Người
ta tiêu thụ trái Mơ abricot Prunus armeniaca
tươi, nhưng cũng dùng sấy khô ( abricot khô ) hoặc chế biến bằng những phương
cách khác nhau :
- compote,
- mứt,
- bánh nướng tartes.,
- abricots trong sirop (đồ
hộp bảo quản ),
cũng như trong những món ăn mặn,
như :
- thịt thỏ với quả Mơ Prunus armeniaca và với củ cải panais
Pastinaca sativa, món ăn người Anh.
▪ Trái Mơ abricot cũng được sử dụng
trong nectars, chế biến trên căn bản là nạt bột trái Mơ abricot ( khoảng 50 %
), nước và đường. Nectar abricot, được gọi sai là nước ép jus trái Mơ abricot, có
thể đôi khi là cắt nhuyễn nhỏ với nectar trái pêche để làm dịu độ chua tự nhiên
của Mơ abricot.
▪ Hạt
sống hay nấu chín.
- những hạt đắng phải với sự tiêu thụ tuyệt đối vừa phải.
- nhưng những hạt ngọt có thể tiêu thụ tự do.
▪ Những
hạt Prunus
armeniaca đắng có thể sử dụng như thay thế những hạt hạnh
nhân đắng trong chế biến của bánh hạnh nhân massepain, ..v…v..
▪ Trong một số nước, như Pakistan, người
ta cũng tiêu dùng hạt hạnh nhân amande
nằm trong nhân noyau của trái Mơ
abricot.
Tuy nhiên cần lưu ý hạt hạnh nhân
có chứa một lượng nhỏ acide cyanhydrique ( hay cyanure hydrogène ).
Cụ thể, ăn một vài hạt hạnh nhân
abricot thì không nguy hiểm, nhưng nếu ăn vài chục hạt lại đặt ra một vấn đề có
nguy cơ tử vong mortel..
Nguyễn thanh Vân