Mangoustanier
Cây măng cụt
Garcinia mangostana L.
Clusiaceae
Đại cương :
Mangoustanier, tên Việt Nam gọi là cây măng cụt, là một cây thuộc giống Garcinia, danh pháp khoa học Garcinia mangostana, thuộc họ Clusiaceae.
Có những loài khác của mangoustanier cũng cho ra trái ăn được, gọi mangoustans. Cây măng cụt có nguồn gốc đi từ Đông nam Á Java, Bornéo, Sri-Lanka, Thái Lan, Việt Nam, những nước mà có sự hiện trên thị trường. Măng cụt còn tìm thấy ở Nam Mỹ Colombie.
Riêng Việt Nam, được các nhà truyền giáo đạo Gia tô di thực vào miền Nam nước ta, rồi trồng nhiều ở các tỉnh Tây Ninh, Gia Định, Thủ Dầu Một. Ở đây khí hậu cũng nóng ấm nên cây dễ mọc, nhưng nó không tiến được xa lên miền Bắc lạnh giá, xa lắm là đến tận Huế
Măng cụt là một trái tròn màu tím, kích thước như trái banh bóng bàn hoặc lớn hơn, hay banh golf, da dày ( rất đắng ) gọi là vỏ trái, bao quanh phần bên trong, nạt trắng, chia ra thành nhiều múi 5 hay 6. Hương vị ngon thanh, trộn lẫn vi chua và ngọt. Măng cụt là một trái rất phổ biến trên thị trường Á Châu như Việt Nam và Trung Phi, do những đặc tính chữa bệnh của cây.
Măng cụt rất giàu những chất chống oxy hóa tự nhiên, ít nhất khoảng 40 chất xanthones. Vỏ trái măng cụt là nơi tập trung những chất này. Người ta đã xác định khoảng 200 chất xanthones trên trái đất. Những chất xanthones, là những chất chống oxy hóa mạnh nhất đã từng biết đến. Mạnh gắp 30 lần hơn trà xanh.
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc : Cây măng cụt được đề cập đến vào thế kỷ thứ 7 è, là một cây ăn trái trong khu vực Đông Nam Á, bắt đầu được phát triển ở Thái Lan vào thế kỷ 19 ème.
Nơi nguồn gốc của măng cụt hiện nay không biết chính xác, nhưng người ta nghĩ rằng ở những đảo Sonde và những đảo Moluques, và còn nửa, có những cây hoang dại trong khu rừng Kemaman ở Malaisia. Cạnh đó có những cây đã được thuần hóa trong quần chúng ở Thái Lan hay Miến Điện. Cây măng cụt được trồng rất nhiều ở Thái Lan, khoảng 4000 ha đất trồng trọt canh tác vào năm 1965. Cây măng cụt cũng được trồng ở Cambodge, miền nam Việt Nam và Miến Điện, chạy dài đến Malaisia và Singapour.
Mô tả thực vật : Cây măng cụt mangoustan là một cây tiểu mộc, có lá không rụng, tăng trưởng rất chậm, lúc đầu với một tàng lá hình chóp, có thể đạt đến 6 – 25 m chiều cao, màu nâu đậm hay gần như đen, vỏ có vãy, phần vỏ trong màu vàng chứa chất nhựa keo gomme, chầt mủ trắng đắng
Lá, mọc đối, cuống lá ngắn, hình bầu dục hay ellip, da dày, dai, và màu lục sậm, hơi bóng ở mặt trên, màu lục vàng và sám xịt ở mặt dưới, khoảng 9 - 25 cm dài, 4,5-10 cm rộng, với gân lá rõ ràng màu xanh. Lá mới màu hồng.
Hoa, 4-5 cm rộng, dày thịt, có thể là hoa đực hay hoa lưỡng phái trên cùng một cây, có lá bắc, cuống hoa có đốt. Những hoa đầu tiên hợp thành chùm 3-9, trên đỉnh của nhánh. Hoa có 4 đài , 4 hình trứng bầu dục, dày, thịt, cánh hoa màu xanh với những đóm đỏ bên ngoài, màu vàng đỏ bên trong. Nhiều tiểu nhụy : thụ là tiểu nhụy đầy phấn hoa có thể thụ phấn và không thụ là tiểu nhụy vì lý do nào đó không khả năng thụ phấn như nhụy lép không phấn hoa…… .Những hoa lưỡng tính thường là những hoa mọc đơn lẽ hoặc thành cặp trên ngọn nhánh của cành non, cánh hoa của những loại hoa này có thể có viền màu vàng xanh với màu đỏ hoặc chủ yếu màu đỏ, và nở ra rất nhanh.
Trái, trái nạt gần như hình cầu, to bằng trái cam nhỏ hơn, được bao quanh bởi những đài hoa, lớn và nổi bậc ở phần cuống, với 4 đài cánh hình tam giác, phẳng, hợp thành như một hoa hồng ở đỉnh, màu tím đậm đến màu tím đỏ và láng ở bên ngoài, kích thước khoảng 3,4 cm đến 7,5 cm đường kính.
Lớp vỏ dày 6 – 10 mm, mặt cắt ngang màu đỏ, màu tím trắng bên trong, vị đắng chứa nhiều chất mủ vàng và một dung dịch nước ép nhuộm màu tím. Có 4 đến 8 phần như múi hình tam giác màu trắng như tuyết, thịt ngọt mềm ( thật sự đây là lớp vỏ ngoài của hạt ). Những trái có thể không hạt hoặc có 1-5 hạt được phát triển đầy đủ.
Hạt, hình trứng thuôn dài, hơi dẹt, dài khoảng 2,5 cm dài và 1,6 cm rộng, được bám bao sát bởi nạt thịt trắng như nói trên. Phần thịt hơi chua, hương vị chua rõ ràng, nổi tiếng thơm ngon tuyệt vời.
Bộ phận sử dụng :
Măng cụt mangoustan hay mangouste là một trái cây tròn màu tím, lớp da dày, chứa một một ruột màu trắng, chia thành nhiều múi 5 hoặc 6 múi. Hương vị ngọt có phần hơi chua.
Thành phần hóa học và dược chất :
Lớp vỏ ngoài của hạt là một phần của trái chứa đầy hương vị, khi được phân tích cụ thể hàm lượng chất dinh dưởng của lớp vỏ hạt, lớp này vắng mặt hàm lượng những nguyên tố dinh dưởng quan trọng.
Những nước ép thu được có màu đỏ bầm và có tác dụng làm se thắt dẩn từ phần sắc tố của lớp vỏ ngoài của trái, bao gồm sắc tố xanthonoïdes, được nghiên cứu gần đây cho hiệu quả tác dụng cải thiện tiềm năng bệnh tật.
● Chất Phytine ( một hợp chất hửu cơ, cấu tạo lên đến 0,68 % trọng lượng klhô ).
● Lớp nạt, vỏ ngoài hạt tương đương đến 31% trên tổng số của cả trái.
Còn gọi là tử y thành phần gồm :
- mangostin,
- những calaba xanthon,
- dihydroxy
- và trihydroxy dimethyl allyl xanthon.
cùng các :
▪ triterpenoid như :
- cycloartenol,
- friedlin,
- b-sitosterol,
- betulin,
- mangiferadiol,
- mangiferolic acid,
- cyclolanostendiol,
- hydroxy cyclolanostenon.
● Vỏ quả : phần lớn các công tác đều hướng về vỏ quả. Thành phần chính đã được xác định là một loạt xanthone, mà những chất xanthone chính là :
- a-mangostin,
- b-mangostin,
- g-mangostin,
- các isomangostin,
- trioxyxanthon, bên cạnh có :
- pyranoxanthon,
- dihydroxy methyl butenyl xanthon,
- trihydroxy methyl butenyl xanthon,
- pyrano xanthenon.
- Các garcinon A, B, C, D, E,
- mangostinon,
- garcimangoson A, B, C,
- egonol,
- epicatechin,
- procyanidin từ măng cụt nguồn gốc Việt Nam,
- benzophenon glucosid tuy số lượng ít cũng đã được tìm ra.
● Bên cạnh protein (7,8%), tanin (11,2%),
Đã được xác định :
- những trihydroxy methoxy methyl butenyl xanthon,
- ethyl methyl maleimid glucopyranosid,
● Vỏ của trái chín, cho một dẫn chất :
- polyhydroxy-xanthone gọi là :
- mangostin,
- β-mangoustine.
● Trái măng cụt thật chín chứa :
- những xanthones,
- gartanin,
- 8-disoxygartanin
- và normangostin.
● Một dẫn chất của mangostin,
- mangostin-e,
- 6-di-O-glucoside,
là một chất trầm cảm của hệ thần kinh trung ương và gây ra tăng huyết áp.
● Từ ruột thân cây :
- tetrahydroxy xanthon
- và dẫn xuất O-glucosid của nó
- cùng pentahydroxy xanthon,
- maclurin, cũng đã được tìm ra.
● Như các loại quả khác, măng cụt ngọt nhờ có nhiều chất đường :
- sucrose,
- fructose,
- glucose
- và có thể cả maltose.
● Nó thơm nhờ một số lớn các chất dễ bốc hơi.
▪ Phổ sắc ký lỏng tinh dầu chiết xuất phát hiện khoảng 50 hóa chất hữu cơ, trong số ấy hơn 30 chất đã được xác định.
- hexenol ( 27,27% ),
- octan tương đối ít hơn ( 14,76% )
- hexyl acetat ( 7,87% ),
- a-copaen ( 7,28% ),
- aceton ( 5,65% ),
- furfural ( 4,89% ),
- hexanol ( 4,38% ),
- methyl butenon ( 4,34% ),
- toluen ( 2,80% ).
- Những chất khác đều dưới 2% nhưng góp phần với các chất trên cấu thành hương vị của măng cụt.
▪ Ngoài hexyl acetat và hexenyl acetat đặc biệt của măng cụt, mùi trái cây là do các chất :
- hexenal,
- hexanol,
- a-bisabolen mà ra,
- thêm vào mùi xoài với a-copaen,
- mùi hoa lài với furfuryl methylceton,
- mùi huệ dạ hương với phenyl acetaldehyd,
- mùi cỏ với hexenol, hexanal,
- mùi cỏ héo với pyridin,
- mùi lá ướt với xylen,
- mùi hoa khô với benzaldehyd,
- mùi hồ đào với d-cadinen.
- Aceton, ethyl cyclohexan đóng góp tính chất dịu ngọt,
- toluen, a-terpinol đem lại mùi đường thắng,
- methyl butenol, guaien mùi dầu,
- valencen đặc biệt mùi mứt cam.
Đáng để ý là nếu :
- furfurl methylceton cống hiến hương thơm dễ chịu,
- thì furfural lại cho thoáng vào một mùi hôi khó ngửi.
Qua ví dụ một trái măng cụt, ta thấy hương vị thiên nhiên quả là phức tạp.
Đặc tính trị liệu :
► Đặc tính và lợi ích của măng cụt mangoustan :
● Theo Đông y, vỏ quả măng cụt có :
▪ vị chua chát,
▪ tính bình,
▪ đi vào hai kinh phế và đại trường,
● Có tác dụng :
- thu liễm,
- chỉ huyết,
● dùng để trị
- tiêu chảy,
- ngộ độc thức ăn,
- khi bệnh được thuyên giảm thì ngưng, dùng lâu sẽ sinh táo bón .
Từ khi những thành phần có lợi ích của một số phẫm tính y học, măng cụt có thể làm giảm nhiều chứng đau như là :
- những bệnh viêm nhiễm,
- những chứng đau bụng,
- những bệnh dị ứng,
- hay những bệnh viêm sưng.
Sau nhiều nghiên cứu, măng cụt được xếp vào nhóm trái cây có số lượng lớn đặc tính lợi ích cho cơ thể. Cũng như :
▪ làm chậm quá trình xơ cứng động mạch artério-stérole, có thể dẫn đến chứng cứng động mạch đi kèm theo những mảng xơ vữa athéro-sclérose.
▪ hoạt động ngăn ngừa chứng bệnh đục thủy tinh thể cataracte,
▪ và bệnh tăng nhản áp glaucome.
Măng cụt thúc đẩy :
▪ hệ thống phòng thủ của cơ quan chống lại những bệnh nhiễm của tất cả những tác nhân bên ngoài.
Mặt khác, măng cụt có những dược tính được xem như :
- chống bệnh Alzheimer,
- và chống bệnh parkinson.
Măng cụt hiện diện như là thuốc :
- kháng nấm rất hiệu quả.
Nhưng cũng là thuốc :
- chống bệnh trầm cảm rất tuyệt.
Do sự công nhận của nhiều Bác sỉ y khoa, măng cụt là một chất :
- chống lão hóa tự nhiên anti âge naturel.
Măng cụt rất giàu những chất :
- chống oxy hóa thiên nhiên.
Sau đây đề cập đến chất chống oxy hóa thiên nhiên : xanthone
► xanthones : chất chống oxy hóa rất mạnh .
Những gốc tự do hiện diện trong thực phẩm, trong không khí mà người ta thở, cũng như trong cơ thể con người.
Những gốc tự do là những nguyên tử hay một nhóm nguyên từ với một điện tử electron “ không chẳn ” “non-pairé ” là những hợp chất rất “ không ổn định ” và phản ứng nhanh chống với những hợp chất khác để trở thành ổn định số điện tử. Sau khi thành lập, những gốc tự do bắt đầu một chuổi phản ứng làm tổn hại tế bào, bằng cách loại bỏ những điện tử từ những phân tử trong tế bào dẫn đến tổn thương tế bào cũng như đôi khi làm chết về sau.
Những chất chống oxy hóa, như là vitamine A, vitamine C, và E là những hợp chất mà người ta tìm thấy trong thực phẫm ( đặt biệt trong trái cây và trong rau cải ) và giúp đỏ những tế bào cơ thể được bảo vệ trước những tác động có hại của những gốc tự do.
Những chất chống oxy hóa hoạt động như là các nhà tài trợ của điện tử cho những gốc tự do khiến chúng ổn định và ngăn chận làm hư hại tế bào.
Những xanthones là một gia đình của “ dinh dưởng thực vật ” duy nhất cho nhiều chức năng lợi ích cho cơ thể.
Những nhà nghiên cứu khoa học cho thấy có khoảng 200 dạng xanthones khác nhau và những xanthones sau cùng có khả năng chống oxy hóa mạnh, nhiều hơn nửa, được tìm thấy trong vitamines A, C, và E.
● Những chất xanthones có nhiều chức năng :
- Trung hòa những gốc tự do,
- Giảm viêm sưng,
- Thúc đẩy sự cân bằng vi sinh vật,
- Duy trì hệ thống tim mạch,
- Hỗ trợ tốt cho sụn và khớp xương,
- Tăng cường hệ thống miễn dịch,
- Duy trì tốt cho hệ hô hấp,
- Duy trì tốt cho hệ ruột,
► Cây măng cụt chứa khoảng hơn 40 xanthones, những xanthones của măng cụt là :
- những chất chống oxy hóa mạnh đấu tranh chống lại với những gốc tự do nguồn gốc của :
- sự lão hóa ,
- và sự thoái hóa tế bào.
► Việc phát hiện những xanthones của măng cụt được dẫn đến rất nhiều xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, kết quả có xu hướng xác nhận một số ứng dụng truyền thống như :
- chữa trị dị ứng allergies,
- những bệnh vể ống tiêu hóa,
- và ngăn ngừa những rối loạn về tim mạch cardiovasculaires.
Các dữ liệu khác đã xác định được đặc tính :
- chống bệnh ung thư,
- và chống bệnh trầm cảm.
Ứng dụng :
► Vỏ măng cụt được thái nhỏ và sấy khô thành bột và dùng để chữa trị :
- bệnh kiết lỵ.
► Chế biến thành thuốc mỡ, được áp dụng trên :
- bệnh chóc lở eczéma,
- và những bệnh về da khác.
► Nấu sắc vỏ măng cụt để chữa trị :
- tiêu chảy diarrhée,
- bệnh lậu cystite,
- bằng quang viêm gonorrhée.
- và mủ
- đắp bên ngoài những vết thương như một dung dịch là se thắt .
► Ngâm một phần vỏ măng cụt qua đêm, sau đó được ngâm trong nước đun sôi infusion, dùng như :
- một đơn thuốc chống tiêu chảy mãn tính ở người lớn và trẻ em.
► Tại Phi luật Tân, dùng nấu sắc lá và rể măng cụt như thuốc :
- giải nhiệt fébrifuge
Và để chữa trị :
- những rối loạn tưa miệng troubles muguet,
- bệnh tiêu chảy diarrhée,
- bệnh kiết lỵ dysenterie
- và đường tiểu tiện voies urinaires.
► Ở Malaisie, ngâm trong nước đun sôi infusion lá măng cụt, phối hợp với chuối xanh và một ít benjoin ( là chất nhựa cây hay baume của giống styrax benjoin việt nam gọi cây an tức ) áp dụng vào :
- vết thương của bao cắt quy đầu circoncision.
► Nấu sắc rể măng cụt, dùng để :
- điều chĩnh chu kỳ kinh nguyệt réglementer les menstruations.
► Dung dịch trích của vỏ được gọi là “ amibiasine ”, đã được thương mại hóa để chữa trị :
- bệnh kiết lỵ amib.
- chống ký sinh trùng trong ruột.
► Từ lâu, ở Á châu, bên Ấn Độ, trong hệ thống y học truyền thống ayurvedic đã liệt kê vào đơn thuốc chữa trị cổ truyền như :
- chống viêm,
- chữa tiêu chảy,
- ức chế dị ứng,
- làm giản phế quản trong điều trị hen suyễn.
Nó cũng được xem như là những thuốc :
- chống dịch tả,
- bệnh lỵ,
- kháng vi khuẩn,
- kháng vi sinh vật,
- chống suy giảm miễn dịch.
► Người Thái dùng nó để chữa vết thương ngoài da.
Biến chế sử dụng thông thường nhất là :
● Nấu sắc vỏ trái cây măng cụt dùng để :
- chống viêm sưng anti-inflammatoire ( trường hợp phong thấp rhumatisme ),
- để điều chĩnh vận chuyển đường ruột ( trường hợp kiết lỵ, rối loạn đau bụng mãn tính )
- dùng tẫy rữa vết thương
- và những vết loét ,
Hiệu quả xấu và rủi ro :
Hiệu quả ngoài ý muốn :
● Sử dụng lâu dài nước ép măng cụt có thể liên kết với chứng acidose lactique ( acidose bệnh có acide trong nước tiểu, trường hợp này do lượng acide lactique vượt quá giới hạn )
● Những bệnh nhân mắc phải bệnh tiểu đường dùng nước ép măng cụt với một cẫn thận lý do trong măng cụt có một hàm lượng đường cao.
Nguyễn thanh Vân