Ma lian an
Hà thủ ô trắng
Streptocaulon
juventas (Lour.) Merr.
Asclepiadaceae
Đại cương :
Tên
khoa học : Streptocaulon juventas (Lour.) Merr. thuộc họ Asclépiadaceae.
Việt
nam thường gọi là Hà thủ ô trắng, Hà thủ ô nam, dân quê gọi là dây sữa bò, dây
vú bò.
Ngoài
ra còn có những tên gọi đồng nghĩa như :
Apocynum
juventas Lour.; Streptocaulon
griffithii Hook.f.; Streptocaulon
tomentosum Wight et Arn.
Streptocaulon juventas là một loài
thực vật của vùng nhiệt đới, ở độ cao khoảng 300 đến 1000 m, mọc hoang rất
nhiều ở những vùng đất cao, rừng núi, đồi gò, rừng thứ cấp, trảng, đặc biệt trên các hàng rào ở những nương rẫy bỏ hoang
hoặc mới khai hoang. Hà thủ ô trắng thường leo quấn bám vào cây và tái sinh rất
khỏe.
Thường ở Ấn Độ, Thái Lan, Cambodia,
Nam Dương, Việt Nam, Lào, Trung hoa ... v...v...
Thu hái quanh năm.
Rể được đào về thái lát khoảng 3
cm, phơi hay sấy khô.
Theo kinh nghiệm làm thuốc truyền
thống, có thể ngâm trong nước gạo vo một đêm trước khi đem phơi khô hay sấy
khô.
Thực vật và môi trường :
Nguồn
gốc : Dây leo có nguồn gốc ở Đông nam Á.
Mô tả thực
vật :
Dây leo
quấn, thân cứng, thường xanh, toàn thân có nhũ tương như sữa, toàn thân, lá
trái đều được bao phủ bởi lông dày mịn màu vàng vàng.
Phiến lá
nguyên, mọc đối, hình trứng hay gần tròn, dài 9 – 14 cm rộng 6 - 9,5 cm, phía
trên hơi cùn hay tròn, với dạng hơi nhọn, phần dưới hình trái tim. Gân lá kết thúc ở bìa phiến, phù
to ở phía trong, có khoảng 14 đến 16 cặp hiện rỏ cã 2 mặt, gần như song song
với nhau.
Cuống lá 5 – 7 mm dài.
Phát hoa
tụ tán, không cuống đôi khi có cuống khoảng 8 cm, rộng hình chóp, 2 -3 tụ tán
khác nhau mang nhiều hoa nhỏ, mọc ở nách lá, dài bằng hay hơn lá, vành hoa hình
thúng vàng hay hơi đỏ, mặt trong vành hoa có 5 tuyến nhỏ, vành hoa đối xứng,
không lông hình ống ngắn, thùy bầu dục 3 mm dài và 1,5 mm rộng, tràng phụ 5
dạng như tơ dài, dài cao hơn ngọn bao phấn. Bầu noản có lông rậm, 5 nhụy đực
gắn từ phía dưới ống tràng hoa
Trái,
manh nang giao đầu nhau, có lông hoe, 7 đến 11 cm dài, rộng 0,6 cm rộng, trên
cùng như lụa trắng tứ như tóc trắng 3,5 cm.
Hột có
lông mao dài 2,5 cm
Hoa trổ từ tháng 5 đến tháng 8 .
Thời gian kết trái khoảng từ tháng 9 đến tháng 12.
Rễ to dài, nạc trắng, nếu gặp
môi trường thích hợp rễ ăn sâu và dài lớn
Rễ củ,
lá, thân
Thành phận hóa học và dược
chất :
Rễ củ hà
thủ ô có chứa thành phần tổng quát :
- tinh bột,
- nhựa vị đắng,
- tanin pyrogalic
- và một chất có phản ứng alcaloid có tinh thể chưa xác
định.
► Thân
rễ Hà thủ ô chứa antranoid, trong đó có :
- emodin,
- chrysophanol,
- rhein,
- physcion;
- protid,
- tinh bột,
- lipid,
- chất vô cơ,
- các chất tan trong
nước,
- lecitin,
- rhaponticin
(rhapontin, ponticin). 2,3,5,4
tetrahydroxytibene -2-O-b-D-glucoside.
- Tanin
● Sáu ( 6 ) cardenolides
- 17α-H-periplogenin
- 17α-H-periplogenin-3-O-β-D-digitoxoside
-
17α-H-periplogenin-3-O-β-D-cymaroside
-
17α-H-periplogenin-β-glucopyranosyl-(1→4)-2-O-acetyl-β-digitalopyranoside
-
17β-H-periplogenin-3-O-β-D-digitoxoside
- 17α-H-digitoxigenin
● Chất gây độc tế bào :
- Camptothecin
- Doxorubicin
Đặc tính trị liệu :
► Về phương diện đông y, hà thủ ô
có :
- Tính vị,
- quy kinh vào 2 kinh
can và thận,
- bổ huyết ,
- bổ can, thận
● Rể hà thủ ô có những đặc tính
dùng để chữa trị :
- kích thích chức năng
thận,
- và lưu thông máu. ( hà
thủ ô làm tăng nhẹ lưu lượng máu động mạch )
- bệnh tiêu chảy và đau
bụng.
- thận gan yếu,
- phong thấp,
- tê bại,
- thần kinh suy nhược,
- ăn ngủ kém,
- sốt rét kinh niên,
- đau nhức gân xương,
- kinh nguyệt không đều,
- huyết trắng bạch đới,
- đi tiêu ra máu,
- đau dạ dày.
- tóc bạc sớm ( có hiệu
quả ức chế bạc tóc, nếu đã bạc vì nguyên nhân chân tóc hết khả năng tạo chất
mélanine thì kết quả phải xem lại )
● Lá được dùng bên ngoài để chữa
trị :
- ngộ độc rắn cắn,
- ung mủ abcès,
- những chứng bệnh ngoài
da, mẫn ngứa. ( Đun nước tắm )
● Thân lá nấu sắc uống tác dụng :
- tăng sữa cho phụ nữ.
Nhờ hiệu ứng chống sự tăng sinh dị thường tế bào ung thư nên
hà thủ ô có thể giảm nhẹ chứng xơ cứng động mạch.
Nghiên cứu :
► Nghiên
cứu thành phần :
Theo tài liệu nghiên
cứu của :
Ueda
JY, Tezuka Y, Banskota AH, Tran QL, Tran QK, je Saiki, Kadota S.
Institut
de Médecine Naturelle, Toyama Médical et Pharmaceutique Université, 2630
Sugitani, Toyama 930-0194, Japon.
Dung
dịch trích trong methanolique, rễ hà thủ ô Streptocaulon juventas, sau khi đã
thể hiện một hoạt động chống sự tăng sinh dị thường đối với những người có di
căn cao HT-1080 dòng tế bào của sợi bướu nham fibrosarcome, đã được hướng dẫn
phân lập đem đến 16 cardénolides trong
đó có :
● 5 cardénolides
mới :
- acovenosigenin A-3-O-beta digitoxopyranoside (1),
- digitoxigénine gentiobioside (2),
- digitoxigénine 3-O-[O-béta-glucopyrannosyl-(1 ->
6)-O-béta-glucopyrannosyl-(1 -> 4)-3-O-acétyl -bêta-digitoxopyranoside] (3),
- digitoxigénine (4),
- và periplogenin
3-O-(4-O-béta-glucopyrannosyl-bêta-digitalopyranoside) (5),
● Và 2
hemiterpenoids mới :
- (4R)-4-hydroxy-3-bêta-isopropylpentyl rutinoside (6)
- và (R)-2-éthyl-3-méthylbutyl bêta-rutinoside (7),
● Cùng
với 2 phénylpropanoïdes đã được biết và 1 phenylethanoid đã biết.
Những
cardénolides được phân lập có tác dụng ức chế mạnh sự tăng sinh dị thường của
tế bào HT-1080 dòng tế bào (CI (50) valeurs, 54-1600 nM).
● Cũng
theo sự nghiên cứu của :
Myint Myint Rhin; ARNOLD Norbert;
FRANKE Katrin; PORZEL Andrea; SCHMIDT Jürgen; WESSJOHANN Ludger;
● Một ( 1 ) cardénolide mới :
▪
17β-H-periplogenin-3-O-β-D-digitoxoside (1),
Và 1 prégnane glycoside mới :
▪ Δ5 - prégnène - 3β ,
16α - diol - DO - [2,4 - O - diacétyl - β - digitalopyranosyl - (1→ 4) – β - D
cymaropyranoside] - 16-O-[β – D - glucopyranoside] (2) đã được phân lập từ rễ
của Streptocaulon tomentosum (Asclepiadaceae) cùng với một loạt hợp chất đã
được biết đến .
Ý nghĩa của sự phân loại theo hóa
học để tách rời giũa 2 loài được cho là đồng nghĩa đang được thảo luận cho thấy
sự phân biệt khá rỏ rệt giữa 2 loài này.
► Nghiên cứu dược chất đã liệt kê phần trên, có đặc
tính :
- Chống lại sự tăng sinh dị thường
nguyên nhân của bệnh ung thư.
Những thành phần này được khảo sát
cho hoạt động chống lại sự tăng sinh dị thường từ ba ( 3 ) căn nguyên con
người :
- sợi bướu nham hay nhục
thũng fibrosarcome HT 1080,
- Ung thư tuyến lựu phổi ( poumon A549 adénocarcinorme ),
- Ung thư tuyến Hela cổ tử cung .
Và ba (
3 ) căn nguyên có nguồn gốc từ chuột :
- Ung thư tế bào ruột kết tràng 26-L5,
- Ung thư biểu mô Lewis phổi,
- Khối u ác tính B16-BL6 ,
Những
cardénolides chọn lọc và ức chế mạnh những tế bào tăng sinh dị thường của
HT-1080 (IC(50) values, 0.054-1.6 microM) và A549 (IC(50), 0.016-0.65 microM)
dòng tế bào.
Những
đặc tính hình thái thay đổi và những bậc thang của đoạn AND trong tế bào chữa
trị với cardénolides chỉ cho thấy hoạt động chống lại sự tăng sinh dị thường là
do sự cảm ứng tế bào chết apoptosis ( hoạt động chống sự tăng sinh dị thường
của cardenolides đã được phân lập từ dây hà thủ ô Streptocaulon juventas )
► Trong
nghiên cứu, chiết xuất trích trong éthanole của hà thủ ô streptocaulon juventas
:
▪ có
một hiệu ứng mạnh trong sự ức chế sự tăng sinh dị thường của các tế bào ung thư
phổi trên con người A549 adénocarcinome
đã được phân lập và thử nghiệm sinh học.
▪ Sau
đó, hiệu quả này, trong phòng thí nghiệm in vivo được thí nghiệm trên tế bào
ung thư phổi ở chuột với khối u A 549, trong khi những hiệu quả trên liên quan :
- trọng lượng cơ thể,
- chỉ số sinh hóa của máu,
- chỉ số cơ quan được quan sát.
Kết quả
cho thấy Hà thủ ô tác dụng ức chế khối u tăng trưởng đáng kể vào ngày thứ 10 và
ngày thứ 15, trong quá trình điều trị không có tác dụng phụ ảnh hưởng cụ thể.
Sau khi
dùng kiễm nghiệm qua HPLC High-Performance Liquid Chromatography và RMN Résonance
Magnétique Nucléaire, các thành phần chính đã được xác định như :
- digitoxigénine,
- periplogenin,
- và glucoside
periplogenin.
( Han N, Yang J, Li L, Xiao B, Sha S, Tran L, Yin J, Wu C.
Source
Department of Pharmacognosy, Shenyang Pharmaceutical University,
Shenyang, China.
Georg
Thieme Verlag KG Stuttgart.New York).
Hiệu quả xấu và rủi ro :
Kiêng kỵ: Không dùng Hà thủ ô trắng đối với người hư yếu, tạng lạnh, đồng
thời kiêng ăn tiết canh heo, cá, lươn, rau cải, hành tỏi. ( theo đông y )
Ứng dụng :
Cách
dùng : Thường dùng mỗi ngày 12-20 g dạng thuốc sắc. Có thể nấu cao hay ngâm
rượu uống. Cành lá dùng với liều lượng nhiều hơn.
Nguyễn thanh Vân