Tâm sự

Tâm sự

jeudi 2 août 2012

Bèo cái - Laitue d'eau

Laitue d'eau
Bèo cái
Pistia stratiotes L
Araceae
Đại cương :
Pistia stratiotes, là một loài nê thực vật, sống nổi trên mặt nước, thân bò, trôi nổi trong ao hồ, nước đọng khắp nơi trong Ấn Độ, Việt Nam……được phân phối trong các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới.cửa Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ. Bèo cái nhân giống bởi hạt nhưng thường thường do sự phân cắt nhanh chóng bởi những thân ngầm liên kết những đơn vị (stolon) đứt đoạn thành.( giống như cây dâu tây hay rau trai ). Bèo cái tạo thành những thảm thực vật dày đặc trên mặt hồ gây ra sự tắc nghẽn nghiêm trọng đường thủy đồng thời cũng là nguyên nhân của sự sinh sản và nuôi dưởng những ấu trùng muỗi mang ký sinh trùng filarial. Bèo cái trổ hoa vào mùa nóng và kết trái sau cơn mưa.
Pistia stratiotes còn có những tên gọi khác nhau như :
 Hindi : Jalkumbhi; English: Shellflower; water cabbage; Bengali : Takapana; Gujrati : Jalashamkhala; Tamil : Akasatamari; Oriya : Borajhanji và tiếng việt nam tên thông thường gọi bèo cái.
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực vật :
Bèo cái, là một thực vật thủy sinh hằng niên, nổi trên mặt nước, hệ thống rể phát triển rất tốt, dài khoảng 50 cm, rậm, trong nước bèo cái phát triển dài với một thân chồi dài, kéo dài ( stolon ) nổi trên mặt nước. Stolon không phài là một thân mà là một hệ thống như thân nối dài liên kết các đơn vị bèo với nhau. Bèo cái không có gốc.
hình bầu dục, kết hợp như một đóa hoa hồng, có tên là “ laitue d’eau ”. Màu xanh lá cây, nhạt ở mặt dưới, 13 cm dài, 17 cm rộng, phủ một lớp lông mịn, không mùi có vị đắng, có hình dáng như cái quạt hay hình muỗng, với gân lá song song thẳng tới đỉnh, bìa lá nguyên. Những lông như nhung, không thấm nước, hợp thành những giỏ nhỏ bao quanh bọt khí, giúp cho bèo nổi trên mặt nước.
Phát hoa, nhỏ ở đáy thân, hình thành từ một mo trắng nhạt 1 cm và một buồng 2 lần ngắn hơn, mang những hoa đực 2 đến 8 và 2 tiểu nhụy và một hoa cái đơn độc, Bèo cái đơn phái.
Phì quả nhỏ, những hạt màu nâu sáng, hình trụ.
Bèo cái sinh sản rất nhanh bởi sự phân cắt vô phái, phân cắt hệ thống dinh dưởng chung quanh chồi thân stolon cho ra một cây bèo cái nhỏ mới
Bộ phận sử dụng :
Toàn bộ cây
Thành phận hóa học và dược chất :
Nghiên cứu trên lá cho thấy những chất :
- alcanes,
- flavonoïdes
- và stérols.
Nghiên cứu phân lập cho lần đầu :
- stigmasta-4,22-diène-3-one,
- stigmastérol,
- stéarate stigmastéryl
- và acide palmitique.
Người ta thu được :
- tro 1 %,
- chlorure de potassium
- và sulfate chủ yếu.
Trong lá chứa :
- những tinh thể oxalate de calcium.
- hàm lượng chất potasse cao,
Bèo còn chứa những muối như :
- muối potassium,
- muối sodium,
- magnésium,
- và vôi.
Đồng thới cũng chứa :
- nguyên tố sắt Fe,
- nhôm Al,
- và acide silicique.
Lá bèo cái hiện diện những sinh tố như :
- vitamine A,
- vitamine C
- và vitamine B.

Thành phần hóa thực-vật gồm :

● Thành phần cấu tạo sinh hóa học của bèo cái pistia stratiotes là những chất :
- alkaloids,
- glycosides,
- flavonoids,
- và steroids.
● Phân tích lá và thân gồm những thành phần như sau :
- độ ẫm 92.9%,
- chất đạm protein 1.4%,
- chất béo 0.3%,
- đường carbohydrate 2.6%,
- chất xơ thực phẩm 0.9%,
- tro 1.9%,
- calcium Ca 0.2%,
- phosphore P 0.06%.
▪ Lá rất giàu :
- vitamin A và C,
- và cũng chứa vitamin B.
▪ Thành phần tro giàu chất :
- potassium chloride
- và sulfate.
- Stigmasta-4,22-dien-3-one,
- stigmasterol,
- stigmasteryl stearate,
- và acide palmitique được ghi nhận trong bèo cái P. stratiotes.
▪ Cây bèo cái pistia stratiotes chứa chất  :
- 2-di-C-glcosylflavones của vicenin và loại lucenin,
- anthocyanin-cynidin-3-glucoside,
- luteolin-7-glycoside
- và mono-C-glcosyl flavones - vitexin và orientin.
Đặc tính trị liệu :
Nghiên cứu cho thấy cây bèo cái Pistia stratiotes có những đặc tính chánh sau :
- thuốc lợi tiểu,
- chống bệnh tiểu đường antidiabétique,
- chống nấm bệnh ngoài da antidermatophytique,
- kháng nấm antifongique.
- và những đặc tính chống siêu vi khuẩn.
Một số lớn đặc tính dược liệu được đưa ra ở cây bèo cái Pistia stratiotes, đặc biệt từng bộ phận, nhất là ở là ở lá bèo cái.
● Lá được dùng :
- bệnh trứng tóc (sài đầu hay bạch tiển), là loại nấm ngoài da ở đầu teigne,
- nhọt mụn đồng đanh furoncles,
- vết thương blessures,
- và những bệnh về da,
- lỡ chóc eczéma,
- bệnh phong cùi lèpre,
- viêm loét,
- bệnh trĩ hémoroïdes,
- bệnh giang mai syphilis.
- và là chất làm mềm và làm mát .
● Bèo cái có vị đắng, cay, nồng nên có đặc tính :
- có lợi ích cho “ Tridosha ” ( Một dosha là một trong 3 trạng thái của cơ thể, theo thành phần kết cấu của y học truyền thống Ayurvédique. Những ý niệm này còn được gọi là lý thuyết tridosha.  Khái niệm trọng điểm của y học ayurvédique, cho rằng sức khỏe hiện hữu của con người lúc nào cũng có sự cân bằng giữa 3 trạng thái của thân thể hay cơ bản gọi là dosha gồm 3 yếu tố : Vata, Pitta, và Kapha.
▪ Vatagió là nguyên tắc thúc đẩy cần thiết để vận hành các chức năng của hệ thống thần kinh. Nó thực hiện trạng thái gió như sự đầy hơi, thống phong, và phong thấp……
▪ Pittamật là trạng thái tiết mật hay sự bài tiết giữa dạ dày và ruột và chảy qua gan và tì tạng, tim, mắt, da, phẩm chất chủ yếu là năng lượng. Năng lượng này dùng mật để điều khiển hệ tiêu hóa và trao đổi biến dưởng.
▪ Kaphađàm là một chất lỏng chính, hay chất bài tiết ra chất nhờn, làm trơn và dùng để chuyển vận chất dinh dưởng )
- nhuận trường laxatif,
- làm mát refroidissement.
- chất khử trùng antiseptique,
- chất chống bệnh lao antituberculeux,
- và chống bệnh kiết lỵ anti dysenterique.
Ở Gambie, cây bèo cái được sử dụng như :
- thuốc giảm đau để rửa mắt
● Nước ép bèo cái được dùng ở Mundas trong những vấn đề đau ở lổ tai.
● Nước ép của bèo đun sôi với dầu dừa sủ dụng ngoài da để chữa trị :
- bệnh ngoài da mãn tính.
● Tro cây bèo cái dùng áp dụng để trị :
- bệnh ghẻ da đầu.
● Rể bèo cái là chất :
- làm mềm émollient,
- nhuận trường laxatif,
- và là một chất lợi tiểu..
● Một nghiên cứu gần đây ở Trung quốc cho thấy hiệu quả dung dịch trích từ lá bèo cái chống lại nhiều bệnh ngoài da có nguồn gốc do nấm gây bệnh ngoài da.
● Xử lý nước thải, giải trừ ô nhiễm nguyên tố kim loại nặng.
Bèo cái Pitia stratiotes là một “ bình chứa lón của nguyên tố cadmium, đồng, và thủy ngân.
► Kinh nghiệm dân gian :
● Y học dân gian Trung hoa dùng cả cây bèo cái để chữa trị :
- bệnh chốc lỡ sang thấp
- và bệnh giang mai syphilis.
● Lá bèo cái ngâm trong nước đun sôi infusion dùng để trị bệnh :
- phù thủng cổ chướng hydropisie,
- bị thương bàng quang,
- đau thận,
- bệnh tiểu đường diabète,
- đi tiểu ra máu huyết niệu hématurie,
- bệnh kiết lỵ dysenterie,
- và chứng bần huyết, thiếu máu anémie.
- được sử dụng trong trường hợp tiểu khó dysurìe,
- và dùng như thuốc long đờm expectorant.
● Lá bèo được bào chế thành thuốc dán, sử dụng trong trường hợp:
- bệnh trĩ,
- ung bứớu khối u tumeurs,
- và bệnh nhọt đồng đanh furoncles.
● Nước ép lá bèo cái, pha trộn với dầu dừa, được sử dụng cho những điều kiện khác nhau về da mãn tính.
● Lá bèo cái :
Pha trộn với với gạo và nước cốt dừa ( lait de noix de coco ) sử dụng chữa :
- bệnh kiết lỵ dysenterie,
● Tro của cây bèo cái áp dụng cho:
- nấm da đầu, sài đầu trứng tóc.
● Bột lá bèo xấy khô trộn với một ít mật dùng trị :
- bệnh giang mai syphilis.
3 hay 4 muỗng cà phê / ngày.
● Lá được sử dụng điều trị :
- nấm da đầu teigne du cuir chevelu ….,
- nổi chẩn giang mai éruption syphilitique,
- nhiễm trùng da,
- nhọt đồng đanh ,
- và vết thương.
● Dung dịch tinh dầu trích dược sử dụng :
- bệnh lao tuberculose,
- bệnh suyễn asthme,
- bệnh kiết lỵ dysenterie,
- bệnh trĩ hémoroides,
- ung loét ulcère,
- phỏng brûlure.
- dùng trong trường hợp kinh nguyệt quá nhiều.
- Dung dịch dầu ly trích dùng để diệt ký sinh trùng trong người.
▪ Ở Gambia, cây bèo cái được dùng như thuốc chữa trị đau mắt.
▪ Trong vùng Amazonie dân chúng Peru, sử dụng chữa trị :
- viêm khớp arthrite.
▪ Nguyên nhân hàm lượng potassium quá cao, bèo cái được dùng như thuốc lợi tiểu, đồng thời cũng dùng để chữa trị bệnh lậu gonorrhée.
► Nghiên cứu :
● Kháng nấm :
Kháng nấm bệnh ngoài da của Pistia stratiotes đã được nghiên cứu ở lá cho ra những đặc tính kháng khuẩn với sự hỗ trợ bởi những kinh nghiệm dân gian.
● hoạt động hạ huyết áp và giản phế quản :
Hoạt động dược lý của bèo cái, nghiên cứu cho thấy những kênh canaux calcique ( là một kênh ionique protéique nằm trong màng tế bào và cho phép vận chuyển các ion calci thông qua màng ) đã ngăn chận và hoạt động liên quan đến liều dùng ngăn chận thần kinh cơ bắp neuromusculaire và là tác nhân co giản khí quản hiệu quả trên sự cô lập thí nghiệm trên khí quản chuột lang gọi là lợn thỏ “ guinea big ” dùng làm thí nghiệm.
● Khả năng gây độc tế bào và diệt ấu trùng côn trùng :
Nghiên cứu cho thấy chiết xuất trích từ chloroforme của bèo cái Pistia stratiotes có tác dụng gây độc cho những tế bào ấu trùng muỗi Culex và được khuyến cáo thữ nghiệm cho hoạt động trên sản phẩm có đặc tính tiêu diệt những loài côn trùng trưởng thành và đồng thời tác dụng trên noản, phôi của con cái để tăng hiệu quả cùng một lúc và chất diệt trừ muỗi mosquitocidal, cũng như nghiên cứu độc tính ở những động vật cao hơn và ở người.
● Hoạt động chống nổi chẩn bệnh ngoài da anti dermatophytique :

Bệnh dermatophytique là một dạng bệnh ngoài da-tạng phủ mãn tính gây ra bởi những giống nấm ngoài da và có thể liên quan đến một sự khiếm khuyết di truyền.

Kết quả cho thấy trích xuất bèo cái trong dung dịch méthanol hoạt động tích cực nhất đối với những nấm ngoài da dermatophytes như Trichophyton rubrum, Trichophyton mentagrophytesEpidermophyton floccosum, với các hoạt động thấp hơn so với Microsporum gypseumMicrosporum manum.

● Chất chống oxy hóa :
Kết quả cho thấy dung dịch trích từ bèo cái pistia stratiotes có các chức năng như một chất chống oxy hóa làm sạch các gốc tự do và giảm sự tổn thương các tế bào gây ra bởi những gốc tự do này.
● Thành phần hóa học :
Nghiên cứu đã phân lập được 4 hợp chất:
- stigmasta-4,22-diène-3-one,
- stigmasterol,
- stearate stigmasteryl
- và axit palmitic.
● Chống bệnh tiểu đường / hoạt động lợi tiểu :
Nghiên cứu từ dung dịch trích từ lá bèo cái pistia stratiotes cho thấy hoạt động chống đường máu cao anti-hyperglycémique đáng kể, cũng như hoạt động lợi tiểu. Hiệu quả hạ đường máu cao có thể là do ngăn chận sự hấp thu đường glucose.


Nguyễn thanh Vân