Malva nut tree
Cây Đười ươi
Sterculia lychnophora Hance
Scaphium macropodum (Miq.) Buem
Sterculiaceae
▪ Thai:Pungtalay, Sam Rong, Mak chong
▪ Cambodian: Crap Chi Ling Leak, Som
Rong, Samrang Si Phle, Som vang, Som Rong sva .
▪
Chinese: Ta Hai Teh, Tou Shai
Hoi, Pandahai.
▪
Vietnamese: Đười ươi, hạt
đười ươi hay lười ươi,
▪ English: Malva Nuts.
Sterculia
lychnophora, tên Việt Nam gọi là cây đười ươi hay trái đười ươi, lười ươi, là
một giống trong họ Sterculiaceae, có nguồn gốc từ lục địa Đông Nam Á.
Trái đười ươi được sử dụng trong y học truyền thống
Trung quốc, dùng làm mát và trong những trường hợp rối loạn tiêu hóa và để làm
dịu cổ họng. Cây đười ươi được liệt vào nhóm NTFP “ Lâm sản ngoài gổ ”, có nghĩa là sử
dụng khai thác những sản phẩm mà không phải đốn bỏ cây, như thu hoặch trái hạt,
lá, nấm …. và không tổn hại đến cây.
Đây
là loài thực vật cho quả hạt, hoa và thời gian đậu quả cứ 3 hoặc 4 năm. Cây
đười ươi phân bố tự nhiên ở Miến Điện, Thái Lan, miền trung Việt Nam,
Campuchia, Lào, Nam Dương và Brunei. Hiện nay tại Lào người ta trồng và sản
xuất, xuất khẩu hạt đười ươi xếp vào hàng thứ hai sau càphê.
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc :
Vùng Đông nam
Á
Mô tả thực vật :
Lá có phiến, có 2 dạng
khác nhau, lá có thùy 3 đến 5 thùy ở thân non, và lá hình bầu dục ở thân lớn,
rộng khoảng 10 – 12 cm, và dài 15-25 cm không lông, có cuống dài 10 – 30 cm;
Hoa chùm, gồm hoa đực và
hoa cái, cụm hoa mà xanh lá cây sáng hay màu đỏ, có một ít lông.
Hoa nhỏ, đài có ống dài, tai 5,
hùng thư đài có lông, noản sào có lông.
Quả thịt, manh nang, cao 10 – 15
cm, tự khai, mau nở, màu nâu khi già, bao chung quanh một cánh màng, dài khoảng
20 cm và tự khai
Hột duy nhất, có kích thước
như đầu ngón tay, hình ellip có màu nâu, da nhăn, thô, phù to ra khi gặp nước.
Bộ phận sử dụng :
Hạt khô
Thành phận hóa học và dược chất :
Thành
phần hóa học của hạt đười ươi là :
▪ Chất gôm bassorine, một chất không tan trong nước, nhưng
phù ra thành một chất nhày gel như mạng, là một polysaccharides, chuổi (1-4) α-D-acide galacturonique.
Bassorine
là một trong những thành phần chánh cùng một thể loại những gommes adragante,
được dùng trong những dược phẩm, những chất keo và in vẻ trên đệt vải.
Hợp
chất hóa học đã được phân lập và xác định bởi kỹ thuật GC-MS và phương pháp
bình thường hóa đã được dùng để phân tích định lượng thực hiện trên hàm lượng
của hợp chất.
Những
acides béo chánh là :
▪ 9,12 (Z, Z)-acide octadécadiénoïque-(37,96%),
▪ acide hexadécanoïque (24,77%),
▪ 9 - (Z)-octadécénoïque (19,77%)
▪ và acide octadécanoïque (5,01%).
WANG Ru-feng, YANG Xiu-wei, MA Chao-mei, SHANG Ming-ying, YANG Shan,
WANG Min-chuan, CAI Shao-qing (School of Pharmaceutical Sciences, Peking
University, Beijing 100083, China)
▪ Hai (2) alcaloïdes, tên là sterculinine I và II, sterculinine
▪ với 13 hợp chất biết được đã được phân lập của dung dịc
trích từ éthanol của hạt đười ươi Sterculia
lychnophora.
▪ Polysaccharide
PP III đã được phân lập và làm tinh khiết
từ chiết xuất dung dịch trong nước ( mucilage chất nhờn ) của những hạt đười
ươi Sterculia lychnophora.
Thành
phần hợp chất gồm :
- galactose,
- arabinose
- rhamnose,
- và acide galacturonique.
Đặc tính trị liệu :
► Trái đười ươi :
▪ Trái
đười ươi sấy khô là :
- thuốc lợi tiểu,
- giải nhiệt,
- và là thuốc cầm máu,
- Mát,
- trị lậu.
▪ Trong
y học dân gian, người ta sử dụng trong trường hợp :
- chảy máu saignement,
- xuất huyết hémorragie,
- và chứng viêm quầng érysipèle.
▪ Trái
đười ươi cũng được dùng cho :
- bệnh kiết lỵ dysenterie.
► Hạt đười ươi được sử dụng để chữa trị những
bệnh như :
- hạt đười ươi có một hương vị ngọt và mát lạnh tự nhiên,
- tiêu chảy diarrhées,
- kiết lỵ dysenterie
- và hen suyễn asthmatiques.
- sốt
► Theo y học Trung Quốc, sự sử dụng cây đười
ươi sterculia lychnophora là :
- tán nhiệt từ phổi,
- chữa trị đau họng,
- chống lại độc tính,
- và để thư giãn nội tạng .
► Bởi những hiệu quả trên, khi một người hiện
diện những triệu chứng như là :
- khàn tiếng của giọng nói,
- ho khang,
- đau cổ họng khô do nhiệt trong phổi .
- táo bón kèm đau đầu
- và mắt đỏ ngầu do chỉ máu vở ra.
● Nên dùng hạt Malva nut ( hạt đười
ươi )ngâm vào trong nước sôi.
► Hạt đười
ươi sử dụng trong trường hợp :
- ho khan không đờm,
- đau cổ họng và tắt tiếng,
- viêm họng mãn tính.
- táo bón .
● Do chức năng :
▪ loại bỏ nhiệt trong phổi enlever la chaleur du poumon
▪ co thắt những cơ trơn của các mạch máu,
▪ cải thiện sự viêm sưng
của các niêm mạc,
▪ giảm cơn đau do sự co
thắt.
▪ dung dịch nước của hạt
đười ươi có thể cải thiện nhu động của ruột và tạo ra những hiệu quả nhuận
trường nhẹ. Hiệu quả của hạt mạnh hơn,
● Để giải
nhiệt trong phổi và phân tán “ khí Qi
” của phổi cho :
- đau cổ họng,
- mất tiếng của giọng nói nguyên nhân do nhiệt ở phổi hoặc
thiếu “ Âm Yin ” của phổi,
- ho với đờm, màu vàng dính nhiều,
- cổ họng vướng nghẹt,
- miệng đắng,
- và cổ họng khô.
● Làm ẫm ruột, giải tỏa nội tạng :
- làm giảm táo bón,
- phân khô với nhức đầu nhẹ,
- mắt đỏ ngầu do những vi tế quản vở ra,
- và sốt liên quan đến nhiệt trong ruột.
● Lộ ban phát hiện hoàn toàn :
- Khích động phát hiện đầy đủ lộ hết ban ra ngoài như lau
rửa bên ngoài.
Chủ trị : indications
- Khang tiếng của giọng
nói,
- ho khang toux sèche,
- đau cổ họng,
- cổ họng khô do nhiệt
trong phổi,
- táo bón kèm theo chứng
đau mắt nhức đầu, mắt đỏ ngầu do chỉ máu.
Hiệu quả xấu và rủi ro :
►Những người có vấn đề về hệ tiêu
hóa và thường đau bụng hay tiêu chảy phải tránh không nên dùng
► Mặc dù, hạt đười ươi có đặc tính
chữa bệnh, nhưng dùng trị liệu phải cẩn thận với mức tiêu dùng của hạt .
Tránh đun sôi hơn 3 hạt đười ươi
cho mỗi lần dùng .
Các triệu chứng của sự lạm dùng quá
mức gồm :
- nước đờm trắng,
- buồn nôn,
- ho toux,
- và lưỡi sưng phồng lên.
Ứng dụng :
▪ Người
ta thường ngâm hạt đười ươi trong nước sôi hay nấu sắc. Bốc vỏ nhám trước khi
dùng,
▪ Ngâm
trong nước, hạt đười ươi tạo thành một số lượng lớn gélatine được sử dụng như
thuốc :
- chống tiêu chảy,
- đau cổ họng,
- ho,
- viêm,
- và những vấn để đường tiểu.
Một
liều dùng hằng ngày của chất đông đười ươi được chuẩn bị bằng cách ngâm 4 hoặc 5
hạt trong 1 lít nước, thêm đường.
Ở
Singapore, được dùng làm món ăn tráng miệng “ t’ng cheng ”.
Tại
Việt Nam, đười ươi được dùng chung với hột é là thức uống giải khác thông dụng.
Nguyễn
thanh Vân