Liseron d’eau
Rau muống
Ipomea aquatica Forssk.
Convolvulaceae
Đại cương :
Rau muống Ipomoea aquatica, là một loài thực vật bán thủy sinh, cây trồng có lá và thân dùng ăn như rau xanh.
Rau muống được tìm thấy trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của thế giới, thậm chí người ta cũng không biết nguồn gốc rau muống từ đâu đến.
Cây này được biết với tên tiếng Anh như épinard d’eau, liseron d’eau, hoặc với tên rất mơ hồ là « épinards chinois »….và Việt Nam tên gọi là Rau muống, cũng như người ta biết dưới những tên như Thái Lan phak bonde, trokuon tiếng khmer và tên kangkung tên gọi tiếng Mả Lai và Nam Dương.
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực vật :
Cỏ bò trên đất ẩm hay mặt nước, có thân dài ở trường hợp rau muống nước có thể đạt đến 2 – 3 m hay hơn, có rể bất định ở mắt, lóng bộng, nên có thể nổi trên mặt nước, không lông, mủ trắng.
Lá hình tam giác hay đầu tên, không lông, 5 đến 15 chiều dài và 2 đến 8 cm rộng, có cuống dài. Phát hoa ở nách lá, mang ít hoa thường trắng với trung tâm hơi tím tím, hoa có dạng cái kèn loa, 3 đến 5 cm đường kính, lá đài bằng nhau, tiểu nhụy 5 không bằng nhau gắn trên ống vành.
Nang tròn to khoảng 8 – 9 mm, hột 4 có lông hoe.
Bộ phận sử dụng :
Thân và lá
Thành phận hóa học và dược chất :
Cây rau muống rẩy rau muống trồng trên líp cũng như rau muống nước tức rau muống mọc ở đầm ao hay rạch của họ convolvulaceae rất giàu :
- chất đạm protéine 20 – 28 % / MS (trọng lượng khô),
- nhưng ít chất xơ khoảng 10 – 14% / MS (matière sèche hay trọng lượng khô).
Tuy nhiên, rau muống có nguồn chất đạm và chất xanh ( chlorophylle ) gồm :
- chất sắt Fe,
- chất vitamines,
- chất calcium Ca.( 1,0 đến 1,3 % MS ).
● Chất dinh dưởng :
Lá non hay đọt rau muống non được ăn sống như salade, hay hấp, luộc hay xào ….
Người ta có thể biến chế thành dưa chua là một nguồn tốt của :
- chất sắt,
- calcium Ca,
- vitamine B và C ,
- và những acides amines.
● Sự dinh dưởng :
Mặc dù trên thực tế rau muống ít cần được chăm sóc, rau muống là một cây mà sự dinh dưởng có với một mức rất cao.
Giá trị dinh dưởng bởi một khẩu phần 100 g
- năng lượng 30 kcal
- chất đạm protéines, 2,7 g
- calcium, 60 mg
- chất sắt fer, 2,5 mg
- potassium,
- sinh tố vitamines
- vita C, 45 mg.
- vita A, 2,9 mg
Thêm vào giá trị thực phẩm :
- vitamine B.
Đặc tính trị liệu :
Rau muống được xem như :
- có hiệu quả tẩy xổ,
- trục giun sán,
- chống lại bệnh tiểu đường.
Theo y học dân gían :
- Rau muống là thuốc nhuận trường nhẹ.
Loại rau muống có hoa tím được dùng cho bệnh tiểu đường, lý do thiết tưởng như là có chứa chất insulin-like trong cây.
- Dung dịch ép của rau muống dùng để ngăn chận sự nôn mữa.
- Chất mủ trắng xấy khô là thuốc tẩy xổ.
Thuốc dán điều chế từ chồi ngọn rau muống được sử dụng :
- chữa bệnh trứng tóc sài đầu teigne.
Trong y học cổ truyền Ayurvéda, dung dịch trích từ lá được dùng để chữa bệnh :
- suy nhược,
- vàng da,
- và thần kinh..
Trong Tích Lan, dùng để chữa :
- bệnh về gan,
- những vấn đề về mắt,
- và táo bón.
Những nghiên cứu :
► Hạ đường máu / chống bệnh tiểu đường :
- Các nghiên cứu cho thấy dung dịch trích đun sôi của rau muống để thí nghiệm, có hiệu quả hạ đường huyết, uống tốt cho sức khỏe của những con chuột đực Wistar, sau một thử thách của đường glucose.
- Một dung dịch trích trong nước lá xanh rau muống cũng có hiệu quả như thuốc hypoglycémiants, uống vào giảm mức lượng đường trong máu chuột Wistar.
- Hiệu quả ức chế của dung dịch trích trên sự hấp thu đường glucose giúp cho chuột súc rửa đường ruột.
- Nghiên cứu cho thấy hiệu quả ức chế đáng kể sự hấp thu glucose. Hơn nữa, những kết quả gợi từ sự hấp thu đường glucose không phải là do gia tốc vận chuyển đường ruột.
- Nghiên cứu, sự tiêu thụ rau muống cắt nhỏ, tươi, phần ăn được, trong một tuần, có hiệu quả giảm tĩ lượng đường trong máu (à jeun, bụng đói buổi sáng ) cảm ứng bởi streptozotocine ở những con chuột bị tiểu đường.
► Chống sự oxy hóa / chống sự tăng sinh :
Chống oxy hóa và những hoạt động chống sự tăng sinh của rau muống Ipomoea aquatica.
Thành phần : nghiên cứu cho thấy dung dịch trích từ thân rau muống hoạt động mạnh chống sự tăng sinh. Dung dịch trích trong éthanol của những thân có nhiều thành phần phénolique toàn phần hơn.
Thành phần : nghiên cứu cho thấy dung dịch trích từ thân rau muống hoạt động mạnh chống sự tăng sinh. Dung dịch trích trong éthanol của những thân có nhiều thành phần phénolique toàn phần hơn.
Dung dịch trích trong éthanol của lá nhiều lượng flavonoïdes hơn.
► Lợi tiểu :
Nghiên cứu trên hoạt động lợi tiểu của dung dịch trích trong éthanol của rau muống trên chuột Albinos Suisses cho thấy rằng có hiệu quả tốt. Trong tất cả trường hợp, điện giải nước tiểu bài tiết và gia tăng lượng nước tiểu hơn so với những thuốc lợi tiểu tiêu chuẩn bình thường
► Chống oxy hóa :
Nghiên cứu một dung dịch trích trong méthanol, đã sản xuất cho ra một hợp chất (7 OBD-glucopyronosyl-dihydromquercetin-3-ADO-glucopyranoside) cho thấy hoạt đống chống oxy hóa với một giá trị CE50 đến 83 và cũng đã cho thấy những chất béo lipides hoạt động rất mạnh peroxydation-inhibitrice (peroxyde hóa ức chế) trong một hệ thống mô hình liposomes.
► Kháng vi khuẩn :
Nghiên cứu về hiệu quả kháng vi khuẩn của dung dịch trích từ lá, cho thấy lá rau muống thực hiện một số lượng lớn hoạt động chống vi khuẩn, những chủng vi trùng bệnh nhiễm (E. coli, P aeruginosa, Staphylococcus S et M luteus).
► Chống loét :
Nghiên cứu trên một mô hình ung loét gây ra bởi aspirine ở chuột, đã được tìm thấy ở rau muống có một tiềm năng chống loét, chữa loét và có thể hoạt động như một tác nhân trị liệu mạnh mẽ chống lại bệnh loét dạ dày.
► Tế bào gây độc tố :
Nghiên cứu người ta phân lập một hợp chất có hoạt tính sinh học được tinh chế từ lá rau muống : 7-OBD-glucopyranosyl-dihydroquercetin-3-ADO-glucopyranoside .
Kết quả cho thấy có khả năng gây độc đối với các dòng tế bào ung thư thử nghiệm.
Hiệu quả xấu và rủi ro :
Đây là một sự lo ngại, khi người ta ăn sống rau muống có thể chuyển mang vào cơ thể con ký sinh Fasciolopsis Buski, một loại ký sinh trong ruột douve parasite cho người và những loài heo.
Nguyễn thanh Vân
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire