Tâm sự

Tâm sự

vendredi 16 mars 2012

Cây Vô ưu - Ashok - Asokam

Ashok-Asokam
Cây Vô ưu ( cây không phiền não )
Saraca asoca (Roxb.) Wilde
Caesalpiniaceae

Đại cương :
Asoka hay được gọi là cây vô ưu, là một từ tiếng Phạn có nghĩa là không đau buồn, không ưu phiền. Asoka là một huyền thoại và là một cây thiêng liêng của Ấn Độ nói chung và của Phật Giáo nói riêng, Cây vô ưu được đánh giá cao ở tàn lá rậm, hoa sặc sở, màu sắc tuyệt đẹp và tươi  của nó. Theo ngôn ngử địa phương, cây được mô tả là một cây « Hoa tình yêu ». Trong thần thoại Hindou được mô tả là cây thiên liêng nhất và dành riêng cho Kamadeva, Thượng Đế của tình yêu.
Đồng thời cũng là sự tích Đức Phật ra đời dưới cội cây vô ưu Ashok này.
« Khi Bà Hoàng hậu Maya có thai Ngài Sỉ đạt Ta, theo tục lệ thời bấy giờ Hoàng Hậu phải về quê nơi cha mẹ ruột sinh sống để sanh.
Với điều kiện phương tiện di chuyển ( bằng chiếc kiệu 2 người khiêng như chiếc võng treo ), khí hậu thì nóng bức của xứ Ấn Độ, Hoàng Hậu bụng mang dạ chữa nên rất mệt đi đường xa,  nên phải dừng chân nghĩ, nơi nghĩ ngơi tại khu vườn Lumbini nơi có nhiều bóng mát với tàn cây Ashok rậm rạp xanh tươi, đây là đặc tính của cây, bình thường cây rất cao, cổ thụ nhỏ như cây me, cây điệp cùng họ caesalpiniaceae, nhành lá cao trên 5 – 7 m, có thể cây mà Hoàng Hậu dừng chân còn nhỏ, nhánh thấp, nên khi Hoàng Hậu chuyển bụng, quá mệt vì đường xa nên Bà nắm lấy cành cây gần nhất mà đứng dậy hoặc nếu là cây lớn, Hoàng Hậu vịnh vào thân để đứng dậy và từ đây Hoàng Hậu lâm bồn sanh ra Thái Tử Si Đạt Ta dưới cội cây Vô Ưu. Nếu tính theo thời kỳ trổ hoa, theo truyền thuyết Phật Giáo khi Đức Phật ra đời, hoa vô ưu rơi rụng, hương thơm ngào ngạt,  chào đón Ngài, ta có thể phỏng đoán vào khoảng tháng 12 đến tháng 5 là thời kỳ trổ hoa của hoa vô ưu »
Hiện nay  cây được trồng ở khắp nơi chùa chiền Phật Giáo.
Saraca asoca ( Roxb.) Wilde : Còn cây « Vô Ưu ». Danh từ nầy tôi nghĩ là được dịch từ tên cây ASOKA. Theo tiếng Pàlì và Hindi ( ngôn ngữ Ấn Độ ngày nay ), thi ASOKA có nghĩa là « không buồn phiền ». Xin « chiết tự » như sau :
-Tiếp đần ngữ phủ định « A » có nghĩa là « không ». Và « SOKA » có nghĩa là buồn hay ưu phiền. ASOKA cũng ám chỉ phẩm danh A-DỤC, tên một hoàng đế nổi tiếng trong lịch sử Ấn Độ và Phật giáo. Đó là vua đại hộ pháp A Dục. Sau khi trở thành Phật tử, Ngài đã dùng Phật giáo làm cho bá tánh ít ưu phiền !
Cây ASOKA nầy cũng cao lớn, nhưng thấp hơn cây SALA. Nó rất nhiều lá màu đậm, phủ kín cành. Sở dĩ nó được gọi là ASOKA (Không Ưu Phiền hay Vô Ưu), vì nó quanh năm xanh mướt. Sống trong bất cứ hoàn cảnh thời tiết nào ( cực nóng, cực lạnh, cực khô, cực ướt), những thảo mộc khác có thể khô héo, xác xơ, hay chết… Nhưng cây ASOKA vẫn xanh tươi. »( phỏng theo cư sỉ Tuệ Lạc ).
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc : Ashoka là một cây thân mộc, đại mộc nhỏ, thuộc rừng nhiệt đới ẩm ướt, mưa thường xuyên, nguồn gốc trong vùng trung tâm cao nguyên Deccan, cũng như ở phía tây Ghâts, ở vùng ven biển phía tây tiểu lục địa Ấn Độ.
Mô tả thực vật :
Thân đứng, cây thường xanh, lá không rụng, cao khoảng 10 m, vỏ màu đen nhạt hay màu nâu đỏ nhạt, bìa lá hơi dợn sóng. Cây có hình dáng nhìn từ xa có dạng tháp pyramide.
Lá dài 30 cm, lá bẹ nhỏ, nằm bên trong cuống. thứ diệp 4 - 6 cặp, dài 10 – 20 cm, hình xoan bầu dục, mũi mác, láng mịn, màu xanh đậm và chụm thành chùm dày đặc, đây là lý do cây cho nhiều bóng mát.
Hoa, hợp thành tản phòng dầy đặc, thay đổi màu từ màu vàng da cam đến màu đỏ tươi trước khi héo, lá bẹ và lá bẹ nhỏ có màu sắc. Đài hoa nằm phía trên cùng của ống hoa 12 – 17 mm, mở rộng hình chén, 4 lá đài hình bầu dục, không cánh hoa. Tiểu nhụy 4 – 8 nhô ra ngoài. Bầu noản xoắn, vòi nhụy uốn cong thành một vòng gần như dài bằng nhụy đực.
Hoa rất thơm,
Thới kỳ trổ hoa vào khỏang tháng 12 đến tháng 5, trái vào khoảng tháng 6 đến tháng 7 đậu quả..
Trái dài 15 – 25 cm, hai đầu nhọn, hình gần như chữ nhật, tự khai mang 4 – 8 hạt.
Bộ phận sử dụng :
Vỏ, hạt, và hoa.
Thành phận hóa học và dược chất :
Vỏ cây chứa :
- tannin,
- catechol,
- sterol
- và hợp chất calcium hữu cơ,
 Phần trong méthanol chứa :
- haematoxylene,
- tannin,
- và chất lỏng tan trong glycoside.
- glucose,
- galactose
- và mannose như đường
Nghiên cứu cô lập được :
- 2 flavonoids,
- 2 tannins :
- ellagic acid,
- quercetin
- quercitrin,
- cetechin,
- saponin,
- glycoside,
- hợp chất teroid 
- và muối calcium.
- 3,4-dihydroxy-benzaldehyde
- và 3,7,11,15-tetramethyl hexadecen-1-ol compounds.
- Vỏ cây có chứa :
- estrogenique,
- hợp chất của ketostérol.
- ergosterol.
Đặc tính trị liệu :
- Được xem như thuốc đặc biệt chữa trị cho phụ nữ,
- Làm se thắc,
- bệnh thuộc tử cung,
- an thần sedative.
- chất làm lạnh refrigerant,
- trục giun sán anthelmintique,
- cầm máu styptique,
- dể tiêu stomachique,
- trị táo bón constipation,
- giải nhiệt febrifuge,
- làm bớt đau demulcent.
- chất kích thích tử cung.
► Dùng trong y học :
● Trong thời kỳ có kinh nguyệt :
- điều hành chu kỳ kinh nguyệt,
- Hiệu quả sự kích thích trên buồng trứng,  
- và những cơ sợi của tử cung,
- tác dụng vào chứng kinh nguyệt quá nhiều hay không dứt,
- nhiễm trùng tử cung,
- trường hợp bị nội xuất huyết,
- bệnh trĩ,  
- và bệnh kiết lỵ ra máu.  
● Vỏ cây vô ưu có hiệu lực :
Vỏ dùng để chữa bệnh :
- thuốc an thần,
- se thắc tử cung.
- dùng như thuốc bổ,
-  đồng thời chữa trị bệnh thấp khớp,
- những bệnh về da
- và rối loạn đường tiểu.
- Tiết mật quá nhiều,
- kiết lỵ,
- đau bụng,
- trĩ,
- loét,
- mụn nhọt.
- kích thích nội mạc tử cung,
- và tế bào mô buồng trứng tissu ovarien,
- rất hữu ích trong trường hợp kinh nguyệt quá nhiều nguyên nhân xơ tử cung.
- bệnh bạch đới khí hư leucorrhée
- và nội xuất huyết,
- trường hợp hành kinh khó và đau dysménorrhée.
Nước ép của lá, trộn với hạt cumin, dùng trường hợp đau bao tử.
- Vỏ có thể sử dụng như là dược thảo thay thế « ergot de seigle » một loại nấm khô ký sinh trong lúa được dùng để chữa trị xuất huyết tử cung, được đề nghị thực hiện bằng phương cách sắc thuốc décoction
- chứng hành kinh khó và đau dysménorrhée.
- và có thể cho ra một hiệu quả giống như œstrogène tăng cường bảo trì tu bổ nội mạc tử cung và làm ngưng xuất huyết.
● Dung dịch trích từ vỏ cây dùng cho kinh nguyệt quá nhiều,
có đặc tính :
- thanh lọc màu,
- nước ép lá trộn với cumin trị đau dạ dày.
Hoa những hoa khô được sử dụng cho :
- bệnh tiểu đường,
- bệnh kiết lỵ ra máu.
● Nước ép từ hoa vô ưu sử dụng như chất làm mát chống lại bài tiết quá nhiều mật.
Hạt dùng chữa trị :
- gãy xương,
- sạn thận và bàng quang,
đặc biệt là trường hợp :
- kinh nguyệt nhiều không dứt,
- huyết trắng,
► Hình thức sử dụng :
Nấu sắc, dạng bột, nước đường sirop, dạng nhão pâtes .
● Vỏ cây Saraca asoca có chứa hợp chất oestrogénique ketostérol, nên có hiệu quả :
- chống trường hợp kinh nguyệt qua nhiều không dứt nguyên nhân xơ tử cung.
- tăng cường sự phục hồi nội mạc tử cung và ngưng xuất huyết.
Cây vô ưu cũng là thành phần quan trong trong y học ayurvédique, đã được bào chế thành viên nang để chữa trị :
- rối loạn tử cung.
● Những người đàn bà trong Chattisgarh, một trong những tiểu bang của Ấn Độ, họ dùng :
► đun sôi vỏ, với sửa bò, thêm đường và uống 1 lần / ngày trong 3 ngày và uống trở lại sau 3 tháng để ngăn ngừa những sự rối loạn về phụ khoa gynécologique.
Saraca asoca lợi ích trong trường hợp :
- kinh nguyệt nhiều ménorragie,
- hành kinh khó khăn và đau dysménorrhée (règles douloureuses ),
- đau bụng khi hành kinh,
- trầm cảm dépression,
- trĩ chảy máu,
- xơ tử cung fibromes utérins,
- được xem như thuốc an thần cho tử cung và thuóc bổ,
- hữu ích cho chứng huyết trắng leucorrhée.
► Trong dân gian :
- Tại Việt Nam chưa biết nhiều về cây vô ư này, nên không thấy tài liệu nói đến sử dụng cây làm thuốc.
Vỏ, hạt, hoa của cây vô ưu, dùng trong y học cổ truyền ayurvédique và Unani. Materia Médica Ấn Độ, năm 1500 AD, đã nói đến cây như là một thuốc bổ cho bộ phận tử cung phụ nữ, được sử dụng trong trường hợp rối loạn kinh nguyệt.
- dùng chữa trị viêm hạch hay tân tuyến viêm adénite cổ tử cung,
- bài tiết nhiều mật biliousness,
- giang mai syphilis,
- hyperdipsia,
- kiết lỵ,
- xuất huyết,
- trĩ,
- và ghẻ.
► Tại Ấn Độ, vỏ cây vô ưu dùng như là :
- an thần cho tử cung,
► Tại Pakistan, dùng trong trường hợp:
- xuất huyết tử cung quá nhiều,
- Cũng như dùng cho chứng trầm cảm dépression,
- nội xuất huyết,
- trĩ,
- kiết lỵ ra máu,
Ứng dụng :
► Sử dụng ngoài da :
Đắp pâte cỏ cây bên ngoài da có hiệu quả :
- chống đau kết hợp với sưng.
► Dùng bên trong cơ thể:
Dùng cho những phụ nữ để chữa trị những rối loạn về phụ khoa.
● Nấu sắc Saraca asoca, với liều lượng 10 – 15 ml, 2 hay 3 lần / ngày để giảm kinh nguyệt quá nhiều,
- là đơn thuốc hiệu quả cho những trường hợp hành kinh khó khăn và đau bụng kinh.
- Saraca cũng cố hệ thống cơ tử cung, để tránh viêm nhiễm tử cung.
- Saraca asoca cũng hiệu quả đáng chú ý làm lành nội mạc tử cung hay màng nhày tử cung và có tác dụng kích thích buồng trứng.
Nói chung, Saraca asoca, có hành động mạnh:
- làm trẻ trung hóa trên tế bào tử cung,
- thuốc bổ cho tử cung.
Những người phụ nữ có dấu hiệu hư thai hay trụy thaiđẻ non ngày nên được điều trị,
- với lợi ích rất lớn dùng Saraca asoca bắt đầu từ tháng thứ tư trở đi khi mang thai.
Nhờ đặc tính là se thắc và tiềm năng tính hàn, Saraca asoca có tác dụng :
- làm ngưng xuất huyết,
- kinh nguyệt nhiều hay kinh nguyệt khó khăn và đau,
- thống kinh (đau kinh nguyệt ),
- huyết trắng,
- kinh nguyệt ít oligoménorrhoea ( kinh ít trong chu kỳ kinh nguyệt ) ở phụ nữ.
 Dùng thuốc sắc cây vô ưu.


Nguyễn thanh Vân


Aucun commentaire: