Tâm sự

Tâm sự

samedi 23 août 2014

Nguyệt Quế anh đào - Laurier cerise

Laurier-cerise - Cherry laurel
Nguyệt quế anh đào
Prunus laurocerasus L.
Rosaceae
Đại cương :
● Danh pháp khoa học Latin :
Cerasus laurocerasus (L.) Loisel., Laurocerasus officinalis M. Roem., Laurocerasus ottinii Carrière, Laurocerasus vulgaris Carrière, Prunus grandifolia Salisb., Prunus laurocerasus L.
● Danh pháp thông thường :
Français : Laurier à lait, laurier-amandier, laurier aux crèmes, laurier de Trébizonde, laurier palme, laurier royal, laurine, laurier-amande, laurier du Caucase, Laurier-cerise
Anglais : Cherry-laurel, English laurel ( Bắc Mỹ Amérique du nord)
Laurier-cerise (Prunus laurocerasus L.) là một thực vật thuộc họ Rosaceae.
Là một tiểu mộc bụi thường trồng làm hàng rào, trong những vùng khí hậu ôn hòa (đặc biệt trên bờ biển Địa Trung Hải và Đại Tây Dương ).
Những lá của cây giàu chất acide prussique, phát ra những khí độc hại émanations toxiques và không cho phép con người sử dụng như một gia vị.
● Lịch sử và Dân tộc học Ethnologie :
Cây Nguyệt quế anh đào Prunus laurocerasus là một cây có thể có nguồn gốc ở bờ biển Đen Mer Noir. Nó được phát hiện bởi phương Tây vào năm 1546 do Pierre Belon, khi ông thám hiểm về Trung Đông trong vùng Trébizonde. Nhanh chóng, ông đem du nhập đến Constantinople, phía bên đối diện của biển Đen, vùng được biết đến.
Từ đó, Đại sứ Đức thực hiện chuyển tiếp vào năm 1576 với Charles de Lécluse là người đầu tiên nuôi trồng và mô tả ở Châu Âu.
Những bụi cây Nguyệt quế anh đào Prunus laurocerasus này dễ dàng để phát triển thoát khỏi lãnh vực khoa học để trở nên một cây cảnh và trồng làm hàng rào chung quanh nhà.
Bên cạnh, độc hại của cây Nguyệt quế anh đào Prunus laurocerasus được ghi lại ở thế kỷ XVIIIe theo sau những tai nạn bởi Madden ở Dublin, mặc dù đã từ lâu được sử dụng trong nấu ăn để có một hương vị cho bánh, kem và rượu mạnh.
Sự hiểu biết về độc tính này tăng lên vào năm 1803 bởi Schräder. Cùng một thế kỷ, nước cất Nguyệt quế anh đào Prunus laurocerasus diễn ra trong dược điển Âu Châu.
Ngày nay, nó không chỉ là một cây phổ biến của hàng rào.
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực vật :
Tiểu mộc bụi, hoặc cây nhỏ thường xanh có lá không rụng, chồi non màu xanh nhạt, nhánh và vỏ màu đen xám, kích thước khoảng 1,5 đến 3 m đôi khi đạt đến 6 m nếu cây được trồng đơn độc. Gỗ cứng và đỏ, nhánh nhiều lan rộng.
, mọc cách, lá nguyên, đơn, hình ellip mũi nhọn, dày, bóng láng như da, màu xanh lục trung bình, bìa phiến hầu như không có răng hoặc răng rất nhỏ, kích thước khoảng 10-15 cm dài x 4-10 cm rộng, cuống lá ngắn. Có mùi hạnh nhân khi vò nát.
Phát hoa hợp thành chùm nhỏ, đứng dựng lên, không cứng, khoảng 30 đến 40 hoa, mọc ở nách lá, mang nhiều hoa nhỏ.
Hoa, đều, loại 5.
- cánh hoa 5, màu trắng,7-9 mm, có mùi thơm,
- bầu noãn với 1 vòi nhụy duy nhất bao chung quanh bởi nhiều tiểu nhụy.
Trái, là quả mọng, hình trứng, như một quả cerise nhỏ khoảng 1-2 cm đường kính, màu đỏ trở nên đen khi trưởng thành chín, nạt giảm, hạt nhân rất lớn.
Sự phát tán chủ yếu nhờ những loài chim.
Bộ phận sử dụng :
- nạt trái quả mọng có thể ăn được.
- Lá, thân, rễ cũng như hạt là độc hại.
Có nhiều ý kiến khác nhau về thời gian tốt nhất để thu hoạch những Nguyệt quế anh đào Prunus laurocerasus, nhưng chỉ sử dụng tươi, bởi vì những nguyên hoạt chất bị tiêu hủy nếu những lá được sấy khô.
Thành phần hóa học và dược chất :
● Thành phần chánh gồm :
- cyanogenic glucosides
- amygdalin
- hydrogen cyanide
- amygdaloside
- hétérosides cyanogènes
● Thành phần đường trong trái cây của một số loại variété anh đào nguyệt quế (Oxygemmis, Globigemmis, và Angustifolia) và các hình thức tự nhiên (Laurocerasus officinalis Roem.) Đã được kiểm tra. Các đường đã được phân tích bằng sắc ký khí.
Chỉ fructose, glucose, và sorbitol đã được xác định trong sắc ký.
Nội dung của chúng là cao nhất trong Globigemmis :
- cho fructose 27,3%,
- glucose 27,6%,
- và 14,2% sorbitol)
và các hình thức tự nhiên :
- fructose 25,2%,
- glucose 23,1%,
- và sorbitol 14,5%).
Đặc tính trị liệu :
► Hành động chung :
Tuy nhiên, tổng số trích xuất của cây Nguyệt quế anh đào Prunus laurocerasus có những đặc điểm riêng nỗi bậc rõ ràng từ những thí nghiệm bệnh lý di truyền hay nguyên nhân gây bệnh pathogénétique thực hiện bởi Hartlaub và Trinks.
Thí nghiệm bệnh lý di truyền ( nguyên nhân gây bệnh ) pathogénétique và quan sát chẫn đoán tại chỗ clinique ( chẫn bệnh trực tiếp trên giường mà không cần thiết bị y học ) phù hợp để cho thấy hành động có chọn lọc của Nguyệt quế anh đào Prunus laurocerasus trên :
- hệ thống thần kinh não tủy système nerveux cérébro-spinal,
đặc biệt ở mức độ của phần hành tủy bulbaire.
Sự can thiệp này xuất hiện bởi 3 thể loại chánh của sự rối loạn :
▪ Những hiện tượng co thắt cục bộ phénomènes spasmodiques localisés, đặc biệt nhất :
▪ Yết hầu-thực quản pharyngo-oesophagiens :
- nhiễu loạn ( gây tiếng ồn ) khi nuốt những chất lỏng,
- buồn nôn nausées,
- nấc cục hoquet,
- tiếng ầm ầm borborygmes,
- và đau bụng tiêu chảy coliques.
▪ Những rối loạn tim mạch troubles cardio-vasculaires :
- suy tim với nhịp tim chậm décompensation cardiaque avec bradycardie,
- và xung xuất hìện và biến mất nhanh chóng pouls filant,
- những chi ( ngón tay chân ) tím tái cyanose des extrémités,
- hạ huyết áp ở tư thế khi đứng dậy hypotension orthostatique.
► Đặc tính y học :
▪ Những rối loạn hô hấp respiratoire hoặc có nguồn gốc :
- trung ương origine centrale,
- hoặc thứ cấp do những rối loạn tim troubles cardiaques.
Cây Nguyệt quế anh đào Prunus laurocerasus có giá trị trong chữa trị những bệnh :
- ho toux,
- khó thở dyspnée,
- hơi thở phì phào dữ dội stertor,
- ngạt thở voire asphyxie.
- ho gà coqueluche,
- bệnh suyễn asthme,
- rối loạn tiêu hóa dyspepsie,
- và khó tiêu indigestion.
Tất cả những rối loạn này có thể dẫn đến tình trạng :
- suy nhược hoặc yếu adynamique
▪ Những của cây Nguyệt quế anh đào Prunus laurocerasus được công nhận như là :
- chống co thắt antispasmodique,
- gây ngủ ( hiệu quả như thuốc phiện ) narcotique,
- thuốc an thần sédatif..
▪▪▪ Lá Nguyệt quế anh đào Prunus laurocerasus, chủ yếu được dùng dưới dạng nước Laurier bởi sự chưng cất distillation tươi.
▪ Bên ngoài cơ thể, ngâm trong nước đun sôi để lạnh infusion froid được sử dụng như một nước rửa cho :
- những nhiễm trùng mắt infections oculaires.
Mặc dù, không đề cập cụ thể đã nhìn thấy cho những loài này, tất cả những thành viên của giống có chứa :
- amygdaline,
- và prunasine,
những chất khi phân hủy trong nước để tạo thành chất :
- acide cyanhydrique ( cyanure hoặc acide prussique ).
với một lượng nhỏ, chất độc :
- kích thích hô hấp stimule la respiration,
- cải thiện tiêu hóa améliore la digestion,
- và cho một cảm giác hạnh phúc sensation de bien-être.
► Độc tính Toxicité :
Cây có tiềm năng rất độc hại bởi những hạt, thật may mắn là rất ít khi ăn.
● Bản chất của độc hại toxique :
- Hétérosides cyanogènes,
tức là tiền thân của chất acide cyanhydrique hoặc cyanure d'hydrogène HCN
● Cơ quan tồn chứa :
chứa thành phần :
- prunasoside (0,10-0,15 % chất HCN)
nhưng mà sự thống nhất bản chất giống như da, nguy cơ thấp cho sự tiêu hóa .
▪ và hạt chứa :
- amygdaloside
nhưng hầu như không bao giờ nhai cắn, nhân hạt bợi vì đặc biệt rất cứng.
Nạt trái của cây Nguyệt quế anh đào Prunus laurocerasus thu hút những trẻ em, may mắn là không có chứa một lượng rất nhỏ của chất :
- hétérosides cyanogènes
▪ Những cây chứa không quá một lượng nhỏ một vết của cyanure d'hydrogène, nhưng sự phân hủy sau khi nghiền nát và phơi ngoài không khí hoặc tiêu hóa digestion, những lượng độc hại có thể được tạo ra .
▪ Những vết có thể cho một hương vị đặc trưng ( nhân hạt đắng ), một sự gia tăng vị đăng này nếu trong một lượng lớn hơn, và do đó ít được chấp nhận cho loài người hơn ở loài chim, những loài mà có thói quen được nuôi sống với những trái cây riêng và đặc biệt..
▪ Độc tính của Nguyệt quế anh đào Prunus laurocerasus cao nhất trong trong những nhân của những quả hột cứng còn xanh, cũng như trong những và trong thân cây.
Nhưng nạt của những trái, bản thân nó lại ít độc hại peu toxique, đặc biệt khi nó hiện diện trên những cây tiểu mộc già.
● Cơ chế hoạt động độc chất :
Độc tính này được giải thích bởi sự hiện diện của chất gọi là :
- « hétérosides cyanogénétiques »,
được chuyển đổi thành chất cyanure bên trong cơ thể.
- Chất amygdaline,
bởi sự thủy giải hydrolyse, cho ta sản phẩm là hydrogène cyanide HCN.
Chất cyanure được hình thành sẽ ngăn chận sự phóng thích dưởng khí oxygène trong những tế bào.
Điều này biểu hiện bởi những dấu hiệu thần kinh signes nerveux và có thể dẫn đến tử vong.
▪ Trong những trường hợp nghiêm trọng chủ yếu là những động vật ăn cỏ, ăn những Nguyệt quế anh đào Prunus laurocerasus.
Ở những loài chó ăn những trái, người ta quan sát chủ yếu là :
- nôn mữa vomissements,
- và tiêu chảy diarrhée,
và ít thường xuyên hơn của :
- những rối loạn của dáng đi  démarche,
- và thở khó difficultés respiratoires..
▪ Trung tâm chống độc Động vật và hệ sinh thái phương Tây xác định được hơn 150 cưộc gọi điện về laurier cerise Prunus laurocerasus, trong đó một nửa có liên quan đến loài chó .
Nhưng thường xuyên hơn của sự tiêu hóa ingestion là không quan trọng bởi vì rất thấp, hoặc chỉ là trên những trái.
● Triệu chứng Symptômes :
▪ rối loạn tiêu hóa không quan trọng troubles digestifs mineurs
▪ suy nhược asthénie,
- buồn ngủ somnolence,
- hoặc  hung hăng agressivité,
- đau đầu céphalées
▪ Nhịp tim đập nhanh tachycardie,
▪ Huyết áp cao hypertension
● Phòng ngừa :
Trong phòng ngừa, nên tránh để những động vật tiếp cận những bụi cây này, chủ yếu những cành cây đã được cắt và vứt bỏ bừa bãi trên đất.
Người ta phải cẫn thận đối với những gia súc, dê, cừu, ngựa, và những động vật ăn cỏ như thỏ.
Trong trường hợp tai nạn tiêu hóa ngộ độc quá lớn, liên hệ với Bác sỉ thú y càng sớm càng tốt trước khi dấu hiệu bệnh trạng xuất hiện.
● Ghi chú :
Hoatrái ít khi hiện diện bởi vì là một cây cảnh nên thường xuyên được cắt tỉa ( thường thì 2 lần / năm ) và do đó không có cơ hội để ra hoa. Nhưng ở những nơi cây được tự nhiên thì trổ hoa như những thực vật khác.
▪ Ghi nhận hiện có những loài khác liên quan chặc chẽ như là Prunus lusitanica, laurier du Portugal, cây tiểu mộc nhỏ với lá thuôn hẹp.
Hiệu quả xấu và rủi ro : 
▪ Những quả mọng Nguyệt quế anh đào Prunus laurocerasus ít độc hại.
Cho ăn vào số lượng ít hơn 5 quả mọng cho một em bé, chỉ cần đủ cho nó uống một ít nước.
▪ Trong trường hợp ăn một số lượng lớn hơn, liên hệ với Bác sỉ hoặc Trung tâm chống độc Centre Antipoisons.
▪ Những lá và những bộ phận khác của cây là độc hại :
Khi một em bé đã ăn một bộ phận khác của cây ( như lá, thân, rễ ), gọi ngay cho Trung tâm chống độc Centre Antipoisons.
Nếu ăn một số lượng nhỏ quả mọng, em bé vẫn thể hiện những triệu chứng, liên hệ với Bác sỉ hoặc Trung tâm chống độc Centre Antipoisons. Nó hành động có thể là vấn đề xác định của cây hoặc của một vấn đề khác của sức khỏe.
▪ Những tai nạn làm tổn thương :
- Phải cẫn thận tối đa của những thao tác xử lý cây .
- Những hạt Nguyệt quế anh đào Prunus laurocerasus có chứa những glycosides cyanogènes và amygdaline, làm cho hạt trờ nên độc hại toxiques.
- Những lá Nguyệt quế anh đào Prunus laurocerasus chứa cyanolipids, chất này bị nghiền nát chất benzaldéhyde và chất cyanure được hình thành ra. Điều này tạo ra một mùi hôi đặc trưng của hạt hạnh nhân amande, được liên kết với cyanure.
- Chất cyanure có thể tác động trên hệ thống thần kinh trung ương của bệnh nhân dẫn đế tử vong .
- Chất độc của cây này cũng được sử dụng để giết chết những loài côn trùng mà không làm thjiệt hại đến vật chất.
Ứng dụng :
▪ Trên thế giới, cây Nguyệt quế anh đào Prunus laurocerasus chủ yếu được sử dụng như một cây cảnh hoặc thiết lập một hàng rào dầy đặc.
▪ Những nhà côn trùng học entomologiste đôi khi dùng lá laurier-cerise để giết « sạnh » một con bướm. Người ta để bướm và 1 hoặc 2 lá laurier-cerise trong một lọ đóng kín. Trong vài giờ, bướm bị ngộ độc bởi những hơi độc émanations toxiques của những lá.
● Những sử dụng khác :
▪ Một nước gọi là “ nước laurier ” thu được bằng phương pháp chưng cất từ lá Nguyệt quế anh đào Prunus laurocerasus, thường được sử dụng như dược phẩm pharmacologique và nước hoa.
▪ Những lá nghiền nát, khi người ta chà trong một bình hay thùng chứa, sẽ loại bỏ những mùi hôi mạnh như tỏi, đinh hương, cho đến khi chất béo đã hoàn toàn làm sạch.
▪ Một thuốc nhuộm màu xanh có thể thu được từ lá Nguyệt quế anh đào Prunus laurocerasus .
▪ Một màu nhuộm xám đen xanh có thể thu được từ trái Laurier cerise.
Thực phẩm và biến chế :
▪ Trái, ăn sống hoặc nấu chín Ngọt và tương đối dễ chịu với trái chín muồi.
▪ Giống loại cây trồng 'Camelliifolia' cho một số lượng trái rất lớn. Có một kích thước trái của một trái cerise lớn và khi chín muồi, có một hương vị nguyên chất hợp lý, với một cấu trúc thạch gélatine và một chất làm se nhẹ légère astringence.
Theo một số nguồn nhất định, trái là độc hại toxique, điều này có thể liên quan đến trái còn xanh chưa chín.
▪ Trong thử nghiệm, người ta ăn với một số lượng khá lớn trái mà không có những tác động có hại effets nocifs (điều này cũng bao gồm trẻ em 2 tuổi ) và như vậy bất kỳ độc tính nào cũng chỉ là một lượng rất thấp.
Tuy nhiên, tất cả những trái có vị đắng không được ăn với số lượng nhiều bởi vì vị đắng là nguyên nhân có sự hiện diện của thành phần độc hại toxiques.
▪ Nước cất từ lá Nguyệt quế anh đào Prunus laurocerasus, dừng như một chất mùi hạnh nhân amande. Chỉ nên dùng với một số lượng ít, nó trở nên độc khi dùng với số lượng lớn.


Nguyễn thanh Vân