Lantanier
Cây Thơm ổi
Lantana camara Linn.
Verbenaceae
Đại cương :
Lantana camara, còn được gọi là Lantanier, Việt Nam dưới tên gọi là Thơm ổi, là một loài thực vật có hoa sặc sở trong họ của loài verveine Verbenaceae.
Cây thơm ổi có nguồn gốc ở Amérique nhiệt đới.
Đã được đưa vào các vùng khác trên thế giới như là một thực vật dùng làm cây cảnh và đã lan rộng trong một số lớn các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực vật :
Lantana là một cây tiểu mộc, bụi, dưới dạng nửa leo, hơi có chút lông mùi thơm, thẳng đứng thường thì khoảng 1 đến 2 m, khi cây đứng có thể cao gấp 2 lần, nhánh có 4 cạnh với gai nhỏ cong. Nhánh non thường có màu xanh lá cây và dạng vuông 4 cạnh khi cắt ngang. Khi trưởng thành trở thành tròn biến màu xám nâu.
Lá, hình ellip, thường thì có dạng hình trứng, lá đơn, mọc đối, gắn dài theo thân, dài khoảng 5 đến 9 cm, nhọn ở đầu, tròn ở đáy và có răng ở bìa lá. Cuống lá dài 5 – 30 mm, kết cấu của lá có thể thô sần sùi, trong khi mặt dưới lá có lớp lông mịn.
Hoa, phát hoa chùm, 2 đến 4 cm, màu hồng, cam, vàng, trắng với những sắc thái tổng hợp khác nhau, hợp thành một hoa đầu trên một cuống hoa, kích thước khoảng 2 đến 3,5 cm đường kính. Đài hoa nhỏ. Vành hoa hình ống và mảnh, 9-14 mm dài, tỏa rộng bên trên, 6 đến 7 mm rộng, và chia thành thùy không đều nhau. Tiểu nhụy 4 xếp thành 2 đôi. Bầu noản 2 buồng, 2 tiểu noản.
Hoa trổ suốt năm, chủ yếu trong những tháng hè.
Trái, hột cứng, vị ngọt, giống như một trái nạt khoảng 5-8 mm đường kính.
Lúc đầu màu xanh lá cây, nhưng trở nên đen hay tím khi chín. Mỗi trái chứa 1 hạt cứng 2-4 mm dài.
Bộ phận sử dụng :
Lá, vỏ, rễ và hoa.
Thành phần hóa học và dược chất :
► Thành phần hóa học và hóa thực vật phytochimiques :
● Từ lá, người ta ly trích bằng phương pháp chưng cất một dầu dể bay hơi, thay đổi trong thành phần, nhưng người ta tìm thấy gồm :
- Lantanol 0,22%,
- với caryophyllène-like terpène bicyclique 80%,
- l-d-phellandrène 10-12%,
- terpènes,
và hợp chất terpénoïdes :
- pinène,
- terpinène,
● Hoa xấy khô cho :
- một dầu dể bay hơi, có năng suất 0,07%.
● Vỏ cây lantana có chất :
- Lantanine, 0,08%.
● Etats-Unis trong những trạm xá ghi nhận một loài tương tự của giống, Lantana brasiliensis, chứa :
- một alcaloïde quinine-like,
- Lantanine, với một tác dụng chống co thắt antispasmodique.
● Toxicité - Độc tính là do sự hiện diện của :
- triterpénoïdes độc tố,
- những lantadenes (. Lantadene A, B, C, D và icterogenin)
● Những lá có chứa :
- một stéroïde,
- lancamarone, là một chất độc để gây độc bắt cá,
và xem như :
- một chất bổ tim cardiotonique.
● Trái của Lantana camara chứa :
- chất acides tri-terpéniques (lantadènes), là một chất độc cho người và cho gia cầm.
● Vỏ của thân và rễ thơm ổi chứa :
- một alcaloïde quinine-like,
- lantanin, cá tác dụng hạ sốt antipyrétique và chống co thắt antispasmodique.
● Những rễ giàu :
- acide oléanolique,
- một triterpénoïde bảo vệ gan hépatoprotecteur.
● Phân tích hóa thực vật phytochimique phát hiện :
- một chất chuyển hóa-alcaloïde thông thường thứ hai métabolites-alcaloïdes,
- hợp chất phénoliques,
- terpénoïdes,
Và những hợp chất với lượng nhỏ như là :
- phytostérols,
- saponines,
- tanins,
- phycobatannin,
- và hợp chất stéroïdes ( không stéroïdes trong những trích xuất của lá màu vàng và màu tím lavande ).
► Thành phần sinh hóa chánh của cây thơm ổi Lantana camara :
● Monoterpénols :
- linalol (0.98%),
- terpinène-4-ol (0.64%),
- alpha-terpinéol (0.22%)
● Monoterpènes :
- sabinène (10.44%),
- alpha-pinène (4.27%),
- béta-pinène (3.63%),
- limonène (1.30%),
- gamma-terpinène (0.65%),
- myrcène (0.48%),
- para-cymène (1.50%),
- (E)-béta-ocimène (0.42%),
- alpha-phellandrène (0.32%),
- delta-3-carène (0.57%),
- camphène (0.44%),
- alpha-terpinène (0.14%),
- terpinolène (0.14%).
● Cétones :
- davanone (22.74%),
- camphre (0.19%),
- davanone B (0.46%)
● Sesquiterpènes :
- béta-caryophyllène (12.49%),
- bicyclogermacrène (4.64%),
- alpha-humulène (4.94%),
- alpha-coapène (1.51%),
- béta-élémène (0.62%),
- béta-copaène (1.18%),
- béta-farnésène (0.31%)
Đặc tính trị liệu :
● Cây thơm ổi xem như có đặc tính :
- khử trùng antiseptique,
- chống co thắt antispasmodique,
- làm lành vết thương vulnéraire,
- thoát mồ hôi sudorifique,
- và là thuốc tống hơi carminatives.
● Vỏ là chất làm se thắt và được sử dụng như :
- loét bệnh phong cùi ulcères lépreux.
● Lá cây lantana camara :
- có mùi thơm aromatiques,
- hương vị bạc hà menthe,
- có tính mát khi ăn,
- chống viêm antiphlogistique,
- chống bệnh ngoài da anti-dermatoses.
Trong lá có chứa :
- lantanine một chất hạ nhiệt fébrifuge,
▪ Lantinine xem như một chất :
- chống sốt antipyrétique,
- một chất tốt để thay thế cho quinine.
▪ và lá một chất chống co thắt antispasmodique,
● Dung dịch trích trong của lá thơm ổi Lantana camara tạo thuận lợi cho :
- hóa sẹo lành những loét trong dạ dày cicatrisation d'ulcères gastriques,
- và ngăn chận sự phát triển loét ở thập nhị chỉ tràng ở chuột duodénaux .
● Những dung dịch trích của lá tươi có hiệu quả :
- kháng khuẩn antibactérien,
- và trong y học truyền thống ở Brésil xem như :
- có đặc tính hạ sốt antipyrétique,
- là thuốc tống hơi carminative,
- và sử dụng để chữa trị những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
● Lá thơm ổi Lantana camara đun sôi và áp dụng đắp lên :
- những nơi sưng enflures,
- và đau trên thân thể douleurs du corps.
● Hoa Lantana camara :
- nếm vị ngọt dégustation sucrée,
- mát nhẹ légèrement refroidissement,
- tác dụng cầm máu hémostatiques.
● Rễ có đặc tính :
- vị ngọt sucré,
- và đắng amer,
- mát réfrigérant,
- giải nhiệt antifebrile.
● Lantana được ghi vào trong dược điển y học truyền thống dùng dưới dạng ngâm trong nước đun sôi để chữa trị :
- đau cổ họng maux de gorge,
- cảm lạnh rhum,
- ho toux
▪ Thuốc dán cao dùng để chữa trị :
- những trường hợp bong gân entorses,
- và những cơn đau thấp khớp crises de rhumatismes,
Trong dược điển Nam Mỹ, sau khi ngâm và nấu sắc để chữa trị :
- những vết chích của côn trùng và bó cạp scorpions.
● Phần đoạn Alkaloid fraction, nghĩ rằng tác dụng để :
- giảm áp suất động mạch tension artérielle,
- gia tăng tần số hô hấp fréquence respiratoire,
- và ức chế như động tử cung ở chuột motilité utérine chez le rat.
● Tinh dầu thơm ổi Lantana camara :
▪ Đặc tính sử dụng :
- căng thẳng stress,
- đuối sức surmenage,
- kích ứng irritation,
- mất ngủ insomnies,
- thoái hóa khớp arthrose,
- viêm khớp arthrites,
- viêm khớp đa phát polyarthrite
- chống sổ nước mũi anti-catarrhale,
- bài tiết nước nhầy mucolytique
- chống siêu vi khuần anti-virale
- trấn thống điều kinh emménagogue
- hóa sẹo lành vết thương cicatrisante
▪ Sử dụng bên ngoài cơ thể :
- Pha loãng với dầu thực vật dùng để xoa bóp massage
● Đặc tính hương liệu aromathérapie
- Calmant du système nerveux,
- chống viêm cho bệnh thoái hóa khớp và những cột sống anti-inflammatoire pour l'arthrose et les vertèbres
► Cây Thơm ổi Lantana camara và độc tính :
● Trong Himachal Pradesh, Lantana camara var aculeata ( loại hoa đỏ ), là tác nhân gây ngộ độc cho gia cầm chăn nuôi.
● Hầu hết những ngộ độc xảy ra cho gia cầm thả cho ăn trên những đồng cỏ xảy đến sau một thời gian dài trong thời kỳ khan hiếm thực phẩm khô hạn.
● Độc tố Toxicité :
Hóa chất độc hại là những terpénoïdes toxiques :
- lantadene A, B, C và D,
- và icterogenin.
Lantadene A, B và C hiện diện khoảng 69% của terpènes tồng số.
- Triterpénoïdes, hấp thụ nhanh bởi mao trạng ruột ở ruột non, nhưng hấp thu chậm ứ lại trong dạ dày loài ăn cỏ nhai lại, một sự diển tiến chậm và liên tục khi tiếp xúc với gan kéo dài trong nhiều ngày.
● Đôi khi các loài động vật bị mắc chứng hiện có nhạy cảm với ánh sáng, được thể hiện bởi lổ tai và mi mắt sưng phòng lên.
● Miền tây Ấn Độ, đã đdược báo cáo sự ngộ độc xảy ra ở những động vật khi ăn lá.
Những triterpénoïdes pentacycliques lá của cây thơm ổi có chứa chất :
- nguyên nhân gây độc cho gan,
- và nhạy cảm với ánh sáng ở những động vật ăn cỏ như là những cừu moutons, dê chèvres, những con bò, và ngựa chăn nuôi thức ăn trên cây đã gây ra thiệt hại nặng ở Hoa Kỳ, Nam Phi, Mexico và Úc, những trái cà phê có thể ăn được khi chín. Nuốt phải hạt Lantana camara bao gồm quả chưa chín gây ngô độc. Ngộ độc này không liên quan đáng kể cho người. Tuy nhiên, triệu chứng ngộ độc của cây cũng giống như Atropa belladonna họ Solanaceae, trái rất độc còn gọi Morelle marine .
▪ Phương thức ngộ độc :
- tiêu thụ ăn phải ingestion,
- viêm da khi tiếp xúc dermatite de contact.
▪ Bộ phận độc :
- trái chín mûres,
- quả chưa chín còn xanh baies vertes,
- kích ứng da từ lá .
▪ Triệu chứng symptômes :
- ói mữa vomissements,
- tiêu chảy diarrhée,
- con ngươi nở lớn pupilles dilatées,
- hô hấp khó khăn respiration difficile,
- những lá có thể là nguyên nhân của viêm da dermatite.
▪ Chất gây độc :
- Triterpènes (lantadene A & B).
▪ Mức độ nghiêm trọng :
- độc tính cao,
- có thể đưa đến tử vong, nếu ăn phải,
- rát ở da hoặc chỉ kéo dài trong vài phút.
● Những rối loạn gây ra đầu tiên :
- hệ tiêu hóa ( như ói mữa vomissements và tiêu chảy diarrhée )
- đôi khi tác dụng vào gan hépatiques ( bệnh vàng da ictère )
và kèm theo những hiện tượng nhạy cảm với ánh sáng photosensibilisation.
▪ Ở người nhất là ở trẻ em ( thu hút bởi những trái thơm ổi giống như những trái dâu tằm lớn ), Những triệu chứng đôi khi rất nghiêm trọng với những rối loạn thần kinh thực vật neurovégétatifs, một loại ngộ độc bởi một parasympathicolytique (atropine).
▪ Những dung dịch trích trong nước của nguyên cây thơm ổi cho :
- một hoạt động kháng sinh antibiotique trên những vi khuần gram+.
● Dấu hiệu lâm sàng :
Những hiệu ứng lâm sàng của sự nhiễm độc cây thơm ổi Lantana camara là :
▪ nhạy cảm với ánh sáng photosensibilisation,
Thường diển ra trong khoảng 1 hay 2 ngày sau khi tiêu thụ một lượng chất độc ( 1% hay hơn trọng lượng cơ thể động vật )
▪ Vàng da là thường nổi bậc rỏ,
▪ những động vật ăn phải thường trở nên không ngon miệng inappétence,
▪ thường biểu hiện do sự giảm nhu động hệ tiêu hóa,
▪ và táo bón.
Những dấu hiệu khác có thể bao gồm :
- sự thờ ơ léthargie,
- yếu sức faiblesse,
- và chuyển tiếp tiêu chảy đôi khi ra máu .
▪ Trong trường hợp nhiễm độc cấp tính, sự tử vong có thể đến trong vòng 3 đến 4 ngày.
▪ Ngộ độc bán cấp tính subaiguë thường xảy ra và có thể kéo dài cái chết sau 1 đến 3 tuần bệnh và giảm cân .
Ở những gia súc bị ngộ độc, sự tổn thương có thể xuất hiện ở miệng, lỗ mũi.
Loét có thể hiện ra ở những má, lưỡi và nướu răng, trong khi sưng, cứng, màng nhày tróc ra, các mô loét sâu hơn ở lỗ mũi.
Chủ trị : indications
- viêm phế quản mãn tính bronchite chronique,
- bệnh suyễn asthme
- kinh nguyệt khó khăn règles difficiles,
- bệnh nhọt lỡ trong miệng còn gọi là nga khẩu sang aphtose
- yếu gan mật insuffisance hépato-biliaire
- suy koét tĩnh mạch ulcère variqueux
Kinh nghiệm dân gian :
► Tính ăn được – comestibilité :
▪ Ở Malaisia và Sierra Leone, trái ăn như những trái cây nhỏ khác..
▪ Những trái câ thơm ổi được sử dụng như chất cho mùi thơm hương liệu.
▪ Trong một vài vùng trong Ấn Độ, lá thơm ổi được sử dụng để thay thế trà thé.
► Kinh nghiệm y học dân gian :
▪ Ở Phi luật Tân, nấu sắc rễ cây thơm ổi tươi, được dùng làm nước súc miệng để chữa trị đau răng, và nấu sắc lá và trái cây lantana camara để :
- rửa vết thương nettoyer les plaies.
▪ Nấu sắc hoặc làm sirop từ rễ ( trong nước đường ) dùng để chữa trị :
- bệnh suyễn asthme.
▪ Trong Sinaloa, cây thơm ổi lantana camara dùng cho :
- những vết rắn cắn morsures de serpent.
Nấu sắc lá đậm, dùng trong cơ thể ( uống ) và những vết thương dùng thuốc dán cao cataplasme áp dụng đắp trên vết thương.
▪ Rễ cây thơm ổi lantana camara dùng để chữa trị những bệnh như :
- bệnh cúm grippe,
- ho toux,
- sưng hàm quai bị oreillons,
- bệnh sốt cao không ngừng incessante forte fièvre,
- bệnh sốt rét paludisme,
- bệnh lao hạch bạch huyết cổ tử cung tuberculose ganglionnaire cervicale,
Sử dụng 30 đến 60 g, rễ khô hoặc 60 đến 120 g, rễ tươi nấu sắc.
▪ Bệnh sốt :
- Dùng vỏ cây thơm ổi nấu sắc,
- hay ngâm trong nước đun sôi lá và đọt ngọn hoa dùng như trà .
▪ Bệnh ho ra máu hémoptysie, bệnh lao phổi tuberculose pulmonaire :
- dùng 6 đến 9 gr hoa khô nấu sắc.
▪ Viêm da dermatite, chóc lở eczéma, ngứa prurit :
- dùng thân tươi và lá .
▪ Bệnh thấp khớp rhumatisme :
- Dùng dầu trải lên trên lá, hơ nóng bằng lửa yếu và đắp trên chổ bị đau.
▪ Bong gan entorses, vết thương plaies, vết bầm ở da contusions :
Dùng lá tươi đập nát áp dụng đắp lên như thuốc dán cao cataplasme.
▪ Lá trong dầu được dùng cho :
- những bệnh da ngứa cutanées prurigineuses,
- và sát trùng cho những vết thương antiseptiques pour les plaies.
▪ Nấu sắc cây thơm ổi dùng cho :
- bệnh phong đòn hay uốn ván gánh tétanos,
- bệnh thấp khớp rhumatismes,
- và bệnh sốt rét paludisme.
▪ Nấu sắc lá tươi được sử dụng như :
- thuốc súc miệng chữa trị đau răng maux de dents.
▪ Ở Java, những lá thơm ổi được áp dụng trên :
- những chổ sưng enflures,
đồng thời cũng được dùng như loại nước kem dưởng da lotion,
- hay lớp băng bó cho những nơi đau thấp khớp rhumatismes.
▪ Nấu sắc lá dùng trong cơ thể như chất làm nôn émétique.
▪ Trong Tây Phi, ngâm trong nước đun sôi những lá có mùi thơm và những ngọn hoa, đôi khi pha trộn với lá rau húng Ocimum, được dùng như :
- chất giải nhiệt fébrifuge,
- và đồ mồ hôi sudorifique.
▪ Ở Costa Rica, ngâm trong nước đun sôi lá được dùng như :
- chất kích thích stimulant.
▪ Ngâm trong nước đun sôi lá thơm ổi để chữa trị :
- những cơn sốt thường kèm theo những triệu chứng như buồn nôn, ói mữa hoặc tiêu chảy fièvres bilieuses,
- và những bệnh sổ nước mũi catarrhales.
▪ Đập nát lá được sử dụng như chất sát trùng antiseptique cho :
- vết cắt coupures,
- vết loét ulcères,
- và sưng enflure.
▪ Nấu sắc lá và trái thơm ổi dùng cho những vết thương plaies.
Nghiên cứu :
● Kháng khuẩn antibactérien :
Dung dịch trích từ mầm non cho thấy một hoạt động kháng khuẩn chống lại vi khuẩn Escherichia coli và micrococcus pyogenes.
● Chống sưng anti-inflammatoires / Kháng khuẩn antimicrobiens :
triterpénoïdes pentacycliques đang được nghiên cứu cho các hoạt động :
- chống ung thư anti-cancer,
- chống viêm anti-inflammatoires
- và kháng khuẩn antimicrobiennes.
● Chống đường máu cao anti-hyperlipidémiques / chống ung bướu anti-tumorale :
acides ursolique và oléanolique của thân, rễ, và những lá được dùng cho :
- những rối loạn gan người,
- chồng ung bướu anti-tumorale.
- và chống lượng mỡ cao trong máu antihyperlipidemic.
● Làm lành vết thương guérison des plaies :
▪ Điều tra hoạt động hóa sẹo làm lành vết thương của Lantana camara L. ở chuột Sprague-Dawley bằng cách dùng một mô hình phỏng :
- Nghiên cứu cho thấy một hoạt động kháng khuẩn antimicrobienne, nhưng không là hoạt động chữa lành vết thương trên vết phỏng ở chuột.
▪ Đánh giá hoạt động của sự hóa sẹo làm lành vết thương của cây thơm ổi Lantana camara L.
- Một nghiên cứu “ tiền lâm sàng ” : Nghiên cứu cho thấy lantana camara có hiệu quả trong sự chữa lành vết thương bị cắt bỏ ở các động vật thí nghiệm và cho thấy một sự đánh giá tiếp tục sau như là một yếu tố trị liệu trong quá trình phục hồi tái tạo mô liên kết ở những vết bị thương.
● Gây độc tế bào cytotoxicité :
Trong hoạt động gây độc tế bào thực hiện trong ống nghiệm in-vitro của Lantana camara .
Nghiên cứu cho thấy dung dịch trích của lá cây thơm ổi là một chất gây độc tế bào tự nhiên và có thể cho ra một hoạt động :
- chống ung bướu antitumorale,
có thể lá do hiện diện chất độc lantanoids và của những alcaloïdes.
● Hóa thực vật Phytochemical / thuốc diệt mối termiticide :
Chiết xuất trong chloroforme 5% của lá lantana camara var. aculeata cho thấy những hiệu quả thuốc diệt mối chống lại những mối trưởng thành làm việc.
● Thành phần sinh hóa compositions biochimiques / hoạt động kháng khuẩn :
Nghiên cứu lá và hoa của Latana camara, 4 cây với hoa màu vàng, màu đỏ, màu tím lavande và màu trắng, chỉ cho thấy 3 trong 4 có thành phần tương tự giống nhau ở hydrates de carbone và hợp chất lipide.
- những mức độ hydrates de carbone ở những hoa cao hơn ở lá,
- và những chất béo lipides cao hơn trong lá, ngoại trừ ở các loại màu tím lavande và hoa màu trắng.
Hoạt động kháng khuẩn khác nhau tùy theo loại mô tế bào sử dụng làm thí nghiệm.
● Hoạt động thuốc diệt ấu trùng muỗi Activité larvicide Mosquito / Phytol :
Sự truy tìm hóa thực vật của lá và hoa thơm ổi đã mang lại :
- saponine,
- terpénoïdes,
- flavonoïde,
- và những glycosides cardiaques.
Chất Phytol, một diterpène, hiện diện với nồng độ rất cao trong dung dịch trích của lá lantana camara trong méthanol.
Hoạt động thuốc diệt ấu trùng được lưu ý là do các hợp chất hóa thực vật và kết quả cho thấy bụi cây này có thể có một tiềm năng trong việc kiểm soát những bệnh lây truyền bởi các sinh vật.
● Những yếu tố kháng khuẩn / Nghjiên cứu so sánh trên những bộ phận khác nhau của cây :
Nghiên cứu trên những rễ, thân, lá, hoa và trái của lantana camara trên một bản quan sát các sinh vật trong đó gồm có :
▪ 10 loại nấm vi khuẩn champignons bactériennes và 5 cho thấy chiết xuất từ lá có một hiệu quả :
- kháng sinh antibiotique ở tất cả những bộ phận của cây, đặc biệt chống lại với vi khuẩn Gram + ( positif ) bacillus cereus và vi khuẩn Gram – ( négatif ) Salmonella typhi.
Những kết quả hỗ trợ cho sự sử dụng của trích xuất từ lá trong một số rối loạn của bệnh nhiễm dạ dày ruột gastro-entérite, kết quả gây ra những triệu chứng kết hợp như tiêu chảy, ói mữa, đau bụng và vọp bẽ .
● Hoạt động chống đường máu cao Anti-hyperglycémique activité :
Cho uống một dung dịch trích trong méthanolique từ lá Lantana camara, ở chuột bị mắc bệnh tiểu đường do alloxane gây ra, cho thấy một sự giảm đáng kể, liều dùng tùy thuộc vào nồng độ glucose trong máu.
● Dầu / Kháng khuẩn antibactérien / Lành vết thương :
Nghiên cứu cho thấy lantana camara để lại một dầu có đủ hoạt tính kháng khuẩn trên các chủng bệnh cho người và cũng có đặc tính chữa lành những vết thương .
Nguyễn thanh Vân